Sưng amidan là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Sưng amidan là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh đường hô hấp như viêm amidan, phì đại amidan, sỏi amidan,… Tình trạng sưng tấy kéo dài gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy bạn cần phải làm gì khi bị sưng amidan?

Sưng amidan là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Amidan là một bộ phận thuộc đường hô hấp trên, nằm ở hai bên hầu họng. Amidan có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ hô hấp và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, do nằm ở vị trí tương đối nhạy cảm, amidan rất dễ bị các tác nhân gây hại tấn công dẫn đến hiện tượng sưng tấy.

Thanh hầu bổ phế thang
Liệu có chuyện viêm amidan có thể khỏi hẳn nhờ một bài thuốc nam dược, trong khi ngay cả phẫu thuật vẫn có khả năng tái phát? Cánh phóng viên đã trực tiếp đến Trung tâm Đông y Việt Nam - đơn vị sở hữu độc quyền Thanh hầu bổ phế thang để kiểm chứng hiệu quả thật sự của bài thuốc này!

Phần lớn những người bị sưng amidan là do những yếu tố ngoại cảnh tác động như thời tiết thất thường, không vệ sinh răng miệng đúng cách, hút thuốc thường xuyên,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp amidan sưng to có thể là biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý sau đây.

Viêm amidan

Xảy ra khi các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào trong hệ hô hấp và gây viêm nhiễm. Người bệnh có thể bị sưng amidan bên phải hoặc sưng amidan bên trái, kèm theo các biểu hiện như đau đầu, ho, sốt, chán ăn, ăn không ngon miệng, hơi thở có mùi hôi khó chịu,…

Viêm amidan gây ra hiện tượng sưng tấy
Viêm amidan gây ra hiện tượng sưng tấy

Thông thường, đối với trường hợp sưng amidan do virus, các triệu chứng có thể thuyên giảm và biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm sưng amidan do vi khuẩn gây ra, bạn có thể đối mặt với các biến chứng nặng nề như viêm màng tim, viêm cầu thận,…

Sỏi amidan

Sỏi amidan được hình thành từ các phân tử canxi và thức ăn thừa tồn đọng trong cổ họng. Những thành phần này sẽ được tích tụ dần dần trong các kẽ amidan, cuối cùng phát triển thành sỏi.

Trong giai đoạn mới khởi phát, sỏi amidan thường không có triệu chứng rõ rệt. Chỉ đến khi sỏi đã gia tăng tới một kích thước nhất định và khiến amidan bị sưng đỏ, người bệnh mới cảm thấy đau nhức, khó chịu. Ngoài tình trạng sưng tấy, sỏi amidan còn kéo theo nhiều triệu chứng như hôi miệng, sâu răng,…

Sưng amidan là biểu hiện của ung thư

Ung thư amidan là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất liên quan đến đường hô hấp. Hiện tượng này xảy ra khi các khối u ác tính hình thành khiến amidan sưng to. Kích thước hai bên amidan thường không bằng nhau. Người bệnh bị sưng amidan nhưng không đau, có thể kèm theo một số triệu chứng như khó thở, nhai nuốt khó khăn, nước bọt có lẫn máu,…

Ung thư amidan là hậu quả của việc làm dụng thuốc lá và rượu bia trong thời gian dài khiến niêm mạc và các tế bào bị tổn thương, hoặc do sự tấn công của virus HPV chủng 16 và 18.

Phì đại amidan

Amidan to bất thường cũng có thể là dấu hiệu của chứng phì đại. Giai đoạn cấp tính có thể xảy ra do ảnh hưởng của nhiễm trùng. Nếu tình trạng này tái phát nhiều lần, hoặc chịu thêm ảnh hưởng của hội chứng trào ngược dạ dày, phì đại amidan có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Amidan to bất thường cũng có thể là dấu hiệu của chứng phì đại
Amidan to bất thường cũng có thể là dấu hiệu của chứng phì đại

Bệnh nhân thường không có cảm giác đau đớn dù amidan sưng to. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị khàn giọng, ngưng thở khi ngủ và gặp nhiều khó khăn khi nhai nuốt thức ăn.

Áp xe quanh amidan

Đây là một biến chứng nguy hiểm của viêm amidan cấp và mãn tính, cũng như viêm amidan hốc mủ. Áp xe quanh amidan là thuật ngữ y khoa được dùng để chỉ tình trạng niêm mạc giữa thành họng và amidan bị viêm tấy và mưng mủ.

Người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, sưng amidan 1 bên hoặc cả hai bên, thường xuyên đau rát cổ họng ngay cả khi chỉ nuốt nước bọt, hơi thở có mùi khó chịu và nước tiểu chuyển màu sẫm,… Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể lây lan và tiến triển thành áp xe thành họng, phù nề thanh quản và nhiễm khuẩn huyết,…

Cách chẩn đoán sưng amidan

Amidan to nhưng không đau là dấu hiệu cho thấy cổ họng và hệ hô hấp của bạn đã bị tổn thương và hư hại. Đặc biệt, nếu amidan bị sưng do liên cầu khuẩn Streptococcus hoặc yếu tố ung thư, bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng hay thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Chính vì vậy, khi thấy amidan bị sưng to, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và làm rõ nguyên nhân.

Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành một trong số phương pháp chẩn đoán sau đây:

  • Sinh thiết mô amidan.
  • Xét nghiệm máu.
  • Phương pháp tầm soát nhanh bạch cầu trung tính Heterophil.
  • Xét nghiệm kiểm tra kháng thể EBV,…

Cần phải làm gì khi bị sưng amidan?

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy theo thể trạng và mức độ sưng viêm amidan của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp bệnh nhẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để giảm sưng tại nhà. Trường hợp sưng amidan là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc và các biện pháp can thiệp ngoại khoa.

Điều trị sưng amidan theo Y học hiện đại

Với phương pháp Tây Y, người bệnh có thể dùng thuốc hoặc thực hiện một số tiểu phẫu để loại bỏ khối amidan bị sưng viêm. Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp bị sưng amidan dạng nặng, có nguy cơ biến chứng cao.

Dùng thuốc Tây để giảm sưng amidan
Dùng thuốc Tây để giảm sưng amidan

Sử dụng thuốc Tây

Những loại thuốc thường được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của viêm sưng amidan bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong các trường hợp sưng amidan do nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn Streptococcus. Ngoài ra, người bị áp xe quanh amidan ở giai đoạn khu trú cùng được yêu cầu sử dụng loại thuốc này. Một liệu trình dùng thuốc thường kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày, nhằm ức chế hoạt động và sự phát triển của các loại vi khuẩn.
  • Thuốc kiểm soát triệu chứng: Bên cạnh thuốc kháng sinh, các bác sĩ cũng có thể kê đơn một số loại thuốc như thuốc long đờm, giảm ho, hạ sốt để kiểm soát nhanh các triệu chứng kèm theo.

Can thiệp ngoại khoa

Trường hợp sưng amidan dạng nặng, không đáp ứng với những phương pháp điều trị kể trên, các bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp can thiệp ngoại khoa như:

  • Phẫu thuật loại bỏ sỏi amidan: Trường hợp sỏi amidan mới hình thành, có kích thước nhỏ, các bác sĩ có thể thực hiện tiểu phẫu để gắp bỏ sỏi ra bên ngoài.
  • Cắt amidan: Phẫu thuật cắt amidan được chỉ định trong các trường hợp amidan sưng to, không có biểu hiện thuyên giảm khi dùng thuốc hoặc phì đại amidan làm cản trở hoạt động hô hấp và ung thư amidan.
  • Chích rạch khối áp xe quanh amidan và dẫn lưu mủ: Tiểu phẫu này thường được thực hiện ở những trường hợp bị sưng do áp xe quanh amidan. Các bác sĩ sẽ tiến hành chích rạch áp xe để dẫn lưu mủ, kết hợp với việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và giảm đau tùy theo thể trạng của người bệnh.

Xem thêm

Trị sưng amidan bằng Đông Y

Các bài thuốc Đông Y cũng là phương pháp trị sưng amidan đang được rất nhiều người sử dụng. Theo Đông Y, nguyên nhân chính khiến amidan bị sưng là do chứng phong nhiệt, ngoại tà xâm nhập và cơ thể suy nhược. Do đó, cần tập trung điều trị từ bên trong kết hợp với bồi bổ cơ thể toàn diện.

Các bài thuốc Đông y được nhiều người bệnh tin dùng
Các bài thuốc Đông y được nhiều người bệnh tin dùng

Một số bài thuốc trị sưng amidan theo Y học cổ truyền phổ biến hiện nay:

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng các dược liệu như hoàng cầm, hoa kim ngân, hạn liên tử, bạc hà, cánh thảo, nguyên sâm,… trộn các vị thuốc với nhau rồi đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các vị thuốc mạch môn, cánh thảo, thăng ma, sâm cát, tang bạch bì, bạch cam toại, thương hoa phấn,… đem sắc với khoảng 800ml nước cho đến khi còn ¼ thì tắt bếp và lấy ra sử dụng.
  • Bài thuốc số 3: Sử dụng các thảo dược như hắc sâm, hoa kim ngân, bạc hà, cam thảo, hạnh nhân, đại đao tử, hạn liên tử, quất bì, đẳng sâm,… cách sắc tương tự hai bài thuốc trên, sử dụng theo liệu trình khoảng 10 ngày.

Các bài thuốc dân gian

Trường hợp sưng amidan 1 bên nhưng không sốt, do yếu tố dị ứng hoặc kích ứng nhất thời, bạn có thể áp dụng một mẹo dân gian sau đây.

Giảm sưng viêm amidan nhờ rau húng tần

Rau húng tần hay còn gọi là hùng chanh có vị cay, tính ấm, khi ăn sẽ thấy vị chua nhẹ. Thảo dược này có tác dụng lợi phế, long đờm, phù hợp với những người bị sưng amidan và các bệnh đường hô hấp khác. Đồng thời, rau húng tần cũng có khả năng giải độc và thanh nhiệt cơ thể.

Giảm viêm amidan nhờ rau húng tần
Giảm viêm amidan nhờ rau húng tần

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, rau húng tần có hàm lượng Colein cao – đây là một hoạt chất có khả năng ức chế vi khuẩn. Do đó, rau húng tần được xem như một loại kháng sinh tự nhiên, có lợi cho quá trình điều trị bệnh.

Nguyên liệu:

  • 20g rau húng tần hay húng chanh.
  • 20g đường phèn.

Cách dùng:

  • Rau húng rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Băm nhuyễn rau rồi bỏ thêm đường phèn vào.
  • Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy trong khoảng 10 phút, sau đó lọc bỏ bã và lấy nước uống.
  • Sử dụng nước rau húng đường phèn 2 lần mỗi ngày cho đến khi không còn biểu hiện sưng viêm.

Dùng tỏi trị sưng amidan

Tỏi chứa hoạt chất Allicin có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm và ức chế sự phát triển của các loại virus gây sưng amidan. Do đó, thường được tận dụng để giảm ho, giải cảm và cải thiện tình trạng sưng, ngứa rát ở cổ họng.

Tỏi là nguyên liệu thường dùng trong các bài thuốc trị bệnh đường hô hấp
Tỏi là nguyên liệu thường dùng trong các bài thuốc trị bệnh đường hô hấp

Nguyên liệu:

  • Mật ong nguyên chất hoặc mật ong rừng: Khoảng 2 thìa cà phê.
  • 3 nhánh tỏi tươi.

Cách dùng:

  • Lột vỏ 3 nhánh tỏi và rửa sạch, sau đó đem cắt thành từng lát mỏng.
  • Bỏ vào bát ngâm với mật ong trong khoảng 10 phút rồi uốn trực tiếp.
  • Sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày để loại bỏ tình trạng sưng amidan.

Cách phòng ngừa sưng amidan

Bên cạnh những phương pháp điều trị chuyên sâu, bạn cũng cần lưu ý chăm sóc cơ thể đúng cách để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Một số lời khuyên bạn có thể tham khảo gồm:

  • Khi bị sưng amidan nên nghỉ ngơi trong 1 – 3 ngày đầu.
  • Uống đủ 2 lít nước kết hợp với nước ép trái cây để cổ họng không bị khô rát.
  • Làm sạch răng miệng 2 lần mỗi ngày để loại bỏ các loại vi khuẩn, virus.
  • Luôn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ, chất đạm và các loại Vitamin.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh.
  • Giữ ấm cho cơ thể, nên dùng khăn hoặc áo cao cổ khi ra ngoài để bảo vệ cổ họng và tránh bị nhiễm lạnh.
  • Tránh xa khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc,…

Tình trạng sưng amidan có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như phì đại amidan, ung thư amidan,… Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng, bạn cần chủ động thăm khám và chữa trị trong thời gian sớm nhất!

5/5 - (8 bình chọn)

ĐỪNG VỘI BỎ QUA

Nhờ tìm được bài thuốc thảo dược phù hợp và kiên trì điều trị, sau 3 tháng tôi đã loại bỏ thành công căn bệnh viêm amidan hốc mủ "khó nhằn" mà không cần phải phẫu thuật.
thanh hau bo phe thang 12
Chuyên gia nói gì về hiệu quả trị viêm amidan của Thanh Hầu Bổ Phế Thang?
Trong khi điều trị viêm amidan bằng thuốc Tây y và phẫu thuật cắt amidan còn nhiều hạn chế, những bài thuốc thảo dược YHCT trở thành giải được nhiều…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *