Bệnh viêm amidan ở trẻ em: Cách nhận biết, chăm sóc và trị bệnh an toàn, hiệu quả

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về tai, mũi, họng, trong đó có viêm amidan. Bệnh viêm amidan ở trẻ em mặc dù không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ không sớm nhận biết trẻ bị viêm amidan và có cách điều trị phù hợp cũng có thể gây ra biến chứng về sau.

Bệnh viêm amidan ở trẻ dễ xuất hiện khi thời tiết thay đổi
Bệnh viêm amidan ở trẻ dễ xuất hiện khi thời tiết thay đổi

Bệnh viêm amidan ở trẻ là gì?

Viêm amidan ở trẻ em là bệnh thường gặp về tai – mũi – họng. Trong đó, amidan là là tổ chức lympho nằm bên trong họng, có vai trò quan trọng là bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây bệnh thông qua hoạt động miễn dịch tại chỗ. Bên cạnh đó, amidan còn có vai trò tiết ra các kháng thể tự nhiên để chống lại sự nhiễm trùng. 

Thanh hầu bổ phế thang
Liệu có chuyện viêm amidan có thể khỏi hẳn nhờ một bài thuốc nam dược, trong khi ngay cả phẫu thuật vẫn có khả năng tái phát? Cánh phóng viên đã trực tiếp đến Trung tâm Đông y Việt Nam - đơn vị sở hữu độc quyền Thanh hầu bổ phế thang để kiểm chứng hiệu quả thật sự của bài thuốc này!

Tuy nhiên, khi có quá nhiều virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, sẽ khiến cho amidan không đủ khả năng kháng cự. Từ đó khiến cho hoạt động của amidan bị suy yếu và dẫn đến viêm. 

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm amidan. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất, đặc biệt là những trẻ từ  3 – 10 tuổi. Đặc biệt là với các bé thường xuyên bị tái phát nhiều lần, thì khi trẻ trên 10 tuổi, viêm amidan sẽ giảm dần.

Phân loại bệnh viêm amidan ở trẻ em

Cũng như ở người lớn, bệnh viêm amidan ở trẻ nhỏ được chia thành các loại sau:

Viêm amidan cấp ở trẻ em

Đây là tình trạng viêm sung huyết và xuất tiết của amidan khẩu cái. Thường xuất hiện vào thời kỳ đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm. Do vậy, nhiều người coi viêm amidan cấp là “cửa vào” của một số bệnh như: Bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não.

Đa số trẻ bị viêm amidan ở giai đoạn cấp tính
Đa số trẻ bị viêm amidan ở giai đoạn cấp tính

Trẻ bị viêm amidan cấp do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên theo thống kê, có đến 80% là do virus và sự thay đổi của thời tiết. Điều này khiến nhiều cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa viêm amidan cấp ở trẻ và các bệnh cảm cúm thông thường, do các triệu chứng khá giống nhau. Cụ thể như: sốt cao, đau họng, vướng họng, ớn lạnh, ăn uống khó khăn, hơi thở hôi,…

Các triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em sẽ mất đi sau khoảng 1 tuần mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên với điều kiện cha mẹ phải phát hiện sớm, có biện pháp xử lý và chăm sóc trẻ kỹ hơn. Nếu chủ quan, tình trạng bệnh của trẻ có thể tiến triển thành mãn tính.

Viêm amidan mãn tính ở trẻ em

Đây là hiện tượng viêm đi viêm lại, tái phát nhiều lần của amidan khẩu cái. Trong 1 năm, nếu trẻ tái phát viêm amidan 5 lần trở lên thì được coi là viêm amidan mãn tính. 

Ở giai đoạn này, các triệu chứng thường “nghèo nàn”, không rầm rộ như đợt viêm cấp. Một số biểu hiện có thể gặp phải như nóng rát họng, hôi miệng, nuốt vướng, đau tai, có hạch dưới hàm hoặc ở cổ, cơ thể mệt mỏi,…

Trẻ bị viêm amidan mãn tính có thể gây ra biến chứng nguy hiểm
Trẻ bị viêm amidan mãn tính có thể gây ra biến chứng nguy hiểm

Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, trẻ bị viêm amidan mãn tính có thể phát triển thành:

  • Viêm amidan quá phát (phát triển to lên): 2 amidan to chạm nhau, nhiều hốc có mủ nhầy hoặc chất bã đậu, thường gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Đặc biệt, trẻ dễ gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm amidan xơ teo (amidan nhỏ lại): Ít gặp ở trẻ em mà chủ yếu xuất hiện ở người lớn. 2 amidan có kích thước nhỏ, bề mặt xơ, ở  nhiều hốc có thể chứa chất bã đậu, đồng thời hai trụ amidan có dấu hiệu viêm dày đỏ, sẫm màu.
  • Viêm amidan hốc mủ: Đây là một trong những thể mãn tính nguy hiểm, dễ gây nhiều biến chứng cho sức khỏe các bé. Khi bị bệnh, trẻ thường bị sốt cao, ngủ ngáy (có tiếng khò khè), biếng ăn, trong vòm họng có mủ trắng và miệng có mùi hôi khó chịu.

Vì sao trẻ bị viêm amidan?

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị viêm amidan, bởi những nguyên nhân sau:

Do virus hoặc vi khuẩn gây ra

  • Một số loại virus và vi khuẩn có sẵn ở mũi họng có thể phát triển mạnh và gây nên bệnh viêm amidan ở trẻ. 
  • Các loại virus gây bệnh như: Sởi, cúm, ho gà,…
  • Do một số loại vi khuẩn như: Tụ cầu hay liên cầu, đặc biệt là liên cầu tan huyết thuộc nhóm A.
  • Trong nhóm này, virus là tác nhân chính gây ra bệnh.

Nguyên nhân khách quan:

  • Khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, hay môi trường bị ô nhiễm bởi khói, bụi,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm amidan ở trẻ.
  • Trẻ nhỏ là đối tượng thường có sức đề kháng kém hoặc có ổ viêm nhiễm ở họng như viêm lợi, răng sâu, viêm họng nên cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Do cấu trúc của amidan thường có nhiều khe hốc, là nơi trú ẩn và phát triển thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus. Mặt khác, amidan nằm ở giao điểm của đường ăn và đường thở nên cũng dễ bị các loại vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.

Nguyên nhân chủ quan: 

  • Cha mẹ không chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ hằng ngày, khiến vi khuẩn tích tụ cũng dễ gây ra bệnh.
  • Hoặc cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh về mũi, họng cũng rất dễ mắc viêm amidan.

 Nhận biết dấu hiệu trẻ bị viêm amidan

Bệnh viêm amidan ở trẻ em có những biểu hiện khá giống với một số bệnh lý khác về tai, mũi họng. Vì vậy, cha mẹ cần để ý những triệu chứng sau để có thể nhận biết bệnh một cách sớm nhất:

Ho, sốt, sưng họng là những dấu hiệu bệnh viêm amidan ở trẻ em
Ho, sốt, sưng họng là những dấu hiệu bệnh viêm amidan ở trẻ em
  • Trẻ đột nhiên bị sốt cao, kèm theo đó là biểu hiện quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu đỏ.
  • Trẻ bị đau họng khi nuốt, khô rát và nóng trong cổ họng, đặc biệt là vùng vị trí của amidan. 
  • Có thể bị sưng hạch ở cổ.
  • Khi trẻ bị đau họng cũng có thể dẫn đến đau nhói lên tai, nhất là khi nuốt hoặc ho.
  • Thấy trẻ có dấu hiệu thở khò khè, khó thở, hoặc thở bằng miệng. 
  • Ho: Đây là triệu phổ biến, cơn ho xuất hiện theo từng cơn có đờm nhầy. Ngoài ra tình trạng lâu còn có thể gây ra khản tiếng và tức ngực ở trẻ.
  • Khi trẻ há miệng to sẽ thấy 2 amidan bị sưng, đỏ, có chấm mủ trắng, lưỡi bẩn trắng và môi thì khô. 
  • Trường hợp trẻ bị viêm amidan do virus thì toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, có thể kèm theo chảy mũi, viêm kết mạc. Các bạch huyết thành sau của họng cũng có dấu hiệu sưng to và đỏ.

Viêm amidan ở trẻ có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Thực tế, viêm amidan ở trẻ em không phải là bệnh lý nguy hiểm, có thể đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc và điều trị nếu áp dụng đúng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan, không điều trị tốt sẽ khiến viêm amidan cấp ở trẻ diễn tiến sang mãn tính và một số biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Bệnh tái phát nhiều lần khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, dẫn đến chậm phát triển về thể chất, nói ngọng.
  • Gây ra hội chứng ngưng thở ở trẻ khi ngủ.
  • Viêm tấy và áp-xe quanh amidan: Đây là tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng và hình thành mủ giữa amidan khiến bệnh trở nên trầm trọng. Khi đó, tình trạng đau tăng lên, không nuốt được, nước bọt chảy ra, mất nước nặng, mệt mỏi,… dẫn đến trụy mạch.
  • Nhiễm khuẩn tai-mũi-họng cấp: Khi này, bệnh viêm amidan ở trẻ có thể dẫn đến các bệnh lý như: Viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm mũi xoang, viêm phế quản… gây nguy hiểm đến sức khỏe. Một số trường hợp sẽ để lại di chứng sau này khiến trẻ miễn dịch kém, gầy yếu và dễ mắc các bệnh khác.
  • Dẫn đến nhiễm khuẩn toàn thân nặng như: Viêm cầu thận cấp, nhiễm khuẩn huyết, thấp khớp cấp, thấp tim,… 

Về vấn đề bệnh viêm amidan ở trẻ em bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, trẻ bị viêm amidan cấp nếu được chăm sóc và điều trị tốt có thể khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày. Nếu nặng, tình trạng bệnh có thể kéo dài hơn.

Đặc biệt, nếu bệnh đã chuyển biến sang mãn tính, quá trình điều trị sẽ dai dẳng, thậm chí có thể kéo dài đến khi trưởng thành.

Cách điều trị bệnh viêm amidan ở trẻ

Để bệnh viêm amidan ở trẻ sớm được khắc phục và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên, cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Dưới đây là những cách điều trị viêm amidan ở trẻ em mà cha mẹ nên biết:

1. Áp dụng mẹo dân gian

Đối với trẻ em, các biện pháp dân gian thường được nhiều cha mẹ áp dụng trong quá trình bệnh bởi an toàn, ít tác dụng phụ lại dễ thực hiện. Khi trẻ bị viêm amidan, bạn có thể tham khảo các cách sau:

Áp dụng các biện pháp dân gian để trị viêm amidan ở trẻ
Áp dụng các biện pháp dân gian để trị viêm amidan ở trẻ

Chữa viêm amidan cho trẻ bằng mật ong và chanh

Từ lâu, mật ong đã được xem như chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tốt đối với các bệnh về tai – mũi – họng. Đặc biệt, khi kết hợp ong với chanh sẽ giúp diệt khuẩn, kháng viêm và làm giảm cảm giác đau rát ở cổ họng. 

Cách thực hiện:

  • Bạn trộn đều 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất cùng với 1 thìa nước cốt chanh.
  • Sử dụng hỗn hợp này có trẻ ngậm và nuốt từ từ.
  • Nên thực hiện 4 – 5 ngày liên tục để dẫn cải thiện các triệu chứng.

Dùng tỏi trị viêm amidan ở trẻ em

Theo các nghiên cứu hiện đại, hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng ngăn ngừa, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, tỏi cũng rất giàu vitamin và khoáng chất, nhờ đó có thể hỗ trợ tốt cho việc tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe cho trẻ.

Cách thực hiện:

  • Bạn cần chuẩn bị 1 củ tỏi và khoảng 200ml sữa tươi.
  • Tỏi bạn đem bóc vỏ, rửa sạch, để ráo, sau đó đập dập và đem trộn với sữa tươi.
  • Cho hỗn hợp trên lên bếp và đun trong 10 phút.
  • Sau đó, cho trẻ dùng hỗn hợp này đều đặn mỗi ngày 1 lần để thấy hiệu quả.

Trị viêm amidan ở trẻ bằng lá húng chanh

Húng chanh (tên gọi khác là tần dày) được biết đến với công dụng chữa viêm họng, viêm amidan tại nhà hiệu quả. Trong lá húng chanh có chứa codein và cavaron. Hai hoạt chất này có tác dụng ức chế vi khuẩn cực mạnh, nên được xem là kháng sinh mạnh với các vi trùng ở miệng, mũi, họng và đường ruột. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có khả năng chống viêm và thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Đem lá húng chanh, rửa sạch và để ráo nước. Sao đó, bạn cho trẻ nhai chung với vài hạt muối. Nên cho trẻ nhấm nuốt từ từ để các hoạt chất ngấm vào cổ họng. Biện pháp này cần thực hiện đều đặn 3 lần/ngày giúp làm sạch cổ họng.
  • Cách 2: Bạn đem lá húng chanh rửa sạch, để ráo nước, rồi đập dập với một ít đường phèn. Sau đó, cho thêm khoảng 10ml nước sôi rồi khuấy đều tay. Tiếp đến, bạn chắt lấy phần nước để uống. Cách này được thực hiện 3 – 4 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.

2. Dùng thuốc điều trị

Các loại thuốc tây y thường cho hiệu quả nhanh chóng, giúp điều trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh viêm amidan ở trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên dùng thuốc cho trẻ khi có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn. 

Cho trẻ uống thuốc khi được bác sĩ chỉ định
Cho trẻ uống thuốc khi được bác sĩ chỉ định

Dưới đây là một số loại thuốc trị viêm amidan ở trẻ thường được bác sĩ kê đơn:

  • Penicillin hoặc Amoxicillin: Đây là hai loại thuốc thường được dùng phổ biến trong điều trị viêm amidan ở trẻ nhỏ, có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên thuốc này có thể gây dị ứng, đặc biệt ở trẻ nhỏ tuổi. 
  • Erythromycin: Loại thuốc này được dùng thay thế đối với những trẻ bị viêm amidan kháng với penicillin. 
  • Streptococcus: Loại thuốc này thường cho hiệu quả trị bệnh nhanh nhưng có thể làm ố và hỏng men răng của trẻ.
  • Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng được các bác sĩ sử dụng để trị viêm amidan ở trẻ em như: alpha choay, paracetamol, cefadroxil,…

Trẻ bị viêm amidan có nên dùng kháng sinh hay không?

Hiện nay, không ít trường hợp, do không hiểu biết mà cha mẹ lạm dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh viêm amidan ở trẻ. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ có tác dụng với những tình trạng bệnh do vi khuẩn gây ra. Trường hợp sử dụng kháng sinh với bệnh do virus không chỉ làm mất khả năng điều trị mà còn có nguy cơ gặp phải những tác dụng không mong muốn.

Thông thường nếu bệnh viêm amidan ở trẻ còn nhẹ, bác sĩ sẽ khuyên thay đổi thói quen sinh hoạt, cho trẻ ăn nhẹ, uống nhiều nước và nghỉ ngơi, súc miệng bằng nước muối cũng có cải thiện và đẩy lùi được bệnh.

3. Nạo amidan hoặc cắt amidan cho trẻ

Phẫu thuật nạo amidan hoặc cắt amidan cũng là một phương pháp điều trị bệnh viêm amidan ở trẻ. Tuy nhiên, chỉ trong một số trường hợp nhất định mới cần phải sử dụng cách điều trị này.

Nạo amidan và cắt amidan sẽ chỉ được bác sĩ đề cập sau quá trình bệnh lý kéo dài, tái lại nhiều lần và có thể gây một số biến chứng, khiến trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Thực tế, nạo amidan và cắt amidan sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng chống nhiễm trùng của trẻ. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là mọi trường hợp trẻ bị viêm amidan đều phải phẫu thuật cắt bỏ.

Phẫu thuật nạo VA thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm amidan tái phát trên 5 lần trong năm.
  • Điều trị nội khoa không khỏi, kèm theo một số biến chứng.
  • Viêm amidan quá phát gây cản trở đường thở tự nhiên.

Chỉ định cắt amidan:  

  • Trẻ bị viêm amidan mạn tính, tái phát trên 5 lần/năm
  • Bệnh viêm amidan ở trẻ gây biến chứng như viêm cơ tim, viêm phế quản phổi, viêm cầu thận, viêm khớp,…
  • Amidan phì đại gây tắc nghẽn, khói nói khó nuốt, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ,…

4. Điều trị viêm amidan ở trẻ bằng Đông y

Sử dụng các bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ tự nhiên để trị bệnh viêm amidan ở trẻ em là phương pháp điều trị an toàn, mang lại hiệu quả bền vững hiện nay. Tuy nhiên, cũng giống như tây y, việc sử dụng các bài thuốc này cần tuân theo chỉ định của các thầy thuốc Đông y. 

Sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh viêm amidan ở trẻ
Sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh viêm amidan ở trẻ

Dưới đây là một số bài thuốc chữa viêm amidan ở trẻ hiệu quả.

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: Huyền sâm, sinh địa, sơn thù, xạ can, tri mẫu, trạch tả, hoài sơn, thiên hoa phấn, địa cốt bì, phục linh, đan bì, ngưu tất.
  • Đem các nguyên liệu cho vào ấm sắc thành một thang và dùng uống trong ngày.

Tác dụng: Giảm ho và giảm các cơn đau do vi khuẩn gây bệnh viêm amidan ở trẻ. 

Bài thuốc 2

  • Các nguyên liệu: Sinh địa, thiên hoa phấn, địa cốt bì, bối mẫu,bạc hà, bạch thược,  mạch môn, cam thảo, đan bì, huyền sâm mỗi vị. 
  • Tất cả đem sắc với nhau và cho trẻ bị viêm amidan uống khi còn ấm. 

Bài thuốc 3

  • Thành phần: Chi tử; huyền sâm; cát cánh; sinh thạch cao; sinh địa; đại thanh diệp
  • Cách dùng: Lấy Sinh thạch cao sắc trước khoảng 10 phút. Sau đó cho thêm nước và các nguyên liệu vào và sắc tiếp, chia uống 4 lần trong ngày.

5. Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan tại nhà

Ngoài các biện pháp điều trị nêu trên, cha mẹ cũng cần lưu ý tới việc chăm sóc trẻ bị viêm amidan đúng cách giúp bệnh nhanh chóng cải thiện. 

  • Trẻ bị sốt: Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc. Hãy cho bé mặc quần áo thoáng mát, nghỉ ngơi, uống nhiều nước và chườm ấm, lau người cho trẻ. Nếu trẻ bị viêm amidan sốt cao, cha mẹ có thể cho con dùng các thuốc hạ sốt thông thường theo tư vấn của bác sĩ.
  • Trẻ đau họng: Để giảm tình trạng này, cha mẹ có thể cho trẻ súc miệng thường xuyên với nước muối loãng, hướng dẫn trẻ ngậm nước muối trong miệng một lúc để sát khuẩn họng. 
  • Trẻ bị ho: Mẹ nên cho con uống nhiều nước ấm giúp làm loãng đờm, để bé có thể dễ khạc đờm ra ngoài hơn.
  • Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng và sớm hồi phục.

Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống phù hợp cũng góp phần hỗ trợ điều trị và đẩy lùi bệnh viêm amidan ở trẻ nhanh hơn. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý:

Bổ sung các loại nước ép trái cây, thực phẩm lỏng khi trẻ bị viêm amidan
Bổ sung các loại nước ép trái cây, thực phẩm lỏng khi trẻ bị viêm amidan

Nên bổ sung cho trẻ:

  • Các loại súp, cháo đủ dinh dưỡng được chế biến dưới dạng lỏng, dễ nuốt.
  • Các loại rau củ dạng mềm, nước ép, sinh tố giúp bé dễ dàng trong việc nhai nuốt.
  • Tăng cường trái cây, rau củ nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. 
  • Những loại sữa chua có vị thơm ngọt, giàu protein và chất béo giúp tăng hệ miễn dịch và bồi bổ cơ thể.

Cho trẻ tránh xa:

  • Những đồ ăn giòn, cứng, nhiều góc cạnh như bim bim hay bánh kẹo giòn ngọt. Chúng không chỉ khiến họng bị đau mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
  • Thực phẩm chứa Arginine như: Đậu phộng, nho khô, socola,…Chúng có thể tạo môi trường thuận lợi cho siêu vi phát triển.
  • Thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo có hại cho sức khỏe.
  • Nước ngọt hay các loại đồ uống có gas sẽ rất dễ gây kích ứng niêm mạc họng.

Cách phòng tránh bệnh viêm amidan ở trẻ em

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, vì vậy cha mẹ nên quan tâm tới sức khỏe của con em mình và chủ động phòng tránh bệnh viêm amidan ở trẻ bằng các biện pháp sau:

  • Giữ cho trẻ không bị lạnh đột ngột khi thời tiết thay đổi.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, không khí lạnh.
  • Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng ngày 2 lần, súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
  • Khi trẻ có các bệnh về mũi họng như sâu răng, viêm họng,… cần tiến hành điều trị tận gốc, tránh để xuất hiện bệnh viêm amidan ở trẻ.
  • Khuyến khích trẻ ăn uống đầy đủ và tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.

Mặc dù viêm amidan ở trẻ là một bệnh lý thông thường, nhưng cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu cha mẹ chủ quan. Mong rằng với những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp bậc phụ huynh có được kiến thức quan trọng để nhận biết, điều trị và phòng tránh bệnh viêm amidan ở trẻ em một cách hiệu quả.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *