Top 15 cách trị vảy nến dân gian đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ
Bảng tóm tắt
Điều trị vảy nến tại nhà hay cách trị vảy nến dân gian là phương pháp được lưu truyền lại từ thế hệ cha ông. Bằng các nguyên liệu tự nhiên, có sẵn, những bài thuốc này mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người bệnh. Đừng bỏ lỡ 15 cách chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng và cho kết quả tốt.
Top 15 cách trị vảy nến dân gian được nhiều người tin dùng
Vảy nến là một dạng bệnh da liễu mãn tính rất khó điều trị dứt điểm. Bởi vậy, nếu không có cách xử lý và chăm sóc đúng hướng, bệnh sẽ diễn biến nặng hơn và tái phát thường xuyên. Dù chưa chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh vảy nến, những nhiều chuyên gia tin rằng vảy nến có liên quan tới việc hệ miễn dịch cơ thể bị rối loạn và tấn công tế bào khỏe mạnh, từ đó khởi phát vảy nến. Điều này khiến tế bào da sản sinh gấp nhiều lần so với bình thường và da thường xuyên bị bong tróc.
Người bị vảy nến luôn mang tâm lý tự ti, bởi tình trạng da nứt nẻ, sần sùi, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Tìm kiếm phương pháp điều trị vảy nến tại nhà đơn giản, thuận tiện và hiệu quả là mối quan tâm của mọi bệnh nhân mắc căn bệnh này.
Dưới đây là 15 cách trị vảy nến dân gian mà người bệnh có thể tham khảo, chọn lọc và áp dụng:
Chữa bệnh vảy nến từ bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu còn gọi là phủ bình, vị đắng, tính hàn, đi vào kinh phế, bàng quang. Loại bèo này có thể thải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm. Bèo hoa dâu là bài thuốc dân gian trị vảy nến được rất nhiều người biết đến và thực hiện.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 nắm lá rau răm (chọn ngọn rau răm tốt, không bị sâu thối), 7 lá trầu không (loại bánh tẻ, không quá già và không quá non để giữ được lượng tinh dầu tốt nhất) và 10 lá bèo hoa dâu.
- Đem tất cả các loại trên rửa sạch, sau đó ngâm cùng nước muối loãng để sát khuẩn. Vớt nguyên liệu ra và để cho ráo nước. Sau đó dùng dao thái nhỏ nguyên liệu rồi bỏ vào nồi nước đun sôi. Lượng nước khoảng 3 lít. Khi nước đã sôi thì đun thêm khoảng 20 phút nữa cho nguyên liệu chín nhừ và tắt bếp.
- Khi nước đã bớt nóng, hãy chắt lấy khoảng 1 chén để uống, phần nước còn lại dùng để ngâm sửa, lau chùi lên vùng da bị bệnh. Bã thuốc thì giã nát, sau đó chà xát lên da bị bong tróc. Đợi cho các chất trong thuốc ngấm đều vào da, thì rửa sạch lại với nước. Tốt nhất nên để thuốc ngấm trên da khoảng 3 đến 4 giờ.
Lưu ý:
- Không dùng cách trị vảy nến dân gian này cho bà bầu hoặc phụ nữ đang cho con bú.
- Kiên trì thực hiện 2 lần 1 ngày sau một thời gian nhất định, bạn sẽ thấy các dấu hiệu bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Điều trị vảy nến tại nhà với phèn chua
Trong Đông y, phèn chua được gọi là sinh phàn, phàn thạch hay minh phàn, thường được kết hợp với một số vị thuốc khác để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, như vảy nến và á sừng. Bởi lẽ, phèn chua có tính khử trùng, thải độc và giảm ngứa tốt.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu chuẩn bị bao gồm 500gr mang tiêu, hoa cúc dại 249gr, xuyên tiêu và phèn chua mỗi thứ 120gr.
- Cho nguyên liệu vào nồi và đun sôi cùng 3 lít nước. Sau khi nước sôi, đun thêm khoảng 20 phút trong điều kiện lửa nhỏ liu riu để cho các hoạt chất trong thuốc tan ra và ngấm vào nước. Tắt bếp và rót nước vào chậu, giữ lại phần cái.
- Hòa thêm một chút nước lạnh cho ấm, dùng nước đó tắm rửa hàng ngày lên da bị tổn thương do vảy nến.
Lưu ý:
- Mỗi ngày đều thực hiện đều đặn theo phương thuốc này. Chỉ sau vài ngày, các triệu chứng ngứa ngáy, khô rát và bong tróc da cải thiện rõ rệt.
- Không được uống.
Lá muồng trâu trị vảy nến
Lá muồng trâu có vị cay, tính ấm và mùi hơi hắc, giúp sát khuẩn và tiêu viêm hiệu quả. Bởi vậy, lá non và đọt muồng trâu thường được sử dụng để chữa vảy nến mức độ nhẹ, mới khởi phát.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 100gr lá non và đọt muồng trâu, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn. Vớt lá ra và cho vào máy xay, xay nhuyễn và lọc lấy nước nguyên chất.
- Thoa nước cốt lên da bị vảy nến, để khô tự nhiên. Sau 3 – 4 tiếng thì rửa sạch. Áp dụng trong 10 – 14 ngày.
Lưu ý:
- Áp dụng cho vảy nến diện nhỏ, như ở vành tai hay cánh mũi.
- Không sử dụng kéo dài.
Chữa bệnh vảy nến tại nhà với lá ớt
Một mình lá ớt sẽ không thể chữa vảy nến hiệu quả. Nhưng khi được kết hợp với các nguyên liệu khác, người bệnh có thể đẩy lùi triệu chứng vảy nến một cách tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100gr lá ớt, tốt nhất nên dùng lá ớt chỉ thiên bởi đây là loại ớt cay nhất. 50gr thiên niên kiện, khoảng 3 lá sống đời và một ít vỏ ngoài của thân cây tre còn xanh.
- Rửa sạch nguyên liệu trên và để ráo nước.
- Sao chín lá ớt sao cho lá săn lại, khô nhưng không bị cháy.
- Lấy lá ớt đã được sao chín, lá sống đời, thiên niên kiện và vỏ cây tre xanh mang vào ấm sắc cùng với 2 lít nước. Đun sôi trong khoảng 13 – 15 phút thì tắt bếp.
- Dùng nước đun được đó uống hàng ngày thay cho nước lọc.
Lưu ý:
- Thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang bầu hoặc đang cho con bú.
- Nên tham vấn bác sĩ trước khi áp dụng nếu bạn đang bị các vấn đề tiêu hóa.
Bài thuốc trị vảy nến từ ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa có thể kháng histamin, từ đó giúp giảm dị ứng – một trong những tác nhân có thể làm khởi phát dị ứng.
Cách thực hiện:
- Ké đầu ngựa, sinh địa, hà thủ ô, gai mèo và kim ngân hoa. Mỗi một vị thuốc lấy 12gr.
- Lấy tất cả nguyên liệu này đi rửa sạch, loại bỏ cặn đất, bụi bẩn và để ráo nước.
- Cho thuốc vào nồi cùng 500ml nước và đun sôi trong khoảng 15 phút. Tiếp tục đun cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
- Chắt lấy số nước thu được và chia thành 2 phần uống trong ngày.
Lưu ý:
- Bài thuốc này có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn cho sức khỏe. Người bệnh vảy nến nên uống khi nước vẫn còn nóng ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Kiên trì sử dụng trong nhiều ngày để đẩy lùi hoàn toàn các triệu chứng bệnh.
Bài thuốc từ thạch cao và sinh địa
Cách trị vảy nến dân gian này có thể giúp thanh nhiệt, giảm triệu chứng ngứa khó chịu, có nhiều chấm đỏ hoặc hồng tươi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị thạch cao và sinh địa, mỗi loại 20gr. Cam thảo đất, ké đầu ngựa, thổ phục linh, hy thiêm mỗi loại 15gr và 12r g cây cứt lợn. Mang tất cả số thuốc này rửa sạch và để ráo nước.
- Cho thuốc vào ấm cùng một lượng nước vừa đủ sau đó đun sôi. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi nước trong nồi còn khoảng ⅔ thì tắt bếp. Chắt lấy nước thu được chia thành 3 phần và uống vào sáng, trưa và tối.
Lưu ý: Nên uống khi nước thuốc còn nóng, nếu thuốc đã nguội thì cần đun sôi trước khi dùng.
Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc dân gian
Cách trị vảy nến dân gian dưới đây mang lại tác dụng kép: Trong uống để thải độc, trị bệnh từ căn nguyên kết hợp ngoài bôi, ngâm rửa để giảm nhanh triệu chứng, trả lại làn da mượt mà.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị kinh giới, bồ công anh, rau má, cây trinh nữ, ké đầu ngựa, xích đồng, bạc sau, thổ phục linh, kim ngân, vỏ gạo, xác ve sầu và hạ khô thảo. Mỗi loại 12gr.
- Rửa sạch các nguyên liệu rồi đun sôi cùng 1 lít nước. Tiếp tục đun trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút thì tắt bếp.
- Chắt lấy khoảng 2 chén nước để uống trong ngày.
- Số nước còn lại thì ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Tận dụng bã chà xát lên da và để ngấm đều thuốc khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước.
Lưu ý: Thực hiện đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh dần biến mất.
Muối hạt – cách trị vảy nến dân gian đơn giản
Muối hạt không chỉ là gia vị nêm nếm món ăn, mà còn được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe. Muối có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, bởi vậy nên nó được dùng để điều trị các triệu chứng của vảy nến như khử khuẩn, chống viêm.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 thìa muối hạt to, loại muối biển, hòa cùng nước và khuấy cho tan.
- Dùng nước đó để tắm và ngâm rửa vùng da bị bệnh.
Lưu ý: Chỉ nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần/tuần, bởi dùng thường xuyên có thể khiến cho da bị khô và bong tróc nhiều hơn.
Dầu dừa trị vảy nến
Khi bị vảy nến, da thường khô rát và nứt nẻ. Do đó, dùng dầu dừa được xem là một cách chữa vảy nến tại nhà hiệu quả. Với khả năng cấp ẩm và cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho da, dầu dừa sẽ giúp da có độ ẩm cần thiết, làm dịu da giúp da trở nên mềm mịn và căng mướt.
Cách thực hiện:
- Hàng ngày, khi đi tắm, hãy lấy vài giọt dầu dừa sau đó thoa đều lên da và massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào da.
- Để nguyên như vậy trong khoảng 10 phút rồi tắm lại bằng nước sạch.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy tình trạng da khô, bong tróc được cải thiện đáng kể.
Lưu ý:
- Chỉ dùng dầu dừa nguyên chất.
- Không nên dùng dầu dừa để trị vảy nến ở vùng mắt, các nếp gấp da và vùng kín.
Lá trầu trị vảy nến
Lá trầu không chứa các hoạt chất kháng viêm, khử khuẩn, giúp làm sạch da, ngăn chặn tình trạng viêm da.
Cách thực hiện:
- Cho một nắm lá trầu không vào nồi, đun sôi với nước, cho thêm một chút muối hạt to.
- Đợi nước bớt nguội thì ngâm rửa vùng da bị bệnh bằng nước này.
Lưu ý:
- Lá trầu không khá lành tính, có thể áp dụng với mọi đối tượng.
- Bài thuốc này không chỉ được áp dụng với bệnh nhân vảy nến, mà còn có hiệu quả với nhiều loại bệnh lý về da khác, như viêm da cơ địa, chàm, mề đay…
- Chỉ dùng khi bị vảy nến nhẹ.
Bột yến mạch – cách trị vảy nến dân gian đơn giản
Một cách chữa vảy nến theo dân gian được nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả trong việc đẩy lùi các cơn ngứa ngáy, khó chịu, đó chính là tắm với bột yến mạch. Yến mạch (loại nguyên chất) giúp cân bằng độ ẩm trên da, đồng thời giúp làm mềm da, hạn chế tình trạng da bị kích ứng. Bên cạnh đó, nó cũng giảm ngứa ngáy và ửng đỏ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Dùng lượng bột yến mạch vừa đủ, hòa tan với nước tắm.
- Ngâm mình trong nước tắm này mỗi ngày.
Lưu ý: Khi tắm bột yến mạch, bạn có thể cảm thấy da hơi nhờn. Để giảm tác dụng này, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương vào nước tắm. Tinh dầu này cũng rất tốc trong điều trị các bệnh ngoài da.
Giấm táo trị vảy nến
Giấm táo có rất nhiều tác dụng khác nhau cho sức khỏe, trong đó có điều trị vảy nến. Giấm táo chứa các enzyme và nhiều lợi khuẩn, đặc biệt là axit lactic giúp sát khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa. Từ đó, giúp loại bỏ vảy da hiệu quả mà không gây kích ứng.
Cách thực hiện:
- Chỉ cần dùng một lượng giấm táo, pha loãng cùng nước sau đó bôi lên chỗ da bị bong tróc.
- Để khô tự nhiên, chờ khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại cho sạch.
Lưu ý: Tránh thoa giấm táo lên vùng da khi đang bị chảy máu, lở loét.
Gel nha đam làm dịu da
Cách trị vảy nến dân gian từ gel nha đam cũng mang lại hiệu quả khá tốt đối với những bệnh nhân vảy nến hoặc viêm da, chàm, mề đay. Gel nha đam chứa hàm lượng glycoproteins và polysaccharides cao – hai chất chống viêm, kháng khuẩn và làm sạch da tốt. Vì vậy, khi da bị vảy nến, người bệnh dùng gel nha đam thoa lên da sẽ cấp thêm ẩm và giúp da trở nên mềm mại hơn.
Cách thực hiện:
- Đắp gel nha đam trực tiếp lên vùng da bị vảy nến 1 – 2 lần/ngày.
- Hoặc, trộn 1 thìa mật ong với 3 thìa nước ép gel nha đam rồi thoa lên da. Rửa sạch da sau 20 phút.
- Áp dụng hàng ngày.
Lưu ý:
- Bạn có thể lấy gel nha đam để nấu chè hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày.
- Nếu thấy ngứa da khi dùng gel nha đam, hãy ngừng dùng ngay và rửa sạch da.
- Nếu như không muốn dùng lá nha đam tươi, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng da có thành phần từ nha đam. Điều này cũng giúp mang lại hiệu quả tương tự.
Cây lược vàng có chữa được bệnh vảy nến không?
Chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian từ cây lược vàng cũng được áp dụng phổ biến và ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Cây lược vàng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng kháng viêm rất tốt. Cây lược vàng cũng giảm ngứa, đau rát hiệu quả. Nó giúp điều chỉnh sự phát triển của tế bào, tránh tăng sinh quá mức và giảm thiểu tái phát vảy nến.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 8 – 10 lá cây lược vàng. Ngâm lá trong nước muối khoảng 5 phút.
- Giã lá để chắt lấy nước cốt, đừng vứt bỏ bã.
- Chia nước cốt thành 2 phần, uống 2 lần trong ngày.
- Dùng bã để đắp lên da bị vảy nến trong 15 phút rồi rửa sạch.
- Bạn cũng có thể dùng lá cây lược vàng xay nhuyễn và trộn cùng kem vaseline theo tỷ lệ 2 phần lá và 3 phần kem. Dùng hỗn hợp này bôi lên da bị vảy nến hàng ngày sẽ giúp cho da mau lành, các lớp da tróc vảy cũng nhanh chóng hồi phục và trở nên mịn màng hơn.
Lưu ý:
- Uống nước cốt lá lược vàng trước bữa ăn 30 phút.
- Áp dụng cách trị vảy nến dân gian này trong 1 tuần, nếu không thấy vảy nến cải thiện, hãy ngừng sử dụng và tìm hiểu phương pháp điều trị khác.
Cách trị vảy nến dân gian bằng tinh dầu tràm trà
Sử dụng tinh dầu tràm trà cũng là một cách chữa vảy nến tại nhà hiệu quả và đơn giản. Dầu tràm trà có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và kháng nấm, giúp điều trị bệnh ngoài da hiệu quả, trong đó có vảy nến.
Cách thực hiện:
- Trộn tinh dầu tràm trà với dầu nền (như dầu hạnh nhân, dầu hạt nho, dầu olive) theo tỷ lệ 10 giọt dầu tràm trà trên 1/4 cốc dầu nền.
- Massage hỗn hợp này lên da đầu. Rửa sạch da sau 10 phút.
- Áp dụng 2 lần/tuần.
Lưu ý: Nếu thấy ngứa da khi dùng tinh dầu tràm trà, hãy ngừng dùng ngay và rửa sạch da.
Trị vảy nến tại Bệnh viện Quân dân 102
Tại Bệnh viện Quân dân 102, bệnh vảy nến được điều trị bằng phương pháp Đông y có biện chứng. Phương pháp kế thừa những tinh hoa của y học cổ truyền và ứng dụng những thành tựu của y học hiện đại. Qua đó giúp điều trị bệnh an toàn, khoa học, hiệu quả toàn diện.
Thuốc trị vảy nến tại Bệnh viện Quân dân 102 được điều chế 100% từ Nam dược, phù hợp với mọi đối tượng, không gây ra tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng. Theo đó, để giúp mang lại hiệu quả tối đa, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng giữa thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm, rửa.
- Thuốc uống: Được điều chế từ các loại thảo dược tự nhiên như: Bồ công anh, sài đất, đơn đỏ, hoàng liên, hoàng bá, nhân sâm, phòng phong, sinh địa, khổ sâm… Các vị thuốc giúp tác động vào trong cơ thể, đào thải độc tố, tiêu viêm và nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn bệnh tái phát.
- Kem bôi ngoài da: Gồm ô kim ngân hoa, kinh giới, khổ sâm, bí đao,… giúp tiêu viêm, giảm ngứa, liền sẹo và tái tạo tế bào da.
- Thuốc ngâm: Gồm ô liên rô, dâu tằm, đơn đỏ, khổ sâm, kim ngân hoa, giúp giảm đỏ, tái tạo và phục hồi vùng da bị tổn thương.
Trong quá trình điều trị nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chiếu đèn sinh học để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để bệnh có tiến triển tốt hơn.
Điều trị vảy nến bằng Đông y giúp giải quyết bệnh tận gốc, an toàn, không gây ra tác dụng phụ. Hàng trăm bệnh nhân sau khi điều trị tại đây đã để lại những phản hồi tích cực. Khảo sát cho thấy, 85% người bệnh đã khắc phục được các triệu chứng bệnh chỉ sau 2-3 tuần điều trị và 97% người bệnh không bị tái phát.
Người bệnh nếu đang bị vảy nến hoặc các bệnh về da nói chung có thể liên hệ đến Bệnh viện qua hotline 0888 598 102 để được các bác sĩ tư vấn chính xác nhất về tình trạng da và có hướng điều trị phù hợp.
Những lưu ý vàng khi điều trị vảy nến tại nhà
Các cách trị vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng tại nhà để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, đa số các bài thuốc này đều được truyền miệng từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác mà chưa được qua kiểm chứng khoa học. Do đó, cần hết sức thận trọng với các cách trị vảy nến dân gian để tránh dẫn đến tình trạng vảy nến diễn biến nặng và xuất hiện biến chứng.
Sau đây là những lưu ý cần đặc biệt quan tâm khi áp dụng cách trị vảy nến dân gian:
Tác dụng không thể hiện ngay: Hầu hết các mẹo trị vảy nến nêu trên đều bao gồm các nguyên liệu thiên nhiên cho nên rất lành tính, không gây tác dụng phụ. Hiệu quả của phương pháp dân gian sẽ chậm hơn thuốc Tây, nên người bệnh cần kiên trì sử dụng.
Hiệu quả không đồng nhất: Cùng một bài thuốc nhưng tùy từng cơ địa khác nhau mà có hiệu quả khác nhau. Do đó, kết quả điều trị vảy nến tại nhà không giống nhau trên từng bệnh nhân.
Chỉ dùng đối với bệnh nhẹ: Các cách trị vảy nến dân gian chỉ phù hợp cho các trường hợp bệnh nhẹ. Đối với các trường hợp nặng hơn như viêm loét, nhiễm trùng, người bệnh cần đi thăm khám ngay để được xử lý đúng cách, ngăn chặn biến chứng xảy ra.
Lưu ý tới nguyên liệu: Cần rửa sạch các loại thảo dược trước khi sử dụng. Tốt nhất nên ngâm nước muối loãng để sát khuẩn.
Lắng nghe cơ thể: Khi sử dụng các cách trị vảy nến dân gian, nếu thấy có các biểu hiện bất thường trên da cần lập tức đến các cơ sở y khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiệu quả, người bệnh cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống và lối sống.
Bao gồm:
- Bị vảy nến, người bệnh sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy trên da, do đó, không tránh khỏi việc dùng tay gãi. Điều này cần chú ý tránh bởi vì khi ta gãi vô tình khiến cho da bị trầy xước. Tay có vi khuẩn, vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập vào các vết thương hở khiến da bị nhiễm trùng, bệnh diễn biến nặng hơn.
- Tham khảo lời khuyên của các chuyên gia về các phương pháp chăm sóc da, nhất là việc dưỡng ẩm cho da vào mùa Đông.
- Trong quá trình điều trị vảy nến, người bệnh nên tham vấn bác sĩ về việc có nên dùng các loại thuốc thần kinh, thuốc chữa viêm khớp, thuốc giảm đau hay không. Bởi đây là những nhóm thuốc có thể làm tăng nguy cơ bùng phát vảy nến.
- Tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây tươi để cung cấp dưỡng chất lành mạnh cho cơ thể. Những loại chất này không chỉ giúp tái tạo tế bào da mà còn giúp kháng viêm, cấp ẩm cho da tốt hơn.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là vào mùa Đông. Lượng nước ít nhất mà một người cần nạp vào cơ thể mỗi ngày là 1,5 lít.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng (như ớt, hạt tiêu) và thực phẩm dễ gây dị ứng (như hải sản, thịt bò, trứng). Đặc biệt tuyệt đối tránh xa bia, rượu, chất kích thích.
- Tập luyện thể dục thể thao để giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng và ổn định hệ miễn dịch. Nên lựa chọn những bộ môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng sức khỏe. Đây cũng là cách để tinh thần hưng phấn và thoải mái hơn.
- Có chế độ nghỉ ngơi, nhất là giấc ngủ, một cách khoa học. Giải tỏa stress, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Trên đây là 15 cách trị vảy nến tại nhà bằng các bài thuốc dân gian và một số lưu ý khi chữa trị vảy nến. Luôn nhớ rằng các cách trị vảy nến dân gian không thể thay thế cho phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên môn. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh có thể trang bị cho mình những thông tin hữu ích để có giải pháp chữa trị hiệu quả và dứt điểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!