Khô khớp gối nên uống thuốc gì? Tổng hợp các loại thuốc hiệu quả nhất
Bảng tóm tắt
Khô khớp gối nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh một cách hiệu quả, an toàn? Bên cạnh việc tập luyện thể dục, ăn uống hợp lý, việc bổ sung các loại thuốc cũng rất quan trọng. Để có thể đẩy lùi bệnh khô khớp, người bệnh cần hiểu rõ cơ thể cũng như lựa chọn phương thuốc phù hợp nhất.
Khô khớp gối nên uống thuốc gì cho bệnh nhanh khỏi?
Các triệu chứng của bệnh khô khớp gối thực tế không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt đời thường. Thêm vào đó, nếu chúng ta để bệnh kéo dài không chữa trị, có thể gây ra các chứng loãng xương hoặc thoái hóa khớp.
Người bệnh khi mới mắc khô khớp gối sẽ khó nhận ra các triệu chứng của bệnh. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là cảm giác đau khớp khi cử động chân. Người bệnh vận động càng mạnh, cơn đau càng rõ rệt hơn.
Việc điều trị bệnh khô khớp gối tuy không khó, nhưng cần nhiều thời gian. Hiện nay, bệnh nhân bị khô khớp gối đang tiến hành điều trị theo 3 hướng: Đông y, Tây y và dân gian.
Bị khô khớp gối uống thuốc gì trong Tây y?
Để có thể sử dụng được các loại thuốc điều trị trong Tây y, người bệnh cần biết bản thân mắc khô khớp gối là do nguyên nhân nào. Tùy vào nguyên nhân khởi phát bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và các phương thuốc trị khô khớp gối phù hợp cho bạn.
Phương thức xử lý của các chứng bệnh là khác nhau, vậy nên người bệnh không thể tùy tiện sử dụng tân dược.
Nhóm thuốc điều trị
Nhóm thuốc chính mà người bệnh sẽ sử dụng là thuốc có công dụng chống thoái hóa khớp, phục hồi dịch khớp và bảo vệ sụn của khớp. Thành phần chính của thuốc chủ yếu là: Acid Hyaluronic, Collagen type 2, Chondroitin,….
Nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau phổ biến trong Tây y như: Steroid Corticoid, Tylenol, Glucosamin, Paracetamol, Aleve,…
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên kết hợp bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị khô khớp gối. Một số sản phẩm mà người bệnh có thể cân nhắc như:
Blackmores Glucosamine Sulfate
Hỗ trợ điều trị khô khớp, viêm khớp. Làm giảm các cơn đau, tăng cường dịch nhờn. Thuốc còn hỗ trợ điều trị loãng xương và thoái hóa xương, ức chế enzym gây tổn thương xương.
Viên uống Blackmore nên sử dụng từ 4 – 6 tháng, mỗi ngày người bệnh uống 1 viên sau bữa ăn. Không sử dụng sản phẩm cho phụ nữ có thai và trẻ dưới 12 tuổi.
Glucosamine Chondroitin MSM
Loại thuốc này giúp người bị khô khớp gối làm trơn các khớp xương, tăng đàn hồi cho tế bào sụn. Đồng thời, Glucosamine giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.
Người bệnh uống 2 viên mỗi ngày sau bữa ăn. Sử dụng cho người từ 19 tuổi trở lên với liệu trình sử dụng từ 2 – 3 tháng.
Ngoài ra, còn có một số thực phẩm chức năng khác cũng rất phổ biến như: Glucosamine HCL, Glucosamine Hadariki, Joint Support & Comfort Solgar,…
Phẫu thuật
Nếu bệnh nhân bị khô khớp gối đã chuyển sang giai đoạn nặng. Người bệnh bị đau nhiều, đi lại khó khăn, các phương pháp điều trị không đem lại kết quả tốt. Trường hợp này, các bác sĩ có thể chỉ định để phẫu thuật thay khớp gối.
Nhưng người bệnh cũng cần biết rằng, dù thay khớp gối thì sau đó chúng ta vẫn có khả năng bị thoái hóa khớp lân cận. Cũng có thể xảy ra nhiễm trùng, vì vậy, chỉ phẫu thuật khi thật sự không còn hướng điều trị phù hợp hơn.
XEM THÊM:
Thuốc Đông y chữa khô khớp gối
Trong Đông y, người bệnh sẽ được thực hiện các bài vật lý trị liệu kết hợp với thang thuốc phù hợp để điều trị bệnh tận gốc. Các thảo dược khi được sử dụng sẽ mang hoạt chất vào sâu các tạng phủ, cân bằng khí huyết và năng lượng nội tại.
Người bệnh được đả thông kinh huyệt, tăng cường tuần hoàn máu và giảm sức ép lên các dây thần kinh. Nhờ đó mà các cơn đau nhức ở khớp gối giảm rõ rệt.
Các bài thuốc chữa bệnh khô khớp gối của Đông y sẽ được kê theo thể trạng người bệnh, tình trạng bệnh lý sau khi chẩn đoán. Rất nhiều bệnh nhân đã lựa chọn điều trị theo hướng Đông y và đều cho kết quả rất tốt
Thuốc sử dụng hoàn toàn thảo dược trong tự nhiên, an toàn, lành tính, không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng thêm các bài massage và châm cứu để thúc đẩy quá trình hồi phục.
Một số bài thuốc Đông y cho người bị khô khớp gối:
Bài thuốc 1
Nguyên liệu thuốc: Hoàng kỳ, xích thược, đại táo, khương hoàng (mỗi loại 12 gam), phục linh, phòng phong, xuyên khung, tần giao, ngưu tất (mỗi loại 8 gam), tế tân, quế tâm (mỗi loại 4 gam).
Cách sử dụng: Người bệnh mang thuốc sắc cùng 1,5 lít nước. Thuốc đến khi cạn bằng ⅓ lượng nước ban đầu thì chắt ra để uống. Chúng ta chia thuốc thành 3 bữa nhỏ để uống trong ngày.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu thuốc: Hoàng bá, tri mẫu, ngạnh mễ, tang chỉ (mỗi loại 12 gam), kim ngân, thạch cao (mỗi loại 20 gam), quế chi, thương truật (mỗi loại 6 gam).
Cách sử dụng: Chúng ta mang tất cả vị thuốc cho vào ấm sắc cùng 1,2 lít nước. Sắc trên lửa nhỏ, đợi đến khi thuốc cạn còn 300ml thì tắt bếp. Người bệnh chia thuốc uống 4 bữa trong ngày. Duy trì uống liên tục cho đến khi bệnh khỏi dứt điểm.
Bài thuốc 3
Nguyên liệu thuốc: Bạch thược, tri mẫu, liên kiều, bạch truật, phòng phong (mỗi loại 12 gam), ma hoàng, quế chi (mỗi loại 8 gam), cam thảm (6 gam).
Cách sử dụng: Các bạn sắc thuốc với 1,5 – 1,8 lít nước. Khi nước thuốc đã chuyển màu đậm, thuốc cạn còn khoảng 250 – 300ml thì có thể ngừng sắc. Người bệnh uống thuốc 3 lần trong ngày, tương đương mỗi ngày 1 thang thuốc. Không để thuốc qua ngày hôm sau sử dụng sẽ làm giảm công dụng.
Thuốc Đông y đem lại hiệu quả điều trị chứng khô khớp hay các bệnh xương khớp nói chung rất tốt. Nhưng cần có thời gian để thuốc ngấm vào cơ thể và phát huy tác dụng. Vì vậy, người bệnh không nên quá sốt ruột, hãy kiên trì điều trị và kết hợp tập luyện, ăn uống điều độ.
Điều trị khô khớp gối bằng mẹo dân gian
Cùng với các bài thuốc khô khớp từ Đông y, Tây y thì trong dân gian cũng có khá nhiều mẹo chữa bệnh khô khớp gối, khô khớp háng hiệu quả. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh tạm thời, người bệnh mắc khô khớp gối mức nhẹ. Các bệnh nhân có tình trạng nặng hơn cần lựa chọn phương án điều trị khác.
Cây cỏ xước
Cỏ xước có công dụng làm tiêu ứ, phá huyết, mạnh gân xương. Thường được sử dụng để chữa các chứng bệnh sưng đau, phong thấp và các bệnh về xương khớp. Loại cỏ này hiện đang được khá nhiều người bệnh sử dụng.
Cách sử dụng:
- Chúng ta chuẩn bị 25g lá cỏ xước, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng.
- Lá ngâm xong đem nấu nước uống, sử dụng thay cho nước lọc hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tốt các triệu chứng đau nhức.
Cây lá lốt
Là loại lá được rất nhiều gia đình trồng trong vườn, lá lốt không chỉ làm gia vị cho món ăn thêm hấp dẫn. Mà còn có công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh khô khớp gối. Các hoạt chất trong lá lốt giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm đau nhức hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Người bệnh dùng 25g lá lốt mang rửa sạch, sắc cùng với 2 – 3 bát con nước.
- Nấu lá lốt với lửa nhỏ cho đến khi nước còn còn 1 bát con thì chúng ta có thể sử dụng.
- Sau bữa ăn tối, người bệnh uống nước lá lốt sẽ giúp bệnh có chuyển biến sau một thời gian kiên trì sử dụng.
Cây trinh nữ
Trinh nữ cùng là một trong những cách chữa chứng khô khớp gối được không ít người biết đến. Trinh nữ có công dụng làm giảm cơn đau, chống viêm, an thần và tiêu ích. Thông thường, bộ phận được sử dụng nhiều nhất là phần cành lá và rễ cây.
Cách sử dụng:
- Các bạn lấy rễ cây trinh nữ mang rửa sạch, sau đó thái thành khúc nhỏ và phơi khô.
- Mỗi lần sử dụng, các bạn lấy 100g rễ trinh nữ nấu cùng 500ml nước. Khi nước cạn còn ½ thì tắt bếp và chia nước thành 2 phần để uống trong ngày. Chứng đau nhức có thể giảm bớt sau khoảng 7 – 10 ngày sử dụng.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị khô khớp gối
Người bệnh muốn có kết quả điều trị tốt nhất cần kiên trì kết hợp các bài thuốc với lối sống lành mạnh, khoa học. Cụ thể như sau:
- Để biết khô khớp gối nên uống thuốc gì phù hợp với cơ thể, người bệnh cần đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra. Dựa vào tình hình bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc tốt nhất dành cho bạn.
- Chúng ta không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà, không lạm dụng thuốc hay bỏ bớt thuốc. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị bệnh.
- Nếu muốn kết hợp thuốc Tây y cùng Đông y, người bệnh cần có sự tư vấn chi tiết từ bác sĩ phụ trách điều trị.
- Tích cực tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đi bộ thường xuyên để cải thiện chứng khô khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh cần tập luyện vừa sức, phân chia thời gian tập và nghỉ hợp lý.
- Chúng ta có thể kết hợp các bài massage nhẹ nhàng tại nhà cũng sẽ hỗ trợ giảm đau khá tốt. Các bài tập co duỗi cẳng chân là cách ngăn ngừa chứng cứng khớp vô cùng hữu dụng.
- Bên cạnh việc lựa chọn phương thuốc, người bệnh cũng cần chú ý chế độ ăn uống. Tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi cho sụn khớp, hạn chế các món ăn làm tăng đau nhức và giảm tiết dịch khớp.
Mong rằng, qua bài viết này khô khớp gối nên uống thuốc gì này, người bệnh đã có những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn phương thuốc để điều trị. Mỗi cách chữa sẽ có những ưu điểm riêng, chúng ta cần dựa vào mức độ bệnh của bản thân để lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!