Đau Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử hoặc tiếng anh là Stomachache) là bệnh đường tiêu hóa phổ biến trên thế giới nhiều người mắc phải. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và biết rõ về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, vị trí đau và cách điều trị hiệu quả nhất.

Đau dạ dày là bệnh tiêu hóa phổ biến
Đau dạ dày là bệnh tiêu hóa phổ biến

Đau dạ dày là gì? Các thể bệnh thường gặp

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa lớn nhất, nằm giữa tá tràng và thực quản. Bộ phận này có chức năng chứa và tiêu hóa thức ăn do con người dung nạp vào cơ thể.

Đau dạ dày hay đau bao tử là hiện tượng chức năng đường ruột bị rối loạn, niêm mạc của dạ dày bị viêm, đau và tổn thương. Đây là căn bệnh dễ gặp và phổ biến nhất trong các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Theo thống kê tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng tăng cao. Bệnh không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp… Bất cứ ai cũng có thể bị đau dạ dày.

Tùy thuộc vào triệu chứng, tính chất hay đặc điểm mà bệnh lý này được phân loại khác nhau. Dưới đây là các loại bệnh đau dạ dày phổ biến, thường gặp nhất:

  • Đau dạ dày cấp tính
  • Viêm dạ dày ruột
  • Đau dạ dày – tá tràng
  • Trào ngược dạ dày
  • Viêm dạ dày xung huyết

Triệu chứng đau dạ dày

Khi bị đau bao tử, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng điển hình sau:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đau dạ dày, người bệnh có cảm giác đau ở vùng bụng phía trên rốn. Lúc đầu triệu chứng đau dạ dày còn nhẹ, cơn đau thường xuất hiện bất chợt, sau đó các cơn đau xuất hiện thường xuyên và ngày càng nặng hơn. Cơn đau có thể lan ra sau lưng và lên ngực. Đau dạ dày thường xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn no.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Do dạ dày bị tổn thương nên dẫn tới tiêu hóa bị ảnh hưởng. Từ đó sinh ra khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng khó chịu. Ở giai đoạn đầu, cảm giác này chỉ xuất hiện sau khi ăn quá no.
  • Ợ chua, nóng rát vùng thượng vị: Hiện tượng này xảy ra do thức ăn trong dạ dày lên men, dịch axit tăng cao. Một số bệnh nhân còn gặp phải tình trạng ợ hơi, đắng miệng do dịch và thức ăn trào ngược lên thực quản.
  • Nôn và buồn nôn: Khi các tổn thương, vết loét trong niêm mạc dạ dày ngày càng lan rộng và nghiêm trọng, người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Nhất là khi quá đói hoặc ăn quá no.
  • Chán ăn, mệt mỏi: Do cảm giác đầy bụng, ợ chua nên người bệnh không muốn ăn hoặc ăn không ngon. Từ đó dẫn đến suy nhược cơ thể, sụt cân,
  • Đi ngoài: Bệnh nhân đau dạ dày thường bị đi ngoài, phân dạng lỏng, có nhiều dịch dính hồ, ít phân. Nhiều người bệnh có hiện tượng đi ngoài nhiều, phân màu đen và có mùi khó chịu.
  • Bí tiện: Phân cứng, đi ngoài liên tục hoặc ngắt quãng. Đi ngoài xong vẫn có cảm giác như chưa đi.
  • Nôn ra máu: Đây là biểu hiện đau dạ dày khi bệnh đã nghiêm trọng. Lúc này cần xử lý ngay để tránh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Ngoài các triệu chứng kể trên, bệnh đau dạ dày còn có thêm một số triệu chứng ít gặp hơn như thiếu máu, giảm cân nhanh hoặc sờ thấy u trước bụng

Các triệu chứng thường gặp của bệnh
Một số triệu chứng tiêu biểu của bệnh đau dạ dày

Nguyên nhân đau dạ dày phổ biến nhất

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bao tử. Các chuyên gia chỉ ra rằng, bệnh dạ dày sinh ra có thể do một hoặc nhiều yếu tố. Những nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

  • Do ăn uống: Người bệnh ăn uống không phù hợp và khoa học, thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn nhanh, nhai không kỹ… Đây là một trong những nguyên nhân đau dạ dày phổ biến nhất.
  • Do tâm lý: Tinh thần không tốt, thường xuyên bị stress, căng thẳng, áp lực công việc… sẽ làm trực tràng và thần kinh bị rối loạn điều tiết. Lâu dần sẽ sinh ra bệnh dạ dày.
  • Sinh hoạt không khoa học: Thức khuya, ngủ không đủ giấc… cũng là một trong những yếu tố gây đau dạ dày.
  • Nhiễm khuẩn: Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Theo thống kê của ngành y tế, có đến 80% bệnh nhân đau dạ dày là do nhiễm loại vi khuẩn này. Vi khuẩn HP thường cư trú trong thực phẩm bẩn, khi người bệnh ăn vào bụng sẽ bị lây nhiễm. Ngoài ra, người đau dạ dày có thể là do nhiễm nấm hoặc ký kinh trùng.
  • Uống nhiều đồ có cồn, có ga: Bia, rượu, nước ngọt có ga… không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn là tác nhân khiến đau dạ dày, viêm, loét dạ dày.
  • Uống nhiều thuốc Tây y: Lạm dụng kháng sinh, uống không đúng cách… có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày.
Các nguyên nhân khác nhau của bệnh
Đau dạ dày xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Vị trí đau dạ dày thường nằm ở đâu?

Hiện tượng đau bao tử có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như thượng vị, môn vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn hay thậm chí cả tá tràng, thực quản. Trong đó, những vị trí đau dạ dày thường gặp nhất gồm:

  • Đau thượng vị: Người bệnh có cảm giác đau ở phía trên rốn và dưới xương ức. Các cơn đau âm ỉ khó chịu. Cơn đau có thể lan ra vùng ngực và lưng nhanh chóng.
  • Đau vùng bụng giữa: Nếu thấy có tình trạng đau kèm theo triệu chứng khó tiêu, ợ chua, nóng rát… thì có thể người bệnh đã bị đau dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần thận trọng, khi thấy xuất hiện đau ở vùng này cần đi khám ngay, bởi bụng giữa là khu vực chứa nhiều cơ quan tiêu hóa rất quan trọng
  • Đau vùng bụng phía trên bên trái: Hiện tượng này xảy ra khi người bệnh đói. Các cơn đau âm ỉ, khó chịu và có thể kéo dài. Tuy nhiên, mức độ đau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.

Đau dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng đau dạ dày thường không quá rõ rệt khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. Từ đó, tạo cho người bệnh tâm lý chủ quan, không sớm khám chữa bệnh kịp thời, triệt để.

Thông thường, khi mới khởi phát, các triệu chứng bệnh chưa quá nghiêm trọng thì bệnh đau bao tử không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không xử lý kịp thời, bệnh sẽ dễ tiến triển nặng và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng như:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Tình trạng đau dạ dày diễn ra thường xuyên khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi, stress và suy nhược cơ thể. Từ đó, chất lượng cuộc sống, công việc hay học tập của người bệnh bị ảnh hưởng theo.
  • Xuất huyết dạ dày: Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu, gây ra những cơn đau dữ dội do các tổn thương không được chữa trị kịp thời.
  • Thủng dạ dày: Nếu tình trạng viêm niêm mạc dạ dày không được khắc phục thì vùng bị viêm sẽ tổn thương ngày càng nặng vào có nguy cơ bị thủng dạ dày. Đây là hiện tượng nguy hiểm cần được xử lý cấp cứu.
  • Ung thư dạ dày: Với những người bị nhiễm bệnh do vi khuẩn HP thì có nguy cơ phải đối mặt với bệnh ung thư dạ dày. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao.
Những biến chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày
Biến chứng bệnh đau dạ dày

Vậy bệnh đau dạ dày có chữa khỏi được không? Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện YHCT Trung Ương cho biết: Ở giai đoạn mới khởi phát các triệu chứng bệnh và chưa quá nghiêm trọng, bệnh có thể chữa khỏi nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng thì việc chữa bệnh sẽ khó khăn hơn.

Hiệu quả chữa bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, sinh hoạt, cơ địa của mỗi người. Do đó, BS Tuyết Lan khuyên người bệnh nên sớm thăm khám, điều trị bệnh đau dạ dày từ khi mới phát hiện ra các dấu hiệu bệnh.

Cách chẩn đoán đau dạ dày

Qua quá trình khám lâm sàng, cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ xác định được chính xác tình trạng, vị trí, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

  • Khám lâm sàng: Là quá trình khám bệnh dựa trên bệnh sử, thói quen, triệu chứng để chẩn đoán sơ bộ ban đầu. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp cho người bệnh.
  • Khám cận lâm sàng: Bao gồm việc  thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân, vị trí, mức độ tổn thương dạ dày. Trong đó, những xét nghiệm thường được chỉ định nhất gồm: Nội soi dạ dày, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân, kiểm tra huyết thanh, kiểm tra tổ chức bệnh lý…

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh lý, bác sĩ sẽ dựa vào đó để tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp nhất cho người bệnh. Vậy đau dạ dày nên uống thuốc gì? Những phương pháp chữa bệnh nào phổ biến, hiệu quả nhất?

Cách điều trị đau dạ dày

Để chữa đau bao tử, người bệnh có thể áp dụng một trong những cách dưới đây:

Điều trị đau dạ dày tại nhà bằng mẹo dân gian

Với những trường hợp đau dạ dày cấp, bệnh mới khởi phát và triệu chứng nhẹ, mọi người có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà sau đây:

  • Chườm bằng túi chườm ấm hoặc muối hạt rang nóng để tạo sự thoải mái cho bụng.
  • Dùng tinh bột nghệ và mật ong: Lấy 1 thìa bột nghệ, trộn với 1 ít mật ong và cho vào cốc nước ấm, khuấy đều. Uống 2 lần/ngày. Sử dụng thường xuyên có thể giúp giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày. Hoặc người bệnh có thể dùng mật ong và tinh bột nghệ trộn đều, vo viên và sử dụng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 viên.
  • Mật ong và tỏi đen: Dùng khoảng 0,5kg tỏi đen ngâm với 400 – 500ml mật ong nguyên chất. Ngâm trong khoảng 30 ngày, sau đó lấy 1 – 2 củ tỏi để nhai hàng ngày. Sử dụng trong 1 tuần.
  • Bài thuốc từ gừng: Lấy 1 củ gừng, gọt sạch vỏ và giã nát. Lọc nước cốt, hòa với 1 cốc nước ấm. Cho thêm 1 ít nước cốt chanh và mật ong vào khuấy đều. Uống vào buổi sáng.
  • Ngoài ra, người bệnh còn có thể sử dụng các mẹo dân gian từ giấm táo, lô hội, chuối xanh, uống nước chè dây, chuối xanh… để điều trị đau dạ dày.
Các mẹo chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả, dễ thực hiện
Chữa đau dạ dày bằng mẹo dân gian an toàn, lành tính

Ưu điểm: An toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí, dễ dàng thực hiện.

Nhược điểm: Hiệu quả không cao, phù hợp với bệnh nhẹ, không thể điều trị đau dạ dày dứt điểm.

Sử dụng thuốc Tây y để chữa đau dạ dày

Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng để chữa bệnh. Vậy đau dạ dày uống thuốc gì? Tùy vào nguyên nhân, độ tuổi, mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc phù hợp như:

  • Thuốc trung hòa acid: Có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày, hút dịch và bảo vệ niêm mạc.
  • Thuốc chống co thắt: Công dụng làm giãn cơ trơn, giảm co thắt và giảm đau.
  • Thuốc kháng sinh: Được kê toa trong trường hợp đau dạ dày do vi khuẩn.
  • Thuốc kháng Histamin H2: Công dụng làm giảm sản sinh dịch dịch dạ dày quá mức.
  • Ngoài ra, người bệnh bị đau dạ dày có thể sử dụng một số loại thuốc khác như: Thuốc đau dạ dày Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y), thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P), thuốc Gastropulgite…

Ưu điểm: Giảm đau nhanh, hiệu quả ngay sau vài tiếng, tiện lợi.

Nhược điểm: Có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt… Nếu lạm dụng có thể gây nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc. Hiệu quả không dứt điểm, bệnh dễ tái phát trở lại.

Điều trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y được gia giảm thành phần phù hợp với từng cơ địa, tình trạng và thể loại bệnh.

Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh dạ dày như:

  • Bài thuốc 1: Cam ba lá khô 100g, bạch cập khô 100g.
  • Bài thuốc 2: Phật thủ 10g, trần bì 9g, đẳng sâm 15g, sa nhân 9g.Bài
  • Bài thuốc 3: Trạch tả 16g, bối mẫu 12g, thạch bì 8g, trần bì 10g, chi tử 20g, đan bì 20g, thược dược 20g.

Ưu điểm: Lành tính, an toàn với sức khỏe, hiệu quả cao. Có thể sử dụng cho trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh.

Nhược điểm: Thuốc hiệu quả chậm, cần đun sắc tốn thời gian. Vị thuốc đắng khó uống.

Bị đau dạ dày không nên ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm cần bổ sung, người bị đau dạ dày cần kiêng những thực phẩm đây:

  • Đồ cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt… Có thể kích thích và làm tăng dịch acid dạ dày. Từ đó khiến tình trạng viêm và đau tăng lên.
  • Thực phẩm chua và đồ lên men: Chanh, cam, quýt, cà muối, kim chi, dưa muối… Khiến dịch acid trong dạ dày tăng cao. Nếu người bị đau dạ dày ăn những thực phẩm này sẽ bị ợ chua, đầy bụng và đau bụng dữ dội.
  • Chất kích thích: Thuốc lá, bia, rượu, cà phê, đồ uống có ga… Sẽ khiến tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Kiêng đồ lạnh: Kem, nước lạnh, đồ ăn lạnh…

Bị bệnh thì ăn gì, kiêng gì

Ngoài ra, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh và lưu ý những điều sau:

  • Kiêng ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Không thức khuya, ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế vận động mạnh
  • Nên ăn nhiều đồ luộc, hấp, hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ.
  • Ăn thực phẩm sạch.
  • Nên ăn nhiều bữa trong ngày.

Bị đau dạ dày nên ăn gì?

Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần chú ý chế độ dinh dưỡng để bệnh dạ dày mau khỏi. Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân nên bổ sung:

  • Bánh mì: Loại thực phẩm này có tác dụng thấm dịch và tạo thêm chất acid tốt cho dạ dày. Giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, bớt đau.
  • Các loại thực phẩm thô: ngô, đậu, hạt điều, hạt bí, hạt mè… Chứa nhiều chất dinh dưỡng nhóm B, hỗ trợ chuyển hóa thức ăn. Đồng thời, trong thực phẩm thô giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ dạ dày.
  • Sữa chua: Cung cấp Probiotic và một số dưỡng chất tốt cho dạ dày. Đồng thời loại trừ được vi khuẩn gây hại và tăng cường chức năng tiêu hóa.
  • Táo: Chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy hoạt động của đường ruột. Bên cạnh đó, táo còn chứa nhiều chất oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn viêm.
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá thu… Có tác dụng kháng viêm, kích thích tiêu hóa.
  • Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu: Yến mạch, đậu bắp, đậu hà lan… Là những thực phẩm giàu chất xơ và chứa lượng dinh dưỡng tốt cho dạ dày.
  • Rau màu xanh đậm: Rau bina, cải xoăn… Chứa hàm lượng vitamin B cao, tốt cho người bị đau dạ dày.
  • Gừng: Bổ sung gừng hàng ngày giúp người bệnh giảm triệu chứng khó tiêu, ợ hơi. Đồng thời tăng bài tiết và kích thích tiêu hóa.
  • Nên ăn các loại cháo, canh để dạ dày dễ tiêu hóa.

Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày

Để phòng ngừa đau bao tử, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh và có chế độ ăn uống khoa học. Cụ thể:

  • Ăn uống lành mạnh, ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng, tránh nằm ngay. Ăn chín, uống sôi, nhai kỹ, ăn chậm.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì bởi có thể gây hại cho dạ dày.
  • Hạn chế ăn đồ cay, chua, nóng hoặc đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Không thức khuya, làm việc quá sức, tránh stress, căng thẳng.
  • Rèn luyện sức khỏe, tập thể thao để tăng cường đề kháng.

Trên đây là những thông tin về bệnh đau dạ dày. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh này. Từ đó bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người trong gia đình.

Xem thêm: Cách chữa bệnh đau dạ dày tại nhà

4.8/5 - (13 bình chọn)
Nên dùng thuốc trị rối loạn cương dương loại nào tốt nhất?
TOP 16 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Tốt Nhất
Hiện nay, dùng thuốc trị rối loạn cương dương là phương pháp phổ biến được nhiều nam giới áp dụng để cải thiện tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *