Khô khớp tay là do đâu? Triệu chứng và cách khắc phục
Bảng tóm tắt
Các chuyên gia xương khớp đã chỉ ra rằng khô khớp tay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do thói quen sinh hoạt. Và nếu không phát hiện, điều trị sớm người bệnh có thể mất khả năng cử động ngón tay, cổ tay, khuỷu tay.
Khô khớp tay là gì? Triệu chứng khô khớp tay
Khô khớp tay là tình trạng khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay phát ra tiếng kêu lạo xạo khi người bệnh thực hiện cử động (có thể một hoặc nhiều khớp phát ra tiếng cùng lúc). Bệnh thường gặp ở người già do thoái hóa các sụn khớp; người trẻ do thiếu chất dinh dưỡng hoặc do các khớp tay bị chấn thương.
Hiện tượng lạo xạo này xảy ra là do khi lớp sụn khớp bị mỏng, dịch nhầy bôi trơn khớp giảm, khiến khớp bị khô; sụn cọ sát vào nhau dần dần bào mòn đầu xương dưới sụn. Một số triệu chứng để người bệnh có thể nhận biết bản thân bị khô khớp tay là:
- Ngón tay, khuỷu tay, cổ tay phát ra tiếng lục cục khi hoạt động co duỗi. Những khớp bị khô cử động sẽ kêu nhè nhè, tiếng kêu càng rõ hơn khi bệnh chuyển biến nặng mà không được điều trị và bổ sung dịch khớp.
- Có cảm giác đau cơ học, đau các ngón tay khi vận động và cảm giác đau giảm khi nghỉ ngơi. Mức độ đau này có thể nhẹ, trung bình cho đến nặng tùy theo tiến triển và thời gian mắc bệnh.
- Bệnh nhân có cảm giác cứng khớp, đây là triệu chứng khô khớp tay điển hình nhất, đặc biệt vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa dậy. Ngón tay, cổ tay, khuỷu tay người bệnh bị co cứng, khó khăn khi duỗi ra.
- Việc cầm đồ vật bị hạn chế do cầm, nắm không chắc chắn. Đồ vật có thể bị rơi khi bất cứ lúc nào.
Nguyên nhân gây khô khớp tay là gì?
Các bác sĩ chuyên môn xương khớp cho biết, bệnh khô khớp cổ tay có thể là do lão hóa; do sự chăm sóc xương khớp không cẩn thận. Nhiều trường hợp là do thói quen xấu của nhiều người nhất là những người trẻ hiện nay.
- Sụn khớp bị lão hóa: Lão hóa là việc tất yếu xảy ra khi về già, lúc này các sụn khớp bị bào mòn, dịch tiết của cơ thể không còn đáp ứng được nhu cầu bôi trơn toàn bộ bề mặt khớp. Khi lớp sụn khớp không còn nữa thì xương hai bên đầu sẽ cọ xát vào nhau dẫn đến tình trạng khô khớp.
- Người bệnh gặp chấn thương khớp tay: Khô khớp tay do các chấn thương như gãy xương; gân cơ bị giãn, rách; bao hoạt dịch bị kích ứng dẫn đến viêm; ít tiết dịch nhầy để bôi trơn. Lúc này khớp sẽ bị khô và nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển sang thoái hóa khớp.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng thiếu hay thừa chất đều có thể tác động xấu đến xương khớp và là nhân tố tăng tình trạng khô các khớp tay ở người trẻ. Ở người béo phì, các khớp bị chèn ép sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch. Còn khi thiếu chất dinh dưỡng các sụn lại không đủ chất để nuôi dưỡng từ đó quá trình sản sinh dịch khớp bị hạn chế.
- Một số các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân để trên hiện tượng khô dịch khớp tay còn có thể hình thành do các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thập, vảy nến, gout, vôi hóa ổ khớp, ngón tay cử động do cử động nhiều,…
Khắc phục khô khớp ngón tay như thế nào?
Có rất nhiều cách để cải thiện bệnh khô dịch khớp tay, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian, điều trị bằng thuốc Đông y hoặc Tây y tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của mỗi người. Để hiểu rõ hơn người bệnh có thể tìm hiểu các cách chữa bệnh dưới đây.
Khắc phục khô khớp khuỷu tay bằng Tây y
Chữa bệnh khô khớp bằng cách sử dụng thuốc Tây y chú trọng vào việc làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh và phục hồi vùng khớp bị tổn thương. Các loại thuốc thường được dùng cho bệnh nhân khô khớp là: thuốc chống thoái hóa khớp, thuốc collagen tuyp 2, glucosamine, hyaluronic acid, chondroitin…
Phương pháp tiêm hyaluronic acid vào thẳng khớp cũng được áp dụng phổ biến nhằm cung cấp hyaluronic acid cho khớp để bôi trơn và giảm ma sát tại khớp. Mặc dù có hiệu quả nhanh chóng nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm.
Ngoài ra Tây y còn ứng dụng vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị khô khớp bằng các bài tập nhẹ nhàng có tác dụng kích thích sản sinh dịch khớp và tăng khả năng vận động của khớp.
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân khô khớp năng khiến bệnh nhân đi lại khó khăn; sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên phương pháp này thường tốn kém và có nguy cơ để lại di chứng về sau. Người bệnh nên cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định thực hiện,
Khắc phục khô khớp tây bằng Đông y
Dùng Y học cổ truyền để chữa các bệnh khô khớp là cũng phương pháp được nhiều người sử dụng, trong đó có các bài thuốc:
- Bài thuốc 1: Tô hồng xanh, gối hạc, khoan cân đằng, xuyên quy, thiên phòng phong, vương cốt đằng, kim mao cẩu tích, hy thiêm, ngưu tất, xuyên đỗ trọng, chi mẫu, độc hoạt, thạch cao,… Bài thuốc này có tác dụng điều trị các bệnh xương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, tăng tiết dịch các khớp.
- Bài thuốc 2: Xích đồng, tơ hồng xanh, cà gai leo, bách bộ, hạnh phúc, gắm, tuyến hương lan, hoàng kỳ, cành sung, phù công anh, ba kích. Bài thuốc này ngoài tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, còn có tác dụng bổ thận, giải độc, mạnh gân cốt.
- Bài thuốc 3: Phù công anh, diệp hạ châu, thiết sắc thảo, kim ngân cành, tơ hồng xanh, húng trám, nhân trần,… Các vị thuốc trong bài thuốc này có tác dụng tiêu viêm sưng, giảm đau, giảm phù nề, dưỡng huyết, giải độc cơ thể.
Mẹo dân gian chữa khô khớp tay
Sử dụng mẹo dân gian để điều trị khô khớp tay là biện pháp hiệu quả và dễ dàng đã được nhiều người áp dụng. Mặc dù chưa có cơ sở khoa học để chứng minh nhưng những hiệu quả điều trị thực tế của các bài thuốc này đều giúp người bệnh giảm triệu chứng của bệnh khô khớp và được nhiều người truyền tai nhau cách sử dụng.
Xoa bóp khớp tay bằng dầu oliu
Dùng dầu oliu để xoa bóp là phương pháp vô cùng hiệu quả trong việc giảm sự khô khớp. Người bệnh chỉ cần sử dụng một miếng vải xô hoặc một miếng bông thấm dầu oliu rồi đắp lên vị trí có triệu chứng khô khớp, để trong vòng 20 phút và massage thật nhẹ nhàng.
Ngâm khớp tay với nước muối ấm pha gừng
Ngâm khớp tay với nước muối ấm pha gừng trong thời gian từ 15 – 30 phút mỗi ngày sẽ có tác dụng làm dịu cơn đau; phòng bệnh đau khớp cổ tay, cổ chân, giảm triệu chứng của khô khớp.
Ngâm chân, tay với nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có tác dụng điều trị bệnh khô khớp mà còn giúp phòng nhiều bệnh toàn thân khác.
Chữa khô khớp bằng ngải cứu
Ngải cứu là một loại rau có vị đắng thường được dùng để chế biến những món ăn tẩm bổ cơ thể, giảm khô khớp, đau nhức xương khớp hiệu quả.
Để sử dụng phương pháp này người bệnh chỉ cần chọn lá ngải cứu tươi, rửa sạch rồi thái nhỏ, sau đó ngâm vào nước ấm và muối tinh từ 20 – 30 phút. Khi ngâm xong người bệnh lấy miếng vải sạch cho ngải cứu vào rồi đắp vào vùng khớp bị khô, sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần 15 phút.
Sử dụng thường xuyên phương pháp này các triệu chứng khô khớp sẽ giảm nhanh chóng.
Bài tập cho người bệnh khô khớp tay
Như đã đề cập ở trên, bệnh khô khớp tay có thể là do những thói quen sinh hoạt gây nên. Để cải thiện những triệu chứng này, việc tập luyện là không thể bỏ qua. Tập luyện giúp các khớp xương vận động trơn tru hơn, giảm nguy cơ hình thành gai xương, cứng khớp,…
Một vài bài tập khớp tay người bệnh có thể tham khảo:
- Nắm bàn tay: Từ từ nắm chặt hai bàn tay bắt đầu từ ngón út đến ngón cái. Sau đó duỗi lần lượt các ngón từ ngoài vào trong để có cảm giác các ngón tay được kéo giãn hết cỡ.
- Gập ngón tay: Thả lỏng bàn tay, từ từ gập các ngón tay sao cho đầu ngón chạm vào chân ngón tay. Giữ nguyên trong vòng 30s.
- Xoay cổ tay, xoay khuỷu tay, xoay cánh tay: Có thể thực hiện bất cứ khi nào rảnh. Xoay theo chiều kim đồng hồ 10 lần và ngược lại cho mỗi vị trí.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh khô khớp tay, tuy nhiên để điều trị bệnh hiệu quả người bệnh cần lựa chọn đúng phương pháp kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt lành mạnh. Đừng quên thăm khám kịp thời khi có bất kỳ dấu hiệu bất thưởng nào về sức khỏe.
Video liên quan
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!