Sau hành trình dài chữa trị cuối cùng cô Hoàng Thu Thảo (62 tuổi, Từ Sơn, Bắc Ninh) đã tìm ra vị “cứu tinh” giúp cô chiến thắng bệnh, thoải mái đi lại, vận động như hiện nay.

Thoái hóa khớp tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Thoái hóa khớp tay có thể xuất hiện ở khuỷu tay, cổ tay hay ngón tay. Bệnh xuất hiện những cơn đau ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Làm sao để nhận biết bệnh thoái hóa khớp tay và cách điều trị như thế nào sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Bệnh thoái hóa khớp tay là gì?

Khớp tay có vai trò quan trọng trong các hoạt động hàng ngày. Đa phần công việc, học tập các sinh hoạt đều cần đến vùng khớp này. Vì phải thường xuyên hoạt động nên khớp tay rất dễ bị thoái hóa. Theo đó, vùng sụn khớp ở khuỷu tay, cổ tay và ngón tay dưới tác động của nhiều yếu tố sẽ bị bào mòn, xơ cứng. Người càng lớn tuổi khớp tay càng dễ bị thoái hóa.

nghe si xuan hinh chua xuong khop do minh duong 3 2
Tin tưởng nhà thuốc Đỗ Minh Đường, nghệ sĩ Xuân Hinh đã thành công trị dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ, hết đau xương khớp.
Thoái hóa khớp tay là bệnh thường gặp
Thoái hóa khớp tay là bệnh thường gặp

Thoái hóa khớp trước tiên sẽ khiến cho vùng khớp đó bị đau nhức khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng sẽ càng nghiêm trọng hơn. Thậm chí là khiến tay bị cứng, mất khả năng vận động, bắt buộc phải phẫu thuật.

Nguyên nhân thoái hóa tay

Bị thoái hóa khớp tay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một vài các yếu tố chính dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp:

  • Tuổi tác: Đây là một trong những yếu tố hàng đầu khiến cho khớp tay trở nên yếu và thoái hóa dần. Tuổi càng cao sẽ kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe xuất hiện trong đó có xương khớp.
Tuổi tác là yếu tố chính dẫn đến thoái hóa xương khớp
Tuổi tác là yếu tố chính dẫn đến thoái hóa xương khớp
  • Do chấn thương: Những chấn thương trong quá trình làm việc, vui chơi hay thể thao tưởng nhỏ nhưng lại để nhiều hậu quả về sau. Vùng khớp hay xương ở tay bị chấn thương khi lớn tuổi có thể dẫn đến nguy cơ thoái hóa.
  • Biến chứng viêm khớp: Viêm khớp cũng là một trong trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp ngón tay và nhiều bộ phận khác. Đặc biệt là tình trạng viêm khớp kéo dài không được chữa trị khiến khớp bị tổn thương khó lành, tăng tỷ lệ mắc bệnh.
  • Áp lực từ bên ngoài: Vùng xương khớp ở tay vai càng chịu nhiều áp lực thì nguy cơ bị thoái hóa càng lớn. Chính vì vậy mà những ai làm các việc liên quan đến bốc xếp, khuân vác, công nhân… về già thường bị thoái hóa khớp tay, khớp vai.
  • Bị dị tật bẩm sinh: Khi sinh ra nếu bị dị tật ở tay sẽ khiến cho vùng khớp hoạt động khác với người bình thường. Theo các chuyên gia, trẻ bị dị tật cũng sẽ dễ bị bệnh này.

Ngoài các nguyên nhân trên thì còn nhiều yếu tố thúc đẩy sinh bệnh khác. Việc nắm rõ yếu tố gây bệnh sẽ giúp ích cho quá trình phòng cũng như chữa.

Triệu chứng bệnh

Thoái hóa khớp tay giống như nhiều bộ phận khác sẽ đều sinh cảm giác đau. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào biểu hiện này thôi thì rất khó xác định. Thoái hóa khớp ở đâu sẽ có triệu chứng tương ứng ở đó. Để bước đầu nhận biết được chắc chắn hơn bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau:

  • Nếu là thoái hóa khớp cổ tay, bệnh nhân sẽ thấy vùng cổ tay bị đau. Tương tự các vùng khuỷu tay và ngón tay cũng vậy. Tình trạng đau này ở giai đoạn bệnh mới hình thành thì khá nhẹ. Tuy nhiên khi khớp bị thoái hóa nhiều thì đau nhức cũng tăng thêm. Đặc biệt là vận động vùng tay, vai càng nhiều thì sẽ càng đau dữ dội hơn.
  • Ngoài đau bệnh nhân có thấy các khớp bị cứng dần. Triệu chứng này đặc biệt rõ ràng mỗi sáng sớm ngủ dậy hoặc sau thời gian dài không vận động khớp. Người bệnh cần phải xoa bóp các khớp nhẹ nhàng thì mới có thể vận động bình thường.
  • Chú ý mỗi khi vận động sẽ nghe âm thành lục cục xuất hiện vùng khớp bị đau.
  • Thoái hóa khớp nặng tay có thể bị teo lại. Nguyên nhân là vì ảnh hưởng của những cơn đau, bệnh nhân dần không dám vận động khiến cho máu huyết lưu thông đến tay cũng ít dần. Thời gian kéo dài tay sẽ mất dần chức năng và teo lại.
  • Khuỷu tay, cổ tay hoặc các ngón tay sẽ có phần sưng to hơn bình thường.
Bệnh có thể khiến các khớp bị sưng, biến dạng
Bệnh có thể khiến các khớp bị sưng, biến dạng

Chú ý sức khỏe phát hiện sớm các triệu chứng thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay là rất cần thiết. Bệnh càng điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ càng cao mà bệnh nhất cũng ít phải chịu giày vò.

Chẩn đoán bệnh

Những triệu chứng trên khi đến bệnh viện để thăm khám bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa. Bước này gọi là chẩn đoán lâm sàng. Sau khi phần nào xác định loại bệnh sẽ sử dụng các xét nghiệm hay thông qua hình ảnh mà xác định chính xác bệnh. Bước này gọi là chẩn đoán cận lâm sàng. Thông thường bệnh nhân thoái hóa khớp tay sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm sau:

  • Chụp X-Quang: Nhiều người hẳn đã quen với phương pháp chẩn đoán này. Chụp X-Quang được áp dụng phổ biến trong khám bệnh về xương khớp hay các chấn thương. Thông qua hình ảnh phim chụp có thể thấy được tình trạng đau nhức ở vùng tay của bệnh nhân chính xác nguyên do là thoái hóa khớp hay gì khác.
Phim X-Quang giúp chẩn đoán bệnh xương khớp
Phim X-Quang giúp chẩn đoán bệnh xương khớp
  • Chụp MRI: Có tên gọi là chụp cộng hưởng từ là biện pháp có thể kiểm tra được tình trạng của nhiều cơ quan. Biện pháp này thông thường được dùng cho các phần mềm như nội tạng. Đôi khi chúng cũng được dùng cho xương khớp nhưng so với chụp X-Quang hay CT thì không được đánh giá cao bằng. Tuy nhiên chúng có thể giúp xác định tình trạng của gân, dây chằng và phần dịch nhầy trong khớp.
  • Chụp CT: Cũng là một phương pháp dùng chẩn đoán xương khớp rất hiện đại. Chụp CT có ưu điểm là thời gian tiến hành nhanh và có thể chụp được nhiều góc độ khác nhau từ đó không bỏ sót các tổn thương.
  • Siêu âm khớp: Hiểu đơn giản là dùng sóng âm có tần số nhất định lên vùng khớp tay bị bệnh.

Mỗi biện pháp chẩn đoán đều sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Tùy theo tình trạng thoái hóa khớp thực tế mà các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp nhất.

Các cách điều trị thoái hóa khớp tay

Sau khi chẩn đoán được chính xác bệnh cũng như tình trạng thực tế bệnh nhân sẽ được gợi ý các phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài Tây y thì người bệnh có thể nhờ đến các bài thuốc Đông y hay các mẹo nhỏ dân gian để cải thiện bệnh tại nhà.

Xem thêm

Điều trị theo Tây y

Cách chữa thoái hóa khớp khuỷu tay, cổ tay hay ngón tay bằng Tây y được nhiều người tin tưởng. Bên cạnh đó các bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa cũng khá nhiều, là điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân trị bệnh. Ngoài thuốc, Tây y còn nhiều cách để chữa thoái hóa khớp như vật lý trị liệu, cấy tế bào gốc hay phẫu thuật.

Thuốc Tây trị thoái hóa khớp tay

Thuốc Tây được chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa khớp chủ yếu sẽ tập trong vào giảm đau, chống viêm, chống sưng. Bên cạnh đó còn cung cấp dinh dưỡng để quá trình tái tạo khớp được thuận lợi hơn. Thông thường ở giai đoạn bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cần uống thuốc tây để điều trị.

Thuốc Tây trị thoái hóa khớp tay
Thuốc Tây trị thoái hóa khớp tay

Để trị thoái hóa khớp tay một vài loại thuốc Tây thường được áp dụng như:

  • Chế phẩm thuốc Diacerein.
  • Thuốc Glucosamin sulfat trị thoái hóa khớp.
  • Các thuốc thuộc nhóm NSAID như Piroxicam, Naproxen…

Ngoài các thuốc trên thì còn khá nhiều cái tên giúp giảm đau khác. Người bệnh không nên chỉ dựa vào tên thuốc mà mua về dùng. Tốt nhất là phải theo chỉ định của bác sĩ điều trị cho mình.

Tập các bài vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu chủ yếu giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Ngoài ra các bài tập này còn ngăn ngừa nguy cơ teo cơ, xơ cứng của khớp. Tập vật lý trị liệu cũng không được tùy tiện. Nếu làm sai có thể khiến tình trạng thoái hóa khớp nặng thêm, đau nhức càng nhiều.

Phương pháp PRP tự thân

PRP tự thân là phương pháp trị thoái hóa khớp hiện đại mà lại rất hiệu quả. Dùng cách này có thể khiến người bệnh yên tâm ít gặp phải rủi ro. Nguyên nhân là vì PRP được tiến hành bằng cách lấy máu của chính ở bệnh tiêm vào vùng khớp tay bị thoái hóa. Máu này sẽ có lượng tiểu cầu nhiều hơn bình thường nên rất đặc biệt. Chúng có khả năng kéo phần khớp bị hư tổn nhanh chóng phục hồi trở lại. Không chỉ vậy các triệu chứng như đau nhức, khó vận động cũng giảm đáng kể.

Phẫu thuật

Nếu uống thuốc được áp dụng đầu tiên với tình trạng bệnh nhẹ thì phẫu thuật khớp chính là biện pháp cuối cùng để trị bệnh nặng. Phải mổ khớp tức là các biện pháp trên đã không hiệu quả với bệnh nhân thoái hóa khớp. Sở dĩ cách làm này được áp dụng sau cùng vì chúng dù trị bệnh triệt để nhưng lại có nhiều rủi ro. Đặc biệt sau khi phẫu thuật khớp thường bị yếu đi không còn như ban đầu.

Trường hợp thoái hóa khớp tay nặng sẽ phải phẫu thuật
Trường hợp thoái hóa khớp tay nặng sẽ phải phẫu thuật

Để tiến hành phẫu thuật trị thoái hóa khớp bệnh nhân nên chọn những bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn cao nhất.

Dân gian chữa thoái hóa khớp tay

Khi y học hiện đại chưa phát triển người ta vẫn thường dựa vào kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh. Ngày nay nhiều phương pháp này vẫn còn lưu truyền và được nhiều người áp dụng. Đa phần người ta sử dụng các dược liệu tự nhiên gần gũi, dễ tìm có thể là sắc thuốc uống hoặc đắp lên vùng khớp tay để giảm đau.

Bài thuốc dân gian từ lá lốt

Không chỉ dân gian mà từ lâu lá lốt đã là vị thuốc Đông y được dùng phổ biến. Ngoài trị thoái hóa khớp, nó còn giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi tay nhiều, phong thấp, mụn nhọt…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 15g lá lốt rồi rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
  • Phơi phần lá lốt này cho khô rồi thêm 2 chén nước vào nấu cùng.
  • Nấu ước chừng đến khi còn lại phân nửa lượng nước ba đầu là được.
  • Nước thuốc dùng uống hàng ngày để trị thoái hóa khớp cổ tay.
Lá lốt có tác dụng giảm đau, sưng xương khớp
Lá lốt có tác dụng giảm đau, sưng xương khớp

Rễ cây mắc cỡ

Hẳn nhiều người đã biến đến cây mắc cỡ hay còn được gọi là cây trinh nữ. Dù vậy ít người biết rằng loài cây này có rất nhiều công dụng chữa bệnh như giảm đau, thư giãn tinh thần, chống viêm… Chúng dùng để chữa viêm khớp, thấp khớp, thoái hóa khớp.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết là rễ mắc cỡ, rễ cỏ xước, củ sả.
  • Rửa sạch các nguyên liệu, cắt nhỏ rồi sao cho vàng.
  • Dùng sắc với nước uống hàng ngày để giảm đau nhức, tê cứng ở khớp tay.

Bài thuốc từ ngải cứu

Nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản nhưng ngải cứu lại có thể giảm triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp gây ra khá tốt. Ngoài ra, thảo dược này còn có thể chữa nhiều bệnh khác như điều hòa kinh nguyệt, cầm máu, trị mẩn ngứa, đau thần kinh tọa…

Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 300g ngải cứu tươi rửa sạch rồi giã nát vắt lấy nước.
  • Sau đó thêm khoảng 2 muỗng cà phê nguyên chất vào khuấy đều.
  • Mỗi ngày uống 2 lần vào các buổi trưa và chiều để cách điều trị thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay.

Đông y chữa bệnh

Đông y cũng có nhiều bài thuốc hiệu quả dùng chữa thoái hóa khớp ngón tay cái, bàn tay, cổ tay… Không chỉ tác động từ bên ngoài giảm đau mà các vị thuốc còn ngăn ngừa các nguyên nhân gây bệnh từ bên trong.

Bác sĩ Đông y bắt mạch cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Bác sĩ Đông y bắt mạch cho bệnh nhân thoái hóa khớp

Trị thoái hóa khớp bàn tay, khuỷu tay, cổ tay… theo Đông y thường thấy các bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Tơ hồng xanh, vương cốt đằng, niêm hổ thái, cẩn tích, thạch cao, ngưu tất bắc, đỗ trọng bắc, khương thanh, gối hạc, chi mẫu, dây đau xương.
  • Bài thuốc 2: Hủ trường, thạch cao, vương cốt đằng, quế chi, độc hoạt, mộc miên, hy thiêm, xuyên quy, cỏ xước, chi mẫu, hồi thảo, cẩu tích.
  • Bài thuốc 3: Hoàng cầm, long đởm, cam thảo, xích linh, đương quy, sắn dây, quế chi, phòng phong, gừng.

3 bài thuốc Đông y trị thoái hóa khớp tay trên chỉ mang tính chất tham khảo. Ngoài ra còn khá nhiều các cách chữa thoái hóa khớp khác. Tuy nhiên bệnh nhân không nên tùy tiện lấy tên thuốc mua về dùng mà chưa qua bắt mạch, thăm khám.

Cách phòng thoái hóa khớp tay

Hậu quả mà thoái hóa khớp gây ra cho người bệnh là vô cùng nghiêm trọng. Để tránh những đau đớn của tuổi già, tốt nhất ngay khi còn trẻ hãy chú ý chăm sóc xương khớp nói chung và vùng tay nói riêng.

  • Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, tốt cho xương khớp. Mỗi ngày nên thay đổi thực đơn để cơ thể được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin D và các chất khác tốt cho xương. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế uống rượu bia, nước ngọt cùng các món gây hại cho xương.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để xương chắc khỏe, linh hoạt đồng thời giúp máu huyết lưu thông được tốt hơn.
  • Nếu đặc thù công việc phải khiêng vác nặng hay mang dụng cụ bảo hộ tay, vai để tránh các chấn thương.
  • Vận động viên khi tập luyện cần chú ý cường độ và có hướng dẫn viên để đảm bảo khớp tay không phải hoạt động quá sức.

Trên đây là các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh thoái hóa khớp tay. Hy vọng độc giả sẽ chú ý hơn bảo vệ vùng xương khớp tay nói riêng và cả cơ thể nói chung.

5/5 - (1 bình chọn)

Xem thêm

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, cách chữa trị tốt nhất
Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, cách chữa trị tốt nhất
Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến, có đến ⅕ dân số thế giới mắc phải. Đáng chú ý, độ tuổi xuất hiện triệu chứng đang ngày càng có…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *