Viêm da cơ địa có lây không? Cách chữa trị nào hiệu quả?
Bảng tóm tắt
Viêm da cơ địa là nỗi ám ảnh của bao người. Với triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ, da bong tróc, có rất nhiều người e ngại băn khoăn bệnh viêm da cơ địa có lây không? Những thông tin cụ thể mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này và đưa ra những gợi ý về điều trị, chăm sóc da bị viêm da cơ địa.
Bệnh viêm da cơ địa có lây không?
Người bị bệnh viêm da cơ địa sẽ xuất hiện những triệu chứng ngoài da như ngứa râm ran, da khô, nổi đỏ. Chính những dấu hiệu này mà nhiều người lo lắng không biết bệnh viêm da cơ địa có lây không. Vì tâm lý e ngại và tránh né của những người xung quanh khiến người bệnh mặc cảm, lo lắng, từ đó bệnh tình ngày càng nặng.
Theo các chuyên gia da liễu, viêm da cơ địa không thể lây từ người sang người. Bởi tác nhân gây bệnh viêm da cơ địa không liên quan tới vi khuẩn, virus – những yếu tố có khả năng lây nhiễm. Do đó, bạn có thể yên tâm tiếp xúc, chăm sóc người bệnh bị viêm da cơ địa.
Tuy không lây nhiễm, nhưng viêm da cơ địa có khả năng lan nhanh từ vùng da này sang vùng da khác. Bệnh có thể tiến triển nặng lên, dẫn đến nhiều biến chứng gây tổn thương sâu, đau đớn thậm chí là nguy cơ hoại tử. Nếu bị bội nhiễm, vi khuẩn gây bội nhiễm có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh, do đó sẽ rất khó trong việc điều trị.
Thay vì lo lắng thái quá về vấn đề viêm da cơ địa có bị lây không, người bệnh nên tích cực điều trị. Đồng thời, chủ động phòng ngừa bệnh cũng như tránh các tác nhân gây bệnh, hạn chế khả năng tái phát.
Người bệnh cần làm gì khi bị viêm da cơ địa?
Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị viêm da cơ địa hay bất kỳ bệnh lý viêm da nào khác, bạn hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám cụ thể. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị nhằm giảm triệu chứng bệnh cũng như cải thiện tổn thương do bệnh gây ra. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị tốn nhiều thời gian và công sức, kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.
Điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Khi bị viêm da cơ địa , người bệnh cần hết sức lưu ý khi tắm và gội đầu tránh để da bị tổn thương, bệnh chuyển biến nặng. Không nên sử dụng nước quá nóng để gội đầu, tắm không cào gãi hoặc chà xát khiến da bị tổn thương, chảy máu. Điều này sẽ khiến bệnh nặng hơn và gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Sau khi đã biết viêm da cơ địa có lây không việc người bệnh cần làm lúc này đó là nhanh chóng tới cơ sở y tế để có phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số cách xử lý khi bị viêm da cơ địa, người bệnh có thể tìm hiểu để quá trình điều trị được tốt nhất.
- Điều trị theo Tây y
Với những trường hợp viêm da cơ địa chuyển biến nặng, có những triệu chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt, người bệnh cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ. Tại cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với bạn.
Các loại thuốc Tây thường được kê đơn cho người bệnh viêm da cơ địa bao gồm:
- Các nhóm thuốc corticoid hoạt tính yếu như hydrocortison 1 – 2,5% và hoạt tính trung bình, như desonide, clobetasol butyrat.
- Với những tổn thương da nặng hơn, vị trí da bị dày sừng do gãi và tái phát nhiều lần có thể dùng corticoid hoạt tình mạnh hơn, như clobetasol propionate.
- Các loại thuốc mỡ kháng sinh, mỡ corticoid tác dụng chống nhiễm khuẩn cũng có thể được chỉ định.
- Một số loại dung dịch bôi rửa ngoài da, như dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9%. Mặc dù biết đáp án cho câu hỏi viêm da cơ địa có lây không nhưng người bệnh không nên chủ quan trong việc bảo vệ da. Các dung dịch này sẽ có tác dụng sát khuẩn và vệ sinh da giúp vùng da sạch tránh vi khuẩn, virus từ bên ngoài tấn công gây viêm nhiễm nặng.
- Thuốc bong sừng bạt vảy, như mỡ salicylic 5%, 10% và một số loại thuốc ức chế miễn dịch khác…
- Thuốc kháng histamin H1, như Chlorpheniramin, Fexofenadin, Cetirizin được chỉ định trong những trường hợp viêm da cơ địa nặng, diện rộng.
- Một số loại thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn dạng uống thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1, uống theo đợt.
- Thuốc chống viêm Corticoid Prednisolon (dùng thời gian ngắn, khi bệnh bùng phát nặng).
Sử dụng thuốc Tây trong điều trị viêm da cơ địa sẽ có tác dụng nhanh, nhưng do các thành phần có trong một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ bạn cần hết sức thận trọng. Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng, ngừng dùng thuốc… điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị hoặc gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Điều trị theo Đông y
Theo y học cổ truyền, bệnh viêm da cơ địa còn được gọi là can tiễn hoặc ngưu bì tiễn. Yếu tố gây bệnh do phong thấp nhiệt gây nên, khi phong tồn tại trong cơ thể gây nhiệt, nhiệt táo kết hợp các yếu tố khác sẽ sinh ra bệnh.
Đông y chia viêm da cơ địa thành nhiều thể khác nhau, tùy từng thể bệnh mà sử dụng các bài thuốc tương ứng. Như:
- Viêm da cơ địa do phong gây ngứa ngáy sẽ áp dụng các bài thuốc trị khu phong như: Bao gồm các vị thuốc kinh giới bạc hà, ké đầu ngựa, phòng phong…
- Nếu viêm da cơ địa do nhiệt với biểu hiện nóng rát, vùng da tổn thương sưng tấy, ngứa khó chịu, sẽ áp dụng các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc như với các vị bồ công anh, sài đất, liên kiều…
- Bị viêm da cơ địa do huyết ứ cơ thể nổi mẩn, khó chịu râm ran, áp dụng các vị thuốc hoạt huyết như đào nhân, tảo giác thích…
- Viêm da cơ địa do thấp nhiệt biểu hiện có mụn nước, chảy dịch vàng, viêm nhiễm sẽ áp dụng bài thuốc trừ thanh, trừ thấp nhiệt với các vị thuốc hoàng bá, khổ sâm, hoàng liên.
- …
Các vị thuốc sẽ được sử dụng bằng cách sắc uống hoặc bào chế thành cao bôi và đun nước ngâm rửa bên ngoài.
- Thuốc uống: Giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, phục hồi chức năng của tạng gan, thận. Đồng thời bồi bổ cơ thể từ bên trong giúp người bệnh tăng cường miễn dịch, tránh nguy cơ tái phát bệnh.
- Thuốc ngâm rửa: Giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu, làm sạch da tránh lây nhiễm vi khuẩn sang vùng da khác.
- Thuốc bôi ngoài: Kết hợp thuốc uống, thuốc bôi kích thích tái tạo lớp biểu bì, làm lành vết thương nhanh chóng.
Hầu hết các bài thuốc từ Đông y đều áp dụng các loại thảo dược tự nhiên đã qua quá trình sơ chế, bào chế trước khi sử dụng nên rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên hiệu quả của các bài thuốc Đông y sẽ chậm hơn thuốc Tây y, vì thế người bệnh cần kiên trì sử dụng, đồng thời kết hợp thêm chế độ chăm sóc đúng cách.
Lưu ý cách chăm sóc da
Sau khi có câu trả lời cho thắc mắc bệnh viêm da cơ địa có lây không, người bệnh không nên chủ quan cho rằng bệnh không lây thì không cần chú ý quá nhiều tới việc chăm sóc. Các biện pháp chăm sóc da đúng cách sẽ giúp khắc phục triệu chứng bệnh đồng thời làm sạch da, không để lây lan rộng.
Một số lưu ý về biện pháp chăm sóc da cho người bị viêm da cơ địa bạn cần nhớ:
- Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên cho da, tránh để da khô nứt. Các loại kem dưỡng ẩm có thể được bác sĩ kê đơn hoặc những loại kem dưỡng có thành phần lành tính an toàn đã được sự tư vấn của bác sĩ.
- Tắm nước ấm vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh, nhất là vào mùa Đông. Tắm nước quá nóng sẽ khiến da bị khô, mất độ ẩm.
- Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi, giúp da thông thoáng, không bị cọ sát quá nhiều vào quần áo. Thay quần áo mỗi ngày, giặt quần áo sạch sẽ, phơi khô tránh để vi khuẩn có môi trường phát triển. Nên mặc quần áo phù hợp theo thời tiết hoặc khi hoạt động thể thao để tránh những yếu tố gây tổn thương da.
- Tránh gãi hoặc cọ sát vào da, vì hành động này chỉ khiến tình trạng thêm mẩn ngứa và lan rộng hơn. Đối với trẻ em, hãy che chắn vùng da bệnh và cắt ngắn móng tay, đeo bao tay để chúng không làm tổn thương da.
- Mỗi gày, nên uống đủ nước nhằm giúp cấp ẩm cho da và đào thải độc tố trong cơ thể.
- Thận trọng khi sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, mỹ phẩm và nước hoa. Tốt nhất, nên dùng sản phẩm chăm sóc cá nhân có nguyên liệu tự nhiên, ít hương liệu.
Thay đổi lối sống
Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Chắc chắn câu trả lời là không. Tuy nhiên do tính chất của bệnh có liên quan tới cơ địa dị ứng có sẵn, sự suy yếu của hệ miễn dịch vì thế tăng cường sức khỏe tổng thể là yếu tố cần thiết. Duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh có hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức khỏe tổng thể được nâng cao từ đó phòng tránh bệnh viêm da cơ địa không tái phát.
Người bị viêm da cơ địa nên:
- Tránh xa những chất kích thích, những sản phẩm hoặc thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các sản phẩm hóa mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại.
- Luôn giữ cho mình tinh thần thoải mái, lạc quan tránh xa căng thẳng lo âu. Cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi thật hợp lý, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Tốt nhất nên tập các bài tập nhẹ nhàng, tập trong nhà với máy tập để hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Chế độ ăn uống
Mối băn khoăn lớn nhất của người bệnh cũng như người chăm sóc thường liên quan tới câu hỏi viêm da cơ địa có lây không. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng phù hợp và tốt nhất cho người bệnh cũng là điều cần được quan tâm.
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học sẽ giúp người bệnh viêm da cơ địa cải thiện được triệu chứng, thuyên giảm tình trạng bệnh. Dưới đây là gợi ý các nhóm thực phẩm nên ăn và không nên ăn đối với người bệnh viêm da cơ địa:
- Nhóm thực phẩm người bệnh viêm da cơ địa nên ăn:
Thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B:
Vitamin nhóm B chứa nhiều loại vitamin như B1, B2, B6, B12… không thể thiếu cho cơ thể con người. Nếu thiếu vitamin nhóm B có thể gây nên những triệu chứng khô da, bong tróc da, thiếu máu, cơ thể suy nhược, rụng tóc… Với người bệnh viêm da cơ địa, các thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B giúp da khỏe mạnh, giảm khô da.
Vitamin B có nhiều trong các loại thực phẩm như: Chuối, hạt điều, quả óc chó, gạo lứt, đậu phộng, đậu đỏ… Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá liều vì có thể gặp những tác dụng phụ như tăng lượng đường trong máu…
Trong trường hợp bạn muốn bổ sung vitamin B bằng các loại thuốc, thực phẩm chức năng, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, không được sử dụng tùy tiện.
Thực phẩm có chứa vitamin A:
Vitamin A được coi như người bạn của làn da, chúng giúp nuôi dưỡng da khỏe mạnh, hạn chế khả năng nhiễm trùng, ức chế tuyến bã nhờn… Người bị viêm da cơ địa nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A để cải thiện tình trạng mẩn ngứa, giúp da khỏe mạnh, chống lại các kích ứng.
Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: Lươn, gan động vật, cá chép, trứng vịt lộn, bí ngô, ớt chuông, khoai lang, cà rốt… Những thực phẩm này không chỉ tốt cho người lớn mà còn thích hợp với cả trẻ em. Tuy nhiên người bệnh cũng cần tiêu thụ điều độ, không quá lạm dụng.
Thực phẩm có chứa vitamin E:
Vitamin E được biết đến với công dụng nuôi dưỡng làn da, giúp kích thích sản sinh collagen khiến da tươi trẻ. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E sẽ giúp người bệnh viêm da cơ địa cải thiện triệu chứng khô ráp, giúp da mịn màng, khỏe mạnh.
Một số thực phẩm giàu vitamin E phải để đến như: Quả bơ, quả đu đủ, hạt hướng dương, giá đỗ, dầu olive, rau cải…
- Bệnh viêm da cơ địa kiêng ăn gì:
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người bị viêm da cơ địa cần kiêng các loại thức ăn nhiều histamin, dễ gây dị ứng, khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn như: Thịt bò, thịt gà, các loại hải sản, mắm tôm, mắm ruốc, đồ ăn muối chua, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng, chiên xào, đồ ăn đóng hộp, các loại chất kích thích như rượu bia…
Với những thông tin trên, hy vọng độc giả đã có câu trả lời chắc chắn cho thắc mắc bệnh viêm da cơ địa có lây không. Mặc dù đây là bệnh không lây nhiễm, nhưng người bệnh không nên chủ quan không điều trị kịp thời. Điều trị càng sớm sẽ giúp bạn giảm thiểu sớm những khó chịu và ảnh hưởng do bệnh lý này gây ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!