Bệnh trĩ sau sinh và những thông tin mẹ bầu cần biết 

Các mẹ bầu rất dễ mắc bệnh trĩ sau sinh do nhiều yếu tố tác động đến. Cụ thể hơn về vấn đề này trong bài đọc dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến chi tiết hơn để mọi người có thể chủ động nhận biết triệu chứng và tìm ra hướng xử lý kịp thời. 

Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh ở bà bầu?

Trĩ là một dạng bệnh lý do bị giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn khiến búi trĩ bị giãn nở, tĩnh mạch phồng to và gây ứ máu. 

Bệnh trĩ sau sinh và những thông tin mẹ bầu cần biết
Bệnh trĩ sau sinh và những thông tin mẹ bầu cần biết

Trĩ được phân chia thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh kể cả phụ nữ sau khi sinh. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ sau khi sinh thường gồm có: 

  • Do phụ nữ rặn nhiều khi sinh, tử cung mở to tăng áp lực lên vùng khoang chậu, tụ máu sưng phù ở phần hậu môn khiến búi trĩ bị sa ra ngoài. 
  • Do mẹ bầu bị táo bón trong giai đoạn thai kỳ và sau khi sinh. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bị bệnh trĩ sau sinh bé. Một số nguyên nhân dẫn đến táo bón có thể kể đến như do thai phụ nằm, ngồi quá nhiều, chế độ ăn thiếu rau xanh, ít uống nước,…
  • Do trọng lượng cơ thể của thai nhi đã gây áp lực lên trực tràng hậu môn khiến tĩnh mạch bị chèn ép, máu khó lưu thông, căng phình, từ đó làm giãn nở mạch máu và hình thành nên bệnh trĩ sau khi sinh mổ. 
  • Do mẹ bầu đã từng bị trĩ trước đó nên sau khi sinh bệnh lý có xu hướng nặng hơn, gây chảy máu, tắc búi trĩ, viêm phù nề búi trĩ. Khi mang thai hàm lượng progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao khiến tĩnh mạch bị giãn ra, máu ứ đọng ngày càng nhiều làm tăng nguy cơ bị trĩ sau khi sinh con. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ sau sinh

Phụ nữ cần nắm rõ các triệu chứng bệnh trĩ sau sinh để có thể sớm phát hiện và tìm ra hướng xử lý đúng cách, tránh để phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể về dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh như sau: 

  • Đi ngoài ra máu: Trong giai đoạn đầu lượng máu xuất hiện với tần suất khá ít, bạn có thể nhìn thấy khi quan sát trên giấy vệ sinh hoặc phân. Theo thời gian tình trạng bệnh ngày càng nặng lượng máu sẽ nhiều hơn, người bệnh có thể thấy rõ tia máu chảy. Nhiều khả năng búi trĩ sẽ bị đông lại trong hậu môn, xuất hiện thêm cục máu đông khi đi đại tiện. 
  • Sa búi trĩ: Tùy theo mức độ nặng nhẹ của mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Trĩ mức độ nhẹ đời sống sinh hoạt của bệnh nhân sẽ không có nhiều khó khăn hay bị ảnh hưởng. Tuy nhiên khi búi trĩ bắt đầu sa ở cấp độ ba người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu khi di chuyển và bê vác đồ. Khi ngồi người mẹ sẽ cảm giác không được thoải mái do hơi cộm. 
  • Ngứa hậu môn cũng là một trong những biểu hiện của bệnh trĩ sau sinh có thể gặp ở bất kỳ trường hợp nào. Người bệnh sẽ thấy khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. 
  • Có cảm giác đau do búi trĩ bị tắc mạch và làm nứt kẽ hậu môn. 
  • Bị nứt và đau rát hậu môn do mẹ bầu sau sinh bị trĩ không tìm cách xử lý ngay, kéo dài tình trạng. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến người bệnh sẽ bị chảy máu khi đi vệ sinh. 

Bệnh trĩ sau sinh có thể tự khỏi được hay không?

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không là vấn đề mà các mẹ bầu rất quan tâm đến. Về cơ bản căn bệnh này sẽ không gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Bệnh trĩ sau sinh không thể tự khỏi và phải can thiệp y tế điều trị
Bệnh trĩ sau sinh không thể tự khỏi và phải can thiệp y tế điều trị

Bệnh lý không thể tự khỏi được mà phải có sự can thiệp y tế của bác sĩ. Nhiều trường hợp chủ quan, không tìm hướng điều trị sau sinh bị lòi trĩ đã gây tốn kém và kéo dài thời gian chữa bệnh do tình trạng đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn. 

Nếu có các biểu hiện bất thường bạn nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán chính xác tình trạng và điều trị theo phác đồ để kết quả chữa bệnh sẽ hiệu quả, khả quan hơn. 

Bệnh trĩ sau sinh nếu không được điều trị có thể gây ra những biến chứng khó lường như:

  •  Tắc mạch trĩ nội khiến mẹ bị đau ở bên trong, có cảm giác có vật nằm chắn ngang ở trong hậu môn và gợn cộm. 
  • Tắc mạch trĩ ngoại là cục máu đông ở trong lòng mạch máu hoặc là bọc máu do tĩnh mạch tạo ra gây cảm giác đau rát. 
  • Sa nghẹt búi trĩ khiến bệnh nhân đau đớn, sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn. 
  • Rối loạn thần kinh gây cảm giác đau nhức xương, lưng thậm chí ảnh hưởng đến thần kinh phản xạ tiết niệu. 
  • Gây bội nhiễm vi khuẩn do búi trĩ lòi ra ngoài quá lâu và chảy máu liên tục. 
  • Rối loạn chức năng hậu môn, cơ quan có thể bị co thắt gây ảnh hưởng đến việc đại tiện, cơ quan hậu môn bị xâm lấn, mẹ bị mất tự chủ khi đi tiêu. 
  • Thiếu máu, nhiễm trùng máu bởi áp xe hậu môn làm chảy máu, vi khuẩn và các loại virus có cơ hội tấn công và gây nhiễm trùng. 
  • Có nguy cơ mắc bệnh về da khi bệnh trĩ sau sinh chuyển sang giai đoạn 3,4. 
  • Bị hoại tử dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gây cảm giác ngứa, nóng rát khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. 

Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh cho phụ nữ

Mẹ sau sinh bị trĩ phải làm sao để cải thiện vấn đề không phải ai cũng biết. Cách tốt nhất là nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và hướng dẫn chi tiết. Một vài cách chữa trĩ sau sinh cho mẹ bầu gồm: 

Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh theo Tây y

Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh theo phương pháp Tây y bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh lý, triệu chứng và sức khỏe hiện tại của mẹ để áp dụng. Thông thường, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc để làm giảm các triệu chứng của bệnh. 

Những loại thuốc được sử dụng gồm có: 

  • Thuốc co mạch và làm tăng tính bền của thành mạch để giảm kích thước búi trĩ và hiện tượng chảy máu ở hậu môn. 
  • Thuốc giảm đau, chống viêm, giảm sưng búi trĩ để mẹ đi vệ sinh dễ dàng hơn, tránh cảm giác đau. 

Trường hợp mẹ bị trĩ giai đoạn nặng, điều trị nội khoa không có tác dụng bác sĩ buộc phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ. Tuy nhiên, điều trị bệnh trĩ ngoại khoa có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu, nghẹt mũi, hoại tử,…vì vậy người bệnh cần phải trao đổi kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Tốt nhất nên điều trị khi bệnh còn nhẹ để tránh biến chứng và tốn kém chi phí. 

Thuốc điều trị bệnh trĩ sau sinh cho mẹ bỉm sữa
Thuốc điều trị bệnh trĩ sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Điều trị bệnh trĩ sau sinh bằng mẹo chữa dân gian

Điều trị bệnh trĩ sau khi sinh cho mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng. Ưu điểm của các bài thuốc nam là sử dụng dược liệu có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm, chi phí đầu tư không quá cao. Áp dụng kiên trì trong một thời gian bệnh lý sẽ được cải thiện rõ rệt. 

Một số mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà hay bạn có thể tham khảo thêm để áp dụng cho bà bầu như sau: 

Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh với dầu dừa 

Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng dầu dừa là cách làm được khá nhiều người áp dụng bởi acid lauric có trong dược liệu giúp giảm đau, giảm ngứa rát hậu môn và chống viêm rất tốt. 

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ phòng ngừa nhiễm khuẩn búi trĩ giúp vết thương tại niêm mạc hậu môn được làm lành nhanh hơn. Chính vì vậy, các mẹ bị trĩ có thể dùng dược liệu để điều trị bệnh theo cách sau đây: 

  • Cách làm số 1: Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lau khô sau đó bôi dầu dừa lên búi trĩ và vùng da xung quanh. Để nguyên như vậy trong khoảng 20 đến 30 phút sau đó làm sạch bằng nước ấm. Thực hiện mỗi ngày từ 2 đến 3 lần là được. 
  • Cách làm số 2: Nghiền nát 3 tép tỏi sau đó trộn chung với 3 thìa dầu dừa, cho vào khuôn và làm đông. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi đặt hỗn hợp đã chuẩn bị vào trong trực tràng là được. 
  • Cách làm số 3: Pha hỗn hợp dầu dừa và dầu cây phỉ theo tỉ lệ 1:1 rồi bôi lên hậu môn đã làm sạch trong vòng 20 phút và rửa lại với nước ấm là được. 

Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh cho phụ nữ bằng nha đam 

Chất gel và khoáng chất có trong nha đam có thể làm dịu cơn đau rát do bệnh trĩ gây ra. Không những thế, enzym bradykinin có trong lô hội còn giúp chống viêm, giảm đau, rút ngắn thời gian hồi phục tế bào niêm mạc bị tổn thương tại hậu môn. 

Cách dùng nha đam để chữa bệnh trĩ sau sinh được thực hiện như sau: 

  • Cách làm số 1:  Chuẩn bị 1 lá nha đam, làm sạch vỏ bên ngoài để lấy lớp gel trong bôi lên hậu môn đã được làm sạch. Để như vậy trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch là được. 
  • Cách làm số 2: Chuẩn bị một ít lá nha đam, làm sạch rồi cho vào bát ngâm nước muối khoảng 20 đến 30 phút. Cho nha đam vào nồi nấu chung với đường phèn khoảng 20 phút, dùng để ăn hàng ngày là được. 

Chữa bệnh trĩ sau sinh cho mẹ bằng nghệ vàng 

Nghệ vàng là loại dược liệu có tính ôn, vị đắng với công dụng giảm đau, tiêu sưng, kích thích hệ tiêu hóa và lưu thông khí huyết. Chất curcumin có trong nghệ vàng còn có thể kháng khuẩn, kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa, giảm cảm giác ngứa đau và giúp búi trĩ co lại. 

Chữa bệnh trĩ sau sinh cho mẹ bỉm sữa bằng nghệ vàng
Chữa bệnh trĩ sau sinh cho mẹ bỉm sữa bằng nghệ vàng

Nếu mẹ sau sinh dùng nghệ để điều trị bệnh sẽ rút ngắn thời gian hồi phục, giúp sẹo được liền nhanh hơn. Cách dùng dược liệu chữa bệnh trĩ sau sinh thực hiện như sau: 

  • Cách làm số 1: Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi làm sạch và giã nát, 1 quả sung đã rửa sau đó bổ đôi, làm sạch 2 bó diếp cá và đợi ráo nước. Cho dược liệu vào nồi nấu cùng 2 lít nước và ít muối ăn nấu sôi trong 15 phút. Dung dịch thu được dùng để ngâm rửa khu vực cần điều trị. 
  • Cách làm số 2: Pha 1 thìa tinh bột nghệ nguyên chất cùng ít nước ấm và mật ong nguyên chất để uống ngày 2 lần sáng và tối là được. 
  • Cách làm số 3: Giã nhuyễn 1 củ nghệ tươi sau đó cho vào nồi nấu cùng lá lốt, lá sung, ngải cứu, lá cúc tần mỗi thứ một nắm, 5 quả bồ kết và 2 lít nước. Nấu trong 10 phút thì đổ dung dịch ra chậu để xông hơi, đợi nước nguội thì dùng để ngâm rửa. 

Điều trị trĩ bằng phương pháp Đông y cho mẹ bầu sau sinh

Sau sinh bị trĩ phải làm sao khiến người bà mẹ cảm thấy lo lắng. Lúc này người bệnh, có thể áp dụng phương pháp điều trị Đông y để cải thiện triệu chứng, phòng ngừa nguy cơ tái phát. 

Sách Đông y ghi lại, bệnh trĩ sau sinh khởi phát do nhiều yếu tố tác động đến tỳ vị khiến bệnh bùng phát. Nguyên tắc điều trị theo phương pháp y học cổ truyền là tập trung vào các triệu chứng, căn nguyên gây bệnh sau đó bồi dưỡng tỳ vị để rút ngắn thời gian hồi phục. 

Tùy theo cơ địa và tình trạng của bệnh nhân thầy thuốc sẽ áp dụng các bài thuốc khác nhau từ uống, bôi đến ngâm rửa để cải thiện vấn đề. Đa phần thuốc Đông y sẽ dùng các loại dược liệu dưới đây để chữa bệnh: 

  • Vị thuốc hoàng kỳ để bổ trung ích khí, tăng dương khí. 
  • Vị thuốc đương quy, cam thảo, ý dĩ,… để bồi bổ tỳ vị, kích thích cảm giác ngon miệng và loại bỏ căn nguyên gây bệnh. 
  • Vị thuốc liên tử dùng để cầm máu khi bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết. 
  • Vị thuốc đương quy giúp bổ huyết nếu bệnh nhân bị chảy máu nhiều do bệnh trĩ ngoại

Thuốc Đông y chữa bệnh trĩ sau sinh thường có tác dụng chậm vì vậy bạn cần phải có sự kiên trì áp dụng thì mới đạt hiệu quả tốt. Lưu ý, mẹ cần dùng thuốc theo chỉ định để đảm bảo sự an toàn, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. 

Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng thuốc bắc được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn
Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng thuốc bắc được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ sau sinh mang đến không ít bất lợi cho các mẹ bỉm sữa vì vậy mọi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe cẩn thận để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 

Dưới đây là một số biện pháp các mẹ cần lưu ý khi chăm sóc và phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh: 

  • Khi điều trị bệnh trĩ sau sinh mỗi ngày cần phải làm vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước ấm. 
  • Thường xuyên làm vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày đặc biệt là khi đi đại tiện xong. 
  • Luyện tập thể thao tăng cường sức đề kháng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 
  • Các mẹ cần tránh vận động mạnh hoặc ngồi một chỗ quá lâu ở nền cứng. 
  • Khi áp dụng các bài thuốc dân gian nên quan sát bởi tác dụng của phương pháp còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người, nếu có biểu hiện lạ cần ngừng áp dụng lại ngay. 
  • Nên tập thói quen đi vệ sinh mỗi ngày, đặc biệt là giai đoạn sau khi ngủ dậy. 
  • Bị trĩ sau sinh nên ăn gì, theo đó các mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi và uống nhiều nước. 
  • Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ khó tiêu. 
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và tránh sử dụng chất kích thích. 

Bệnh trĩ sau sinh có dấu hiệu như thế nào, hướng điều trị ra sao chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu qua nội dung bài đọc trên. Các mẹ bỉm sữa nên chủ động thay đổi thói quen sống, chăm sóc sức khỏe tốt hơn để tránh nguy cơ mắc bệnh. Nếu có triệu chứng khác thường hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám.

5/5 - (1 bình chọn)
Mụn thâm lưng gây mất thẩm mỹ nên cần chữa trị kịp thời
Mụn thâm ở lưng: Nguyên nhân và Cách chữa trị không để lại sẹo
Mụn thâm ở lưng tưởng chừng khó phát hiện nhưng thực tế lại gây ảnh hưởng thẩm mỹ nghiêm trọng. Tuy nhiên tình trạng này có thể được cải thiện…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *