Hắc lào ở mặt: Tìm hiểu bản chất để điều trị đúng cách, không lo sẹo rỗ

Hắc lào ở mặt được cho là loại nấm da khó chịu nhất do tính chất dễ nhận biết của các triệu chứng. Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh hắc lào trên mặt và quan trọng hơn là cách bạn có thể điều trị căn bệnh này bằng cách sử dụng các giải pháp tại nhà, thuốc Tây và Đông y.

Hắc lào ở mặt là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh hắc lào ở mặt (Tên tiếng Anh: Facial ringworm hoặc tinea faciei) còn được gọi là nấm da ở mặt hay lác đồng tiền ở mặt. Đây là một dạng biến thể của bệnh hắc lào, thường ảnh hưởng đến các vùng da trên mặt như trán, quanh mắt, mũi, má và cằm.

Hắc lào ở mặt ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ và sự tự tin của người bệnh
Hắc lào ở mặt ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ và sự tự tin của người bệnh

Theo nhiều chuyên gia da liễu, hắc lào ở mặt hiếm gặp hơn, thường bị chẩn đoán sai hoặc nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác, như eczema – chàm hoặc bệnh rosacea – hồng ban. Khi các triệu chứng xuất hiện ở nam giới, tập trung xung quanh vùng mọc râu và trên cổ, nó còn được gọi là hắc lào ở râu (tinea barbae).

Với thắc mắc hắc lào ở mặt có nguy hiểm không, các chuyên gia đánh giá đây không phải là bệnh chết người, nhưng có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe làn da và sức khỏe tinh thần. Theo đó, da mặt thường nhạy cảm hơn các vùng da khác trên cơ thể, cũng là vị trí không được che đậy, nên dễ bị viêm nhiễm và mưng mủ.

Nếu chữa không đúng cách, hắc lào thường để lại sẹo, khiến da mặt bị rỗ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Bởi vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng của hắc lào là điều trị ngay từ sớm.

Nguyên nhân gây hắc lào ở mặt

Các loại nấm gây lên hắc lào toàn thân (tinea corporis) cũng là tác nhân gây ra hắc lào ở mặt. Ở Bắc Mỹ, Trichophyton amidan là tác nhân gây hắc lào phổ biến nhất. Ở châu Á, Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum là loại nấm phổ biến nhất. Đặc biệt, 3 tác nhân lây hắc lào từ động vật sang người (zoophilic) phổ biến nhất trên toàn thế giới là T mentagrophytes (ở loài gặm nhấm, thỏ, chó và ngựa), Trichophyton verrucosum (ở gia súc) và Microsporum canis (ở mèo và chó).

Tất cả các nhóm tuổi đều có thể bị ảnh hưởng bởi nấm da, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi cũng như người lớn từ 20 đến 40 tuổi. Tỷ lệ trẻ bị hắc lào ở mặt khá cao, vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém. Bên cạnh đó, chúng thường có thói quen chơi chung đồ chơi, thậm chí da kề da hoặc tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt nhiễm nấm. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm nấm gây bệnh hắc lào. Hắc lào cũng phổ biến hơn ở những người sinh sống trong vùng khí hậu ấm và có độ ẩm cao.

Những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế (ví dụ như mắc bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu hoặc HIV/AIDS) có nhiều khả năng phát triển bệnh hắc lào ở mặt hoặc các dạng bệnh nặng hơn.

Tiếp xúc nhiều với vật nuôi mang nấm da làm tăng nguy cơ mắc hắc lào
Tiếp xúc nhiều với vật nuôi mang nấm da làm tăng nguy cơ mắc hắc lào

Nhìn chung, dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hắc lào ở mặt:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Ăn uống không khoa học, ăn nhiều thực phẩm gây viêm (như đường, tinh bột, chất béo bão hòa…)
  • Vệ sinh cá nhân kém, như ít rửa mặt, để da mặt tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm…
  • Sử dụng nguồn nước bẩn, như rửa mặt bằng nước bẩn, bơi trong nước bẩn…
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác
  • Thường xuyên da kề da với người khác hoặc thú cưng
  • Quan hệ tình dục với người mắc hắc lào, đặc biệt là những người bị hắc lào ở háng, hắc lào vùng kín hoặc hắc lào toàn thân.
  • Không che chắn kỹ khi đi ra ngoài nắng.
  • Sống trong vùng có khí hậu nóng ẩm

Nhận biết dấu hiệu hắc lào ở mặt

Các vị trí phổ biến nhất của hắc lào trên mặt bao gồm: Má, mũi, xung quanh mắt, cằm và trán. Các triệu chứng của bệnh hắc lào ở mặt thường biểu hiện khá rõ ràng và ảnh hưởng đến tâm lý nhiều hơn các loại hắc lào ở những vị trí có thể che đậy khác.

Dấu hiệu người lớn bị hắc lào ở mặt

Bệnh hắc lào ở mặt xuất hiện dưới dạng một hoặc nhiều mảng phát ban có màu hồng đến đỏ, kích thước từ 1 – 5cm. Các vết phát ban có thể sưng, chứa mụn nước hoặc vảy. Thông thường, trung tâm của các vết phát ban có trạng thái như da bình thường và viền đường viền nổi gờ lên, phân biệt rõ ràng với vùng da khỏe mạnh.

Bệnh hắc lào ở mặt có thể gây ngứa, khó chịu và có thể nặng hơn hoặc cảm thấy bỏng rát khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Khi các bào tử nấm tấn công và ăn các tế bào da, chúng có thể làm suy yếu da, khiến da dễ bị bong tróc, nứt nẻ và đóng vảy. Bên cạnh đó, các mụn nước hắc lào chứa mủ rất dễ bị vỡ. Bởi vậy, bạn không nên gãi hoặc nặn những mụn nước này. Điều này có thể khiến nấm lan rộng, hắc lào bị bội nhiễm và tạo thành sẹo xấu xí. Tuy nhiên, nếu mụn nước vỡ, chảy nhiều máu, bạn nên đi khám ngay để tránh nguy cơ bị viêm mô tế bào.

Hắc lào ở mặt gây ngứa ngáy, khó chịu
Hắc lào ở mặt gây ngứa ngáy, khó chịu

Dấu hiệu trẻ bị hắc lào ở mặt

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị hắc lào ở mặt cũng gặp những triệu chứng tương tự như trên. Mặt khác, do hệ miễn dịch yếu và cấu trúc da mỏng, yếu, các triệu chứng hắc lào ở mặt của trẻ trẻ thường nặng hơn, dễ lây lan.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lưu tâm khi trẻ xuất hiện những vết phát ban trên da mặt kèm theo:

  • Quấy khóc
  • Thường đưa tay lên da mặt để gãi
  • Bú ít, bỏ bú (với trẻ sơ sinh)
  • Biếng ăn, bỏ ăn
  • Khó chịu, khó ngủ

Cách chữa hắc lào ở mặt hiệu quả, an toàn

Để chẩn đoán bệnh hắc lào ở mặt, bác sĩ có thể cạo một lớp da và kiểm tra chúng dưới kính hiển vi, còn gọi là xét nghiệm tiêu bản KOH (kali hydroxit) để tìm hiểu xem có bị nhiễm nấm không.

May mắn là hắc lào ở mặt có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và chữa đúng cách.

Tự chăm sóc tại nhà

Thay đổi thói quen và có một chế độ chăm sóc da tốt có thể hỗ trợ điều trị hắc lào ở mặt hiệu quả. Bao gồm:

Giảm căng thẳng

Nếu bạn nhận thấy bản thân ngày càng trở nên căng thẳng hơn bởi các triệu chứng hắc lào, thì điều quan trọng là bạn nên tìm cách thư giãn. Thực tế, căng thẳng sẽ chỉ càng làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, đau khổ hơn. Điều này sẽ không giúp gì cho việc điều trị hắc lào ở mặt. Nên dành cho mình một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để thư giãn, thực hiện một hoạt động hoặc thú vui nào đó mà bạn thích, như thực hành các bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền.

Chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống tốt có thể là “vũ khí” hữu hiệu trong cuộc chiến chống hắc lào. Nên tích cực ăn các loại thực phẩm có khả năng kháng nấm tốt, như hành, tỏi và sữa chua. Đồng thời, hãy ăn nhiều thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, như rau củ quả tươi và trà thảo dược.

Xem thêm

Bí quyết đẩy lùi hắc lào nhanh chóng: Kiêng gì? Nên làm gì?

Tránh xa các tác nhân gây bệnh

Nên che chắn kỹ khi ra nắng, bao gồm dùng kem chống nắng, đội mũ rộng vành hoặc che ô, đeo kính râm… để tránh tiếp xúc với tia UV độc hại. Bạn cũng nên tạm gác lại các công việc khiến bản thân phải tiếp xúc nhiều với vật nuôi và đất vườn.

Nên tránh da kề da, tiếp xúc với thú cưng hoặc những người bị hắc lào khác.

Giữ vệ sinh tốt

Nếu bạn có thói quen tập thể dục thể thao, nên tắm rửa sạch sẽ sau khi tập luyện. Vì mồ hôi là nơi sinh sản của hại khuẩn và nấm gây bệnh. Sau khi tắm xong, hãy lau khô người, bao gồm cả mặt, tóc, toàn thân…

Các mẹo trị hắc lào ở mặt

Bệnh hắc lào ở mặt là một trong những bệnh nhiễm nấm khá khó đối phó, không chỉ do ảnh hưởng của nó đến trạng thái tâm lý, mà còn do mức độ tiếp xúc và tổn thương của da mặt. Có một số mẹo điều trị hắc lào tại nhà đã được nhiều người áp dụng và công nhận hiệu quả, bạn có thể tham khảo vào thực hiện theo. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng đối với hắc lào thể nhẹ, mới chớm. Tốt nhất, nên tham vấn chuyên gia da liễu trước khi áp dụng một trong những cách này.

Các mẹo tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị hắc lào ở mặt hiệu quả
Các mẹo tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị hắc lào ở mặt hiệu quả

Trị hắc lào bằng tỏi

Các nhà khoa học tới từ Đại học Kuwait (Kuwait) đã nghiên cứu các đặc tính chống nấm của tỏi và phát hiện ra rằng hợp chất allicin có trong tỏi và hành tây có thể hạn chế sự sinh sản của chủng nấm gây ra các bệnh nấm ngoài da.

Trà thảo mộc

Uống trà thảo mộc có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có chống nấm. Trà gừng, trà hoa cúc, trà cam thảo… đều chứa các đặc tính chống nấm mạnh mẽ. Nên uống vài tách trà này trong ngày hoặc đắp túi trà đã ủ lên vùng da bị hắc lào 1 – 2 lần mỗi ngày.

Tinh dầu tràm trà

Do đặc tính kháng khuẩn và chống nấm tự nhiên, nên tinh dầu tràm trà thường được sử dụng để chữa hắc lào tại nhà. Bạn có pha loãng vài giọt tinh dầu tràm trà với nước hoặc dầu dừa, rồi thoa hỗn hợp này lên khu vực bị hắc lào 2 – 3 lần/ngày.

Nha đam trị hắc lào

Gel nha đam hay gel lô hội cung có tác dụng chống nấm và giảm các triệu chứng hắc lào ở mặt, như sưng đỏ, ngứa, viêm…

Trị hắc lào bằng chuối xanh

Chuối xanh đã được chứng minh là có chứa nore-pinephrin, catecholamin và serotonin… ức chế bào tử nấm hiệu quả. Bên cạnh đó, nhựa chuối xanh có tác dụng làm se da và ngừa thâm sẹo.

Muối Epsom

Muối Epsom chứa magie và sulphate nên có thể giảm các triệu chứng hắc lào rất tốt. Bạn chỉ cần tắm nước pha với muối Epsom hàng ngày để điều trị bệnh. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý và muối biển thông thường.

Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Nếu nghi ngờ bản thân bị hắc lào ở mặt, người bệnh có thể thử một trong các loại thuốc mỡ hoặc kem chống nấm không kê đơn sau:

  • Terbinafine
  • Clotrimazole
  • Miconazole
Bạn có thể tìm mua các loại thuốc bôi chống nấm tại các hiệu thuốc
Bạn có thể tìm mua các loại thuốc bôi chống nấm tại các hiệu thuốc

Các sản phẩm này thường được thoa 1 – 2 lần/ngày trong ít nhất 2 tuần cho tới khi các triệu chứng hắc lào biến mất. Do bệnh hắc lào rất dễ lây lan, nên người bệnh cần tránh tiếp xúc da kề da với người khác và hạn chế chơi các môn thể thao tiếp xúc gần ít nhất 2 ngày sau khi kết thúc liệu trình điều trị hắc lào.

Vì mọi người thường bị hắc lào trên nhiều bộ phận cơ thể, bởi vậy hãy tự kiểm tra xem bản thân còn bị hắc lào ở đâu không, chẳng hạn như ở háng, kẽ các ngón chân, móng, hắc lào ở mông…

Với hắc lào nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Nếu các triệu chứng trở nặng và không thuyên giảm cải thiện sau 1 – 2 tuần dùng kem chống nấm không kê đơn, hãy đi khám để có cách điều trị hiệu quả hơn.

Ban đầu, bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc mỡ và kem bôi được kê đơn, bao gồm:

  • Terbinafine
  • Clotrimazole
  • Miconazole
  • Econazole
  • Oxiconazole
  • Ciclopirox
  • Ketoconazole
  • Sulconazole
  • Naftifine

Tuy vậy, với trường hợp bị hắc lào nặng, lan rộng và có nguy cơ để lại biến chứng, người bệnh có thể cần điều trị bằng thuốc kháng nấm đường uống, bao gồm:

  • Terbinafine
  • Itraconazole
  • Griseofulvin
  • Fluconazole

Bên cạnh đó, kem steroid bôi ngoài da có thể hỗ trợ các loại kem chống nấm phát huy công hiệu điều trị hắc lào. Tuy nhiên, không nên sử dụng chúng quá 10 ngày liên tục, bởi lẽ lạm dụng kem steroid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu.

Các chuyên gia da liễu nhận định hắc lào sẽ khỏi trong vòng 4 – 6 tuần sau khi áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả và chăm sóc cá nhân đúng cách.

Chữa hắc lào bằng Đông y

Theo Đông y, hắc lào nói chung là do:

  • Phong tà xâm kích
  • Khí huyết hư tổn
  • Khí đới ứ trệ
  • Gan thận âm hư

Điều trị hắc lào bằng phương pháp Đông y sẽ chú trọng vào thanh nhiệt, điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, thải độc và giảm mẩn ngứa, viêm nhiễm ngoài da. Bài thuốc Đông y trị hắc lào theo hướng loại bỏ căn nguyên gây bệnh, kết hợp giảm triệu chứng bệnh đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể để ngăn ngừa hắc lào tái phát.

Chữa hắc lào bằng Đông y là xu hướng điều trị được nhiều người lựa chọn
Chữa hắc lào bằng Đông y là xu hướng điều trị được nhiều người lựa chọn

Có thể kể tới một số bài thuốc trị hắc lào như:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10 lá trầu, 2 quả khế chua và 100gr hạt muồng. Giã nhuyễn tất cả nguyên liệu rồi bọc trong vải màn, chà lên vết hắc lào 1 – 2 lần/ngày.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 20gr hạt muồng, 12gr hạt bồ kết tươi và 100ml cồn 70 độ. Giã nát hạt muồng và hạt bồ kết tươi rồi ngâm với cồn trong 1 tuần. Dùng dung dịch này thoa lên vết hắc lào 2 lần/ngày.

Bài thuốc 3: Ngâm 100gr rễ cây bạch hoa xà với 20ml cồn 90 độ trong 7 ngày. Dùng dung dịch này thoa lên vết hắc lào 1 – 2 lần/ngày.

Bài thuốc 4: Chuẩn bị 50gr vỏ cây đại tươi, 50gr củ chút chít và 100ml cồn 70 độ. Giã nhuyễn tất cả nguyên liệu rồi ngâm trong cồn khoảng 7 ngày. Dùng dung dịch này thoa lên vết hắc lào 1 – 2 lần/ngày.

Các bài thuốc Đông y trị hắc lào thường an toàn, lành tính, ít khi gây ra tác dụng phụ. Tuy vậy, người bệnh vẫn nên tham vấn thầy thuốc, bác sĩ Đông y trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào.

Ngăn ngừa hắc lào ở mặt

Nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào ở mặt cũng tương tự như các nguyên nhân gây ra hắc lào thông thường. Thực tế, lối sống và thói quen ăn uống của bạn, cùng với sức mạnh của hệ thống miễn dịch, phần lớn sẽ quyết định nguy cơ bị hắc lào của bạn.

Tuy nhiên, một khi bạn có thể nhận ra những yếu tố nguyên nhân này, bạn sẽ dễ dàng thực hiện các bước phòng ngừa để tránh lây lan và giảm các triệu chứng hắc lào ở mặt khó chịu.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, đẩy lùi các mối đe dọa và mầm bệnh xâm nhập. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và đúng cách, chúng có thể giúp chúng ta tránh xa bệnh tật. Ngược lại, nếu hệ thống miễn dịch bị suy yếu sẽ gây ra nhiều rắc rối cho sức khỏe.

Nếu hệ thống miễn dịch bị suy giảm bởi các tình trạng sức khỏe hiện có, như bệnh tiểu đường, béo phì, stress… thì hệ thống miễn dịch sẽ phải hoạt động hết công suất để chống lại các mầm bệnh. Do đó, mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn. Điều này có thể khiến bạn dễ bị nhiễm nấm, trong đó có hắc lào ở mặt.

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện
Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện

Bởi vậy, hãy thực hiện một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch. Bạn cũng có thể bổ sung thêm các dưỡng chất giúp tăng cường đề kháng, như vitamin tổng hợp, kẽm, probiotic…

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Thực phẩm có nhiều đường, carbohydrate và chất béo bão hòa sẽ cung cấp thức ăn nuôi vi khuẩn và nấm trong ruột của bạn. Điều này sẽ thúc đẩy sự sinh sản của nấm hoặc khiến việc điều trị nấm khó khăn hơn. Đây là lý do vì sao bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này.

Thay vào đó, nên ăn các thực phẩm lành mạnh, điển hình là rau lá xanh đậm, trái cây tươi ít đường, ngũ cốc nguyên hạt, uống nhiều nước…

Quản lý căng thẳng

Căng thẳng là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đối với hệ thống miễn dịch và tiêu hóa. Căng thẳng quá độ có thể gây viêm, làm giãn mạch máu, tăng đường huyết. Tất cả những điều này có thể khiến hệ thống miễn dịch trở nên chậm chạp, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột và khiến nấm có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Hãy học cách quản lý căng thẳng ngay từ bây giờ vì sức khỏe tổng thể. Để giảm căng thẳng, hãy nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc (khoảng 7 – 9 tiếng mỗi đêm), tập yoga, tập thể thao đều đặn, giao lưu với những người tích cực…

Chú ý vệ sinh

Mồ hôi và dầu nhờn thừa trên da mặt có thể khuyến khích sản sinh vi khuẩn có hại trên bề mặt da, tạo điều kiện cho nấm da sinh sôi. Bởi vậy, nên rửa mặt sạch sẽ 2 lần mỗi ngày, hạn chế chạm tay trần hoặc đồ vật lên da mặt.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp

Hắc lào rất dễ lây lan, đó là lý do tại sao bào tử nấm phát triển mạnh trong môi trường đông đúc và dễ va chạm, như trường học hoặc các phòng tập gym. Bởi vậy, cần tránh tiếp xúc da kề da để ngăn ngừa lây nhiễm nấm.

Thú cưng cũng có thể là đối tượng tình nghi hàng đầu gây lây lan bệnh hắc lào. Vì vậy, hãy vệ sinh thú cưng sạch sẽ mỗi ngày. Nên rửa tay sau khi chơi đùa với chúng và đưa chúng đi khám thú y ngay nếu thấy có dấu hiệu nấm.

Lưu ý khi tiếp xúc gián tiếp

Bào tử nấm có thể tồn tại trên trang phục, ga trải giường, khăn mặt, cọ trang điểm, mỹ phẩm, các bề mặt… Vì vậy, bạn nên tránh dùng chung những đồ vật cá nhân với người khác. Đừng quên giặt quần áo mỗi ngày và vệ sinh nhà cửa định kỳ để loại bỏ bào tử nấm.

Nên vệ sinh phòng ngủ thường nhật
Nên vệ sinh phòng ngủ thường nhật

Tránh nắng trực tiếp

Nhiều người cho rằng phơi nắng có thể giúp làm khô da và ngăn ngừa nhiễm nấm. Tuy nhiên, ánh nắng mặt trời trực tiếp có thể gây cháy nắng, tăng viêm và tạo điều kiện cho nấm tăng trưởng. Đặc biệt với vùng da mặt vốn đã mỏng manh, da sẽ dễ bắt nắng, làm các triệu chứng hắc lào nặng hơn, bao gồm khô, tróc vảy, sưng đỏ và ngứa ngáy.

Trên đây là những thông tin cần biết để điều trị và ngăn ngừa hắc lào ở mặt hiệu quả. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và phác đồ điều trị của bác sĩ.

Thông tin quan trọng:

5/5 - (1 bình chọn)
Amidan là gì luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Amidan là gì? Cấu tạo và chức năng của amidan
Amidan là gì, nó có vai trò quan trọng thế nào đối với cơ thể? Đây là câu hỏi khiến rất nhiều người thắc mắc, nguyên nhân là do các…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *