Trong số phát sóng ngày 29/2/2020 chủ đề “Đông y trị bệnh viêm xoang”, chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” do đài PTTH VTV2 thực hiện đã giới thiệu đến khán giả truyền hình một bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng được nghiên cứu và ra đời cách đây 150 năm.

Viêm mũi dị ứng mãn tính: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm mũi dị ứng mãn tính – tình trạng diễn tiến nặng của bệnh lý viêm mũi dị ứng thông thường. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, tái phát nhiều lần ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, viêm mũi dị ứng mãn tính nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Viêm mũi dị ứng gây các biểu hiện khó chịu dữ dội ở người bệnh
Viêm mũi dị ứng gây các biểu hiện khó chịu dữ dội ở người bệnh

Viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng các niêm mạc trong khoang mũi bị tổn thương do các tác nhân từ môi trường ngoài (virus, vi khuẩn đường hô hấp xâm nhập và gây bệnh). Bệnh gây ra các triệu chứng ngứa mũi dữ dội, nghẹt mũi, sổ mũi, tăng tiết dịch nhầy tại các ổ xoang.

Nhìn chung, bệnh lý này liên quan đến yếu tố cơ địa và có thể chia thành hai giai đoạn diễn tiến: Viêm nhiễm cấp tính và mãn tính. Viêm mũi dị ứng mãn tính là tình trạng bệnh kéo dài trên 12 tuần. 

Ở giai đoạn này, các biểu hiện bệnh không xuất hiện liên tục nhưng kéo dài dai dẳng và ở mức độ nghiêm trọng hơn. Việc điều trị bệnh ở thời điểm mãn tính cũng gặp nhiều khó khăn và thời gian kéo dài hơn. 

Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng mãn tính

Với bất kỳ bệnh lý nào, muốn điều trị hiệu quả từ giai đoạn đầu cần xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Theo nhận định của các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng hiện chưa được nhận định chính xác. 

Tuy nhiên, thực tế khi cơ thể người bệnh bị tấn công bởi các nhóm tác nhân virus, vi khuẩn sẽ tự sản sinh ra kháng thể IgE – chống lại các kháng nguyên gây kích ứng (lông động vật, khói bụi, phấn hoa,…). Khi lượng IgE tăng lên, cơ thể sẽ sản sinh ra histamin và xuất hiện các biểu hiện viêm nhiễm ở niêm mạc mũi.

Nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mũi dị ứng mãn tính sẽ tăng lên nếu có sự xúc tác của một số yếu tố nguy cơ như:

  • Ảnh hưởng do cấu trúc mũi bất thường: Ở một số người bệnh, các dị tật bẩm sinh tại mũi từ khi còn nhỏ là yếu tố hàng đầu khiến mũi trở nên nhạy cảm, dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây kích ứng từ môi trường ngoài. Cụ thể như bị vẹo mũi, lệch vách ngăn,…
  • Liên quan đến yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh lý viêm mũi dị ứng có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình, nếu có ba/mẹ hoặc cả hai người có tiền sử mắc bệnh dị ứng thì nguy cơ người con mắc bệnh sẽ cao hơn. 
  • Liên quan đến yếu tố cơ địa: Tình trạng dị ứng nói chung thường liên quan đến cơ địa người bệnh. Bệnh thường gặp ở những người có tiền sử dị ứng, cơ địa nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các tác nhân từ môi trường ngoài
Viêm mũi dị ứng mãn tính có thể do tiếp xúc với lông động vật
Viêm mũi dị ứng mãn tính có thể do tiếp xúc với lông động vật
  • Một số yếu tố khác: Ngoài các yếu tố nguy cơ kể trên, bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính còn liên quan trực tiếp đến môi trường sống, sức đề kháng của cơ thể, môi trường làm việc và các công việc liên quan

Để xác định được nguyên nhân và điều trị hiệu quả, người bệnh nên chủ động đi thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng khởi phát. Không tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng mãn tính

Viêm mũi dị ứng mãn tính là dạng diễn tiến nặng của bệnh viêm mũi dị ứng thông thường. Việc điều trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể, người bệnh cần cảnh giác nếu thấy các triệu chứng sau đây:

  • Nghẹt mũi: Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh lý viêm mũi dị ứng. Do tình trạng viêm nhiễm nên hình thành lượng chất nhầy dày đặc tại các khoang mũi, khiến người bệnh bị tắc nghẽn mũi, khó thở,…
  • Ngứa mũi: Do ảnh hưởng của các tác nhân đường hô hấp đến niêm mạc mũi gây biểu hiện ngứa ngáy, tiết lượng lớn dịch nhầy
Các biểu hiện của viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh
Các biểu hiện của viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh
  • Ngứa mặt, ngứa cổ họng: Viêm mũi dị ứng cũng được coi là một dạng bệnh dị ứng nên có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện bên ngoài như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
  • Ho: Tai mũi họng là các cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, viêm mũi dị ứng mãn tính có thể gây ảnh hưởng tới cổ họng. Biểu hiện ho là dấu hiệu đầu tiên nhận biết sự lây lan của tình trạng này.
  • Đau đầu, mệt mỏi: Các triệu chứng bệnh kéo dài sẽ gây tình trạng đau nhức đầu, đau nhức xương khớp, cơ thể mệt mỏi,…

Ngoài ra, ở từng đối tượng người bệnh cụ thể mà có các biểu hiện đặc trưng khác. Do đó, để có đánh giá chính xác nhất về tình trạng của mình, bệnh nhân nên chủ động đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa y tế phù hợp

Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không?

Vậy, bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không? Nhìn chung, bệnh viêm mũi dị ứng không quá nguy hiểm. Có thể coi đây là phản ứng tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. 

Tuy nhiên, người bệnh cũng không được chủ quan trong việc điều trị. Bởi vì nếu để tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng như:

  • Viêm mũi bội nhiễm: Đây là tình trạng các nhóm tác nhân virus, vi khuẩn đường hô hấp tiếp tục tấn công vào đúng vị trí đã bị viêm nhiễm trước đó. Khi đó, mức độ viêm nhiễm nghiêm trọng hơn với các triệu chứng diễn tiến nặng, điều trị khó khăn hơn. 
  • Viêm xoang: Mũi và các ổ xoang có vị trí tương đối gần nhau. Do đó, nếu viêm nhiễm tại mũi kéo dài, các tác nhân gây bệnh có thể lây lan và gây viêm xoang. Người bệnh thường có biểu hiện đau dữ dội hơn tình trạng viêm mũi thông thường (đau khắp mặt).
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Vào ban đêm, khi nhiệt độ hạ thấp thì các triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh mẽ. Do đó, người bệnh thường khó ngủ, ngủ không sâu dẫn đến tác động tiêu cực đến các hoạt động não bộ, khiến người bệnh mệt mỏi vào ngày hôm sau.
  • Hen suyễn: Là một trong những biến chứng của viêm mũi dị ứng mãn tính nguy hiểm. Hen suyễn không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp cắt cơn hen đúng thời điểm. 
  • Các bệnh lý hô hấp khác: Đường hô hấp nói chung có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, viêm mũi dị ứng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý hô hấp khác như viêm thanh quản, viêm họng, viêm tai giữa, viêm VA,…

Có thể nhận định rằng, bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh lý NGUY HIỂM nên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ phòng tránh trường hợp bệnh diễn tiến càng nghiêm trọng hơn.

Cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính hiệu quả

Điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính nên thực hiện ngay từ giai đoạn khởi phát (các biểu hiện còn nhẹ) để dứt điểm nhanh chóng. Tùy mức độ và tình trạng của người bệnh mà các các phương pháp chữa trị khác nhau. Trong quá trình điều trị, phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ, tránh việc tự ý thay đổi thuốc hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng thuốc Tây y điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính

Với viêm mũi dị ứng mãn tính, điều trị bằng phương pháp Tây y là lựa chọn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ nếu dùng trong thời gian dài hoặc dùng không theo chỉ định của bác sĩ. 

Uống thuốc chữa viêm mũi dị ứng mãn tính
Uống thuốc chữa viêm mũi dị ứng mãn tính

Do đó, nếu muốn điều trị với phương pháp này, người bệnh nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Trong phác đồ chuẩn chữa bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính, bác sĩ thường kê các nhóm thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng histamin H1: Có thể dùng thuốc dạng viên uống hoặc dạng xịt mũi họng để trị nhanh các triệu chứng của tình trạng viêm mũi dị ứng mãn tính. Tuy nhiên, thuốc kháng H1 nói chung khi dùng thường kèm theo các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ,… Các tác dụng phụ này không quá nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn cần thận trọng khi sử dụng và theo dõi các biểu hiện của cơ thể để điều chỉnh cho hợp lý.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ định trong trường hợp nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là virus, vi khuẩn đường hô hấp. Thuốc kháng sinh cần dùng theo đúng liều lượng (phụ thuộc vào cân nặng và độ tuổi người bệnh). Đây là một trong những nhóm thuốc dễ gây dị ứng với cơ thể nên cần chú ý khi sử dụng.
  • Thuốc chống phù nề: Người bệnh bị viêm mũi dị ứng thường kèm theo biểu hiện sưng mặt, phù nề vùng mắt, cổ họng. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng viêm, giảm phù nề để điều trị bệnh hiệu quả, cải thiện các biểu hiện ở người bệnh.
  • Thuốc giảm ho: Chỉ định trong trường hợp người bệnh bị ho dữ dội, đặc biệt ho nhiều về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. 
  • Một số thuốc khác: Ngoài các nhóm thuốc trên, người bệnh có thể được chỉ định thêm một số nhóm thuốc khác như thuốc long đờm (nếu dịch tiết nhiều và ứ đọng trong mũi); dung dịch sát khuẩn tại chỗ; nước muối sinh lý;…

Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính tại nhà

Tình trạng viêm mũi dị ứng mãn tính giai đoạn đầu với biểu hiện bệnh nhẹ, mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng các mẹo điều trị dân gian tại nhà. Nhìn chung, các phương pháp này đều có thể tự thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và không gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, tùy thuộc người bệnh sử dụng mà bài thuốc có thể phát huy tác dụng hoặc không. Đồng thời, người bệnh chỉ nên coi đây là biện pháp hỗ trợ với các phương pháp chữa trị khác (dùng thuốc Tây y, Đông y)

Một số cách trị viêm mũi dị ứng mãn tính từ mẹo dân gian người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Xông hơi: Biện pháp này có thể áp dụng hàng ngày cho nhiều chứng bệnh hô hấp khác nhau (trong đó có viêm mũi dị ứng). Đun sôi một lượng nước vừa đủ, đổ ra chậu lớn, thêm vài giọt tinh dầu (tinh dầu khuynh diệp; tinh dầu bạc hà; tinh dầu tràm;…). Xông hơi trong phòng kín (khoảng 15 phút), có thể chùm thêm chăn để hiệu quả tốt hơn.
  • Uống trà thảo mộc: Sử dụng trà thảo mộc có thể hỗ trợ cải thiện các biểu hiện khó chịu tại cổ họng. Đồng thời, một số loại trà như trà hoa cúc có tác dụng an thần nhẹ. Người bệnh dùng hàng ngày giúp dễ ngủ hơn, thoải mái tinh thần, giảm cảm giác đau đầu, mệt mỏi
Trà thảo mộc giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả tại nhà
Trà thảo mộc giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả tại nhà
  • Chườm nóng vùng mũi: Khi người bệnh bị ngứa, đau nhức vùng mũi dữ dội có thể áp dụng biện pháp chườm nóng cải thiện triệu chứng. Dùng khăn bông ẩm thấm nước nóng, chườm nhẹ lên vùng mũi xoang. Thực hiện trong vòng 15-20 phút. Cần chú ý nếu dùng biện pháp này cho trẻ do da của trẻ nhạy cảm hơn, không cẩn thận có thể gây bỏng.

Bài thuốc Đông y trị dứt điểm viêm mũi dị ứng mãn tính

Phương pháp Đông y trị viêm mũi dị ứng mãn tính cũng là một biện pháp được lựa chọn phổ biến và tương đối lành tính khi sử dụng. Theo Đông y, viêm mũi dị ứng xuất phát từ các nguyên nhân như phế nhiệt, thận âm hư, can hỏa. Các yếu tố này làm cơ thể mất cân bằng âm dương, chính khí suy giảm và dễ dàng bị các tác nhân đường hô hấp tấn công. 

Do đó, các bài thuốc Đông y điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính thường tập trung vào các bài thuốc bổ cân bằng âm dương. Khi chính khí trong cơ thể đầy đủ, tà khí tự khắc lui, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm. 

Tuy nhiên, thời gian điều trị Đông y thường kéo dài và hiệu quả nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Trước khi quyết định dùng thuốc, người bệnh tốt nhất nên đi thăm khám để được gia giảm bài thuốc phù hợp.

Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang – chuyên điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm xoang dưới đây:

Nguyên liệu: Bạch chỉ, trần bì, xuyên khung, bạc hà, hoắc hương, hoàng cầm, phòng phong, khương hoạt, cát căn, khổ sâm, bồ công anh và một số thành phần thảo dược khác

Tiêu xoang linh dược thang - bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Tiêu xoang linh dược thang – Bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Đây là bài thuốc được nghiên cứu và ứng dụng bởi Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Bài thuốc được thực hiện nghiên cứu kỹ càng, bào chế với công nghệ hiện đại. Các thành phần trong bài thuốc đều là các loại thảo dược với tác dụng tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng, cân bằng âm dương, khu phong tán hàn,… rất tốt cho các chứng bệnh hô hấp.

Ngoài bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang kể trên, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc được giới thiệu trên sóng truyền hình chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2 – bài thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh. Theo khảo sát từ chuyên trang, đây là một trong số ít bài thuốc còn giữ nguyên cơ chế điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính và thực hiện đúng kim chỉ nan “lấy sức khỏe người bệnh làm gốc” của YHCT từ bao đời nay. Các chuyên gia tai mũi họng phân tích cụ thể như sau:

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường
  • Tuân thủ đúng cơ chế điều trị bệnh: Nguyên lý chữa bệnh của YHCT là điều trị chuyên sâu, tác động 2 chiều, vừa tác động vào căn nguyên gây bệnh, vừa hỗ trợ cải thiện sức khỏe để cơ thể tự kháng lại yếu tố gây bệnh. Nhờ việc tuân thủ đúng cơ chế trị bệnh của YHCT, bài thuốc này đã giúp Dv Thanh Tú khỏi hẳn bệnh viêm mũi dị ứng hàng chục năm trời. Theo dõi hành trình điều trị bệnh của cô TẠI ĐÂY.
  • Lấy sức khỏe người bệnh làm gốc: Đỗ Minh Đường là một trong số ít nhà thuốc tự chủ nguồn dược liệu làm thuốc, xây dựng vườn nam dược đạt tiêu chuẩn GACP – WHO tại 3 tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội). Theo đó, tất cả thành phần dược liệu như Cát cánh, Đơn đỏ, Kim ngân cành, Bồ công anh,… đều được thu hái từ đây. Điều này đảm bảo mang đến bài thuốc chăm sóc sức khỏe toàn diện, an toàn với mọi thể trạng người bệnh.

[THAM KHẢO] Vườn nam dược đạt tiêu chuẩn GACP – WHO rộng hàng trăm ha của Đỗ Minh Đường

Hiện nay, để hỗ trợ người bệnh nhà thuốc đã tối ưu phương thuốc thang truyền thống thành các chế phẩm viên hoàn, cao đặc và dung dịch xịt. Người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà lương y đã chỉ định. Nếu tiến hành điều trị từ sớm, người bệnh bị viêm mũi dị ứng mãn tính có thể khỏi dứt điểm hoàn toàn sau 2-3 tháng. Một số người bệnh cơ địa hấp thu kém, thời gian chữa trị có thể lâu hơn.

Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng mãn tính hiệu quả

Viêm mũi dị ứng mãn tính là tình trạng bệnh lý hô hấp được đánh giá là nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa bệnh lây lan mạnh là điều cần thiết. Cụ thể như sau:

  • Tránh xa các dị nguyên có thể gây dị ứng nếu có cơ địa nhạy cảm, tiền sử mắc bệnh dị ứng (như phấn hoa, lông động vật, thời tiết thay đổi,…)
  • Giữ vệ sinh tai mũi họng, dùng nước muối sinh lý vệ sinh hàng ngày. Nên duy trì thói quen này kể cả khi không mắc bệnh.
  • Uống đủ nước, không để cổ họng bị khô (tối thiểu mỗi ngày 2 lít nước)
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh để các dị nguyên bám vào chăn gối, khu vực nghỉ ngơi,…
  • Tránh các nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng (như hải sản, các loại hạt,….)
Vệ sinh nơi ở sạch sẽ ngăn ngừa dị nguyên tồn tại trong không khí
Vệ sinh nơi ở sạch sẽ ngăn ngừa dị nguyên tồn tại trong không khí
  • Nếu có cơ địa dị ứng, hạn chế tiếp xúc với chó mèo hoặc để chúng vào phòng ngủ
  • Tập luyện thể thao hàng ngày nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả
  • Đi khám ngay khi có bất kỳ biểu hiện bệnh hô hấp nào để chữa trị dứt điểm từ sớm
  • Nếu được chỉ định dùng thuốc, phải dùng đúng theo đơn thuốc mà bác sĩ kê, không tự ý ngưng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa được bác sĩ cho phép

Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản về bệnh lý viêm mũi dị ứng mãn tính. Đây là tình trạng bệnh lý cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đồng thời, người bệnh nên chủ động trong việc chữa trị, cân đối thời gian nghỉ ngơi để bệnh nhanh khỏi hơn

Đọc ngay

Việc dùng thuốc Tây y dễ gây tác dụng phụ, “nhờn thuốc” trong khi các mẹo dân gian lại không đủ “lực” và chỉ phù hợp với các ca bệnh viêm mũi nhẹ. Hiểu được “nỗi khổ” này của bệnh nhân, Trung tâm Đông y Việt Nam đã phát triển bài thuốc nam dược loại bỏ viêm mũi dị ứng nhanh chóng, dứt điểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *