Viêm họng, viêm amidan điều trị như thế nào cho hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để lắng nghe vị chuyên gia có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn một phương pháp hiệu quả đã giúp hơn 2000 người khỏi bệnh.

Sỏi amidan có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 

Sỏi amidan (hay bã đậu amidan) là bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp. Không chỉ gây hôi miệng, căn bệnh này còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vậy sỏi amidan có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên và biết cách để phòng ngừa biến chứng do sỏi amidan gây ra.

Sỏi amidan có nguy hiểm không?

Sỏi amidan là những khối nhỏ cứng có màu trắng hoặc vàng nhạt hình thành trong hoặc trên amidan. Sỏi thường có kích thước khác nhau và thường xuất hiện ở những người hay bị viêm amidan. Vậy sỏi amidan có nguy hiểm không? Thông thường tình trạng này thường không gây nguy hiểm gì với sức khỏe. Thậm chí trong một số trường hợp người bệnh còn không cảm thấy sự xuất hiện của sỏi amidan khi chúng có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, trong một số hợp, sỏi amidan có thể phát triển lớn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thanh hầu bổ phế thang
Liệu có chuyện viêm amidan có thể khỏi hẳn nhờ một bài thuốc nam dược, trong khi ngay cả phẫu thuật vẫn có khả năng tái phát? Cánh phóng viên đã trực tiếp đến Trung tâm Đông y Việt Nam - đơn vị sở hữu độc quyền Thanh hầu bổ phế thang để kiểm chứng hiệu quả thật sự của bài thuốc này!
Sỏi amidan có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người
Sỏi amidan có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người

Dưới đây là một số triệu chứng khó chịu và biến chứng thường gặp khi bị sỏi amidan giúp bạn hiểu rõ sỏi amidan có nguy hiểm không?

  • Gây hôi miệng: Sỏi phát triển trên hoặc trong amidan có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi phát triển. Điều này có thể gây ra tình trạng hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
  • Khó nuốt: Khi sỏi phát triển lớn, nó có thể khiến bạn bị khó nuốt, trong một số trường hợp nó còn khiến người bệnh bị đau đớn khi nuốt thức ăn.
  • Đau tai: Các dây thần kinh ở tai và ở họng có mối liên kết với nhau. Do vậy khi amidan xuất hiện sỏi, nó cũng có thể khiến mọi người bị đau nhức tai.
  • Biến dạng amidan: Khi sỏi amidan gia tăng kích thước, nó có thể chèn ép lên amidan và khiến amidan sưng to, bị biến dạng thường và không có khả năng phục hồi lại như trước. Trong trường hợp này, để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác, người bệnh buộc phải cắt bỏ amidan.
  • Viêm amidan hốc mủ: Sỏi xuất hiện ở trên hoặc trong amidan có thể gây ra viêm amidan hốc mủ với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm xoang, viêm thận, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết.
  • Áp xe amidan: Sỏi amidan có nguy hiểm không? Bản thân sỏi không gây nguy hiểm nhưng tình trạng viêm do sỏi gây ra có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Áp xe amidan là một trong số đó. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất do sỏi gây ra.  Áp xe amidan thường xuất hiện khi vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong amidan và gây viêm. Tình trạng này có thể gây nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, sốt thấp… Lúc này, người bệnh cần nhập viện sớm để loại bỏ khối áp xe do amidan gây ra. Sỏi amidan có nguy hiểm không
  • Gây viêm ở các cơ quan xung quanh: Sỏi phát triển và gia tăng kích thước có thể khiến amidan sưng to và khiến các phản ứng viêm lan rộng ra nhiều cơ quan xung quanh. Người bệnh có thể bị viêm họng kéo dài nếu bị sỏi amidan.

Theo các bác sĩ, sỏi amidan không thể tự khỏi nếu không điều trị. Do vậy, khi sỏi amidan gây ra những triệu chứng khó chịu cho bạn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Điều trị sỏi amidan

Sỏi amidan có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Do vậy, bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị sớm để hạn chế biến chứng. Cách điều trị sỏi amidan phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của sỏi và biểu hiện của bệnh ở từng người. Theo đó, nếu chỉ bị sỏi amidan nhỏ, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian hoặc Đông y để loại bỏ sỏi. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn thì bạn có thể cần điều trị bằng Tây y. Bạn có thể dựa vào tình trạng bệnh của mình để lựa chọn 1 trong 3 phương pháp dưới đây.

Mẹo dân gian

Sỏi amidan có nguy hiểm không, thông thường, nếu sỏi amidan có kích thước nhỏ thì chúng ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Để loại bỏ chúng, bạn có thể lấy tăm bông gảy nhẹ vào sỏi để chúng tự rơi ra ngoài. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp trên, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng vì nếu mạnh tay có thể gây tổn thương lớp  niêm mạc ở họng.

Với những người bị sỏi amidan có kích thước vừa, để loại bỏ sỏi người bệnh có thể sử dụng các loại gia vị có sẵn trong nhà bếp như sả, tỏi, nghệ… Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý cũng giúp giảm nhiễm khuẩn do sỏi amidan.

Súc miệng bằng nước muối hàng ngày có thể giúp giảm bã đậu amidan
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày có thể giúp giảm bã đậu amidan

Tuy nhiên, không phải ai áp dụng các phương pháp dân gian này cũng có thể loại được bỏ sỏi amidan. Do đó, nếu bạn đã áp dụng một thời gian mà thấy tình trạng bệnh không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Đông Y

Sỏi amidan có nguy hiểm không, có thể áp dụng Đông y để điều trị tình trạng này hay không? Theo các thầy thuốc, bạn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị căn bệnh trên. Các bài thuốc này giúp tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt… từ đó giúp điều trị tận gốc căn nguyên gây sỏi. Các vị thuốc Đông y thường được sử dụng để điều trị bệnh là trần bì, cam thảo, mạch môn, kim ngân hoa, bồ công anh… Khi áp dụng Đông y trị sỏi amidan, bạn cần kiên trì thực hiện vì phương pháp này thường phát huy hiệu quả chậm.

Hiện nay, một trong những bài thuốc đông y kết hợp các thảo dược lành tính kể trên, mang đến hiệu quả chữa sỏi amidan được nhiều người tin dùng là bài thuốc nam gia truyền từ dòng họ Đỗ Minh. Đây là công trình nghiên cứu độc quyền suốt 150 năm của các thế hệ lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Liệu trình bài thuốc đông y chữa sỏi amidan Đỗ Minh Đường gồm:

  • Thuốc đặc trị: Chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như Ké đầu ngựa, Cát cánh, Bách bộ… giúp khôi phục các niêm mạc amidan bị tổn thương, tiêu trừ căn nguyên gây bệnh từ bên trong.
  • Cao giải độc chống viêm: Với thành phần gồm Hạ khô thảo, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Sài đất,… hỗ trợ tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bài thuốc chữa sỏi amidan Đỗ Minh Đường
Bài thuốc chữa sỏi amidan Đỗ Minh Đường

Điểm đặc biệt ở bài thuốc này là sử dụng hoàn toàn thảo dược sạch đạt tiêu chuẩn GACP – WHO do chính đơn vị chăm sóc. Theo đó, hơn 30 thảo dược có mặt trong bài thuốc này đều được thu hái từ 3 vườn nam dược tại Hòa Bình –  Hưng Yên – Gia Lâm (Hà Nội). Thế nên, bài thuốc đảm bảo lành tính,  dùng được cho mọi người bệnh từ phụ nữ có thai, mẹ cho con bú, trẻ con hay người già.

Đó cũng là lý do bài thuốc được giới thiệu là phương pháp chữa bệnh đường họng như viêm họng, sỏi amidan hiệu quả, lành tính được giới thiệu trên sóng VTV2 – chương trình “Khỏe thật đơn giản”

XEM THÊM: VTV giới thiệu bài thuốc gia truyền 150 năm tuổi của Đỗ Minh Đường

Tây Y

Theo các bác sỹ, nhiều bệnh nhân dù chưa biết sỏi amidan có nguy hiểm không, nhưng họ vẫn tự ý áp dụng các phương pháp lấy sỏi amindan. Tuy nhiên điều này có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, với những trường hợp sỏi có kích thước lớn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị bằng phương pháp Tây Y.

Căn cứ vào tình trạng bị bệnh cũng như thể trạng của từng người, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng cho bệnh nhân là: Zinnat,, clamoxyl, augmentine…

Ngoài thuốc kháng sinh, người bệnh cũng được kê các loại thuốc giảm đau, hạ sốt hoặc thuốc kháng viêm để giảm triệu chứng do sỏi amidan gây ra. Trường hợp đã dùng các loại thuốc trên mà kích thước sỏi và triệu chứng của sỏi amidan không giảm thì bạn nên đến bệnh viện để được gắp sỏi hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Biện pháp phòng ngừa biến chứng của sỏi amidan

Sỏi amidan có nguy hiểm không phụ thuộc vào kích thước của sỏi đang tồn tại trong amidan. Nếu sỏi có kích thước bé thì bạn nên thực hiện các biện pháp để loại bỏ sỏi hoặc tránh sỏi tăng kích thước. Nếu sỏi lớn thì nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn biện pháp điều trị.

Trà gừng giúp giảm viêm và giảm hôi miệng do sỏi amidan
Trà gừng giúp giảm viêm và giảm hôi miệng do sỏi amidan

Tuy nhiên, cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng của sỏi amidan, là chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây từ sớm.

  • Đến gặp bác sĩ ngay khi thấy amidan xuất hiện các dấu hiệu bất thường như xuất hiện các hạt màu trắng ở amidan, hôi miệng, khó nuốt, đau họng…
  • Khi dùng thuốc điều trị, người bệnh nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị để đạt được hiệu quả cao nhất. Tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng của bệnh cải thiện sẽ không thể tiêu diệt hết virus. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh mà nó còn làm tăng nguy cơ gặp biến chứng.
  • Đánh răng và súc miệng hàng ngày để hạn chế vi khuẩn từ miệng di chuyển đến amidan.
  • Ăn hoặc uống các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C để hạn chế tình trạng kết tủa của sỏi.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày để loại bỏ thức ăn thừa tích tụ ở amidan, điều này giúp sỏi amidan không bị to lên.
  • Uống trà gừng, nghệ hoặc xả để giảm viêm và giảm hôi miệng.
  • Trong một số trường hợp bạn cần phải cắt bỏ amidan để tránh nhiễm trùng lây lan rộng ra mũi, xoang, vòm họng.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi “sỏi amidan có nguy hiểm không”. Hy vọng những thông tin được cung cấp trên đây đã phần nào giúp bạn hình dung được mức độ nguy hiểm của sỏi amidan. Tốt nhất, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, khi thấy triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.

5/5 - (1 bình chọn)

Xem thêm

Nhờ tìm được bài thuốc thảo dược phù hợp và kiên trì điều trị, sau 3 tháng tôi đã loại bỏ thành công căn bệnh viêm amidan hốc mủ "khó nhằn" mà không cần phải phẫu thuật.
Viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không?
Viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Những thông tin hữu ích
“Viêm amidan mãn tính có nên cắt không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân gặp tình trạng bệnh lý hô hấp này. Viêm amidan mãn tính không chỉ ảnh…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *