Ngứa Gót Chân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị Dứt iểm

Ngứa gót chân là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này gây khó chịu vô cùng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Không chỉ vậy, đây còn có thể là triệu chứng của một số vấn đề về sức khỏe. Vậy ngứa gót chân là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Chữa ngứa gót chân như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên.

Nguyên nhân ngứa gót chân là do đâu?

Gót chân là nơi có lớp da tương đối dày và ít khi bị kích ứng hơn các vùng da khác trên cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chúng ta bị ngứa gót chân do: 

Côn trùng cắn

Nếu bạn bị ngứa gót chân do côn trùng cắn/đốt thì sẽ chỉ gây ra phản ứng ngay tại chỗ, không lan sang các vùng khác. Ngoài cảm giác ngứa, vùng da bị đốt còn có thể sưng, mẩn đỏ, đau rát,… tùy vào từng loại côn trùng.

Dị ứng do tiếp xúc

Việc tiếp xúc với những loại hóa chất như bột giặt, nước lau sàn,… cũng có thể khiến bạn bị ngứa gót chân. Lý do là bởi đây đều là các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh, dễ gây bào mòn và kích ứng da.

Ngứa gót chân do da khô, nẻ

Gót chân khô và nứt nẻ là lý do thường gặp nhất khiến cho gót chân bị ngứa. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc phần gót này thường xuyên phải chịu áp lực lớn, phải đứng quá lâu, hoặc do chế độ ăn uống không cân đối khiến da mất độ ẩm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa gót chân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa gót chân

Bên cạnh những nguyên nhân cơ bản kể trên, tình trạng đau ngứa gót chân còn có thể xuất phát từ một số vấn đề về sức khỏe, đa phần là các bệnh da liễu. Trong trường hợp tình trạng ngứa không tự hết sau 2-3 ngày hoặc xuất hiện thêm những triệu chứng bất thường trên da, bạn cần đi khám ngay để có hướng khắc phục kịp thời.

Bị ngứa gót chân là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?

“Ngứa gót chân là bệnh gì” có lẽ là câu hỏi mà tất cả những ai gặp phải tình trạng này đều trăn trở. Cùng tìm hiểu về các bệnh lý có thể gây ngứa gót chân cùng các triệu chứng chuyên biệt của chúng:

Nấm da chân

Nấm da chân có thể gây ngứa gót chân hay thậm chí là cả bàn chân. Vùng da nhiễm nấm sẽ ngứa rát, nổi lên các mảng đỏ, có thể kèm vảy hay mụn nước li ti.

Nấm da là bệnh lây truyền từ người sang người hoặc từ vật sang người thông qua tiếp xúc. Bạn có thể bị ngứa ở một chân (ngứa gót chân phải/ ngứa gót chân trái), hoặc có khi là cả hai chân. Nấm có thể phát triển trên da và lan rộng sang các vùng xung quanh. Vậy nên cần khắc phục sớm và tránh tiếp xúc hay dùng chung đồ dùng với người khác khi đang bị bệnh.

Nhiễm nấm da sẽ gây nên tình trạng ngứa gót chân
Nhiễm nấm da sẽ gây nên tình trạng ngứa gót chân

Ghẻ gây ngứa gót chân

Bệnh ghẻ gây nên bởi con ghẻ – một loài ký sinh trên da, có tên khoa học là Sarcoptes scabiei. Loại ký sinh trùng này di chuyển trên bề mặt da, đào tổ ở lớp sừng của da và đẻ trứng trong đó. Ghẻ con sau khi nở ra lại tiếp tục di chuyển lên bề mặt da. 

Người bị nhiễm ghẻ sẽ cảm thấy ngứa da dữ dội, mức độ ngứa có thể tăng lên vào ban đêm. Ngoài ra, trên bề mặt da còn xuất hiện những tổn thương như: nổi mẩn đỏ, mụn nước, nốt sần đóng vảy và bong tróc.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ là do vệ sinh không sạch sẽ hoặc tiếp xúc với người bị ghẻ. Nếu không khắc phục sớm, bệnh còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như chàm hóa, nhiễm trùng,…

Bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một dạng viêm da với triệu chứng điển hình là ngứa cùng các nốt mụn nước sâu, thường xảy ra ở bàn chân hoặc bàn tay. Hiện chưa xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh tổ đỉa. Mặc dù vậy, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng bệnh lý này có liên quan đến các yếu tố như: di truyền, rối loạn thần kinh, rối loạn chức năng nội tạng.

Tuy không đến mức gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh lý này rất khó để điều trị triệt để, thường ở dạng mãn tính và hay tái phát. Vì vậy mà người bệnh thường bị ảnh hưởng về tinh thần, khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm.

Bệnh tổ đỉa ở chân cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa gót chân
Bệnh tổ đỉa ở chân cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa gót chân

Á sừng

Á sừng là bệnh lý khiến cho da bị khô, nứt nẻ và bong tróc. Đôi khi ở vùng da bị bệnh còn xuất hiện những nốt mẩn đỏ và mụn nước gây nên tình trạng ngứa ngáy. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến á sừng là: thay đổi nội tiết, nhiệt độ môi trường, thiếu chất dinh dưỡng, tiếp xúc với hóa chất nhiều, yếu tố di truyền.

Chúng ta rất dễ bị nhầm lẫn bệnh lý này với tình trạng nẻ gót chân thông thường. Nếu không tìm cách khắc phục, khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn sẽ khiến da nứt toác, chảy máu, gây đau ngứa gót chân vô cùng. 

Viêm da cơ địa

Ngứa ở gót chân do viêm da cơ địa sẽ đi kèm với tình trạng nổi mẩn đỏ, các nốt mụn nước li ti, có thể bị phù nề, chảy dịch. Viêm da cơ địa có thể khởi phát do yếu tố di truyền, do môi trường ô nhiễm, do dị ứng hoặc vệ sinh không sạch sẽ,…

Người bị viêm da cơ địa nếu không giữ gìn cẩn thận và điều trị kịp thời sẽ rất dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng da, gây lở loét và lây lan diện rộng.

Vấn đề về gan

Những người bị bệnh về gan thường gặp phải tình trạng ngứa râm ran ở bàn chân và bàn tay. Bạn có thể gặp phải cảm giác giống như bị ngứa bên trong gót chân.

Lý do là bởi gan là cơ quan thực hiện chức năng thanh lọc, đào thải chất độc trong cơ thể. Nếu cơ quan này gặp vấn đề khiến chức năng suy giảm, độc tố sẽ không được đào thải hết mà tích tụ dưới da gây ngứa da nói chung và bệnh ngứa gót chân nói riêng. 

Chức năng gan suy giảm khiến bạn bị ngứa gót chân
Chức năng gan suy giảm có thể khiến bạn bị ngứa gót chân

Về cơ bản, hiện tượng ngứa gót chân thông thường không phải là vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bị ngứa gót chân do một số bệnh lý gây nên thì cần phải khắc phục sớm.

Không ít trường hợp do chủ quan mà để tình trạng ngứa tiếp diễn triền miên và ngày càng dữ dội. Ngứa gót chân về đêm còn gây ra tình trạng mất ngủ, từ đó khiến sức khỏe giảm sút đáng kể. Không chỉ vậy, nhiều người còn có thói quen gãi, lâu dần gây tổn thương da, dễ dẫn đến tình trạng chảy máu, nhiễm trùng, hoặc khiến bệnh lan rộng.

Khi thấy ngứa gót chân dai dẳng, tốt nhất hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Tránh để bệnh kéo dài gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí là mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 

Cách trị ngứa gót chân nào hiệu quả?

Để chữa ngứa gót chân, bạn cần hiểu rõ vấn đề mình đang gặp phải gây ra tình trạng này là gì. Từ đó mới có cách khắc phục phù hợp và hiệu quả.

Trong trường hợp bị ngứa sau gót chân do một trong những bệnh lý kể trên, bạn cần được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ với các loại thuốc chuyên biệt. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng một số cách giúp làm giảm cơn ngứa tại nhà vô cùng đơn giản.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng ngứa gót chân?
Làm thế nào để khắc phục tình trạng ngứa gót chân?

Thuốc chữa ngứa gót chân do bệnh lý

Với những bệnh da liễu gây nên tình trạng ngứa gót chân, người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc để làm sạch, chống viêm, giảm ngứa như:

  • Thuốc bôi chứa corticoid
  • Thuốc bôi chứa salicylic acid
  • Thuốc chống nấm
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc kháng sinh dạng bôi
  • Thuốc điều hòa miễn dịch

Ngoài ra, từng tình trạng bệnh cụ thể sẽ có những loại thuốc đặc trị riêng để khắc phục những triệu chứng.

Sử dụng các loại thuốc bôi để giảm ngứa và chữa các bệnh da liễu
Sử dụng các loại thuốc bôi để giảm ngứa và chữa các bệnh da liễu

Bên cạnh các bệnh da liễu, những người gặp vấn đề về gan gây ngứa gót chân sẽ cần dùng thuốc bổ gan, mát gan, hỗ trợ thải độc và thanh lọc cơ thể. Nếu gặp phải bệnh lý nghiêm trọng hơn ở gan, người bệnh còn phải sử dụng các loại thuốc đặc trị để khắc phục.

Khi điều trị bằng thuốc Tây y, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ. Trong trường hợp thấy có dấu hiệu gì bất thường, cần ngưng dùng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và đổi thuốc.

Mẹo giúp giảm ngứa gót chân tại nhà

Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn giảm ngứa hiệu quả mà vô cùng đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các cách này tại nhà với những nguyên liệu thân thuộc và dễ kiếm.

  • Chườm đá hoặc khăn lạnh: Đây là giải pháp nhanh nhất giúp giảm ngứa trong trường hợp cấp bách. Nước lạnh sẽ giúp làm dịu cơn ngứa cùng tình trưng sưng, phù.
  • Ngâm nước lá ngải cứu, tía tô: Ngải cứu và lá tía tô đều có công dụng kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Cho lá tía tô hoặc ngải cứu vào nồi nước đun sôi, lấy nước này ngâm chân sẽ giúp làm sạch và phục hồi da, đồng thời giảm ngứa gót chân.
  • Đắp hoặc ngâm lá trầu không: Lá trầu không nổi tiếng với khả năng diệt khuẩn cao, được ví như là một loại kháng sinh tự nhiên. Bạn có thể giã lá trầu không với một chút muối rồi đắp lên vùng gót chân bị ngứa, hoặc đun nước lá trầu không để ngâm rửa chân.
Bạn có thể khắc phục tình trạng ngứa gót chân từ những nguyên liệu thiên nhiên vô cùng đơn giản
Bạn có thể khắc phục tình trạng ngứa gót chân từ những nguyên liệu thiên nhiên vô cùng đơn giản

Lời khuyên giúp bạn sớm hết ngứa gót chân và tránh tái phát

Dù bị ngứa gót chân do nguyên nhân nào, chúng ta đều cần chú ý những điều sau để tránh khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh:

  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại và các chất tẩy rửa.
  • Nên chọn những sản phẩm làm sạch và chăm sóc da từ thiên nhiên, dịu nhẹ, không gây kích ứng.
  • Tránh tiếp xúc bàn chân trực tiếp xuống sàn nếu không phải là nơi sạch sẽ.
  • Vệ sinh cơ thể mỗi ngày, nên rửa chân thường xuyên vì bàn chân rất dễ bị bẩn.
  • Sử dụng loại tất có chất liệu cotton hoặc len; đi giày thoáng khí và vừa vặn, không đi giày quá chật để tránh khiến da đổ mồ hôi cũng như bị cọ xát nhiều.
  • Vệ sinh quần áo, giày dép thường xuyên để hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại cho da
  • Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị các bệnh lý gây ngứa gót chân để đạt kết quả tốt nhất. Không nên tự ý đổi thuốc hay ngừng sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là khi dùng các loại thuốc Tây y.
Luôn chăm sóc và giữ gìn vệ sinh thật cẩn thận khi bị ngứa gót chân
Cần chăm sóc và giữ gìn vệ sinh thật cẩn thận khi bị ngứa gót chân

Bên cạnh những lưu ý trên, người bệnh cải thiện chế độ ăn uống và chăm sóc cơ thể, đặc biệt là vùng da gót chân. Khi sức khỏe chúng ta được cải thiện từ trong ra ngoài thì việc điều trị cũng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, đồng thời tạo nên cơ sở để phòng ngừa bệnh tái phát. Theo đó, các chuyên gia khuyên ban nên:

  • Ăn uống lành mạnh và khoa học: Hạn chế ăn đồ cay nóng và dầu mỡ. Bổ sung nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Những loại thực phẩm này không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe mà còn rất tốt cho da.
  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày ít nhất hãy nạp vào cơ thể 2 lít nước để giữ cho da luôn đủ độ ẩm, không bị bong tróc. Một làn da khỏe cũng có thể tránh bị vi khuẩn, vi nấm tấn công.
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Bạn có thể kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm cho phần gót chân để giúp vùng da ở đây mềm mại và khỏe mạnh hơn.

Bài viết trên đây đã giúp độc giả trả lời câu hỏi ngứa 2 gót chân là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và làm thế nào để điều trị hiệu quả. Với những thông tin trong bài, hy vọng bạn có thể sớm khắc phục tình trạng ngứa gót chân vô cùng khó chịu này.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Bình luận (1)

  1. Lâm Thị Liên says: Trả lời


    bên Gót chân bị ngứa cứng khó chịu và bị đỏ bầm nên dùng cách như thế nào

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *