Ngứa Trong Da Là Bệnh Gì? Khi Nào Cần Gặp Bác Sĩ? Cách Điều Trị Hiệu uả

Ngứa trong da là triệu chứng thông thường mỗi khi cơ thể, cụ thể là làn da bị nhiễm khuẩn và sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày hoặc liên tục tái phát thì bạn nên cẩn thận, vì có thể bạn đã bị nhiễm một chứng bệnh nghiêm trọng nào đó. Vậy ngứa trong da là bệnh gì và cách điều trị như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Ngứa trong da là bệnh gì?
Ngứa trong da là bệnh gì?

Ngứa trong da hay ngứa dưới da là do bệnh gì?

Ngứa dưới da hay ngứa trong da luôn đem đến cảm giác khó chịu cho người bệnh nhưng không có cách trị do khởi phát từ bên dưới da. Tình trạng này thường đi kèm với biểu hiện da bị sưng đỏ, sần sùi, khô và bong tróc.

Khác với các triệu chứng ngứa da thông thường, ngứa râm ran dưới da là biểu hiện của việc da bị tổn thương từ sâu bên trong. Các bác sĩ nhận định, triệu chứng ngứa trong da cũng có thể là do cơ thể bị kích ứng bởi các bệnh lý tiềm ẩn điển hình như sau:

1. Bệnh Celica gây ngứa trong da

Bệnh Celica là một triệu chứng rối loạn hệ miễn dịch di truyền, khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn giữa vi khuẩn và thực phẩm, làm hỏng lớp màng trong ruột. Nếu không được điều trị đúng cách, căn bệnh Celiac có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhỏ tới lớn như gây ngứa dữ dội ở trên lẫn dưới da, gây bệnh tụy, vô sinh, làm suy giảm hệ thống thần kinh của người bệnh. 

2. Mắc các bệnh về gan thận

Tình trạng ngứa trong da còn có thể xảy ra là do người bệnh mắc các vấn đề liên quan đến gan thận. Đây là 2 cơ quan mang khả năng thanh lọc, đào thải độc tố bên trong cơ thể. Vì vậy, nếu một trong hai hoặc cả hai bị tác động làm suy yếu, thì độc tố tích tụ bên trong cơ thể sẽ ngày càng nhiều, từ đó gây ngứa ngáy dữ dội và khó chịu.

Ngoài các triệu chứng ngứa trong da, người bệnh cũng có thể nhanh chóng nhận biết về bệnh liên quan đến gan thận thông qua các dấu hiệu như da trở nên vàng vọt, táo bón, ăn không ngon, tiểu nhiều và có màu vàng đậm.

3. Mắc bệnh cường giáp, suy giáp

Do tuyến giáp là cơ quan giúp điều hòa quá trình trao đổi chất và nội tiết của cơ thể. Vì vậy, cơ quan này nếu bị tác động sẽ hình thành chứng suy giáp hoặc cường giáp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Cảm giác ngứa dưới da có thể là do rối loạn tuyến giáp
Cảm giác ngứa dưới da có thể là do rối loạn tuyến giáp

Khi hoạt động ở tuyến giáp bị tác động có thể gây ngứa ngáy, khó chịu ở dưới lớp biểu bì da, làm rối loạn cân nặng và chu kỳ kinh nguyệt, đổ mồ hôi nhiều, khiến người bệnh ăn không ngon, suy giảm chức năng sinh lý,…

4. Cơ thể bị dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây hiện tượng ngứa da, hay ngứa nổi hạt dưới da,… Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng nhất định như thực phẩm, phấn hoa, thời tiết, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc,… hệ miễn dịch sẽ có xu hướng giải phóng các chất trung gian lên toàn bộ mô da. Từ đó gây tình trạng nổi mẩn đỏ kèm theo triệu chứng ngứa dữ dội.

Có thể nói, ngứa trong da do dị ứng thường sẽ đi kèm với các dấu hiệu là sưng đỏ và nổi mẩn. Bên cạnh đó, trường hợp cơ thể bị phản ứng với dị ứng còn có nguy cơ ảnh hưởng đến mắt, mũi và một số cơ quan khác. 

5. Mắc bệnh ung thư và rối loạn máu

Hiện tượng ngứa trong da cũng có thể xảy ra với những bệnh nhân đang bị ung thư. Đây cũng là triệu chứng thường gặp và gây ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình điều trị bệnh. 

Ngoài ra, dấu hiệu ngứa từ trong da thịt còn có thể liên quan đến chứng rối loạn máu. Khi những bệnh nhân bị thiếu hụt sắt trầm trọng, khiến cơ thể sản xuất quá nhiều hồng cầu do chứng rối loạn máu cũng có thể gây nên tình trạng ngứa trong da.

6. Mắc bệnh liên quan đến thần kinh

Bên cạnh những bệnh lý kể trên, cảm giác ngứa trong da cũng có thể xảy ra do tình trạng rối loạn hoạt động của hệ thống thần kinh. Trong đó, nguyên nhân cụ thể được chuyên gia nhân định là:

  • Bệnh lý liên quan đến dây thần kinh ngoại biên, thường xuyên xảy ra với bệnh nhân bị HIV, tiểu đường,…
  • Khi dây thần kinh bị chèn ép.
  • Ngứa châm chích ở phần dưới da do nguyên nhân này được nhận định là khá phức tạp và khó điều trị. Nếu không điều trị đúng cách và kiên trì thì rất khó trị dứt điểm triệu chứng này.
  • Xuất hiện khối u ở hệ thần kinh.

7. Ngứa do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc tây hiện nay, điển hình là các loại thuốc giúp giảm đau có thể gây tác dụng phụ là triệu chứng ngứa trong da. Ngoài ra còn một số loại thuốc điều trị khác cũng có nguy cơ gây ra triệu chứng ngứa dưới da như:

Tình trạng ngứa dưới da xảy ra do tác dụng phụ khi dùng thuốc
Tình trạng ngứa dưới da xảy ra do tác dụng phụ khi dùng thuốc
  • Thuốc Hydrochlorothiazide: Đây là loại thuốc thường được dùng để chữa trị các triệu chứng như suy tim, huyết áp cao…
  • Thuốc Estrogen: Loại thuốc này thường được dùng trong các đơn thuốc giúp tránh thai hay các liệu pháp thay thế hormone.
  • Thuốc ức chế men chuyển hóa Angiotensin: Loại thuốc này được dùng cho những trường hợp bị huyết áp cao và suy tim.

8. Những nguyên nhân gây ngứa khác

Ngoài những nguyên nhân gây tình trạng ngứa trong da đã nêu trên, còn tồn tại hàng loạt các yếu tố khác có thể gây ra triệu chứng khó chịu này. Cụ thể đó là:

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người bị bệnh tiểu đường.
  • Do cơ thể bị nhiễm một số loại ký sinh trùng gây ngứa da.
  • Người bị nhiễm HIV/ AIDS.

Bị ngứa trong da khi nào cần tìm gặp bác sĩ?

Như đã chia sẻ trên, tình trạng ngứa trong da không chỉ là dấu hiệu của bệnh da liễu mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác. Với trường hợp ngứa bên trong da nguyên nhân là do các bệnh lý có sẵn, việc tìm gặp bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhanh chóng được áp dụng điều trị đúng người đúng bệnh.

Khi nào người bệnh nên đi gặp bác sĩ?
Khi nào người bệnh nên đi gặp bác sĩ?

Do đó, bạn nên lập tức tìm gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám nếu nhận thấy các triệu chứng điển hình như sau:

  • Tình trạng ngứa trong da kéo dài, thường xuyên tái phát. 
  • Hiện tượng ngứa dưới da xuất hiện toàn thân, gây đặc biệt khó chịu cho người bệnh.
  • Tình trạng ngứa không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.
  • Tình trạng ngứa râm ran dưới da gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và cuộc sống của người bệnh.
  • Xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, cân nặng bị sụt giảm, táo bón hoặc tiêu chảy, cơ thể thường xuyên mệt mỏi,…

Các cách giảm ngứa trong da hiệu quả ngay tại nhà

Bên cạnh việc tìm hiểu tình trạng ngứa dưới da là do bệnh gì gây ra, bạn cũng nên học cách tự điều trị tình trạng này ngay tại nhà. Nhờ đó giúp hỗ trợ đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy hiệu quả ngay từ khi triệu chứng phát sinh.

Các biện pháp giúp điều trị ngứa trong da tại nhà bao gồm:

Uống nước đầy đủ giúp cung cấp độ ẩm cho da
Uống nước đầy đủ giúp cung cấp độ ẩm cho da
  • Giữ ẩm cho da một cách tự nhiên bằng cách cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Mặc quần áo ấm và thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày để tránh cho da bị nứt nẻ, khiến tình trạng ngứa ngáy thêm trầm trọng.
  • Chườm đá lạnh lên vùng bị ngứa trong da để có thể làm giảm nhanh cơn ngứa ngáy, đặc biệt là khi ở trong thai kỳ.
  • Nên giữ vệ sinh cho cơ thể và tắm gội bằng nước ấm. Người bệnh có thể kết hợp dùng yến mạch hoặc một ít baking soda để massage nhẹ nhàng lên da, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng ngứa dưới da và phục hồi các tế bào biểu bì bị tổn thương.
  • Tránh gãi hoặc cào mạnh lên vùng da bị ngứa, gây tổn thương khiến vi trùng dễ dàng xâm nhập, từ đó khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Người bệnh nên tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như mỹ phẩm, hóa chất, phấn hoa, xà phòng, côn trùng và các mủ độc từ thực vật.
  • Nên hạn chế đến những môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn để hỗ trợ quá trình điều trị thêm suôn sẻ.
  • Tránh mặc quần áo bó sát và chật chội.
  • Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng thường xuyên các thực phẩm cay nóng, các loại đồ uống có cồn. 

Cách điều trị ngứa trong da theo phương pháp Tây – Đông y

Bên cạnh việc điều trị ở nhà, người bệnh nên kết hợp trị ngứa trong da nếu rơi vào trường hợp xuất hiện một số bệnh lý nguy hiểm. Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bạn có thể chọn lựa cách chữa trị thích hợp. 

Trị ngứa trong da bằng thuốc Tây y

Nếu bạn cần giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu thì việc áp dụng cách dùng thuốc Tây y được đánh giá là biện pháp đem lại hiệu quả tức thì. Với phương pháp dùng thuốc Tây để điều trị, người bệnh nên kết hợp dùng cả thuốc bôi và thuốc uống để tăng cường tác dụng. Tùy vào mức độ triệu chứng nặng, nhẹ, người bệnh có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp. 

Các chuyên gia cũng gợi ý một số loại thuốc Tây điều trị ngứa trong da hiệu quả đó là: 

Thuốc uống:

  • Thuốc kháng Histamin.
  • Thuốc Corticosteroid. 
  • Thuốc Hydroxyzine.
  • Thuốc Diphenhydramine.

Thuốc bôi:

  • Thuốc bôi Glucocorticoid.
  • Thuốc bôi Benadryl.
  • Thuốc Nytol. 

Lưu ý, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc uống hay thuốc bôi nào để trị ngứa trong da, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Dùng thuốc bôi để cải thiện tình trạng ngứa trong da
Dùng thuốc bôi để cải thiện tình trạng ngứa trong da

Điều trị ngứa dưới da bằng phương pháp Đông y

Ngoài cách dùng thuốc Tây Y, người bệnh cũng có thể đẩy lùi các triệu chứng ngứa dưới da bằng phương pháp Đông y. Cách điều trị này sẽ giúp điều trị bệnh ngay từ bên trong, nhờ đó đào thải được độc tố, cải thiện tận gốc các triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng.

Bên cạnh đó, phương pháp chữa bệnh bằng Đông y còn giúp hồi phục sức khỏe cho người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa ngứa trong da hiệu quả:

  • Bài thuốc 1: Dùng ý dĩ,  phục linh, cam thảo, phòng phong, bí đao, địa tô, địa hoàng, đem sắc tất cả để lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2: Sắc tất cả nguyên liệu cam thảo, quế chi, ké đầu ngựa, xuyên khung, khương hoạt, lấy nước uống trước mỗi bữa ăn hàng ngày.
  • Bài thuốc 3: Dùng nguyên liệu ngải cứu, hoa tiêu, hùng hoàng, phòng phong, đem sắc rồi dùng nước sắc đó xông hơi ở khu vực da bị ngứa.
4.7/5 - (4 bình chọn)
Đã mãn kinh bị ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Đã mãn kinh bị ra máu: Nguyên nhân và cách xử lý cho chị em
Đã mãn kinh bị ra máu là do đâu? Đây liệu có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *