Bị vảy nến nên bôi thuốc gì để chấm dứt nhanh các triệu chứng bệnh?

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì là câu hỏi mà nhiều người bệnh đặt ra, bởi thuốc bôi là một trong những giải pháp tiện lợi khi mắc các bệnh ngoài da, trong đó có vảy nến. Các loại thuốc này có công dụng điều trị tại chỗ giúp người bệnh xoa dịu, khắc bệnh triệu chứng bệnh. Vậy, đâu là những loại thuốc trị vảy nến hiệu quả? Trong thời gian sử dụng cần lưu ý những gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết này để có được câu trả lời.

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì tốt nhất?

Vảy nến hay vẩy nến là một bệnh tự miễn mãn tính, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ, quốc gia. Hiện nay, theo nhiều số liệu thống kê, tại nước ta có tới 5% số người bị vảy nến trong tổng số các ca bệnh da liễu, tập trung ở đối tượng từ 20 – 50 tuổi.

Bệnh vảy nến được đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình như nổi mẩn đỏ, sưng viêm, da tổn thương, xuất hiện mảng trắng và rất ngứa. Chính vì vậy, mong muốn của người bệnh là sớm chấm dứt các triệu chứng này giúp họ thoải mái hơn trong sinh hoạt và công việc.

Hiện nay, bên cạnh thuốc uống trị vảy nến, người bệnh rất quan tâm đến các loại thuốc bôi. Thuốc bôi trị vảy nến với khả năng tác động ngay tại chỗ và trực tiếp lên vùng da bị vảy nến. Chính điều này sẽ giúp giảm viêm, sưng đau nhanh mà không ảnh hưởng đến chức năng tạng phủ bên trong cơ thể. Vậy, bị vảy nến nên bôi thuốc gì, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Thuốc bôi trị vảy nến chứa Axit salicylic

Có thể gọi đây là các loại thuốc bôi giúp giảm tình trạng bạt sừng, giảm triệu chứng khô da, bong tróc với nhiều vấn đề về da.

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì?
Thuốc bôi trị vảy nến chứa Axit salicylic giúp làm mềm da

Công dụng: Các thuốc chứa Axit salicylic có công dụng làm mềm mịn da, loại bỏ các mảng vảy nến trên dùng da bị tổn thương. Bạn có thể bôi thuốc ở bất cứ vị trí tổn thương nào được bác sĩ chỉ định. Loại thuốc được chỉ định nhiều hiện nay phải kể đến Salicylic 5% dạng tuýp.

Tác dụng phụ: Dòng thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như kích ứng da, nổi mẩn đỏ, nóng da, suy yếu một số nang lông, gãy và rụng tóc…

Thuốc mỡ Corticosteroid – câu trả lời phổ biến cho câu hỏi bị vảy nến nên bôi thuốc gì

Đây là một trong những loại thuốc bôi chữa vảy nến cũng như các bệnh ngoài da phổ biến nhất hiện nay. Thuốc bôi vảy nến Corticosteroid được chia thành nhiều loại dựa vào mức độ tác động của thuốc gồm: Yếu (VII); Mức độ nhẹ (VI); Trung bình (III, IV, V); Mạnh (II); Cực mạnh (I).

Một số loại thuốc Corticosteroid thường được sử dụng trong điều trị vảy nến như: Eumovate, Tempovate, Sicorten, Flucinar, Eumovate…

Thuốc chứa Corticosteroid với ưu điểm là tác dụng nhanh lên triệu chứng bệnh và sử dụng đơn giản.

Công dụng: Với các hoạt chất có trong thuốc sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng bong vảy, đỏ da, đồng thời chống viêm, giảm ngứa, phòng tránh các tế bào da quá mức ở người bệnh vảy nến.

Betnovate cream là thuốc bôi chứa corticoid dùng nhiều trong điều trị vảy nến
Betnovate cream là thuốc bôi chứa corticoid dùng nhiều trong điều trị vảy nến

Tác dụng phụ: Làm mỏng da, khô da, kích ứng, rạn da, giãn tĩnh mạch, nổi mụn. Thậm chí nếu lạm dụng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc sau này. Bởi vậy, hầu hết các loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định thời gian sử dụng là từ 2 – 4 tuần.

Vitamin D tổng hợp giảm triệu chứng vảy nến hiệu quả

Nếu bạn lo lắng rằng không biết bị vảy nến nên bôi thuốc gì tốt thì có thể tham khảo vitamin D tổng hợp.

Công dụng: Vitamin D tổng hợp là thường được các bác sĩ châu Âu khuyến nghị sử dụng từ những năm 1990 với công dụng bong sừng bạt vảy, kiềm chế sự phát triển của các tế bào da, đặc biệt rất tốt trong điều trị vảy nến móng tay và vảy nến da đầu.

Tác dụng phụ: Tuy mang lại hiệu quả trong hỗ trợ điều trị, nhưng vitamin D tổng hợp có thể gây ra một số tác dụng khi sử dụng như: Da khô, ngứa, đỏ, sưng và đau rát. Nghiêm trọng hơn đó là tăng kali máu gây sỏi thận, yếu xương, ảnh hưởng đến tim và não.

Theo đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua vitamin D tổng hợp về dùng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Vitamin D tổng hợp có vai sử dụng nhiều trong vảy nến móng tay và vảy nến da đầu
Vitamin D tổng hợp có vai sử dụng nhiều trong vảy nến móng tay và vảy nến da đầu

Thuốc bôi chữa vảy nến Tazarotene

Tazarotene là một loại retinoid bôi ngoài da thế hệ thứ ba được bào chế và phân phối dưới dạng kem bôi, gel hoặc dạng bọt. Khi được bôi lên da, Tazarotene có công dụng bình thường hóa sự biệt hóa bất thường của tế bào sừng, nhờ đó sẽ giảm sự tăng sinh chất sừng cũng như sự thâm nhiễm.

Công dụng: Thuốc được đặc trị trong những trường hợp bệnh vảy nến, mụn trứng cá hoặc da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Tác dụng phụ: Loại thuốc này khi dùng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho da như bỏng rát, ửng đỏ hoặc gây mụn.

Thuốc chữa vảy nến Tacrolimus

Một trong những đáp án cho câu hỏi bị vảy nến nên bôi thuốc gì đó chính là thuốc Tacrolimus. Loại thuốc này thường được dùng để thay thế cho Corticosteroid ở một số trường hợp có vùng da tổn thương ở mặt hoặc các nếp gấp mà được bác sĩ khuyến cáo là không nên dùng Corticosteroid trong thời gian dài.

Tacrolimus có tác dụng tăng cường sự sản sinh hệ thống miễn dịch tự nhiên
Tacrolimus có tác dụng tăng cường sự sản sinh hệ thống miễn dịch tự nhiên

Khi sử dụng thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng như nổi ban đỏ, viêm da, kích ứng da, đau rát, phù nề ngay tại vị trí bôi, đặc biệt là nhiễm trùng da nếu dùng sai cách và lạm dụng.

Kem bôi vảy nến giảm triệu chứng nhanh Daivonex

Thuốc được chỉ định trong những trường hợp vảy nến thông thường với công dụng giảm tình trạng khô da, bong tróc vảy, đồng thời cung cấp ẩm cho làn da, giúp làm dịu nhanh cơn ngứa và tình trạng nổi mẩn đỏ.

Người bệnh nên cẩn thận khi dùng thuốc nếu đang mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Đặc biệt khi dùng thuốc cũng có thể gây kích ứng nhẹ ở vị trí bôi thuốc.

Thuốc bôi ức chế miễn dịch Elidel

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì thì người bệnh đừng bỏ qua thuốc ức chế miễn dịch Elidel, thuốc có khả năng ức chế miễn dịch, làm chậm sự phát triển của các bệnh lý ngoài da như vảy nến, viêm da dị ứng…

Theo thông tin từ nhà sản xuất, Elidel có khả năng điều trị cho các trường hợp bệnh nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị với những thuốc thông thường.

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì - Thuốc bôi ức chế miễn dịch Elidel
Bị vảy nến nên bôi thuốc gì – Thuốc bôi ức chế miễn dịch Elidel

Công dụng: Elidel giúp người bệnh giảm ngứa ngáy, sưng đỏ, bong tróc… Kiểm soát bệnh, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng và biến chứng.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp tình trạng ngứa da, rát đỏ. Hoặc một số tác dụng phụ ít gặp như thay đổi màu da, đau đầu, nhiễm trùng mũi họng, một số triệu chứng giống với cảm cúm…

Một số loại thuốc bôi chữa vảy nến khác

Ngoài những thuốc điều trị vảy nến dạng bôi nêu trên, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định một số thuốc khác cũng như dùng các thuốc không kê toa dưới đây:

  • Trozimed: Dùng cho vảy nến thể nhẹ và vừa với công dụng giảm bong tróc da, đồng thời biệt hóa tế bào, làm chậm quá trình tăng sinh tế bào sừng ở trên da. Một số tác dụng bạn có thể gặp phải như phát ban, da khô, ngứa, đỏ da…
  • Dermovate Cream: Với nguồn gốc từ Thái Lan, Dermovate Cream có công dụng ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng, giảm ngứa rát, sưng đỏ. Khi dùng thuốc có thể bị ngứa ngáy, châm chích, nóng rát, nứt da, giảm sắc tố da…
  • Nhựa than đá: Được chỉ định trong điều trị vảy nến mảng bám, vảy nến da đầu, vảy nến khó chữa tại lòng bàn chân, lòng bàn tay, và nhất là giảm ngứa ngáy hiệu quả. Tác dụng phụ gặp phải có thể là dị ứng da, nổi mụn hoặc mẩn ngứa…
  • Kem dưỡng ẩm: Giúp cung cấp độ ẩm cho da để cải thiện triệu chứng da khô, bong tróc, giúp da mau lành.
Bị vảy nến nên bôi thuốc gì? - Sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da, giảm bong tróc
Bị vảy nến nên bôi thuốc gì? – Sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da, giảm bong tróc
  • Sản phẩm chống ngứa: Một số sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần calamine, tinh dầu bạc hà, long não, hydrocortison có thể giúp bạn chống ngứa hiệu quả do vảy nến gây ra.
  • Anthralin: Đây là thuốc chỉ được dùng trong thời gian ngắn với công dụng làm giảm tình trạng khô da, da nứt nẻ, làm cho da mịn màng. Anthralin có thể gây kích ứng da khi dùng, vấy bẩn lên quần áo…

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi điều trị vảy nến

Như vậy, có rất nhiều loại thuốc bôi được dùng để khắc phục vảy nến giúp người bệnh sớm cải thiện các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. Tuy nhiên, để thuốc không ảnh hưởng xấu đến da cũng như không làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn sau khi dùng thuốc thì người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hầu hết các thuốc bôi điều trị vảy nến là thuốc được kê toa, đặc biệt chúng có những tác dụng phụ nhất định với làn da khi dùng. Vì vậy, dù biết bị vảy nến nên bôi thuốc gì, người bệnh vẫn nên tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Khi đã được chỉ định dùng thuốc bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian để không xảy ra những tác dụng phụ.
  • Vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng thuốc, tránh bôi thuốc lên vùng da nhạy cảm như mắt, niêm mạc miệng.
  • Song song với việc dùng thuốc bạn cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Nên bổ sung rau xanh, trái cây, vừng đen, cá hồi, ngũ cốc… đồng thời kiêng những thực phẩm thịt đỏ, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, hải sản, thực phẩm chứa gluten…
Trong thời gian điều trị người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Trong thời gian điều trị người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng
  • Sử dụng trang phục rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để da được khô thoáng, sạch sẽ, hạn chế tình trạng kích ứng da.
  • Tập thể dục thường xuyên cũng giúp người bệnh vảy nến sớm cải thiện tình trạng bệnh bên cạnh dùng thuốc. Bạn có thể áp dụng một số bài tập như: Bài tập thở bằng bụng, bài tập hít thở sâu, tập yoga, đi bơi, đạp xe, đi bộ…
  • Khi có những dấu hiệu bất thường trong thời gian dùng thuốc hãy liên hệ cho bác sĩ để được xử trí phù hợp.
  • Tái khám sau khi dùng hết liệu trình thuốc để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị và đưa ra hướng tiếp theo.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp cho bạn biết được “bị vảy nến nên bôi thuốc gì” thì tốt và những lưu ý quan trọng khi dùng. Đây đều là những thuốc có tác dụng giảm ngứa, sưng viêm, ngăn ngừa viêm lan rộng, hãy sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để không gặp phải các vấn đề không mong muốn.

5/5 - (1 bình chọn)
Thuốc Omeprazol chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu
TOP 15++ loại thuốc viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả nhất 2020
Việc sử dụng các loại thuốc viêm loét dạ dày tá tràng sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu đồng thời giúp phòng ngừa hiệu…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *