Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt hiệu quả 2020
Bảng tóm tắt
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt là “bí kíp” của không ít người bệnh. Phương pháp này vừa dễ thực hiện lại tiết kiệm chi phí nên được rất nhiều người bệnh quan tâm. Vậy làm thế nào để có được bài thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả từ cây lá lốt? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt có tốt không?
Triệu chứng viêm mũi dị ứng xuất hiện khi hệ thống miễn dịch nhận biết và phản ứng với các yếu tố lạ (dị nguyên) xâm nhập vào đường hô hấp. Tình trạng này khiến cho niêm mạc mũi phù nề, xung huyết dẫn đến các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mũi…
Dịch viêm lan tới vị trí khác trên đường hô hấp khiến người bệnh có thể đối diện với nhiều biến chứng như:
- Viêm xoang
- Viêm đường hô hấp
- Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
- Rối loạn giấc ngủ.
Vậy nên, ngay khi gặp phải dấu hiệu viêm mũi dị ứng, người bệnh cần một giải pháp để giảm triệu chứng đồng thời ngăn chặn bệnh tiến triển.
Thuốc Tây là phương pháp thông dụng giúp kiểm soát nhanh tiến triển của bệnh nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, những bài thuốc từ thảo dược như chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt được rất nhiều người bệnh tin dùng.
Lá lốt trong Đông y là vị thuốc có mùi thơm nồng, vị cay, tính ấm giúp khu phong tán hàn, làm ấm chân tay, ấm bụng, trị cảm lạnh, chữa phong thấp và hạ sốt. Nhờ các tác dụng này, bài thuốc từ lá lốt giúp khắc phục hiệu quả các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.
Để làm rõ công dụng của lá lốt, các nghiên cứu khoa học đã phân tích được nhiều thành phần quan trọng trong lá lốt như: Flavonoid, Alkaloid, Benzyl axetat và tinh dầu chứa Beta-caryophylen.
Những hoạt chất này có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm giúp loại bỏ nhanh nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn như: Phế cầu D. pneumoniae, H. pertussis, C. diphtheriae, B. subtilis, tụ cầu, E.Coli, Streptococcus…
Việc chế biến và sử dụng các bài thuốc từ cây lá lốt đem đến nhiều lợi ích cho người bệnh viêm mũi dị ứng như:
- Cải thiện các triệu chứng viêm tại chỗ: sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mũi,…
- Giúp dẫn lưu dịch viêm trong mũi tốt hơn.
- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn và bội nhiễm.
Dựa trên những lợi ích mà vị thuốc lá lốt mang lại, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt. Tuy nhiên, bạn cần chế biến và sử dụng đúng cách để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt đúng cách
Chế biến bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt có nhiều phương pháp khác nhau. Bạn có thể lựa cách thực hiện phù hợp với điều kiện sinh hoạt của bản thân và gia đình.
Xông hơi lá lốt trị viêm mũi dị ứng
Phương pháp này sử dụng nước ở nhiệt độ cao để chiết tách các hoạt chất trong lá lốt. Sau đó, hơi nước sẽ mang các chất này khuếch tán vào trong khoang mũi, thẩm thấu vào niêm mạc và cho tác dụng trị liệu.
Để áp dụng cách chữa này, bạn cần thực hiện như sau:
- Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch bụi bẩn và để ráo nước.
- Đun sôi khoảng 1 lít nước, sau đó, vò dập lá lốt rồi thả vào.
- Tiếp tục đun trong khoảng 5 phút rồi thêm 1 chút muối hạt và khuấy đều.
- Đổ nước sắc lá lốt ra chậu nhỏ, dùng khăn bông trùm đầu và xông mũi khoảng 10 – 15 phút.
Sau khi xông hơi, bệnh nhân nên xì mũi nhẹ nhàng để làm sạch dịch viêm và rửa lại với nước muối sinh lý nếu muốn.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt sắc thuốc
Uống nước sắc lá lốt cũng là phương pháp được nhiều người ưa chuộng. Cách này tuy không giúp cải thiện nhanh triệu chứng tại mũi nhưng lại đem đến tác động toàn diện trên cơ thể.
Theo các chuyên gia, việc uống nước sắc lá lốt không chỉ giúp cải thiện viêm mũi dị ứng mà còn hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hiện tượng viêm họng…
Bạn có thể chế biến bài thuốc này như sau:
- Chuẩn bị khoảng 20g lá lốt tươi đem rửa sạch và vò dập.
- Đun sôi khoảng 400ml nước sạch sau đó thả lá lốt vào.
- Đun nhỏ lửa thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước sắc chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bạn nên uống ngay khi nước thuốc còn ấm để thuốc hấp thụ tốt hơn.
Chế thuốc nhỏ mũi từ lá lốt
Thuốc nhỏ mũi từ lá lốt giúp cải thiện nhanh các triệu chứng: phù nề, ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi,… Tuy nhiên, nếu quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm tại mũi. Do đó, người bệnh cần đặc biệt cẩn thận khi áp dụng phương pháp này.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chọn từ 4 – 5 lá lá lốt tươi ngâm qua nước muối loãng.
- Bạn rửa lại với nước sạch rồi vớt ra để ráo.
- Dùng chày cối sạch giã nát lá lốt và chắt lấy nước cốt.
- Hòa nước cốt thu được cùng 50ml nước muối sinh lý chuyên để vệ sinh mũi.
- Đem đổ vào lọ sạch và bảo quản sạch sẽ.
- Dùng tăm bông thấm dịch thu được và lăn đều cả ở 2 bên khoang mũi.
- Bạn chú ý lau mũi nhẹ nhàng tránh để niêm mạc bị tổn thương.
Ngoài các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt, bạn cũng có thể sử dụng lá lốt trong chế biến thành các món ăn hàng ngày. Cách này giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng và góp phần tăng cường hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng. Một số món ăn được nhiều người ưa chuộng như: chả lá lốt, canh lá lốt, thịt bò nướng lá lốt, trứng rán lá lốt,…
Lưu ý khi sử dụng lá lốt trong quá trình điều trị bệnh
Việc chế biến thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt không yêu cầu nhiều kỹ thuật phức tạp. Điều duy nhất mà bạn cần lưu ý là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong suốt quá trình chế biến. Ngoài ra, để có hiệu quả tốt hơn, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
- Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt là phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Do đó, bệnh nhân không nên “thần thánh hóa” liệu pháp này mà cần phối hợp điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh lành.
- Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn để dùng bài thuốc từ lá lốt để thay thế.
- Lá lốt được sử dụng cần được rửa sạch và nên ngâm qua nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và ký sinh trùng,…
- Vệ sinh mũi đúng cách mỗi ngày. Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh nên vệ sinh mũi từ 2 – 3 lần/ ngày với nước muối sinh lý. Trong quá trình rửa mũi, bạn nên thao tác nhẹ nhàng, không hỉ mũi quá mạnh để tránh tổn thương niêm mạc mũi.
- Có biện pháp giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng mũi họng khi thời tiết lạnh hơn hoặc khi làm việc trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm thấp.
- Chủ động sử dụng khẩu trang hoặc các dụng cụ bảo hộ lao động khi di chuyển và làm việc trong điều kiện môi trường bụi bẩn, ô nhiễm
- Không nên sống trong môi trường ẩm thấp, gần khu công nghiệp nhiều khói bụi.
- Lá lốt có tính ấm. Vậy nên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để biết được liều lượng phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mình. Không nên dùng quá nhiều dẫn đến nóng trong gây táo bón, nhiệt miệng.
- Người bị viêm mũi dị ứng nên tránh tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ trở thành dị nguyên như: nước hoa, nước xịt phòng, nước xả vải có mùi nồng nặc, các loại lông động vật, khói bụi,…
- Người bệnh cần thay đổi những thói quen sống không lành mạnh như: thức quá khuya, hút thuốc lá, làm việc quá sức,…
- Tham khảo các chuyên gia y tế để có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
- Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và tái khám đúng hẹn khi có yêu cầu từ bác sĩ.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt là phương thuốc hiệu quả được nhiều người công nhận. Tuy nhiên, cách chữa này phù hợp hơn ở những người mới mắc bệnh, triệu chứng còn nhẹ. Những trường hợp bệnh nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ và thực hiện điều trị theo chỉ định để có kết quả tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!