Bị nấm candida khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nấm candida là một loại nấm gây viêm nhiễm âm đạo thường gặp ở phụ nữ. Mẹ bầu nếu không biết cách vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị viêm do sự thay đổi nội tiết tố. Bị nấm candida khi mang thai gây ra nguy hiểm gì? Phải làm sao để phòng ngừa bệnh lý này? Chị em hãy tham khảo ngay bài viết này để có thêm kiến thức.

Bị nấm Candida khi mang thai là gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi?

Candida (tên đầy đủ là Candida albicans) là loại nấm ký sinh trong cơ thể con người, phát triển trong môi trường nóng ẩm. Loại nấm này tồn tại trên da, các hốc của cơ thể điển hình như ở móng tay, móng chân, nách,…

Đặc biệt, trong điều kiện thuận lợi vi khuẩn sẽ sản sinh độc tố, gây hại cho âm đạo của phụ nữ. Có thể thấy, bị nấm Candida khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mẹ bầu.

Trong thời kỳ thai sản, chị em luôn phải cẩn trọng về sức khỏe. Việc bị nấm candida khi mang thai có thể dẫn đến viêm màng ối thậm chí vỡ ối.

Nhiều trường hợp nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm sẽ khiến nấm nhiễm ngược dòng. Trường hợp này có thể gây xuất huyết, chảy máu và sinh non. Em bé sinh ra dễ mắc bệnh về da, mắt,…

Tại sao bà bầu bị nấm candida khi mang thai?

Theo một số thống kê của ngành y tế, có đến 20 – 30% phụ nữ trong thời kỳ thai sản bị nấm âm đạo candida. Đây là một con số không hề nhỏ, vì vậy chị em luôn phải giữ vùng kín sạch sẽ, vệ sinh đúng cách.

Thay đổi của nội tiết tố nữ khiến chị em nhiễm nấm candida
Thay đổi của nội tiết tố nữ khiến chị em nhiễm nấm candida

Lý do khiến căn bệnh này trở phổ biến ở chị em là do:

  • Sự thay đổi của nội tiết tố nữ, mất cân bằng pH, âm đạo trở nên ẩm ướt. Từ đó, nó tạo điều kiện để candida sinh sản, gây độc hại cho chị em.
  • Estrogen tăng cao trong quá trình mang thai cũng góp phần cho nấm sinh sản.
  • Chế độ ăn uống, tinh thần, sức đề kháng đều là vấn đề khiến chị em trong giai đoạn thai kỳ dễ mắc bệnh. 

Bị nấm candida khi mang thai có biểu hiện gì?

Phụ khoa có nhiều căn bệnh phức tạp và tương đối giống nhau về mặt biểu hiện. Vì thế, đôi khi chị em bị nhầm lẫn, tự điều trị sai cách và khiến bệnh nặng hơn.

Dưới đây là những biểu hiện bệnh nấm candida chị em nên nắm để bảo vệ sức khỏe: 

  • Vùng kín xuất hiện mùi hôi khó chịu, có bã dịch nhờn, đục trắng như bã đậu.
  • Vùng kín sưng đó, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí nóng rát.
  • Trong một vài trước hợp, bà bầu có thể gặp vấn đề khi đi tiểu. Chẳng hạn như âm đạo rát, buốt, khi quan hệ gây đau.

Bị nấm Candida khi mang thai cần làm gì?

Bị nấm candida khi mang thai sẽ dễ kiểm soát khi chị em phát hiện sớm. Phụ nữ trong thời kỳ thai sản cần đến bệnh viện thăm khám định kỳ. Khi có biểu hiện lạ tại vùng âm đạo, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và tình trạng bệnh đang trong giai đoạn nào.

Điều trị nấm candida bằng phương pháp dân gian
Điều trị nấm candida bằng phương pháp dân gian

Có nhiều phương pháp điều trị khi chị em bị nấm candida khi mang thai bao gồm mẹo dân gian, dùng Tây y, Đông y. Một vài phương pháp được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:

Chữa nấm candida khi mang thai bằng mẹo dân gian

Các bài thuốc dân gian được lưu truyền từ nhiều đời với tính phổ biến, an toàn, tiết kiệm chi phí. Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện dễ dàng tại nhà. Dưới đây là một vài phương pháp được áp dụng cho chị em bị nấm candida khi mang thai.

  • Chữa nấm candida bằng lá trầu không

Nói đến điều trị phụ khoa bằng mẹo dân gian không thể bỏ qua lá trầu không. Bởi lẽ, nó giúp điều trị các bệnh phụ khoa hiệu quả và là thành phần quen thuộc trong nhiều bài thuốc Đông y. 

Chị em lấy lá trầu không đã rửa sạch ngâm muối cho đun sôi với một lượng nước vừa đủ. Sau đó đem để xông hơi, khi nguội có thể dùng để rửa vùng kín. Chị em sử dụng đều đặn từ 2 – 3 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

  • Chữa nấm candida bằng lá chè xanh

Lá chè xanh chứa hoạt chất EGCG, giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm Candida. Cách thực hiện mẹo này tương tự như với lá trầu không. Các mẹ có thể lựa chọn một trong hai loại lá để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

  • Chữa nấm candida bằng tỏi

Tỏi được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm có tác dụng khử mùi, tăng sức đề kháng tốt. Nếu bị nấm candida khi mang thai thì tỏi cũng là một lựa chọn phù hợp, ít gây tác dụng phụ.

Chị em thực hiện đơn giản bằng cách giã nhuyễn 4 – 5 nhánh tỏi, hòa tan với một cốc nước ấm. Sau đó, bạn lọc bỏ phần bã và lấy nước. Dùng nước ép đã làm được lau rửa và vệ sinh đều đặn 2 lần/ ngày.

Chữa nấm phụ khoa bằng Tây y

Với biện pháp Tây y, chị em có thể đến bệnh viện uy tín để khám bệnh và kê đơn. Đa phần bác sĩ sẽ hướng dẫn dùng thuốc đặt âm đạo và bôi kem bên ngoài như Fluconazol, Itraconazol, Miconazol, Clotrimazol, Econazol…

Bị nấm candida khi mang thai nên đến gặp bác sĩ điều trị
Bị nấm candida khi mang thai nên đến gặp bác sĩ điều trị

Nếu bị nấm candida khi mang thai trong giai đoạn nặng bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa phù hợp và tư vấn phương pháp giúp bà bầu dễ dàng vượt cạn thành công.

Chữa nấm phụ khoa bằng Đông y

Bị nấm candida khi mang thai chữa bằng Đông y hiện là giải pháp được nhiều chị em lựa chọn. Đây là biện pháp lành tính, hiệu quả cao và giúp bồi bổ cơ thể tốt.

Đông y sẽ đưa ra các bài thuốc bổ, tăng cường khí huyết, hồi phục sức khỏe cho chị em thông qua các vị thuốc như trinh nữ hoàng cung, đinh hương, cam thảo, khổ sâm…

Các bài thuốc Đông y trị nấm phụ khoa không mang lại hiệu quả tức thì, nhưng lại diệt trừ tận gốc mầm bệnh và cho hiệu quả lâu dài, từ đó mang lại sức khỏe toàn diện cho các mẹ.

Như vậy, chị em cần biết mức độ nguy hiểm khi bị nấm candida khi mang thai còn phụ thuộc vào cách nhận biết và điều trị từ phía mẹ bầu. Nếu mẹ bầu chủ quan và không biết cách bảo vệ sức khỏe, bệnh sẽ ngày một nghiêm trọng. Do đó, chị em nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý điều trị khi chưa được khuyến nghị. 

4.7/5 - (6 bình chọn)
Thuốc trị nấm candida cho bà bầu
TOP 5++ thuốc trị nấm candida cho bà bầu và lưu ý sử dụng
Lựa chọn thuốc trị nấm candida cho bà bầu vừa hiệu quả lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé rất quan trọng. Bởi khi mang thai,…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *