Lồi đĩa đệm cột sống cổ nguy hiểm thế nào, nên điều trị ra sao?

Lồi đĩa đệm cột sống cổ mà đặc biệt là ở người cao tuổi là bệnh khá phổ biến. Không chỉ gây đau nhức mà đây còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. “Nên làm gì khi bị lồi đĩa đệm cột sống” sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ là gì, nguy hiểm ra sao?

Cột sống có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể cùng các vận động của con người. Theo thời gian, cơ quan này thường suy yếu dần và dẫn đến nhiều bệnh khác nhau. Đặc biệt trong số này không thể không nhắc đến tình trạng lồi đĩa đệm cột sống cổ. Đây là bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ trung niên về già.

Lồi đĩa đệm cột sống cổ là bệnh phổ biến
Lồi đĩa đệm cột sống cổ là bệnh phổ biến
  • Lúc này phần đĩa đệm giữa các đốt sống cổ bị lồi ra ngoài khác với tình trạng bình thường.
  • Bệnh cạnh đó bao ngoài đĩa đệm cũng phần nào suy yếu dần đi.

Dù vậy. bao ngoài này vẫn không bị rách giống như thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy mà các triệu chứng bệnh cũng nhẹ hơn và hậu quả không nghiêm trọng bằng.

Bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ nguy hiểm không?

Phình đĩa đệm đốt sống cổ dù không ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng hậu quả nó gây ra vẫn rất nghiêm trọng.

  • Gây đau nhức: Vùng cổ dưới ảnh hưởng của đĩa đệm bị lồi trước tiên sẽ gây nên những cơn đau nhức nhẹ. Nhưng về sau các cơn đau này sẽ càng nặng hơn khiến người bệnh mệt mỏi, khó ngủ, tinh thần sa sút.
Bệnh nhân bị đau nhức khó chịu
Bệnh nhân bị đau nhức khó chịu
  • Gây bệnh rễ thần kinh: Cột sống liên quan trực tiếp đến rễ thần kinh. Khi mắc bệnh trong đó có lồi đĩa đệm đốt sống cổ nếu không điều trị để bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến đau rễ thần kinh.
  • Mất cảm giác nóng lạnh: Ở giai đoạn đầu bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ cổ chỉ khiến bệnh nhân rối loạn cảm giác. Tuy nhiên về sau, nghiêm trọng hơn sẽ là hoàn toàn không còn có thể cảm nhận được sự nóng lạnh.
  • Gây ra các vấn đề về tiểu tiện: Bệnh nhân lồi đĩa đệm thời gian dài thường bị bí tiểu hoặc mất kiểm soát trong việc tiểu tiện. Nguyên nhân chính là do hoạt động của cơ vòng lúc này đã bị rối loạn.

Nguyên nhân gây lồi đĩa đệm cột sống cổ

Lồi đĩa đệm cột sống cổ không có nguyên nhân rõ ràng mà chủ yếu là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Có thể kể đến một vài yếu tố khiến xác suất bị bệnh tăng lên như:

  • Tuổi tác: Khoa học đã chứng minh, người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ càng cao. Lúc này không chỉ đốt sống mà đĩa đệm cũng đã trở nên suy yếu sau thời gian hoạt động nâng đỡ cơ thể.
  • Do chấn thương: So với các đốt sống lưng thì phần cổ ít bị chấn thương hơn. Tuy nhiên từ những hoạt động hàng ngày không phải là không có nguy cơ mắc phải. Các chấn thương vùng cổ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lồi đĩa đệm.
  • Làm việc nặng: Việc lao động nặng hoặc sai tư thế liên tục trong thời gian dài ảnh hưởng rất nhiều đến xương khớp. Trong đó các nghề như khuân vác, vận động viên bơi lội, nhân viên văn phòng, tài xế… ảnh hưởng nhiều đến vùng cột sống cổ. Chính vì vậy mà đây là nhóm đối tượng về sau rất dễ bị lồi đĩa đệm cột sống cổ.
  • Di truyền: Sinh ra nếu trẻ bị di truyền các bệnh như chân khập khiễng, lệch vai… sẽ khiến áp lực lên các vùng xương khớp không đều. Nhiều phần xương trong đó có cả các đốt sống dễ bị lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm…

Triệu chứng của bệnh

Các bệnh về xương khớp thường có dấu hiệu khá rõ ràng. Với lồi đĩa đệm cột sống cổ cũng vậy, để ý một chút bạn sẽ nhận ra các biểu hiện của bệnh như:

  • Đau sau gáy: Hầu như bệnh nhân nào bị lồi đĩa đệm cột sống cổ cũng đều bị tình trạng đau nhức. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ nên người ta thường không để ý đến. Về sau dấu hiện này sẽ càng rõ ràng hơn với những cơn đau âm ỉ ngày một nhiều.
  • Đau vai, lưng: Ngoài vùng cổ sau gáy cơn đau còn có thể lan sang hai vai và cả vùng lưng của bệnh nhân. Nếu như tình trạng nặng đôi khi còn sinh nóng sốt khó chịu.
Đau nhức cổ, vai gáy là một trong những triệu chứng của bệnh
Đau nhức cổ, vai gáy là một trong những triệu chứng của bệnh
  • Xuất hiện cảm giác mỏi và tê: Cổ và vai có thể bị mỏi dù không làm việc nặng. Ngoài ra, cảm giác tê bì cũng thường xuất hiện ở các bộ phận này.
  • Đốt sống yếu dần: Bệnh này khiến cho đốt sống và lưng ngày càng yếu đi. Nếu nghiêm trọng đôi khi việc di chuyển khom lưng, đứng lên ngồi xuống cũng sẽ khó khăn.

Các triệu chứng của lồi đĩa đệm cột sống cổ khá giống với nhiều bệnh về xương khớp khác. Nếu không thể chắc chắn thì tốt nhất bệnh nhân nên đến bệnh viện chẩn đoán và để bác sĩ kiểm tra cẩn thận.

Chẩn đoán bệnh

Để quá trình chữa lồi đĩa đệm cột sống cổ được chính xác cần phải chẩn đoán bệnh. Thường bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số các cách sau để kiểm tra, chẩn đoán:

  • Chụp X-Quang: Rất nhiều trường hợp bệnh nhân xương khớp được cho yêu cầu chụp X-Quang để chẩn đoán bệnh. Phim X-quang có thể giúp bác sĩ thấy được các tổn thương bên trong của đốt sống cổ.
  • Chụp đĩa đệm: Rất cần thiết vì có thể xác định được tình trạng của đĩa đệm hiện tại, qua đó phân biệt với thoát vị đĩa đệm.
  • Chụp cắt lớp: Hay còn được gọi là chụp CT sử dụng tia X quét qua vùng xương để ghi lại hình ảnh.
  • Chụp cộng hưởng: Biện pháp này với chi phí khá cao nhưng lại đảm bảo độ chính xác vì hiện đại và có thể quan sát được nhiều phần của xương khớp.

Cách điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ

Bệnh nhân bị lồi đĩa đệm cột sống cổ không nên quá lo lắng vì có khá nhiều biện pháp để chữa trị. Không chỉ Tây y mà Đông y cũng có các cách làm giảm đau và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.

Trị bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ theo Tây y

Phổ biến nhất trong các cách dùng để chữa lồi đĩa đệm cột sống là uống thuốc Tây. Nếu tình trạng nặng các bác sĩ sẽ cân nhắc đến biện pháp trị liệu thần kinh cột sống hoặc phẫu thuật.

Dùng thuốc Tây

Thuốc Tây mang đến hiệu quả giảm đau nhanh cho người bị lồi đĩa đệm. Cách sử dụng đơn giản cũng là một trong những điều làm bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Tùy theo bệnh trạng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, tuy nhiên về cơ bản sẽ có một vài cái tên quen thuộc như:

  • Naproxen, Aspirin: Hai loại thuốc này có công dụng giảm đau đồng thời chống viêm rất tốt. Chính vì vậy các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm rất thường có.
  • Acetaminophen, Paracetamol: Được bệnh nhân dùng phổ biến vì nằm trong nhóm thuốc không kê đơn. Khi đau nhức có thể dùng hai loại thuốc này để giảm đau nhanh.
  • Cyclobenzaprine (Flexeril®): Thuốc này giúp giãn cơ từ đó bớt đi phần nào áp lực lên các đốt sống.
Áp dụng thuốc Tây trị lồi đĩa đệm cột sống cổ
Áp dụng thuốc Tây trị lồi đĩa đệm cột sống cổ

Dùng thuốc Tây trị thoát vị, phồng lồi đĩa đệm cần phải đặt biệt cẩn trọng. Đặc biệt là với thuốc nằm trong nhóm kê đơn chỉ nên dùng khi có chỉ định từ phía bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra khi dùng thuốc cũng phải đúng liều lượng và kiên trì sử dụng. Tự ý bỏ thuốc có thể khiến cho việc điều trị lồi đĩa đệm cột sống lưng về sau sẽ khó khăn hơn.

Biện pháp trị liệu thần kinh cột sống

Nếu uống thuốc Tây không mang lại hiệu quả thì bệnh nhân có thể được trị liệu thần kinh cột sống. Hiểu một cách đơn giản bác sĩ sẽ nắn lại các đốt sống gặp vấn đề và điều chính chúng trở về như ban đầu.

  • Trị liệu thần kinh cột sống không cần dùng thuốc cũng không phải phẫu thuật.
  • Hiệu quả giảm đau do lồi đốt sống cổ gây ra cũng khá tốt.
Trị liệu cho bệnh nhân lồi đĩa đệm cột sống cổ
Trị liệu cho bệnh nhân lồi đĩa đệm cột sống cổ

Tuy nhiên để có thể xác định chính xác cấu trúc xương đòi hỏi bác sĩ phải là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Phẫu thuật

Nếu không phải trường hợp bệnh tình quá nặng các bác sĩ cũng sẽ không dùng biện pháp phẫu thuật để chữa lồi đĩa đệm. Cách làm này có thể giảm đau nhưng lại khá nhiều nhược điểm như:

  • Sau quá trình phẫu thuật bệnh nhân cần có thời gian nghỉ ngơi khá dài để bình phục. Việc này gây rất nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt.
  • Dù có thể giảm đau nhưng không ai chắc chắn được các đốt sống và đĩa đệm sẽ yên bị sau phẫu thuật. Nói cách khác bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ vẫn có nguy cơ bị lại.
  • Di chứng sau mổ có thể khiến cổ bị tổn thương và về sau sẽ yếu đi.

Đông y chữa bệnh

Đông y có nhiều bài thuốc khác nhau để điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ. Các bài thuốc này sử dụng dược liệu với công dụng chủ yếu là giảm đau, giảm viêm và kích thích máu huyết lưu thông. Một vài trị thuốc thường được các bác sĩ Đông y dùng trong điều trị như:

  • Rễ cỏ xước.
  • Dây đau xương.
  • Lá lốt.
  • Rễ cây xấu hổ.
  • Cây chó đẻ.
  • Náng hoa trắng.
  • Đơn châu chấu.

Các bài thuốc Đông  y phổ biến trị lồi đĩa đệm cột sống như:
Bài thuốc từ rễ cỏ xước

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm rễ cỏ xước, đỗ trọng, hạt ý dĩ và tất bát.
  • 4 dược liệu trên sau khi làm sạch thì cho vào nấu với khoảng 1 lít nước.
  • Đun lửa vừa đến khi còn lại 3 chén nước nhỏ thì ngưng và chia ra các buổi sáng, trưa, tối để uống.

Bài thuốc từ tần giao

  • Đầu tiên cần chuẩn bị các dược liệu là tần giao, rễ cỏ xước, hạt ý dĩ, uy linh tiên rồi rửa sạch.
  • Tiến hành cho các nguyên liệu trên vào ấm nấu cùng với khoảng 6 chén nước trong nửa giờ.
  • Khi nước còn lại khoảng một nửa thì ngưng và chia đều nước thuốc làm 3 lần uống.

Trị bệnh bằng Nhất Nam Cốt Vương Thang

Bài thuốc chữa lồi đĩa đệm cột sống cổ Nhất Nam Cốt Vương Thang được nhiều người áp dụng. Sản phẩm với nhiều nguyên liệu rất hiệu quả trong việc chữa bệnh xương khớp như: Hầu vĩ tóc, bồ công anh, kim ngân hoa, độc hoạt, ngưu tất… Một vài công dụng của Nhất Nam Cốt Vương Thang như:

  • Thuốc dùng người bệnh giải các độc tố trong cơ thể, nhờ vậy mà cảm giác đau nhức cũng theo đó tiêu bớt.
  • Nhất Nam Cốt Vương Thang có thể thanh nhiệt, mát gan, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, sưng viêm…
  • Ngoài ra, thuốc còn có nhiều công dụng khác như trị mỏi cơ, phong thấp, đau dây thần kinh tọa…
Nhất Nam Cốt Vương Thang kết hợp nhiều dược liệu chữa bệnh
Nhất Nam Cốt Vương Thang kết hợp nhiều dược liệu chữa bệnh

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể được áp dụng thêm một vài viện pháp như châm cứu, bấm huyệt…

Dân gian chữa bệnh lồi đĩa đệm

Tại nhà, bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp được lưu truyền trong dân gian để chữa lồi đĩa đệm cột sống cổ. Các biện pháp này dù không mang lại hiệu quả trị khỏi hoàn toàn nhưng lại có thể giảm đau nhanh khá tốt.

  • Chườm dược liệu nóng: Ở đây có thể dùng các loại thảo dược như ngải cứu, rễ cỏ xước, lá lốt và ít muối hạt. Các nguyên liệu này đều có công thức chung là sao vàng cùng với muối hạt rồi dùng khăn cho vào. Dùng chúng chườm nóng lên trên khu vực cổ, vai và các vùng đau nhức.
  • Chườm lạnh: Ngoài chườm nóng thì chườm lạnh cũng có thể hỗ trợ giảm đau nhanh. Cách thực hiện đơn giản là dùng đá lạnh cho vào khăn lông rồi chườm lên da.

Tùy theo tình hình thực tế mà bệnh nhân lồi đĩa đệm cột sống cổ có thể áp dụng các biện pháp phù hợp nhất để chữa trị. Tuy nhiên viên áp dụng các cách nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.

Phòng bệnh lồi bệnh lồi đĩa đệm

Nếu muốn phòng bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ, các chuyên gia khuyên mọi người nên thực hiện những điều sau:

  • Đảm bảo đi đứng, làm việc và học tập đúng tư thế. Ngay cả khi ngủ cũng nên tập thói quen duy trì tư thế khoa học để tránh ảnh hưởng đến cột sống nói riêng và các vùng xương trên cơ thể nói chung.
  • Chú ý việc ăn uống một cách khoa học để phòng lồi đĩa đệm cột sống. Theo đó, mỗi ngày nên cung cấp Canxi và các chất cần thiết cho xương. Ngược lại, các món như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhanh, đồ làm sẵn… hãy hạn chế vì chúng sẽ gây hại cho xương.
Ăn uống khoa học để phòng lồi đĩa đệm cột sống cổ
Ăn uống khoa học để phòng lồi đĩa đệm cột sống cổ
  • Có chế độ tập thể dục thể thao hàng ngày với cường độ phù hợp.
  • Để tâm đến xương khớp nhiều hơn, không tùy tiện bỏ qua các cơn đau đặc biệt là ở khu vực cột sống để kịp thời phát hiện bệnh.

Với những thông tin trên hẳn mọi người đã hiểu hơn về bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ. Dù cũng là bệnh nguy hiểm nhưng bệnh nhân vẫn không nên quá lo lắng. Với việc phát triển của Y học hiện đại hẳn sẽ có biện pháp phù hợp để giúp bạn đẩy lùi căn bệnh lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng và cổ.

5/5 - (1 bình chọn)
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây liệt vĩnh viễn
Thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6 xảy ra khi các đốt sống bị tổn thương do phải chịu nhiều áp lực dồn nén, gây cảm giác đau nhức, khó…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *