5 cách điều trị viêm da tiết bã nhờn dứt điểm tận gốc

Viêm da dầu (tiết bã nhờn) là bệnh lý mãn tính, dễ tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Vậy có thể trị viêm da tiết bã tận gốc được không? Làm thế nào để ngăn bệnh lý này tái phát trở lại? Những thông tin sau về bệnh sẽ giúp bạn có câu trả lời cụ thể.

Điều trị viêm da tiết bã tận gốc, hiệu quả như thế nào?
Điều trị viêm da tiết bã tận gốc, hiệu quả như thế nào?

Có trị viêm da dầu tiết bã tận gốc được không?

Bệnh viêm da tiết bã còn được gọi là viêm da dầu, tên khoa học là Seborrheic Dermatitis, Seborrheic Eczem. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng da bị bóng nhờn, có vảy khô và ban đỏ. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất tại các vùng da mặt, da đầu, các nếp nhăn.

Khoa học đã chứng minh, cơ chế gây bệnh chủ yếu do sự phát triển quá mức của nấm Malassezia. Đồng thời bệnh còn xảy ra do hệ miễn dịch suy yếu. Thông thường, bệnh lý da liễu này chỉ khởi phát khi người bệnh gặp đồng thời cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

Vậy có trị viêm da dầu tiết bã nhờn tận gốc được không? Bác sĩ Lê Phương, cố vấn chuyên môn của Center For Health Reporting cho biết: Bệnh lý này rất dễ tái phát, diễn biến dai dẳng và khó trị dứt điểm.

Việc chữa bệnh viêm da tiết bã nên tiến hành từ sớm, kết hợp với chế độ chăm sóc da, chế độ ăn uống tốt để khả năng khỏi bệnh cao hơn. Nếu bệnh tái phát nhiều lần, người bệnh phải sử dụng các thuốc Tây y liều cao. Việc này dễ gây tác dụng phụ và nhờn thuốc. Điều đó khiến quá trình chữa bệnh càng khó khăn hơn.

Cách điều trị viêm da dầu tiết bã nhờn hiệu quả

Mặc dù rất khó để điều trị dứt điểm nhưng bệnh viêm da dầu có thể được kiểm soát tốt bằng nhiều biện pháp. Trong đó phổ biến nhất là cách dùng thuốc dân gian, sử dụng thuốc Tây y hoặc dùng thuốc Đông y. Cụ thể như sau:

Chữa viêm da dầu bằng thuốc dân gian

Ở các địa phương, rất nhiều người đã tận dụng những thảo dược tự nhiên có sẵn trong vườn nhà để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số cách chữa viêm da dầu nhiều người áp dụng nhất.

Chữa viêm da dầu bằng lá đinh lăng

Đinh lăng được xem là khắc tinh của nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh viêm da tiết bã.

Điều trị viêm da tiết bã bằng lá đinh lăng
Điều trị viêm da tiết bã bằng lá đinh lăng

Ở nhiều địa phương, người dân thường lấy lá đinh lăng để chữa bệnh này. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần thực hiện 3 bước sau:

  • Lấy các nhánh lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô.
  • Ngâm lá đinh lăng khô với nước ấm, đậy nắp kín, để khoảng 3 tiếng.
  • Lọc lấy nước để uống.

Nên uống đều đặn 3 lần sau bữa ăn sáng, trưa, tối để giảm tình trạng ngứa ngáy, bong vảy.

Chữa bệnh viêm da dầu tiết bã bằng lá trầu

Lá trầu vừa lành tính, vừa có khả năng kháng viêm, trị ngứa rất tốt. Dân gian thường sử dụng lá trầu chữa viêm da dầu như sau:

  • Hái 2 – 3 nắm lá trầu tươi, không non, không quá già và không bị sâu bám vào.
  • Rửa sạch lá trầu, để ráo nước.
  • Đun với khoảng 3 lít nước sạch cho đến khi nước sôi rồi tắt bếp.
  • Xông hơi nước lá trầu, đến lúc nước nguội bớt thì đem pha ra để tắm.
  • Một cách làm khác là giã nát lá trầu rồi bôi lên vùng da dầu, để khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch.

Nên tiến hành cách làm này trong nhiều ngày để đạt hiệu quả cao. Cũng có thể kết hợp cả 2 cách làm này trong một khoảng thời gian để phát huy tác dụng tốt nhất.

Cách trị viêm da dầu tiết bã bằng dầu cám gạo

Dầu cám gạo có thể tìm kiếm ở mọi gia đình. Bằng việc tách vỏ trấu trong quá trình xay xát, chúng ta có thể thu được dầu cám gạo. Dùng tinh dầu này chữa viêm da tiết bã giúp giảm các triệu chứng ngứa, cải thiện độ ẩm cho da. Tiến hành cách chữa bệnh này như sau:

  • Trước khi sử dụng dầu cám gạo, cần đảm bảo vùng da dầu của bạn đã được rửa sạch và lau khô.
  • Lấy một lượng dầu cám gạo vừa đủ thoa lên các vùng da dầu. Khi xoa, nên kết hợp massage nhẹ nhàng để dầu thấm vào da.
  • Nên để nguyên dầu trên da khoảng 10 phút sau khi bôi.
  • Sau khi dầu đã thấm sâu vào da, cần rửa lại bề mặt da với nước ấm và lau khô.
Chữa viêm da tiết bã bằng dầu cám gạo
Chữa viêm da tiết bã bằng dầu cám gạo

Tiến hành cách chữa bệnh này nhiều ngày liên tục để giảm tối đa các triệu chứng của bệnh.

Các cách chữa bệnh viêm da tiết bã nhờn bằng thuốc dân gian thường cho hiệu quả tốt với những người bệnh nhẹ. Vì cách làm này rất tiện lợi, đơn giản, ít tốn kém nên nhiều người thực hiện ngay tại nhà.

Điều trị viêm da tiết bã nhờn bằng thuốc Tây

Chữa viêm da tiết bã bằng thuốc Tây là cách làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Loại thuốc chữa viêm da dầu này thích hợp dùng cho các trường hợp bệnh đang phát triển mạnh, khó kiểm soát.

Bạn có thể tìm thấy một số loại thuốc sau ở hệ thống nhà thuốc:

  • Thuốc kháng nấm tại chỗ: Là kem bôi hoặc dầu gội chứa Ketoconazol, Ciclopirox và Selenium sulphid, Zinc pyrithion. Sử dụng thuốc này khi da bị tổn thương nhẹ hoặc trung bình.
  • Nhóm thuốc chứa Corticoid dạng bôi: Bao gồm các thuốc chứa Desonid, Betamethason và Fluocinolon. Dùng cho các vùng da bệnh ở mặt, ngực và tai. Nên sử dụng thuốc với nồng độ thấp, tránh rủi ro không mong muốn.
  • Thuốc hỗ trợ làm bong vảy: Chứa các hoạt chất như Acid lactic, Acid salicylic, Propylen glycol và Urea. Dùng cho các tổn thương da bị bong vảy trắng.
  • Các thuốc ức chế calcineurin dạng bôi: Gồm các thuốc Pimecrolimus và Tacrolimus. Nhóm thuốc tân dược này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa. Dùng cho các trường hợp viêm da tiết bã ở tai và mặt.
  • Thuốc uống kháng nấm: Dùng cho các vùng da tổn thương nặng, đã lan rộng. Thuốc có tác dụng ức chế và kìm hãm sự phát triển của các vi nấm.
  • Nhóm thuốc kháng sinh đường uống: Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm hoặc bệnh đang lan rộng, có nguy cơ nhiễm trùng.

Thuốc Tây trị viêm da tiết bã

Có thể thấy các loại thuốc bôi và thuốc uống kể trên thường dùng cho các trường hợp bệnh trung bình và nặng. Trong trường hợp đặc biệt, bác sĩ phải chỉ định sử dụng biện pháp quang hóa trị liệu. Phương pháp này có hiệu quả nhanh nhưng có thể dẫn đến ung thư da.

Trị viêm da dầu tiết bã theo Đông y

Những trường hợp bệnh đã nặng hơn, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sử dụng thuốc đặc trị. Tuy nhiên, những loại thuốc này rất dễ gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, để chữa bệnh vừa an toàn vừa hiệu quả, nhiều người đã tìm đến các bài thuốc Đông y. Hiện nay, các bài thuốc đặc trị viêm da dầu Đông y đã được nghiên cứu và ứng dụng giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh tật. Trong đó phải kể đến các bài thuốc dưới đây:

Hướng dẫn ngăn ngừa viêm da dầu tiết bã tái phát

Việc điều trị viêm da tiết bã nếu được tiến hành đúng cách thì có thể làm giảm tối đa các dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên, đây là bệnh lý mãn tính, rất dễ tái phát nên người bệnh cần biết cách chăm sóc bản thân để ngừa bệnh xuất hiện trở lại.

Người bệnh viêm da tiết bã nên:

  • Vệ sinh thân thể hàng ngày, làm sạch mồ hôi, bã nhờn sau khi vận động nhiều.
  • Sử dụng các loại dầu gội dành cho người viêm da tiết bã hoặc các sản phẩm dịu nhẹ, nguồn gốc thảo dược, có
  • khả năng loại bỏ các vảy gàu trên da đầu. Sau khi gội đầu cần sấy tóc khô hoàn toàn.
  • Không sấy tạo kiểu hoặc sử dụng hóa chất làm tóc trong khi bệnh đang phát triển.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da bằng các mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên, lành tính.
  • Bổ sung thức ăn, nước uống chứa nhiều vitamin và khoáng chất để làm trẻ hóa làn da, ngăn ngừa lão hóa.
  • Mặc quần áo thoáng mát, có khả năng thấm mồ hôi tốt. Không mặc đồ bó sát để tránh làm xước da.
  • Nên ngủ đủ giấc, thư giãn tinh thần, tránh stress gây rối loạn nội tiết tố.
  • Nếu da bị tổn thương gây ngứa ngáy khó chịu, nên sử dụng đá chườm lạnh hoặc kem dưỡng ẩm… Hạn chế tối đa việc chà xát lên vùng da tổn thương.

Viêm da tiết bã không phải bệnh nguy hiểm nhưng có tính dai dẳng, tái phát nhiều lần. Vì vậy, người bệnh cần biết cách điều trị viêm da tiết bã tận gốc từ khi bệnh mới hình thành. Cùng với đó, nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp để tránh tái phát bệnh.

5/5 - (5 bình chọn)
Cách trị viêm xoang hàm tại nhà mang hiệu quả tạm thời, bệnh nhân không nên lạm dụng
10 cách trị viêm xoang hàm tại nhà dễ làm, tiết kiệm chi phí
Cách trị viêm xoang hàm tại nhà là phương pháp lâu năm, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Biện pháp này sử dụng chủ yếu là dược liệu…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *