Vảy nến ở trẻ em: Dễ nhầm lẫn, khó điều trị dứt điểm nếu cha mẹ lơ là

Vảy nến ở trẻ em tuy không nguy hiểm nhưng có thể khiến trẻ đau đớn, khó chịu. Thêm vào đó, bệnh thường có triệu chứng tương tự như rôm sảy, chàm… do vậy, bệnh thường bị nhầm lẫn, phát hiện muộn và không điều trị kịp thời. Để điều trị vảy nến ở trẻ em hiệu quả, cha mẹ cần hiểu rõ về bệnh.

Triệu chứng vảy nến ở trẻ em

Bệnh vảy nến là tình trạng các tế bào da phát triển quá nhanh và tích tụ trên bề mặt da. Những mảng da này sẽ tạo thành mảng màu đỏ, có vảy màu trắng trên da. Trong một số trường hợp, vảy nến có thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ.

Bệnh vảy nến có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 15 – 30. Tuy nhiên, không ít trẻ nhỏ cũng mắc bệnh này.

Vảy nến ở trẻ nhỏ có thể được chia thành nhiều loại. Mỗi loại vảy nến lại gây ra các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của các loại vảy nến ở trẻ em.

Vảy nến tã lót

Đây là loại vảy nến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là những tổn thương trên da ở khu vực mặc tã. Vảy nến tã lót thường khó được chẩn đoán chính xác vì ở vùng mặc tã trẻ có thể gặp nhiều tổn thương da do các nguyên nhân khác nhau.

Vảy nến tã lót là loại vảy nến thường gặp ở trẻ em
Vảy nến tã lót là loại vảy nến thường gặp ở trẻ em

Vảy nến thể mảng

Đây là loại vảy nến phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi. Ước tính 85 – 90% người bệnh vảy nến bị vảy nến thể mảng. Triệu chứng thường gặp của vảy nến thể mảng là trên da xuất hiện những mảng lớn có màu trắng hoặc bạc. Vảy nến thể mảng có thể xuất hiện ở da đầu, đầu gối, khuỷu tay. Với trẻ em, các mảng bám do vảy nến thường nhỏ hơn so với người lớn.

Vảy nến thể giọt

Vảy nến thể giọt là bệnh vảy nến thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên hơn người trưởng thành. Vảy nến thể giọt thường gây ra các tổn thương nhỏ hình giọt nước trên khắp cơ thể. Bệnh thường khởi phát sau khi trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn, cảm lạnh….

Vảy nến da đầu

Khi mắc loại vảy nến này, trên da đầu của trẻ có thể xuất hiện những mảng vảy màu trắng. Trẻ bị vảy nến da đầu có thể ngứa ngáy, khó chịu và các mảng trắng có thể bị rơi xuống khi trẻ gãi.

Trên thực tế, các triệu chứng vảy nến ở trẻ thường khó nhận biết do chúng tương tự với các bệnh ngoài da khác như: Hăm tã, viêm da tiết bã, rôm sảy. Do vậy, khi thấy con có dấu hiệu bất thường trên da và bé thường xuyên khó chịu, quấy khóc thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân vảy nến ở trẻ em

Hiện nay, nguyên nhân gây vảy nến ở trẻ em chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, bệnh có thể liên quan tới:

Di truyền

Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây vảy nến ở trẻ em. Nếu cha mẹ bị vảy nến thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị vảy nến.

Hệ miễn dịch hoạt động bất thường

Vảy nến là một bệnh tự miễn, bệnh xảy ra khi các tế bào lympho T của hệ miễn dịch tấn công các tế bào da khỏe mạnh do nhầm chúng với các tác nhân có hại. Ở vị trí các tế bào da bị tấn công, da ở đó sẽ dày lên và mảng bám trên da được hình thành.

Tiếp xúc với các yếu tố làm tăng nguy cơ

Bệnh vảy nến ở trẻ em có thể xảy ra khi các gene bị khiếm khuyết được kích hoạt bởi các tác nhân bên ngoài. Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh vảy nến ở trẻ em nhưng nó có thể  kích hoạt vảy nến hoặc làm bệnh trầm trọng thêm. Các yếu tố nguy cơ kích hoạt vảy nến:

  • Nhiễm trùng do liên cầu khuẩn: Vi khuẩn ảnh hưởng đến cổ họng và xoang. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện sự xâm nhập của virus streptococcus, nó sẽ huy động các tế bào limpo T tấn công các tế bào da khỏe mạnh.
  • Một số loại thuốc: Các loại thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, sốt rét có thể làm hệ thống miễn dịch bị rối loạn  và kích hoạt những gen bị lỗi, từ đó khiến vảy nến bùng phát.
  • Tổn thương da: Những tổn thương da như cháy nóng, vết bầm tím, vết trầy xước có thể là một yếu tố khiến vảy nến bùng phát.
  • Béo phì: Béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc vảy nến. Do vậy, cha mẹ cần xây dựng lối sống khoa học để hạn chế nguy cơ vảy nến ở trẻ em.
Béo phì làm tăng nguy cơ vảy nến ở trẻ em
Béo phì làm tăng nguy cơ vảy nến ở trẻ em

Vảy nến ở trẻ em có nguy hiểm không? Có lây không?

Vảy nến không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của trẻ mà nó còn khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, mất ngủ… do ngứa ngáy. Khi cơ thể mệt mỏi, trẻ dễ mắc các bệnh lý khác do hệ miễn dịch suy yếu.

Vảy nến ở trẻ em nếu không được điều trị sẽ nặng lên và dẫn tới các biến chứng về xương khớp, tim mạch, thận. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về chuyển hóa. Vảy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Vảy nến là một dạng bệnh mãn tính và bệnh không có khả năng lây nhiễm. Bệnh sẽ theo trẻ đến suốt đời. Tuy nhiên, cha mẹ có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho con bằng cách phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng.

Điều trị vảy nến ở trẻ em

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm vảy nến. Các phương pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh. Dưới đây là những biện pháp điều trị vảy nến:

Điều trị bằng Tây y

Bác sĩ có thể dựa vào mức độ của bệnh vảy nến và độ tuổi của trẻ mắc bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh vảy nến ở trẻ em có thể được khắc phục thông qua các loại thuốc bôi. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị khác.

Điều trị tại chỗ

Đây là phương pháp điều trị vảy nến thường được áp dụng cho trẻ mắc bệnh. Các loại thuốc này thường được sử dụng khi trẻ bị vảy nến nhẹ và trung bình.

Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng:

  • Corticoid: Loại thuốc này giúp giảm viêm do vảy nến
  • Retinoids: Giúp giảm viêm, bình thường hóa hoạt động của gen bị lỗi
  • Vitamin D: Ngăn ngừa da khô, nứt nẻ
  • Anthralin: Loại bỏ vảy da, làm mịn da
  • Thuốc ức chế calcineurin: Làm gián đoạn hoạt động của các tế bào limpho T
  • Kem bôi chứa than đá: Giúp làm giảm kích ứng da, giảm viêm
  • Salicylic acid: Làm bong tróc lớp da chết, giúp da mịn màng hơn
Các loại thuốc bôi thường được sử dụng để điều trị vảy nến ở trẻ em
Các loại thuốc bôi thường được sử dụng để điều trị vảy nến ở trẻ em

Quang trị liệu

Đối với liệu pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng tia UV để giúp giảm tăng sinh các tế bào da và giảm viêm. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ, như đỏ da, ngứa da. Vì lý do này, khi áp dụng liệu áp ánh sáng, người bệnh phải sử dụng các loại kem dưỡng ẩm bôi ngoài da để giảm bớt khó chịu. Tia UV tự nhiên trong ánh nắng mặt trời cũng giúp giảm vảy nến ở trẻ em. Do vậy, bạn có thể cho bé tắm nắng trong một khoảng thời gian quy định vào buổi sáng.

Thuốc tiêm và thuốc uống

Hai loại thuốc này được áp dụng cho những bệnh nhân bị vảy nến nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.

Dưới đây là một số loại thuốc uống và tiêm được sử dụng khi điều trị vảy nến ở trẻ em:

  • Methotrexate: Giúp giảm sản xuất tế bào da, giảm viêm
  • Retinoids: Giảm sản xuất tế bào da
  • Cyclosporine: giúp ức chế hệ thống miễn dịch
  • Etanercept, infiximab, adalimumab: Đây là thuốc sinh học giúp can thiệp vào hệ thống miễn dịch từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh

Xem thêm

Chữa vẩy nến bằng diện chẩn có hiệu quả không? Giải đáp từ chuyên gia

Điều trị bằng Đông y

Trẻ em có làn da non nớt và cơ địa nhạy cảm hơn người lớn, do vậy chúng dễ gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tây lâu dài. Chính vì vậy, nhiều cha mẹ tìm đến các phương pháp Đông y khi con bị vảy nến. Điều trị vảy nến ở trẻ em bằng thuốc Đông y có thể giúp điều trị vào căn nguyên gây bệnh và ít gây tác dụng phụ.

Dưới đây là các bài thuốc Đông y trị vảy nến ở trẻ em:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị hoa hòe sống, sinh địa, thạch cao, thổ phục linh… mỗi loại 40gr, tử thảo, thăng ma, địa phu tử mỗi loại 12gr, ké đầu ngựa 20gr, chích thảo 4gr.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nước, sắc lên và uống ngày 3 lần.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị hoa hòe, sinh địa, thạch cao mỗi loại 20gr, cam thảo đất, ké đầu ngựa thổ phục linh mỗi loại 16gr, cây cứt lợn 12gr.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nước, lọc lấy nước cốt và chia thành lần uống mỗi ngày.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị huyền sâm, sinh địa, ké đầu ngựa, hà thủ ô, vừng đen, kim ngân hoa mỗi loại 12g.
  • Sắc lấy nước uống hàng ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc 4:

  • Chuẩn bị kinh giới, rau má, trinh nữ, bồ công anh, xích đồng, bạc sau, ké đầu ngựa, thổ phục kinh, vỏ gạo, hạ khô thảo, khổ sâm, kim ngân hoa, xác ve sầu, đơn đỏ…
  • Mỗi thang thuốc trên chia làm 2 ngày và uống 2 lần.

Ngoài các bài thuốc uống, cha mẹ cũng có thể áp dụng các bài thuốc ngâm rửa để trị vảy nến cho con.

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị phác tiêu, hỏa tiêu, khô phàn, dã hoa cúc mỗi loại 15gr.
  • Cha mẹ có thể đun sôi và để nguội những nguyên liệu trên sau đó ngâm rửa vùng da mắc bệnh của trẻ hàng ngày. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để làm dịu triệu chứng của bệnh vảy nến.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị xuyên tiêu, khô phàn mỗi loại 120gr, cúc dại hoa 240gr, mang tiêu 500gr.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào 4 – 5 lít nước sau đó đun sôi.
  • Sau khi nước sôi thì pha loãng, khi nước còn ấm thì cha mẹ có thể dùng để lâu rửa vùng da mắc bệnh của con.

Cho trẻ đi thăm khám, chẩn bệnh tại cơ sở Đông y uy tín. Chỉ cho trẻ sử dụng thuốc Đông y khi có sự chỉ định của thầy thuốc.

Chăm sóc tại nhà

Khi trẻ mắc vảy nến, ngoài áp dụng các phương pháp điều trị Tây y và Đông y, cha mẹ cũng có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để hạn chế bệnh tái phát.

Chế độ ăn uống 

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ tới vảy nến. Dưới đây là những thực phẩm có mà trẻ bị vảy nến nên ăn và không nên ăn.

Thực phẩm nên ăn:

  • Trái cây và rau củ: Trái cây và rau củ có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên nó giúp giảm viêm do vảy nến hiệu quả. Để cải thiện vảy nến ở trẻ em, cha mẹ có thể thêm các loại rau, củ, quả sau vào chế độ ăn uống: Bông cải xanh, cải xoăn, quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi, anh đào…
Trẻ bị vảy nến nên ăn nhiều rau, củ, quả
Trẻ bị vảy nến nên ăn nhiều rau, củ, quả
  • Cá béo: Acid omega-3 trong các loại cá béo giúp chống viêm hiệu quả. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh bổ sung đủ omega-3 có giúp cải thiện bệnh vảy nến. Các loại cá béo mẹ nên bổ sung cho bé là cá hồi, cá mòi, cá trích… Ngoài các loại cá béo, một số loại dầu như dầu olive, dầu hạt lanh… cũng chứa nhiều acid omega-3 tốt cho cơ thể.

Cha mẹ cũng nên nắm được bị vảy nến nên kiêng ăn gì để thúc đẩy bệnh nhanh khỏi hơn. Dưới đây là những thực phẩm cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn khi điều trị vảy nến:

  • Thịt đỏ: Mặc dù thịt đỏ có chứa nhiều loại protein tốt cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên nó cũng chứa một loại acid béo không bão hòa đa có tên là acid arachidonic. Loại acid này có thể ảnh hưởng đến bệnh vảy nến của trẻ. Các loại thịt đỏ cha mẹ nên hạn chế cho con ăn là thịt bò, thịt cừu…
  • Gluten: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ bị vảy nến thường bị nhạy cảm với gluten. Do vậy, khi con mắc bệnh, cha mẹ nên cắt bỏ các thực phẩm có chứa gluten trong chế độ ăn của bé như: Lúa mì, lúa mạch đen, mì ống, một số thực phẩm chế biến…
  • Thực phẩm chế biến: Loại thực phẩm này có chứa nhiều dầu mỡ nên chúng làm tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp và làm tăng triệu chứng vảy nến ở trẻ em. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến cũng dẫn đến hội chứng chuyển hóa và làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Các loại thực phẩm chế biến cha mẹ nên hạn chế cho con ăn: Thịt hộp, trái cây và rau củ quả đóng hộp, giò chả…

Chế độ sinh hoạt

Khi trẻ bị vảy nến, cha mẹ nên thực hiện một số lời khuyên dưới đây để hạn chế vảy nến của con nặng lên:

  • Nên thường xuyên vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ bằng các sản phẩm chuyên dùng cho trẻ em có thành phần dịu nhẹ
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho bé hàng ngày để tránh tình trạng khô da, bong vảy do vảy nến.
  • Không nên tắm nước quá nóng cho trẻ vì có thể khiến da bị khô…
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát có khả năng thấm hút mồ hôi…

Phòng ngừa vảy nến ở trẻ em

Mục tiêu quan trọng trong điều trị vảy nến ở trẻ em là cải thiện nhanh chóng triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Để hạn chế bệnh không tái phát, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Bảo vệ trẻ khi thời tiết lạnh: Khi trời lạnh, cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ. Nên hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn thức uống lạnh để phòng ngừa viêm họng và tổn thương da.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em. Cha mẹ nên cho con ăn nhiều rau củ quả và các thực phẩm chứa acid béo omega-3. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho con uống đủ nước, không ăn thực phẩm cay, nóng.

Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ cho con: Yếu tố tâm lý có tác động rất lớn trong việc điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em. Do vậy, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con để trẻ vượt qua chướng ngại về tâm lý. Bên cạnh đó, cha mẹ cần phối hợp với thầy cô để trẻ hòa nhập với bạn bè và tránh cảm xúc tiêu cực.

Dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ: Vảy nến ở trẻ em có thể tái phát nếu trẻ không được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Do vậy, khi cho con dùng thuốc, cha mẹ nên chú ý đến liều lượng và tránh tự ý dừng thuốc cho con khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin về vảy nến ở trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo để có cách điều trị bệnh cho con. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khi trẻ bị vảy nến, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đừng bỏ qua thông tin hay:

4.5/5 - (2 bình chọn)

Hiệu quả điều trị của bài thuốc An Bì Thang thông qua số liệu khảo sát thực tế
Những người trực tiếp sử dụng bài thuốc An Bì Thang đã đánh giá thế nào? Thực hư hiệu quả ra sao? CLICK NGAY để biết câu trả lời chi tiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *