Bệnh trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ là căn bệnh tiêu hóa thường gặp ở vùng trực tràng và hậu môn. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng căn bệnh này lại đem đến nhiều phiền phức và trở ngại trong cuộc sống thường ngày. Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng của bệnh trĩ, cách điều trị hiệu quả ra sao. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ cho người bệnh.

Hình ảnh bệnh trĩ
Hình ảnh bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa dưới. Bệnh hình thành chủ yếu do hệ thống mạch máu dưới hậu môn phải thường xuyên chịu áp lực lớn khi đi cầu. Sức ép này có thể đến từ trực tràng hoặc các tĩnh mạch ở hậu môn.

Sự hình thành của bệnh trĩ là dấu hiệu cảnh báo các bộ phận gồm tĩnh mạch, tiểu động mạch, cơ trơn, mô liên kết tại hậu môn bị phình giãn, ứ máu tạo đám rối loạn tĩnh mạch. Theo thời gian, khi cấu trúc mô nâng đỡ trong lòng hậu môn bị yếu đi, đám rối loạn tĩnh mạch này sẽ tụt dần ra ngoài, hình thành búi trĩ bị sa. Theo các chuyên gia, bệnh trĩ có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Tuy nhiên căn bệnh này chủ yếu gây nhiều ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi trung niên và phụ nữ mang thai.

Bệnh trĩ tuy không gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh tự ti, mất tập trung trong công việc. Vì vậy chủ động phòng ngừa, nhận biết và điều trị căn bệnh này từ sớm là cách bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.

Phân loại bệnh trĩ

Tùy vào vị trí tồn tại và mức độ sa của búi trĩ mà người ta chia căn bệnh này thành các loại phổ biến sau:

Theo vị trí giải phẫu:

Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh trĩ được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Dưới đây là những đặc điểm nhận dạng các căn bệnh này.

  • Trĩ nội: Là tình trạng phình giãn tĩnh mạch xảy ra ở bên trong hậu môn. Lúc này chân búi trĩ nằm ở trên đường lược và búi trĩ bị phủ bởi lớp niêm mạc trực tràng.
  • Trĩ ngoại: Là tình trạng búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn. Lúc này, chân búi trĩ nằm phía dưới đường lược và được bao phủ bởi da của ống hậu môn. So với trĩ nội thì trĩ ngoại phát sinh triệu chứng rõ ràng hơn nên rất dễ để nhận biết trong giai đoạn đầu.
  • Trĩ hỗn hợp: Là tình trạng cùng lúc bị cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ đã sa ngoài hậu môn và gây nhiều bất tiện
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ đã sa ngoài hậu môn và gây nhiều bất tiện

Phân loại theo cấp độ trĩ:

Dựa vào mức độ sa người ta chia phân độ trĩ thành 4 cấp độ như sau:

  • Trĩ độ 1: Là tình trạng bệnh khởi phát, búi trĩ xuất hiện bên trong ống hậu môn và chưa sa ra ngoài. Trong giai đoạn này, búi trĩ thường có xu hướng cương to khi đại tiện và chảy máu sau khi rặn.
  • Trĩ độ 2: Ở giai đoạn này, các búi trĩ đã phát triển thành từng búi to rõ rệt và có xu hướng bắt đầu lòi ra khỏi hậu môn sau đại tiện. Tuy nhiên, nếu ở tư thế bình thường thì búi trĩ có thể tự co vào mà không cần dùng tay đẩy.
  • Trĩ độ 3: Là tình trạng búi trĩ đã to và lòi ra ngoài khi đại tiện hoặc vận động mạnh. Tuy nhiên khác với trĩ độ 2, búi trĩ ở độ 3 không thể tự co vào mà bắt buộc phải cần lực tác động. Ở giai đoạn này, ngoài việc búi trĩ sa thì người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng chảy máu hậu môn, táo bón,…
  • Trĩ độ 4: Là giai đoạn búi trĩ lòi hẳn ra ngoài, khiến người bệnh khó khăn trong việc vận động và đại tiện. Ngoài búi trĩ chính, giai đoạn này còn xuất hiện các búi trĩ phụ kèm theo, thường xuyên sa ra ngoài ống hậu môn. Các búi trĩ có thể liên kết và tạo thành vòng, xuất hiện chảy máu kéo dài, đại tiện phân màu tím.

Tùy vào phân độ trĩ mà cấp độ nguy hiểm của bệnh sẽ tăng dần, việc điều trị vì thế cũng có thể gặp khó khăn hơn. Đặc biệt nếu để bệnh tiến triển đến mức độ 4 thì khả năng chữa khỏi là rất thấp, nguy cơ biến chứng cao.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Theo các chuyên gia tiêu hóa, tăng áp lực tĩnh mạch là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến đám rối loạn tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị ứ huyết, phình giãn và hình thành búi trĩ.

Dưới đây là một số yếu tố gây ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu ở trực tràng:

  • Táo bón – tiêu chảy mãn tính: Táo bón và tiêu chảy quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ và nhiều bệnh lý đường tiêu hóa dưới. Việc táo bón và tiêu chảy nhiều do chế độ ăn uống thiếu chất xơ sẽ khiến gia tăng áp lực lên thành mạch. Lâu ngày sẽ khiến chúng bị giãn, căng và ứ máu, nguy cơ hình thành búi trĩ càng cao.
  • Thừa cân, béo phì: Các số liệu thống kê cho thấy, phần lớn người bị bệnh trĩ đều có chỉ số cân nặng cao. Theo như lý giải của các chuyên gia thì cân nặng càng tăng thì áp lực lên hệ thống cơ trơn tại hậu môn càng lớn, từ đó làm gia tăng nguy cơ bị bệnh.
  • Ngồi lâu: Đi cầu quá lâu hoặc ngồi làm việc trong một thời gian dài không vận động sẽ khiến ổ bụng chịu nhiều áp lực. Thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sự lưu thông máu đến tĩnh mạch hậu môn, khiến bộ phận này mất độ đàn hồi, giãn và phình đại.
  • Làm việc nặng: Hoạt động quá sức hoặc thường xuyên vận động mạnh như khuân vác, chơi tạ, quần vợt cũng khiến ổ bụng và hậu môn bị áp lực.
  • Quan hệ đường hậu môn: Việc quan hệ qua đường hậu môn sẽ khiến hệ thống mạch máu có giãn mạnh và liên tục. Điều này nếu để lâu ngày sẽ gây nhiều tổn thương cho trực tràng, khiến bộ phận này bị suy yếu, hình thành búi trĩ và nhiều biến chứng khác.
  • Thói quen nhịn đại tiện: Thông trường, phân được lưu trữ ở đại tràng, đào thải qua trực tràng và hậu môn dễ dàng. Tuy nhiên nếu nhịn đại tiện lâu sẽ khiến ruột già hấp thụ hết nước trong phân, làm chất thải trở nên khô cứng, dễ táo bón và tạo áp lực, ma sát lớn lên thành mạch.
  • Chế độ ăn ít chất xơ: Ít chất xơ chính là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh lòi dom. Ngoài chức năng giảm mỡ thừa, chất xơ còn có tác dụng làm mềm phân, giảm áp lực đại tiện. Do vậy, thói quen ăn ít chất xơ lâu ngày có thể khiến phân bị khô cứng, áp lực ma sát lên niêm mạc trực tràng lớn và khiến bộ phận này bị tổn thương.
Béo phì, thừa cân cũng là một tác nhân gây ra căn bệnh trĩ
Béo phì, thừa cân cũng là một tác nhân gây ra căn bệnh trĩ

Ngoài các nguyên nhân bệnh trĩ trực tiếp kể trên, thì căn bệnh này cũng có thể gia tăng nếu có các yếu tố rủi ro như:

  • Yếu tố chủng tộc, địa lý: Theo các nhà khoa học, người do thái, bắc phi và cư dân vùng địa trung hải thường có nguy có bị trĩ cao hơn các tộc người khác.
  • Mắc các bệnh chuyển hóa: Những người bị bệnh gút, tiểu đường, huyết áp cao cũng có khả năng bị trĩ cao hơn rất nhiều.
    Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người bị bệnh trĩ hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa phía dưới thì khả năng bị di truyền của bạn là rất cao.
  • Ảnh hưởng các hiện tượng sinh lý: Phụ nữ sau sinh, mang thai, bị rối loạn nội tiết tố hoặc đang trong giai đoạn hành kinh cũng có khả năng bị bệnh trĩ rất cao.

Dấu hiệu bệnh trĩ

Cách nhận biết bệnh trĩ nhanh chóng nhất là thông qua các triệu chứng dưới đây.

Chảy máu:

  • Chảy máu là dấu hiệu bị trĩ phổ biến ở rất nhiều người. Nguyên nhân là bởi khi búi trĩ hình thành, quá trình đại tiện sẽ khiến phân cọ vào búi trĩ và gây ra hiện tượng xung huyết, máu lẫn trong phân.
  • Người bệnh có thể dễ dàng phát hiện ra máu dính ở giấy vệ sinh trong giai đoạn đầu.
  • Càng về sau, khi búi trĩ lớn và ứ máu nhiều khi đi cầu người bệnh có thể máu chảy thành giọt hoặc bắn thành tia nhỏ.
  • Trường hợp nặng, máu có thể chảy ra ngày cả khi người bệnh đang đi lại, ngồi xổm hoặc khuân vác nặng.
  • Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt còn bị chảy máu và ứ đọng tại trực tràng, khi đi cầu mới chảy từng cục ra ngoài.

Sa búi trĩ

  • Sa búi trĩ là biểu hiện bệnh trĩ về sau, khi người bệnh phát hiện ra mình đã đi cầu ra máu một thời gian.
  • Mới đầu búi trĩ chỉ sa ra khi đi cầu và có khả năng tự co lại mà không cần trợ giúp.
  • Nhưng càng về sau, nếu không được điều trị kịp thời chúng sẽ không thể tự co lên nữa mà cần phải dùng tay để đẩy vào.
  • Trường hợp nặng búi trĩ không thể đẩy lên được nữa, người bệnh buộc phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ.

Triệu chứng khác

Ngoài hai triệu chứng điển hình ở trên, người bệnh còn có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ dưới đây.

  • Đại tiện khó khăn: Do phân quá cứng hoặc quá lỏng nên khi đại tiện thành mạch trực tràng và hậu môn phải co bóp thật mạnh mới có thể tống đẩy được toàn bộ chất thải ra ngoài, gây khó khăn và bất tiện cho người bệnh.
  • Đau rát: Phân khô và cứng chính là lý do khiến thành hậu môn bị căng, giãn và đau rát.
  • Chảy dịch: Để đại tiện trở nên thuận lợi hơn, hậu môn buộc phải tiết ra một loại chất dịch nhầy để làm dịu cơn co giãn. Vì vậy, chất dịch này có thể sẽ chảy ra kèm theo phân, đồng thời làm hậu môn ẩm ướt, khó chịu.
  • Ngứa: Ngứa là triệu chứng bệnh trĩ cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập đến bạn đọc. Nguyên nhân của hiện tượng này là do dịch nhầy chảy ra, khiến người bệnh cảm thấy cộm và ngứa. Ngoài ra hiện tượng này còn là dấu hiệu cảnh báo các tổn thương ở trực tràng đã bị nhiễm khuẩn.
Khi đại tiện người bệnh sẽ thấy máu kèm dịch nhầy chảy ra
Khi đại tiện người bệnh sẽ thấy máu kèm dịch nhầy chảy ra

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?

Hậu môn được là nơi tống khử chất thải của cơ thể, nên thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và chất bẩn. Do vậy, nếu không biết cách xử lý và điều trị sớm căn bệnh này có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.

Bệnh trĩ nguy hiểm như thế nào?

Bệnh trĩ hầu như không nhiều nguy hại đến tính mạng. Thế nhưng hiện tượng này vẫn có thể khiến bạn phải đối mặt với một số biến chứng sau:

  • Thiếu máu: Tình trạng chảy máu khi đại tiện nếu để kéo dài có thể gây ra hiện tượng thiếu máu, khiến cơ thể suy nhược, xanh xao, mệt mỏi.
  • Viêm tắc tĩnh mạch trĩ: Chảy máu ở búi trĩ cũng có thể khiến máu bị ứ đọng và gây viêm tắc tĩnh mạch trĩ. Từ đó làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu, khiến cơ quan này đau nhức dữ dội trong thời gian dài.
  • Vỡ búi trĩ: Theo thời gian, lượng máu tồn đọng tại búi trĩ sẽ có xu hướng gia tăng đáng kể. Và đến một mức độ nhất định, búi trĩ sẽ bị vỡ, gây chảy máu cấp tính.
  • Nghẹt búi trĩ: Nghẹt búi trĩ xảy ra nhiều ở những bệnh nhân bị trĩ nội và có búi trĩ sa ra ngoài. Hiện tượng này có thể gây viêm nhiễm, chảy máu và hoại tử nếu không được điều trị sớm.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh hậu môn- trực tràng: Theo các chuyên gia tiêu hóa, bệnh trĩ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hậu môn như: áp xe, nứt, viêm nhiễm,…

Bệnh trĩ có thể chữa khỏi được không?

Bệnh trĩ có chữa được không là nỗi lo của rất nhiều người bệnh bởi hiện tượng tái phát ngày càng cao. Theo các chuyên gia, trĩ có thể chữa trị dứt điểm tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào cấp độ bệnh và phương pháp điều trị và người bệnh lựa chọn.

Nếu được khắc phục từ sớm, khi các triệu chứng còn nhẹ và búi trĩ nhỏ thì khả năng khỏi là rất cao. Tuy nhiên, nếu để búi trĩ sa đến cấp độ 3, 4 thì việc điều trị không những gặp khó khăn mà còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách chẩn đoán chính xác căn bệnh trĩ

Bệnh trĩ được chẩn đoán chủ yếu thông qua việc kiểm tra lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tràng để nhận diện sự có mặt của búi trĩ và đánh giá trương lực cơ thắt hậu môn. Sau đó, tùy vào tình hình thực tế mà bác sĩ có thể chỉ định thêm cho người bệnh một số kỹ thuật chẩn đoán khác như:

  • Nội soi hậu môn- trực tràng: Nhằm xác định loại trĩ, độ trĩ và nhiều căn bệnh tiêu hóa đường dưới khác.
  • Xét nghiệm máu: Chỉ số bạch cầu trong máu cũng sẽ giúp bác sĩ nhận biết được khả năng bị bệnh trĩ của bệnh.
  • Ngoài ra nếu có nghi ngờ bệnh trĩ là biểu hiện của các bệnh lý khác, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân khám tổng quát sức khỏe.
Xét nghiệm máu cũng có thể giúp bác sĩ xác định khả năng bị trĩ của bạn
Xét nghiệm máu cũng có thể giúp bác sĩ xác định khả năng bị trĩ của bạn

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay

Bị trĩ phải làm sao là câu hỏi của rất nhiều người. Theo đó, căn bệnh này có thể khắc phục bằng rất nhiều biện pháp như Tây Y, Đông y, dân gian. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo.

Điều trị bằng Tây Y

Trong Tây Y, trĩ độ 1, độ 2, độ 3 vẫn có thể sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa. Vì khả năng đàn hồi của các đám rối tĩnh mạch tại hậu môn vẫn còn. Tuy nhiên nếu bệnh đã chuyển sang cấp độ 4, thì người bệnh buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.

Riêng đối với trường hợp trĩ ngoại, việc cắt bỏ búi trĩ không thể điều trị dứt điểm bệnh. Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống thì sau một thời gian, búi trĩ có thể xuất hiện trở lại. Hơn nữa việc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ cũng tiềm ẩn rủi ro rất cao. Vì vậy, đa phần các trường hợp bị bệnh trĩ đều được bác sĩ khuyên dùng thuốc tân dược.

Một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ  thường được chỉ định gồm:

  • Thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng có tác dụng tăng nhu động đường ruột, giúp làm mềm phân và hạn chế táo bón hiệu quả. Nhóm thuốc này, thường được sử dụng để giúp bệnh nhân dễ dàng đại tiện và giảm đau khi rặn.
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Với những trường hợp bị trĩ do tiêu chảy kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều hòa nhu động để giảm co bóp và áp lực lên niêm mạc hậu môn.
  • Thuốc đạn/ thuốc mỡ: Đây là nhóm thuốc bôi và thuốc đặt có tác dụng giảm viêm, làm trơn hậu môn, giúp phân dễ dàng tống đẩy ra ngoài. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có khả năng che phủ và bảo vệ búi trĩ rất tốt.
  • Thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch: Mục đích của việc chỉ định nhóm thuốc này trong điều trị bệnh trĩ là nhằm tăng độ bền, giảm thấm mao mạch và hạn chế ứ máu tại búi trĩ.
  • Thuốc chống viêm: Để giảm viêm quanh búi trĩ, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc chống viêm để giảm sưng nề, đau rát, kích ứng,…

Việc sử dụng thuốc tây tuy đem đến hiệu quả nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, khi sử dụng người bệnh nên thận trọng và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi hoặc gia giảm liều dùng nhằm đem lại hiệu quả nhanh.

Mẹo vặt dân gian điều trị trĩ

Ngoài việc dùng thuốc Tây hoặc các biện pháp xâm lấn, phẫu thuật người bị bệnh trĩ có thể tham khảo một số thảo dược dưới đây để xông, đắp hoặc uống nhằm cải thiện bệnh nhanh chóng.

Dùng lá trầu không

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay, tính ấm, tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, kháng nấm rất tốt. Không chỉ vậy, loại lá này còn giúp cầm máu, làm lành vết thương và se búi trĩ hiệu quả. Một vài nghiên cứu khoa học cho thấy, các hoạt chất trong lá trầu không có tác dụng làm mềm thành mạch vì vậy khi dùng thường xuyên có thể sẽ giúp các búi trĩ tự co thụt vào trong.

Có 2 cách sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh trĩ, cụ thể như:

  • Cách 1- Dùng đơn lẻ: Người bệnh lấy khoảng 10-15 lá trầu không, rửa sạch rồi đem đun sôi với nước lọc. Thêm một ít muối và để sôi khoảng 5 phút, sau đó dùng nước này để xông rửa hậu môn hằng ngày.
  • Cách 2- Kết hợp thảo dược khác: Lấy lá trầu không, bồ kết, hạt gấc, quả cau đem rửa sạch, nghiền nát rồi đun sôi với nước. Sau đó đổ nước sôi ra chậu và xông hậu môn 2 lần/ ngày.
Cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ
Cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ

Dùng cây lá bỏng

Lá bỏng có tính mát, vị chua, không độc, thường được dùng để tiêu độc, hoạt huyết, giảm sưng. Loại lá này từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi trong dân gian để điều trị các bệnh lở loét trên da và sa búi trĩ. Cách dùng lá bỏng để điều trị bệnh trĩ như sau:

  • Cách 1-Kết hợp với rau sam: Lấy một ít lá bỏng cùng rau sam đi rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng nước. Khi dùng người bệnh nên dùng cả nước và cái để gia tăng hiệu quả.
  • Cách 2- Đắp lá bỏng: Lấy một ít lá bỏng rửa sạch, chờ cho ráo nước thì đem giã nát, rồi đắp trực tiếp lên hậu môn để làm mát và giảm đau.
  • Cách 3- Kết hợp với nhiều thảo dược: Dùng lá bỏng, ngải cứu, lá trắc, nhọ nồi đun sôi với nước. Dùng mỗi ngày 1 lần để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.

Xem thêm

Kinh nghiệm chữa trĩ bằng Đông y

Thay vì lựa chọn phương pháp Tây y nhiều người bệnh trĩ hiện nay lại có xu hướng tìm đến các bài thuốc Đông y để đảm bảo an toàn và lành tính. Dưới đây là một số bài thuốc chữa trị hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo.

Thuốc đông y uống

Bài thuốc này được chỉ định cho cả trường hợp trĩ nội và trĩ ngoại. Không những thế, những người bị khô miệng, thiếu máu, mệt mỏi, sắc mặt không tốt cũng có thể sử dụng bài thuốc này. Cụ thể:

  • Chuẩn bị kinh giới, kim ngân hoa, hoa hòe, trắc bá diệp, chi tử, địa du, xích thược, chỉ xác, cam thảo với liều lượng được chỉ định.
  • Sao vàng, kinh giới, kim ngân hoa, hòe hoa, trắc bá diệp, chi tử.
  • Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc cùng với nước, uống hết trong ngày.

Thuốc Đông y bôi

Với những trường hợp búi trĩ bị sa ra ngoài thì việc kết hợp các bài thuốc uống và bôi sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên trước khi sử dụng, người bệnh cần phải vệ sinh vùng hậu môn thật sạch để tránh nguy cơ bội nhiễm.

  • Đầu tiên người bệnh cần chuẩn bị các vị thuốc ngũ bội tử, xà sàng tử, tô mộc, hạt cau, hoàng bá.
  • Làm sạch, sấy khô rồi đem giã nhuyễn, sau đó dùng thoa trực tiếp lên búi trĩ mỗi ngày.

Bài thuốc ngâm rửa

Để nâng cao hiệu quả của các bài thuốc uống hoặc thuốc bôi người bệnh có thể sẽ được chỉ định thêm phần ngâm rửa. Cách làm này không những giúp giảm nhanh cơn ngứa ở hậu môn mà còn sát khuẩn, kháng viêm, tăng cường lưu thông máu hiệu quả.

  • Người bệnh cần ngải cứu, kinh giới, hòe hoa, chỉ xác, phèn chua và một số vị thuốc nam khác.
  • Tất cả các vị thuốc rau khi rửa sạch, trộn đều, sau đó cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước.
  • Đổ nước thuốc ra chậu rồi xông vùng hậu môn khoảng 20 -30 phút. Đợi khi nước nguội bớt thì ngâm rửa thật sạch vùng dưới.
  • Áp dụng bài thuốc này 1 lần/ ngày, duy trì liên tục trong một thời gian dài sẽ thấy bệnh cải thiện rõ rệt.

Việc điều trị bệnh trĩ bằng Đông y không thể diễn ra nhanh chóng trong ngày 1 ngày 2. Do đó, người bệnh cần kiên trì áp dụng đều đặn, liên tục theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng lành bệnh.

Đông Y trị trĩ bằng cách kết hợp cả bôi, uống và ngâm rửa
Đông Y trị trĩ bằng cách kết hợp cả bôi, uống và ngâm rửa

Nên ăn gì, kiêng gì khi bị bệnh trĩ?

Một trong những nguyên nhân gây ra trĩ là do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Thậm chí ngay cả khi đã điều trị, bệnh cũng có thể tái phát nếu người bệnh liên tục dùng phải những thực phẩm có hại. Vậy khi bị trĩ bạn nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị?

Những thực phẩm nên tăng cường bổ sung

  • Sắt: Sắt là một trong những vi lượng cần thiết cho người bệnh trĩ bị mất máu nhiều. Hoạt chất này không những giúp bổ sung lượng máu bị mất đi sau mỗi lần đại tiện mà còn hỗ trợ làm lành búi trĩ. Do vậy khi bị bệnh bạn nên tăng cường nhóm thực phẩm nhiều sắt như rau bó xôi, cải xoong, rau cần, dưa hấu, mộc nhĩ, gan gà, cá ngừ,….
  • Chất xơ: Những người bị trĩ thường xuyên bị táo bón là do thiếu chất xơ. Vì vậy khi bị bệnh, bạn cần tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm này, bằng cách ăn nhiều cà rốt, bưởi, cam, các loại cải xanh,…
  • Magie: Theo các chuyên gia tiêu hóa, việc bổ sung chất xơ cho người bệnh trĩ là chưa đủ. Để tăng khả năng hấp thụ hoạt chất này thì cơ thể cần một lượng lớn magie. Do vậy, yếu tố vi lượng này cũng cần được tăng cường trong thực đơn của người bệnh trĩ thông qua các loại thực phẩm như rau chân vịt, đậu nành, bột yến mạch,…
  • Ngoài ra một số thực phẩm nhuận tràng như mồng tơi, rau dền, diếp cá và các loại quả như đu đủ, chuối chín cũng rất cần thiết cho người bệnh trĩ.
  • Đặc biệt, người bệnh trĩ nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình làm mềm phân, kích thích đại tiện vào sáng sớm.

Tuy là nguồn dinh dưỡng cần thiết, giúp cải thiện và phục hồi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh trĩ. Nhưng bạn cũng không nên quá lạm chúng, bởi chẳng những không có tác dụng mà còn dẫn đến tình trạng quá no, tăng áp lực cho ổ bụng và khiến bệnh nặng hơn.

Những thực phẩm không nên ăn khi bị trĩ

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung thì người bệnh trĩ còn cần tránh một số loại thức ăn sau đây để giảm tác động xấu đến bệnh.

  • Đồ cay nóng: Các món ăn có nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu có thể làm cho niêm mạc dạ dày và đại tràng bị kích ứng, dễ bị tổn thương và chảy máu hơn khi đại tiện.
  • Thức ăn mặn: Việc sử dụng đồ ăn nhiều muối quá nhiều sẽ khiến một lượng lớn nước trong cơ thể bị giữ lại. Từ đó khiến mạch máu bị giãn, căng, ứ huyết và nguy cơ hình thành búi trĩ cao.
  • Đồ ăn ngọt: Vị ngọt từ socola hay kẹo có thể làm hiện tượng táo bón xảy ra nhiều và thường xuyên hơn, đồng thời gây kích ứng ở hậu môn, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu.
  • Món ăn nhiều dầu mỡ: Đồ ăn dầu mỡ, chiên rán, chế biến không hợp vệ sinh có thể gây khó tiêu, chuyển hóa khó, đào thải phân diễn ra bất thường.
  • Đồ uống có ga và các chất kích thích: Những loại thực phẩm này sẽ khiến dạ dày tăng tiết dịch vị, dễ gây táo bón và chảy máu hậu môn.
Những đồ ăn cay nóng không hề tốt cho hệ tiêu hóa và những ai bị bệnh trĩ
Những đồ ăn cay nóng không hề tốt cho hệ tiêu hóa và những ai bị bệnh trĩ

Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Để chăm sóc sức khỏe và hạn chế nguy cơ xuất hiện búi trĩ, ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý người bệnh còn cần:

  • Rèn cho mình thói quen đại tiện theo giờ, nhất là vào lúc 7h sáng mỗi ngày và ít rặn để hậu môn không bị chà sát mạnh.
  • Trường hợp bị táo bón mãn tính người bệnh cần uống nhiều nước ion kiềm, thuốc nhuận tràng và hỗ trợ bôi trơn để giảm áp lực lên trực tràng và hậu môn.
  • Nên tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng khoảng 30-40 phút mỗi ngày để tăng cường nhu động đường ruột, phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Thường xuyên đứng lên đi lại sau 2 tiếng đồng hồ làm việc để hệ thống mạch máu ở hậu môn không bị áp lực lớn.
  • Tránh thức khuya hoặc làm việc căng thẳng khiến hormone bị rối loạn, tăng co bóp ở nhu động đường ruột và hệ tiêu hóa.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hậu môn với nước muối sinh lý mỗi ngày để loại bỏ tạp khuẩn, tránh viêm nhiễm bộ phận này.

Bệnh trĩ là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Đặc biệt, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể tiến triển rất nhanh theo từng cấp độ, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó, chủ động khám và chữa bệnh ngay từ giai đoạn đầu là cách tốt nhất để hạn chế biến chứng nguy hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết hay

Bệnh trĩ ở trẻ em xuất hiện do chế độ ăn uống sai cách
Bệnh trĩ ở trẻ em và các thông tin cần biết [Từ A-Z]
Bệnh trĩ ở trẻ em có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của con. Trong bài đọc này chúng tôi sẽ cung…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *