Amidan có đốm trắng: Tình trạng nguy hiểm cần cảnh giác
Bảng tóm tắt
Amidan có đốm trắng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, chủ yếu là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Các bệnh này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây biến chứng toàn thân. Chủ động tìm hiểu thông tin về tình trạng amidan có hạt trắng này thông qua bài viết sau đây để có cách xử lý kịp thời.
Viêm amidan có đốm trắng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Amidan là tổ chức bạch huyết nằm phía sau hầu họng. Ở trạng thái bình thường, amidan có màu hồng nhạt. Vai trò của amidan được ví như “hàng rào miễn dịch” tại cổ họng, giúp cơ thể không bị tấn công bởi các tác nhân đường hô hấp.
Tuy nhiên, trong môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các tác nhân gây bệnh (tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ), lượng virus, vi khuẩn tăng đột biến. Khi đó, hai khối amidan bị kích thích quá mức sẽ gây ra tình trạng sưng viêm nghiêm trọng. Tình trạng xuất hiện đốm trắng là do viêm nhiễm kéo dài, tạo mủ trắng và hình thành viêm amidan có đốm trắng.
Đồng thời, do cấu tạo đặc biệt của amidan có nhiều khe rãnh nên trong quá trình ăn uống, lượng thức ăn dư thừa tích trữ tại cơ quan này. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng viêm nhiễm tại hốc amidan nghiêm trọng hơn với các triệu chứng kéo dài dai dẳng.
Bị amidan có chấm trắng, ban đầu, đốm trắng có thể xuất hiện dưới dạng lấm tấm, kích cỡ như hạt đỗ. Mùi hôi do tình trạng này khá đặc trưng, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người bệnh khi giao tiếp với người khác. Ngoài ra, một số biểu hiện khác đi kèm như: Đau rát họng dữ dội, khó khăn khi nuốt, khó thở, cơ thể nhức mỏi, đau đầu,… cũng gây khó chịu dữ dội ở người bệnh.
Amidan có đốm trắng là bệnh lý viêm đường hô hấp khá nguy hiểm, gây nhiều biểu hiện khó chịu. Bệnh hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể khởi phát riêng biệt hoặc là dấu hiệu kèm theo các bệnh lý khác.
Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, các đốm trắng này có thể lan rộng, thành từng mảng trắng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khác. Các chuyên gia y tế nhận định rằng, bệnh lý này tương đối NGUY HIỂM do có thể dẫn tới một số tình trạng sau đây:
- Biến chứng tại amidan: Nếu để các ổ mủ vỡ hoặc lây lan sang khu vực xung quanh, người bệnh có thể bị gặp tình trạng áp xe quanh amidan, viêm mô tế bào amidan, viêm amidan hốc mủ mãn tính,…
- Biến chứng lân cận: Do tai mũi họng có mối liên quan mật thiết với nhau nên tác nhân gây bệnh có thể lây lan và gây bệnh rất nhanh. Nếu không xử lý dứt điểm, có thể gây viêm tai giữa, viêm họng, viêm mũi,… hoặc lan xuống đường hô hấp dưới.
- Biến chứng toàn thân: Nghiêm trọng hơn, viêm amidan có đốm trắng có thể gây một số biến chứng toàn thân, ảnh hưởng đến tim, thận, khớp. Cụ thể như tình trạng viêm cầu thận, sốt thấp khớp, viêm cơ tim hoặc nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn huyết.
Để ngăn ngừa tình trạng biến chứng có thể xảy ra khi bị amidan có đốm trắng, người bệnh nên chủ động đi thăm khám từ giai đoạn khởi phát triệu chứng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh.
Amidan có đốm trắng cảnh báo bệnh lý gì?
Amidan có đốm trắng có thể khởi phát như một bệnh lý riêng biệt hoặc đi kèm với các tình trạng hô hấp khác. Khi thấy amidan xuất hiện hạt trắng lấm tấm, người bệnh cần cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây:
Dấu hiệu nghiêm trọng của viêm họng
Amidan có đốm trắng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm họng đã diễn tiến sang mức độ nặng hơn. Đặc biệt là tình trạng viêm họng liên cầu khuẩn bắt nguồn từ nhóm vi khuẩn Streptococcus. Viêm họng không nguy hiểm nhưng nếu để xuất hiện các đốm trắng tại amidan là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Viêm họng, sưng đau họng, vướng họng, khó nuốt, sốt, đau đầu, nhức mỏi khắp người, sốt,… Bệnh lý hô hấp này có thể lây lan do virus, vi khuẩn trong không khí phát tán do ho, hắt hơi,…
Viêm amidan
Viêm amidan cũng là bệnh lý hô hấp phổ biến và diễn tiến sang dạng mãn tính nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời. Ban đầu, các khối mủ tại amidan chỉ ở dạng hạt nhưng theo thời gian, chúng phát triển dần thành từng mảng và có nguy cơ vỡ, chảy mủ.
Nhìn chung, việc điều trị dạng amidan có đốm trắng cần nhiều thời gian và khó khăn hơn nhiều. Người bệnh nên đi khám để điều trị bằng phương pháp phù hợp nhất, tránh tự ý dùng thuốc gây biến chứng không mong muốn.
Nấm miệng – Nguyên nhân gây amidan có đốm trắng
Amidan có đốm trắng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nấm miệng – một bệnh lý hô hấp khác. Nguyên nhân chính của tình trạng này là loại nấm Candida albicans và đặc biệt dễ lây nhiễm ở người có hệ miễn dịch suy yếu.
Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là các mảng trắng xuất hiện ở hai khối amidan, hai bên má, lưỡi và xung quanh vòm miệng. Bệnh lý này cũng hay gặp ở người mắc bệnh đái tháo đường, dùng kháng sinh liều cao kéo dài.
Bệnh bạch cầu đơn nhân
Bệnh bạch cầu đơn nhân là bệnh lý gây ra bởi virus Epstein-Barr. Đây được xếp vào danh sách nhóm bệnh truyền nhiễm lây lan do tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch nhầy từ đường hô hấp của người mắc bệnh.
Các triệu chứng của bệnh này khá giống với cảm cúm, phát ban, sốt, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,… Cần cảnh giác nếu thấy các triệu chứng bất thường tại họng và đi khám ngay, tránh để bệnh diễn tiến nghiêm trọng và xuất hiện biến chứng.
Herpes miệng – Bệnh lý hô hấp gây amidan có đốm trắng
Herpes miệng là một bệnh lý hô hấp, xuất phát từ virus herpes simplex (HSV). Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là phù nề vùng quanh môi, loét họng, sốt, sưng đau amidan, sưng hạch bạch huyết ở cổ, amidan có đốm trắng.
Nếu điều trị đúng cách, bệnh lý này cũng không đáng quan ngại. Vết phồng rộp tại miệng chỉ tồn tại vài ngày rồi tự vỡ, chảy mủ, đóng vảy và tự biến mất.
Sỏi amidan
Trong quá trình ăn uống, thức ăn còn sót lại trong khoang miệng có thể rơi và tích tụ trong hốc amidan. Khi đó, lượng thức ăn thừa này dần tụ lại tạo sỏi amidan. Người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường hình ảnh đốm trắng, đã ngả vàng trên bề mặt amidan. Các triệu chứng đặc trưng khác có thể gặp như hôi miệng, đau rát họng, nhức tai,…
Bạch sản niêm
Bạch sản niêm là tình trạng bệnh lý hình thành các mảng trắng phía trong niêm mạc miệng. Bệnh này không gây đau đớn nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt của như thẩm mỹ nếu để kéo dài. Ban đầu, tình trạng này chỉ khu trú nướu, lưỡi và có thể lan rộng hơn sang hai má, amidan.
Bệnh này thường gặp ở đối tượng bị suy giảm sức đề kháng, mắc các bệnh về răng lợi, nướu hoặc người thường xuyên hút thuốc lá.
Ung thư miệng
Nguy hiểm hơn, amidan có đốm trắng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm của tình trạng ung thư miệng. Đây là loại ung thư thường gặp ở cả nam và nữ mọi độ tuổi. Người bệnh có thể nhận thấy rõ sự thay đổi trong khoang miệng với các triệu chứng như sau: Niêm mạc miệng đổi màu (đỏ/ trắng bệch/đen), các vết loét kéo dài dai dẳng trên 2 tuần, lở miệng, chảy máu, sưng đau dữ dội, vướng họng, nuốt đau, hôi miệng,…
Cách điều trị amidan có đốm trắng nhanh chóng, hiệu quả
Nhìn chung, tình trạng amidan có đốm trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hô hấp ở nhiều mức độ. Tốt nhất, nên thăm khám và tiến hành điều trị ngay từ giai đoạn khởi phát, ngăn ngừa các biến chứng có thể xuất hiện. Người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng uy tín để đảm bảo chữa trị đúng phương pháp.
Tùy mức độ viêm nhiễm mà có thể lựa chọn điều trị bằng Tây y, Đông y hoặc mẹo dân gian để chữa trị dứt điểm nguyên nhân và cải thiện triệu chứng bệnh.
Uống thuốc Tây y chữa trị amidan có đốm trắng dứt điểm
Phác đồ điều trị bằng thuốc Tây y luôn kết hợp các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân và nhóm thuốc cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, dùng thuốc Tây y kéo dài hoặc không đúng liều lượng có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Đơn thuốc của người bệnh bị amidan đốm trắng thường bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Chỉ định nhằm kìm hãm và tiêu diệt các nhóm tác nhân virus, vi khuẩn đường hô hấp. Một số loại kháng sinh thường kê như Amoxicillin; Ampicillin; Erythromycin; Cefalexin;….
- Thuốc kháng viêm: Chỉ định hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm, làm lành các ổ viêm loét, tái tạo lớp niêm mạc tế bào mới. Tùy vào mức độ viêm nhiễm bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc viên uống hoặc thuốc tiêm cho phù hợp.
- Thuốc giảm đau: Chỉ định nếu người bệnh bị đau rát họng dữ dội, đặc biệt đau khi nuốt hoặc nói chuyện.
- Thuốc hạ sốt: Amidan có đốm trắng là tình trạng viêm nhiễm nặng nên có thể gây sốt. Nếu người bệnh bị sốt cao trên 38,5 độ cần dùng thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ. Sốt cao kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự nhận thức và trí não của người bệnh (đặc biệt ở trẻ nhỏ).
- Thuốc chống phù nề: Amidan có đốm trắng thường kèm theo tình trạng xung huyết, phù nề tương đối nghiêm trọng. Hiện nay, alphachymotrypsin là loại thuốc chống phù nề được dùng phổ biến và hiệu quả nhất. Có dạng viên ngậm sử dụng cho bệnh lý hô hấp cho tác dụng nhanh và dứt điểm.
- Dung dịch NaCl 0,9%: Ngoài việc điều trị với thuốc, người bệnh cần dùng nước muối sinh lý để vệ sinh họng hàng ngày. Làm sạch cổ họng, loại bỏ môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các nhóm virus, vi khuẩn là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan tình trạng này.
Cắt amidan có an toàn không?
Một số trường hợp viêm amidan có đốm trắng diễn tiến nặng, người bệnh được chỉ định cắt bỏ amidan. Nhìn chung, người bệnh không cần quá lo lắng vì cắt amidan chỉ là thủ thuật y tế đơn giản, không nguy hiểm. Thời gian thực hiện tương đối ngắn và quá trình hậu phẫu dễ dàng, không để lại biến chứng.
Tuy nhiên, cũng như các can thiệp ngoại khoa khác, cắt amidan tồn tại một số nguy cơ như sốc phản vệ với thuốc mê, nhiễm trùng, xuất huyết,… Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc sau phẫu thuật để đảm bảo hồi phục nhanh chóng.
Điều trị amidan có đốm trắng bằng Đông y
Có thể lựa chọn phương pháp Đông y điều trị amidan có đốm trắng. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm mà lựa chọn bài thuốc cho phù hợp. Các bài thuốc Đông y ứng dụng trong điều trị bệnh lý liên quan đến amidan thường tập trung vào tiêu đờm, trừ phong, hoạt huyết, thanh nhiệt, trừ độc và tiêu viêm.
Cụ thể, một số bài thuốc dưới đây có thể tham khảo:
- Bài thuốc 1: Thành phần gồm có hoàng cầm; ngưu hoàng tử; cát cánh; bạc hà; liên kiều; hoàng liên; kim ngân hoa với liều lượng thích hợp. Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc để uống, nên chia thành nhiều lần trong ngày và hâm nóng trước khi uống.
- Bài thuốc 2: Thành phần bài thuốc gồm có huyền sâm, kim ngân hoa, kinh giới, tang bạch bì, thiên hoa phấn, ngưu bàng tử, xích thược, bạch cương tàm, cam thảo với liều lượng thích hợp. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc cùng với khoảng 6 bát nước, đun cạn còn khoảng ½ lượng nước thì tắt bếp.
- Bài thuốc 3: Thành phần bài thuốc gồm có huyền sâm, liên kiều, kim ngân hoa, ngưu bàng tử, trúc diệp, kinh giới, bạc hà, cam thảo. Sắc thuốc với lượng nước vừa đủ đến khi cạn còn khoảng ½ lượng nước thuốc. Chia làm 2-3 lần uống trong ngày, nên hâm nóng khi dùng để đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Bài thuốc 4 Thanh hầu bổ phế thang: Thành phần gồm cát cánh, bạch cương tàm, liên kiều, bạc hà, quất hồng bì, phật thủ, cam thảo, kim ngân,… Bài thuốc có tác dụng thông phế khí, lợi yết, tuyên phế, giải nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, bổ thận âm và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, điều trị viêm amidan dứt điểm.
- Bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường: Đây là bài thuốc bí truyền hơn 150 năm của dòng họ Đỗ Minh nổi tiếng trong làng đông y từng được giới thiệu trong chương trình “Khỏe thật đơn giản” – VTV2, số phát sóng với chủ đề “Bệnh viêm họng hạt”. Chương trình nhận được sự đón đợi của hàng ngàn người bệnh viêm amidan, viêm họng,… Thuốc được kết hợp từ hơn 30 loại nam dược như cát cánh, bồ công anh, kim ngân cành, bạc hà, đơn đỏ,… Số dược liệu này đều là thảo dược sạch đạt tiêu chuẩn GACP – WHO thu hái từ vườn dược liệu sạch Đỗ Minh Đường. Bài thuốc thảo dược chữa viêm amidan của dòng họ Đỗ Minh là một trong số ít bài thuốc còn giữ nguyên cơ chế điều trị bệnh của YHCT, mang đến tác dụng:
Tuy điều trị an toàn nhưng hiệu quả của phương pháp Đông y còn phụ thuộc vào cơ địa người bệnh và sự tương thích của bài thuốc. Do đó, nên đi thăm khám Đông y tại các trung tâm y học cổ truyền có uy tín để bác sĩ chuyên môn kê đơn và gia giảm bài thuốc cho phù hợp với tình trạng từng người
Cải thiện triệu chứng bệnh bằng mẹo dân gian
Amidan có đốm trắng thể nhẹ, mới khởi phát có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng. Đây chủ yếu là các phương pháp điều trị được truyền miệng trong dân gian, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Cụ thể, có thể tham khảo một số mẹo điều trị sau đây:
- Lá hẹ: Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước. Cắt thành khúc nhỏ, thêm 1-2 thìa mật ong vào một chiếc bát nhỏ. Hấp cách thủy trong vòng 15-20 phút thì có thể tắt bếp. Để nguội và chắt lấy phần nước cốt khi sử dụng (2-3 lần/ngày).
- Rau diếp cá: Chuẩn bị 1 bát nước vo gạo sạch, 1 nắm lá diếp cá, rửa sạch và để ráo nước. Vò nát rau diếp cá, thêm vào nồi cùng lượng nước vo gạo đã chuẩn bị, đun sôi khoảng 5-10 phút. Chắt lấy phần nước cốt để sử dụng hàng ngày.
- Mật ong: Người bệnh ngậm trực tiếp mật ong trong cổ họng hoặc pha trà mật ong để uống hàng ngày. Có thể kết hợp thêm gừng, tỏi,… hoặc một số nguyên phụ liệu khác nhằm tăng hiệu quả trị bệnh nhanh chóng.
Không lạm dụng các mẹo dân gian nếu thấy biểu hiện đốm trắng trên amidan diễn tiến nặng hơn. Người bệnh chỉ nên coi đây là phương pháp hỗ trợ, kết hợp với các phương pháp dùng thuốc khác để chữa trị dứt điểm bệnh lý hô hấp này.
Amidan có đốm trắng nên ăn gì, kiêng gì trong quá trình điều trị?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá nhiều đến việc điều trị amidan sưng có đốm trắng có hiệu quả hay không. Vậy nếu bị viêm amidan xuất hiện đốm trắng thì nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ quá trình chữa bệnh?
- Ăn các món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, canh, súp,… vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa không gây kích ứng cổ họng.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước hoa quả, nước ép rau củ tốt cho các bệnh lý hô hấp.
- Bổ sung thêm rau củ xanh, hoa quả vào chế độ ăn hàng ngày nhằm nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
- Hạn chế ăn các món ăn nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, tránh gây kích ứng và làm nghiêm trọng hơn biểu hiện sung huyết.
- Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ do có thể tích tụ lượng dầu thừa tại họng, không thể làm sạch khiến các biểu hiện bệnh nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế các món ăn cứng, thô ráp, tác động đến vùng có mủ trắng, gây vỡ và lây lan sang khu vực xung quanh.
- Không dùng đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ uống có gas,… trong thời gian điều trị bệnh lý này.
Cách phòng ngừa tình trạng amidan có đốm trắng hiệu quả
Có đốm trắng ở amidan là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý hô hấp nguy hiểm. Để ngăn ngừa tình trạng này, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Luôn giữ vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý. Tạo thói quen vệ sinh hàng ngày kể cả khi không mắc bệnh
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý hô hấp (nếu có), tránh để bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn
- Uống đủ nước, không để cổ họng bị khô
- Mang mặc trang phục phù hợp với thời tiết, đặc biệt nên giữ ấm vùng cổ họng
- Vệ sinh nơi ở thường xuyên tránh sự tồn tại lâu dài của các nhóm virus, vi khuẩn hô hấp
- Nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện tình trạng bệnh càng sớm càng tốt
- Nếu được chỉ định dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối đơn thuốc mà bác sĩ đã kê, không tự ý đổi thuốc, ngưng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn
- Ăn uống khoa học, đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng và các nhóm chất cần thiết, nâng cao sức đề kháng
- Luyện tập thể thao hàng ngày cải thiện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Bài viết trên đã cung cấp cho người bệnh thông tin về tình trạng amidan có đốm trắng. Để điều trị dứt điểm từ giai đoạn đầu, cần chủ động đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để việc chữa trị hiệu quả hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!