Nhiệt miệng ở trẻ em do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả cao

Nhiệt miệng ở trẻ em khiến bé bị đau nhức, lười ăn, quấy khóc. Việc này khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy phải làm thế nào để chữa nhiệt miệng ở trẻ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về chứng bệnh này.

Nhiệt miệng ở trẻ em
Nhiệt miệng ở trẻ em

Trẻ bị nhiệt miệng là do đâu?

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số nguyên nhân dưới đây để biết rõ được bé nhà mình vì sao bị nhiệt miệng:

  • Trẻ bị nóng trong do ăn nhiều đồ cay, đồ có tính nóng hoặc cung cấp dư thừa chất béo khiến lớp niêm mạc bị ảnh hưởng dẫn đến viêm loét, nhiệt miệng.
  • Do hệ miễn dịch của các bé bị suy giảm, trẻ bị mắc bệnh hay ăn uống thiếu chất, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công.
  • Nhiệt miệng ở trẻ em do bé đang bị sâu răng, bị viêm chân răng hoặc viêm tủy.
Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng
Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng
  • Niêm mạc của trẻ bị tổn thương do bị vật cứng, nhọn đâm vào gây viêm loét trong miệng.
  • Do cơ thể không được cung cấp đầy đủ các khoáng chất như: Sắt, kẽm, các vitamin rất quan trọng như: Vitamin C, vitamin B3, B2,…
  • Trẻ vệ sinh răng miệng kém cũng dễ bị nhiệt miệng hơn so với trẻ được vệ sinh, chăm sóc bảo vệ răng miệng cẩn thận.
  • Ngoài ra, nhiệt miệng còn có thể hình thành do trẻ bị nhiễm các loại khuẩn như: HSV, virus CMV, VZV,…

Triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ em? Bệnh có nguy hiểm không?

Để chắc chắn rằng, trẻ đang bị nhiệt miệng mà không phải do mắc các chứng bệnh về miệng khác, bố mẹ cần chú ý quan sát biểu hiện của bé.

Nếu phát hiện những dấu hiệu điển hình dưới đây thì có nghĩa rằng bé đang bị nhiệt miệng và cần có biện pháp chữa trị thật sớm.

  • Những đốm nhỏ màu trắng bị vỡ bọng nước và hình thành nên các vết loét. 
  • Vết loét có thể xuất hiện ở mặt lưỡi, nướu răng, môi và sưng đỏ.
  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, các bé càng nhỏ sẽ càng dễ chảy nhiều nước dãi.
  • Nướu răng sưng đỏ, cũng có trường hợp nướu răng bị chảy máu.
  • Ngoài ra, trẻ dễ bị sốt, hoặc nổi hạch ở vùng cổ của các bé.
Các biểu hiện cho thấy trẻ đang bị nhiệt
Các biểu hiện cho thấy trẻ đang bị nhiệt

Vậy nhiệt miệng ở trẻ em có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, nhiệt miệng ở trẻ em vốn không phải hiện tượng nguy hiểm. Vết nhiệt miệng sẽ khỏi trong khoảng từ 1 tuần cho đến 10 ngày. 

Tuy nhiên, nhiệt miệng sẽ khiến các bé khó chịu, đau đớn, nhất là trong các bữa ăn do khi chạm phải những vết loét. Để làm giảm cơn đau cũng như làm liền vết loét, bố mẹ cần lựa chọn những phương pháp chăm sóc, chữa trị phù hợp cho con. 

Phương pháp điều trị khi trẻ bị nhiệt miệng

Cũng tương tự như cách điều trị nhiệt miệng ở người lớn, trẻ em cũng có rất nhiều cách thức để chữa nhiệt miệng ngay tại nhà mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng áp dụng. 

Chữa nhiệt miệng ở trẻ bằng mẹo dân gian

Vì các bé còn nhỏ nên việc lựa chọn cách chữa nhiệt miệng cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh rất quan tâm. Để cải thiện tình trạng trẻ em bị nhiệt miệng, chúng ta có thể sử dụng một số nguyên liệu quen thuộc để sử dụng như:

  • Mật ong chữa nhiệt miệng: Mật ong được sử dụng để chữa nhiệt miệng ở trẻ em (với các bé trên 1 tuổi), mật ong có vị ngọt, thơm nên rất dễ dùng cho các bé. Bạn hãy thoa một lớp mỏng lên chỗ con bị nhiệt từ 3 đến 4 lần mỗi ngày để nhanh lành vết thương.  
  • Trị nhiệt miệng bằng dừa: Dừa là loại nước uống lành tính và rất mát, vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa làm dịu các vết thương cho bé. Các bậc phụ huynh nên cho con uống nước dừa, để con ngậm nước trong miệng một lát sẽ giúp giảm đau nhức. Ngoài ra, còn có thể dùng dầu dừa để bôi trực tiếp lên vết loét của con.
Chữa nhiệt miệng ở trẻ bằng mẹo dân gian
Chữa nhiệt miệng ở trẻ bằng mẹo dân gian
  • Mẹo chữa nhiệt miệng từ sữa chua: Nếu không có dầu dừa hay nước dừa, chúng ta hoàn toàn có thể thay thế bằng sữa chua để chữa nhiệt miệng ở trẻ em. Cho bé ăn sữa chua và ngậm sữa chua trong miệng là cách làm khá nhanh chóng để vết thương liền miệng, đồng thời cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, giúp hệ thống miễn dịch của bé khỏe hơn.
  • Rau ngót chữa nhiệt miệng: Rau ngót rất phù hợp để chữa nhiệt miệng ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các bạn lựa chọn rau ngót sạch, giã lấy phần nước cốt và trộn một thìa nhỏ mật ong. Lấy bông thấm hỗn hợp rồi thoa đều lên vùng miệng bị loét. Sau khoảng 5-10 phút thì súc miệng với nước sạch sẽ giúp các con giảm cơn đau, nhiệt miệng cũng sẽ nhanh khỏi.

Điều trị nhiệt miệng cho trẻ theo thuốc Tây y

Ngoài cách sử dụng những mẹo chữa từ dân gian, nhiều phụ huynh cũng lựa chọn thuốc Tây để trị bệnh cho trẻ. Chúng ta có thể điểm qua một số loại thuốc chữa nhiệt miệng ở trẻ em được nhận xét khá hài lòng.

  • Siro Tametop: Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị chứng nhiệt miệng ở trẻ, đồng thời ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng, viêm lợi. Được bào chế từ các thành phần dược liệu thiên nhiên an toàn cho sức khỏe. Với trẻ sơ sinh và các bé dưới 2 tuổi, mỗi lần uống từ 5 đến 10ml, trẻ trên 2 tuổi uống 5ml mỗi lần và uống 2-3 lần/ngày.
  • Thuốc nhiệt miệng PV Kids: Cũng là một dạng siro trị nhiệt miệng ở trẻ em, siro PV Kids giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng, lở loét ở trẻ với một số loại thảo dược quen thuộc như: Cam thảo, kim ngân hoa, tri mẫu, huyền sâm….Sản phẩm dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, sử dụng 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng các loại thuốc tân dược
Sử dụng các loại thuốc tân dược
  • Thuốc xịt trị nhiệt miệng Traful: Là loại thuốc có xuất xứ từ Nhật Bản, Traful không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể sử dụng. Sản phẩm giúp giảm sưng đau và ngăn ngừa nấm trong khoang miệng. Mỗi ngày xịt thuốc vào trực tiếp vùng miệng bị lở loét khoảng 3-4 lần sẽ giúp các bé thấy dễ chịu hơn.  

Sử dụng các bài thuốc Đông y chữa nhiệt miệng

Tương tự như Tây y hay dân gian, Đông y cũng có nhiều bài thuốc trị nhiệt miệng ở trẻ em đem lại hiệu quả rất tốt. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây.

  • Lục nhất tán: Bài thuốc này sử dụng 2 loại thảo dược là cam thảo và hoạt thạch. Cam thảo có công dụng giải nhiệt, giải độc, hoạt thạch giúp thanh nhiệt cơ thể. Để phát huy hiệu quả chữa nhiệt miệng, chúng ta kết hợp 2 vị thuốc trên với mật ong để làm giảm viêm, loại bỏ vi khuẩn. Dùng 1 phần cam thảo trộn cùng 6 phần hoạt thành, một thìa nhỏ mật ong tạo thành hỗn hợp sệt rồi bôi trực tiếp lên vết loét. Áp dụng mỗi ngày 2-3 lần để vết nhiệt miệng mau lành.
  • Ngô thù du: Đây là cách chữa phổ biến trong Đông y khi sử dụng bột ngô thù du đã tán nhuyễn. Bột ngô thù du lấy 8g, cùng giấm đun sôi và trộn từ từ vào chén bột thành hỗn hợp. Đắp bột lên lòng bàn chân và quấn lại bằng gạc y tế trong khoảng 2 giờ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi tối đến khi nhiệt miệng ở trẻ em khỏi hoàn toàn.
Bài thuốc Đông y trị nhiệt miệng ở trẻ em
Bài thuốc Đông y trị nhiệt miệng ở trẻ em
  • Cỏ mực: Không chỉ là loại thảo dược có công dụng cầm máu, có mực còn được sử dụng để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Cách sử dụng như sau, bố mẹ dùng lá cỏ mực đem rửa sạch, sau đó ép lấy phần nước cốt rồi chấm bông thoa lên những vết loét trong miệng của bé. Làm đều đặn 2 – 3 lần/ngày sẽ làm giảm nhiệt miệng ở trẻ em khá nhanh.

Nếu sau khi đã áp dụng những phương pháp điều trị nhiệt miệng cho bé tại nhà nhưng tình trạng không có chuyển biến tốt, nhiệt miệng nặng hơn, trẻ đau nhức hơn thì cần được đưa đi bệnh viện càng sớm càng tốt. Bố mẹ hãy chú ý theo dõi tình hình của con để có cách xử lý kịp thời nhé.

Bố mẹ cần lưu ý điều gì để hạn chế tình trạng nhiệt miệng ở trẻ?

Để giúp trẻ tránh được tình trạng nhiệt miệng, các bậc phụ huynh cần tích thực hiện một số biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con. Cụ thể như:

  • Thường xuyên cho con đi khám răng miệng định kỳ để kịp thời phát hiện các triệu chứng bệnh.
  • Tránh để con sử dụng vật nhọn, đồ chơi cho vào trong miệng gây ra các tổn thương.
  • Duy trì cho con thói quen đánh răng và súc miệng đều đặn mỗi ngày bằng các sản phẩm phù hợp.
  • Kết hợp nhiều rau củ vào bữa ăn, hạn chế cho ăn đồ ăn cay nóng.
  • Có thể bổ sung thêm vitamin C và tạo cho các bé thói quen uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và giải nhiệt.

Như vậy, tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em cũng không phải là khó giải quyết, tùy thuộc vào tình trạng của bé mà chúng ta lựa chọn cách điều trị sao cho phù hợp. Trị dứt điểm nhiệt miệng là quan trọng và làm sao để không hạn chế tái phát càng quan trọng hơn. 

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đều giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình trị nhiệt miệng cho con. Chúc gia đình và các bé luôn khỏe mạnh!

THAM KHẢO THÊM:

5/5 - (6 bình chọn)
Viêm cổ tử cung nhẹ có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Viêm cổ tử cung nhẹ có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Viêm cổ tử cung nhẹ thuộc giai đoạn khởi phát. Ở thời kỳ này, bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu chị em phát hiện sớm. Ngược lại, khi…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *