Viêm mũi xuất tiết là gì? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất
Bảng tóm tắt
Viêm mũi xuất tiết là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh khi được bác sĩ chuẩn đoán về bệnh lý viêm mũi xuất tiết (viêm mũi họng xuất tiết). Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh rất nhiều. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu.
Viêm mũi xuất tiết là gì?
Viêm mũi xuất tiết hay viêm mũi họng xuất tiết là gì? Đây là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi dịch nhầy tiết nhiều trong mũi và họng. Hiện tượng này sẽ xuất hiện ngay sau khi người bệnh trải qua một đợt viêm họng hay cảm cúm.
Khi bị viêm mũi xuất tiết, người bệnh sẽ có những biểu hiện bệnh khá giống với bệnh viêm mũi dị ứng. Ví dụ như ngạt mũi, chảy dịch mũi, sưng phù niêm mạc, khó thở,… gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân.
Viêm mũi xuất tiết là gì? Đây là một bệnh lý viêm mũi, tuy nhiên người ta thêm thuật ngữ “xuất tiết” để thể hiện sự đặc trưng của bệnh đó là khả năng tiết nhiều dịch nhầy. Viêm mũi xuất tiết chia làm hai dạng: viêm mũi dị ứng và viêm mũi không dị ứng.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi xuất tiết
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết, chúng ta có thể phân biệt chúng dựa vào các loại viêm mũi xuất tiết khác nhau. Có thể bệnh gây ra do dị ứng hoặc không dị ứng.
Đối với viêm mũi họng xuất tiết do dị ứng, người bệnh có thể đã tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây kích thích như: Lông động vật, phấn hoa, mạt bụi, gián, cây cỏ, bụi rậm,…
Các tác nhân gây tình trạng viêm mũi không dị ứng đó là: Sử dụng thuốc xịt mũi nhiều lần, nội tiết tố thay đổi trong thai kỳ, biến chứng phẫu thuật, mùi hương tổng hợp, thời tiết, đồ uống có cồn. Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ cay nóng cũng khiến viêm mũi xuất tiết bất thường.
Triệu chứng nhận biết viêm mũi xuất tiết
Ngoài tìm hiểu viêm mũi xuất tiết là gì, chúng ta cũng cần nhận biết những dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Viêm mũi xuất tiết có các biểu hiện khá tương đồng với viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, chảy dịch mũi, hắt hơi, nghẹt mũi. Tùy thuộc loại viêm mũi, người bệnh có thể gặp thêm một số biểu hiện khác.
Ngứa mũi là đặc trưng cho bệnh viêm mũi dị ứng, nếu bạn bị viêm mũi xuất tiết do dị ứng sẽ thấy niêm mạc mũi nhợt nhạt hoặc tím sậm, hắt hơi nhiều, viêm giác mạc – kết mạc mắt. Viêm mũi không do dị ứng sẽ ít xuất hiện hắt hơi ngứa mũi hơn.
Bệnh viêm mũi xuất tiết có thể xảy ra quanh năm mỗi khi người bệnh gặp phải các yếu tố dễ hình thành bệnh. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm mũi xuất tiết bội nhiễm.
Viêm mũi xuất tiết có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng, viêm mũi xuất tiết gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bạn không cần quá lo lắng vì chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, viêm mũi xuất tiết kéo dài sẽ khiến cho dịch nhầy trong mũi họng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh và phát triển. Bệnh khi đã tiến triển thành viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cơ thể và khó khăn trong việc điều trị.
Viêm mũi xuất tiết là gì, một số biến chứng thường gặp của bệnh như sau:
- Gia tăng các bệnh lý về tai – mũi – họng: Tai – mũi – họng có cấu trúc rất đặc biệt với các ống nối thông bộ phận với nhau. Do đó vi khuẩn ở mũi hoàn toàn có thể lan sang các cơ quan khác gây bệnh lý cục bộ. Một số biến chứng có thể kể đến như viêm tai giữa, viêm mũi xuất tiết phù nề, viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm, viêm mũi xoang xuất tiết bội nhiễm, hen suyễn, viêm amidan, suy giảm thính lực,…
- Biến chứng tại mắt: Viêm mũi xoang xuất tiết bội nhiễm rất dễ dẫn đến các biến chứng ở mắt vì vị trí xoang gần các dây thần kinh hốc mắt. Những biểu hiện như viêm tuyến lệ, viêm kết mạc, áp xe mí mắt, giảm thị lực, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mù lòa.
- Biến chứng não bộ: Viêm mũi xuất tiết mãn tính nếu không được điều trị sớm, nhiễm khuẩn ngày càng lan rộng và sâu ảnh hưởng đến não bộ. Tình trạng này sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng,…
Qua đây, người bệnh có thể thấy rằng bệnh lý viêm mũi xuất tiết sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó ngay khi nhận thấy dấu hiệu của viêm mũi xuất tiết, người bệnh cần thăm khám sớm để kiểm soát tốt bệnh lý.
Cách thức chẩn đoán bệnh – Viêm mũi xuất tiết là gì?
Viêm mũi xuất tiết là gì chắc hẳn bạn đọc đã nắm được đầy đủ thông tin về bệnh. Việc điều trị sớm viêm mũi xuất tiết vừa đảm bảo sức khỏe và tâm lý cho người bệnh, vừa tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Vậy phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao?
Thật khó có thể chẩn đoán chính xác rằng bạn bị viêm mũi xuất tiết thông qua các phương pháp hiện đại vì hiện nay không có xét nghiệm nào chắc chắn được người bệnh bị viêm mũi hay không.
Để chẩn đoán, bác sĩ cần phải thực hiện quan sát lâm sàng những triệu chứng mà người bệnh có. Tuy nhiên, những dấu hiệu bệnh thường rất đặc trưng và dễ nhận biết nên bạn đọc có thể yên tâm về mức độ chính xác của chẩn đoán.
Một vấn đề cần chú ý đó là ngoài những nguyên nhân thông thường, viêm mũi xuất tiết cũng có thể do nhiều yếu tố khác tác động hình thành bệnh. Ví dụ như những khối Polyp mũi xoang, dị vật trong mũi, vẹo lệch vách ngăn, dịch não rò rỉ qua mũi,…
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Sau khi chẩn đoán chính xác bản thân đang mắc viêm mũi xuất tiết, người bệnh cần lắng nghe những phương án điều trị được đưa ra từ phía bác sĩ chuyên môn. Hiện nay có rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng xuất tiết bạn đọc có thể tham khảo như sau:
Cải thiện viêm mũi xuất tiết với mẹo dân gian tại nhà
Khi viêm mũi xuất tiết mới chớm và các dấu hiệu diễn ra còn nhẹ, bệnh hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh thì chúng ta có thể xem xét về các biện pháp cải thiện tại nhà. Cần chú ý rằng đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, không có tác dụng điều trị chuyên sâu:
Vệ sinh mũi xoang, họng với nước muối
Nước muối pha loãng hay nước muối sinh lý 0,9% đều có công dụng tốt trong trường hợp này. Trong nước muối có thành phần với khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn, sát trùng niêm mạc đang tổn thương, giảm sưng phù và làm loãng dịch đẩy chúng ra ngoài.
Người bệnh có thể sử dụng nước muối xịt trực tiếp vào bên trong mũi, ấn nhẹ để nước có thể tràn vào trong xoang, chảy xuống vùng họng tốt hơn. Sau đó để nước dần tự chảy ra ngoài trong vòng 5 phút. Nước muối chảy ra thường kèm theo dịch tiết hoặc mủ lẫn ứ đọng bên trong.
Kiên trì thực hiện đều đặn sẽ mang đến những kết quả tốt, tuy nhiên người bệnh chỉ nên thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày để tránh làm khô niêm mạc mũi. Ngoài ra cần vệ sinh lại bằng nước sạch sau khi đã rửa mũi với nước muối.
Kết hợp mật ong và tỏi
Mật ong, tỏi đều là những vị thuốc nam quý có công hiệu trong điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm. Tỏi chứa hoạt chất Allicin được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, khi kết hợp cùng với mật ong giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm sưng tại niêm mạc và nâng cao sức đề kháng toàn diện.
Cách thực hiện bài thuốc trị viêm mũi xuất tiết từ mật ong và tỏi như sau:
- Bóc sạch vỏ 1 củ tỏi rồi đem xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt.
- Hòa tan nước cốt tỏi cùng với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1.
- Sử dụng dung dịch tỏi mật ong vừa chế biến được để nhỏ vào trong mũi hàng ngày. Mỗi bên mũi 1 – 2 giọt.
- Thực hiện đều đặn khoảng 2 – 3 lần trong ngày và kiên trì trong khoảng 1 tuần để thấy kết quả tốt.
Sử dụng biện pháp xông hơi
Xông hơi cũng là một phương pháp tốt giúp điều trị chứng viêm mũi xuất tiết. Cách làm này sử dụng hơi nước bốc lên xông vào mũi xoang giúp làm loãng dịch nhầy và đào thải ra ngoài, kích thích lưu thông máu, làm giảm ngứa mũi, nghẹt mũi.
Ngoài việc sử dụng nước nóng thông thường để xông hơi hàng ngày, người bệnh có thể kết hợp thêm tinh dầu như quế, bạch đàn, bạc hà,… Hoặc đun các loại nước lá như lá lốt, nghệ, tỏi,… xông hơi đều đem đến hiện quả tốt.
Điều trị viêm mũi xuất tiết theo Tây y
Tây y giúp điều trị nhanh chóng những triệu chứng bệnh và giúp bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe bình thường. Hiện nay Tây y điều trị theo hai hướng đó là điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phác đồ hợp lý.
Sử dụng thuốc uống
Các nhóm thuốc được dùng nhiều để chữa viêm mũi họng xuất tiết đó là:
- Thuốc kháng Histamin H1: Đây là loại thuốc dùng trong các trường hợp người bệnh bị viêm mũi do yếu tố dị ứng gây nên. Thuốc có công dụng giúp ức chế, ngăn tình trạng dị ứng đáng kể.
- Thuốc chống viêm chứa Corticoid: Thuốc có dạng viên uống hoặc dung dịch nhỏ giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.
- Thuốc Argyrol: Thuốc có công dụng làm se và khô niêm mạc, giảm thiểu tình trạng dịch mũi chảy nhiều gây viêm mũi và chứng xung huyết mũi.
Việc sử dụng thuốc điều trị cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn tự ý thay đổi thuốc hay về liều lượng dùng thì chúng sẽ gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Can thiệp ngoại khoa khác
Trong trường hợp viêm mũi xuất tiết nặng hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị các biện pháp y khoa khác như sau:
- Phun khí dung trị viêm mũi.
- Chiếu tia sóng ngắn vào khoang mũi.
- Điện di dung dịch Novocain.
- Đốt cuốn mũi bằng côte điện.
- Chỉnh vách ngăn mũi.
Những phương pháp này đều sử dụng các thiết bị y học hiện đại hỗ trợ, vì vậy chi phí điều trị thường cao hơn thông thường. Ngoài ra bạn cũng cần để ý đến việc lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có tay nghề tốt và có giá điều trị công khai để thực hiện.
Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi xuất tiết
Viêm mũi xuất tiết là một biểu hiện nặng nề hơn so với viêm mũi thông thường. Nếu bệnh kéo dài với lượng dịch sản sinh nhiều sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng cho sức khỏe. Vì vậy bạn đọc nên chủ động phòng ngừa và điều trị tránh bệnh trở nặng thêm.
Một số biện pháp dễ dàng áp dụng như sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng. Bạn cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, nhóm thực phẩm giàu kẽm, Omega – 3 để nâng cao sức đề kháng của cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
- Hạn chế nạp các loại thực phẩm như đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ chiên rán, đồ ăn cay nóng để hạn chế các kích thích đến tình trạng viêm mũi xuất tiết.
- Tránh việc sử dụng những loại chất kích thích như bia rượu, cà phê,… vì chúng không tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên hàng ngày để tránh vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi gây hại.
- Uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước, nước vừa giúp tăng cường trao đổi chất cho cơ thể, vừa duy trì độ ẩm niêm mạc mũi và làm loãng dịch nhầy tốt hơn.
- Đeo khẩu trang kín khi đi ra ngoài đường để tránh vi khuẩn tấn công vào cơ quan hô hấp. Vào thời tiết chuyển lạnh cần chú ý giữ ấm cơ thể và đặc biệt là đường thở.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho bạn đọc vấn đề “ Viêm mũi xuất tiết là gì, phòng ngừa và điều trị ra sao”. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh cũng như định hướng điều trị viêm mũi xuất tiết thật tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!