Sau hành trình dài chữa trị cuối cùng cô Hoàng Thu Thảo (62 tuổi, Từ Sơn, Bắc Ninh) đã tìm ra vị “cứu tinh” giúp cô chiến thắng bệnh, thoải mái đi lại, vận động như hiện nay.

Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Thoái hóa khớp háng với nhiều người thật sự là ác mộng. Chúng gây nên những cơ đau vô cùng khó chịu và còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân gì gây thoái hóa khớp háng và cách điều trị ra sao sẽ được giải đáp qua nội dung bên dưới.

Bệnh thoái hóa khớp háng là gì?

Khớp háng có vai trò quan trọng với cơ thể khi giúp nâng đỡ và di chuyển tốt. Chính vì mỗi ngày luôn phải vận động nhiều nên vùng khớp này dễ bị thoái hóa. Hiện tượng này xảy ra khi sụn khớp háng bị bào mòn. Bệnh này thường xảy ra ở người trưởng thành mà đặc biệt là người lớn tuổi khi chức năng vận động của xương khớp bị suy giảm.

Nhờ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh cùng sự tận tâm của lương y, bác sĩ nhà thuốc Đỗ Minh Đường mà vợ tôi đã đỡ đau nhức, tự đi lại chỉ sau vài chục ngày.
Vùng khớp háng bị thoái hóa
Vùng khớp háng bị thoái hóa

Thoái hóa khớp háng không nên xem thường. Để bệnh càng kéo dài sẽ càng khiến người bị chịu những cơn đau khó chịu và khả năng vận động bị suy giảm. Bên cạnh đó, nhiều biến chứng nguy hiểm cũng có thể xảy ra như gãy xương, hoại tử xương, khiến các bộ phận liên quan như dây chằng, dây thần kinh bị thương tổn.

Nguyên nhân thoái hóa

Bệnh thoái hóa khớp háng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bệnh nhân kịp thời phòng tránh.

  • Do tuổi tác: Người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao trong số những người bị thoái hóa khớp nói chung. Sau một thời gian vận động nhiều, xương khớp lúc này nếu không chăm sóc cẩn thận rất dễ bị bệnh tật tấn công.
Tuổi tác là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp
Tuổi tác là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp
  • Ảnh hưởng từ viêm khớp: Những ai có tiền sử mắc các bệnh viêm khớp cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp.
  • Chấn thương: Trong quá trình vui chơi, lao động, tập thể thao nếu không cẩn thận khiến khớp háng bị chấn thương về sau cũng có thể gây thoái hóa khớp háng.
  • Tật bẩm sinh: Khi sinh ra nếu khớp hàng và chi dưới có những bất thường sau thời gian vận động dễ sinh thoái hóa.
  • Biến chứng gây thoái hóa khớp háng: Bệnh nhân mắc các bệnh gút, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố… điều trị không kịp thời dẫn đến biến chứng thoái hóa khớp háng.

Triệu chứng bệnh

Khớp háng khi bị thoái hóa sẽ có những triệu chứng khá rõ ràng. Việc chú ý đến cơ thể, phát hiện triệu chứng bệnh sớm để điều trị kịp thời là rất cần thiết. Dưới đây là một vài triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng thường thấy:

  • Vận động trở nên khó khăn hơn, không thể giữ cân bằng mà thường bị khập khiễng.
  • Xuất hiện cảm giác đau ở vùng háng sau đó lan sang nhiều nơi khác như đùi, gối, mông.
  • Mỗi khi đi lại, đứng lâu, xoay người, ngồi xổm… thì cảm giác đau sẽ càng nhiều hơn.
  • Đôi khi có thể cảm nhận được tiếng kêu lục cục ở vùng khớp háng khi vận động, đặc biệt là lúc đứng lên ngồi xuống.
  • Vùng háng và chân thường hay bị mỏi, bị tê cứng và co duỗi trở nên khó thực hiện.
Bệnh ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhân
Bệnh ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhân
  • Đến giai đoạn bệnh nặng hơn những cơn đau sẽ xuất hiện càng nhiều và cảm giác rõ ràng hơn. Đặc biệt đau nhức nhiều vào buổi sáng khi thức dậy và chiều tối.

Có thể thấy triệu chứng bệnh thoái hóa khớp khá giống với bệnh viêm khớp và những chấn thương. Bệnh nhân chính vì vậy mà hay xem thường bỏ qua bệnh dẫn đến khó khăn để điều trị về sau.

Chẩn đoán bệnh

Để phân biệt chính xác bệnh thoái hóa khớp háng với những bệnh khác cần phải đến bệnh viện điều trị. Với sự phát triển của y học hiện đại thì có nhiều cách được áp dụng để chẩn đoán khám thoái hóa khớp háng như:

  • Thoái hóa khớp háng X-Quang: Đây là biện pháp được áp dụng nhiều nhất cho bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến xương khớp. Từ hình ảnh phim X-Quang các bác sĩ có thể xác định được tình trạng ở vùng khớp là do thoái hóa hay nguyên nhân khác. Nếu là thoái hóa thì diễn biến bệnh hiện tại là mới khởi phát hay đã bắt đầu nghiêm trọng.
Phim chụp X-Quang vùng háng
Phim chụp X-Quang vùng háng
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây được đánh giá là một trong những cách chẩn đoán thoái hóa khớp háng chính xác nhất. So với chụp X-Quang thì chụp cộng hưởng từ MRI có ưu điểm là phát hiện được các bất thường ở gân, cơ, dây chằng và cả phần dịch nhầy ở khớp.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Để thực hiện phương pháp này cần có phần mềm chuyên dụng, máy chụp cắt lớp vi tính cùng nhiều phương tiện khác.
  • Siêu âm khớp: Phương pháp này có thể xác định được tình trạng của sụn khớp dày mỏng ra sao, kiểm tra mức độ tổn thương do tràn dịch khớp…

Cách điều trị thoái hóa khớp háng như thế nào?

Có nhiều cách khác nhau để chữa thoái hóa khớp háng. Ngoài uống thuốc Tây người ta còn áp dụng biện pháp dân gian hay dùng thuốc Đông y.

Xem thêm

Điều trị theo Tây y

Với sự phát triển của Y học hiện đại thì có rất nhiều biện pháp khác nhau để điều trị thoái hóa khớp háng. Dưới đây là một vài cách thường được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân.

  • Chữa bằng thuốc: Các loại thuốc chữa thoái hóa khớp háng chủ yếu tập trung vào việc giảm đau cũng như hạn chế tình trạng sưng, xơ cứng. Các loại thuốc trị thoái hóa khớp háng thường thấy như Diacerein, Glucosamin sulfat Nhóm thuốc NSAID… Dùng thuốc trị các bệnh thoái hóa khớp cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khóa chứ không nên tự ý mua về dùng.
Chữa thoái hóa khớp háng bằng thuốc Tây
Chữa thoái hóa khớp háng bằng thuốc Tây
  • Vật lý trị liệu: Đây có thể là những bài tập hoặc dùng yếu tố bên ngoài tác động lên vùng xương. Thường sẽ là: Chườm nóng, chườm lạnh, dùng tia hồng ngoại…
  • Phương pháp PRP: Để thực hiện bác sĩ sẽ dùng máu của chính bệnh nhân nhưng có lượng tiểu cầu nhiều hơn so với bình thường. Máu này được tiêm trực tiếp cho người bệnh giúp giảm đau, kích thích sự phục hồi tự nhiên.
  • Cấy ghép tế bào gốc: Để dùng biện pháp này sẽ cần có tế bào tự thân của bệnh nhân. Các tế bào này sẽ được nhân lên số lượng nhiều rồi tiêm ngược lại cho người bệnh. Dưới sự tác động của tế bào này vùng sụn khớp sẽ phát triển theo từ đó cải thiện tình trạng thoái hóa khớp.
  • Phẫu thuật: Sau khi áp dụng các phương pháp trên nếu không hiệu quả bệnh nhân sẽ được yêu cầu phẫu thuật thay khớp háng.

Như vậy biện pháp cuối cùng trong điều trị thoái hóa khớp háng là phẫu thuật. Phẫu thuật dù chữ khỏi bệnh nhưng vẫn để lại di chứng, làm khớp yếu đi. Chính vì vậy ngay từ giai đoạn bệnh nhẹ hãy điều trị sớm tránh phải mổ.

Dân gian chữa thoái hóa khớp háng

Dựa vào kinh nghiệm thực tế qua nhiều đời, dân gian cũng có các bài thuốc chữa thoái hóa khớp háng. Người ta chủ yếu sử dụng các dược liệu gần gũi tác để uống hoặc tác động nhiệt lên vị trí thoái hóa nhằm giảm đau nhức.

Dùng lá lốt

Dùng lá lốt để nấu nước thuốc uống có thể cải thiện được các triệu chứng thoái hóa khớp.

Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 10g lá lốt tươi rửa cho sạch rồi mang đi phơi khô.
  • Cho phần lá lốt này nấu chung với 2 chén nước đến khi còn lại phân nửa lượng nước.
  • Uống mỗi ngày trong khoảng 10 ngày sẽ thấy đau nhức giảm bớt.
Lá lốt hiệu quả trong chữa bệnh xương khớp
Lá lốt hiệu quả trong chữa bệnh xương khớp

Cỏ trinh nữ

Nhiều người còn dùng phần rễ của cỏ trinh nữ để chữa thoái hóa khớp, viêm khớp và đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện:

  • Dùng 20g tễ cỏ trinh nữ sau khi rửa sạch thì cắt nhỏ rồi tẩm với rượu.
  • Sao cho phần rễ này khô lại tiếp tục nấu với 400ml nước sạch.
  • Nấu đến khi còn lại 100ml thì ngưng, để nguội rồi uống.

Ngải cứu và muối

Không chỉ dùng chế biến món ăn mà ngải cứu còn có thể hỗ trợ chữa được nhiều bệnh trong đó có thoái hóa xương khớp.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu tươi rửa sạch rồi trộn chung với muối hột.
  • Sao hai nguyên này cho nóng lên rồi bọc lại trong một khăn mỏng đảm bảo vệ sinh.
  • Nhẹ nhàng đắp lên vùng háng bị thoái hóa duy trì trong khoảng 15 phút.

Đông y chữa bệnh

Theo Đông y, để chữa thoái hóa khớp cần chữa lành những tổn thương bên trong đồng thời ngăn chặn các tác động từ bên ngoài.

Đông y có nhiều bài thuốc trị thoái hóa khớp
Đông y có nhiều bài thuốc trị thoái hóa khớp

Các bài thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp cũng đã có từ khá lâu về trước. Đa phần là kết hợp nhiều các dược liệu tự nhiên với công dụng giảm đau, kháng viêm, trừ hàn, chống phong thấp. Dưới đây là một vài bài thuốc dùng chữa thoái hóa khớp háng thường thấy:

  • Bài thuốc 1: Độc diệp thảo, quế chi, cam thảo, tần giao, mã hàm cung, bạch thược, hồi thảo, phục linh, đỗ trọng, độc hoạt, sinh địa, lầy cáy, ngưu tất và đương quy.
  • Bài thuốc 2: Quế chi, cây bao kim, lá lốt, hà thủ ô, trinh nữ, địa hoàng,  thổ phục linh, cỏ xước.
  • Bài thuốc 3: Thiên niên kiện, quế chi, đương quy, chích cam thảo, thạch xương bồ, hà thủ ô, rễ kế, huyết đằng, rễ cây xấu hổ, thổ phục linh, đậu đen.

Những bài thuốc trên thường có quy tắc dùng chung là sắc với nước để uống. Tuy nhiên liều lượng cần phải theo chỉ định của các bác sĩ Đông y. Ngoài ra dùng thuốc, người ta còn có thể châm cứu hay xoa bóp bấm huyệt để cải thiện bệnh.

Cách phòng thoái hóa khớp

Để tránh bị thoái hóa khớp cũng như mắc các bệnh về xương khớp khác thì bạn nên phòng ngừa ngay từ bây giờ. Dưới đây là một vài lời khuyên từ chuyên gia về các biện pháp phòng bệnh:

  • Bổ sung dinh dưỡng cho xương, sụn: Bắt đầu từ giờ hãy bổ sung cho cơ thể lượng dinh dưỡng cần thiết cho xương. Theo đó hãy ăn nhiều các thực phẩm chứa các chất tốt cho xương.
  • Tránh béo phì: Tình trạng béo phì gây áp lực lên xương khớp là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa. Vì vậy hãy tiết chế việc ăn uống để duy trì cân nặng hợp lý.
  • Vận động thường xuyên: Việc vận động thường xuyên sẽ giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn, hạn chế tình trạng xơ cứng. Bên cạnh đó việc vận động còn giúp máu lưu thông tốt đưa dưỡng chất đến khớp nhiều hơn. Tuy nhiên hãy chú ý cường độ vận động và tập luyện sao cho phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế: Việc giữ một tư thế quá lâu có thể khiến một vùng xương chịu áp lực nhiều hơn.
  • Hạn chế mang vác đồ nặng: Việc mang vác đồ nặng sẽ tạo áp lực rất lớn cho xương khớp ở hạ bộ. Đặc biệt là về già sẽ càng thấy rõ hậu quả của hành động mang vác quá mức trước đó.

Trên đây là các thông tin xoay quanh bệnh thoái hóa khớp háng. Hãy chú ý quan tâm đến vùng khớp này để kịp thời phát hiện bất thường mà điều trị. Bệnh nhân cũng nên tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp háng nên ăn gì và kiêng gì để quá trình điều trị được tốt hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Xem thêm

thuốc trị thoái hóa khớp
10 thuốc trị thoái hóa khớp hiệu quả được nhiều người tin dùng
Thuốc trị thoái hóa khớp khá đa dạng và được áp dụng phù hợp với từng trường hợp bệnh. Chúng tập trung giải quyết các cơn đau, chống viêm, tái…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *