Da nhiễm Corticoid là gì? Nguyên nhân chính & cách nhận biết

Da nhiễm Corticoid là hậu quả nặng nề mà nhiều người gặp phải khi sử dụng các loại kem trộn, mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm định gây ra. Nhiều người phải sống chung với tình trạng da bị tổn thương, mài mòn trầm trọng, nổi mụn đỏ chi chít khắp mặt chạy chữa nhiều nơi không khỏi. Vậy da nhiễm Corti là gì, có dấu hiệu gì, da bị nhiễm Corticoid phải làm sao?

Hiểu đúng về Corticoid

Trước tiên bạn cần biết rằng, thực chất Corticoid có tên đầy đủ trong y học là Glucocorticoid, đây là một loại thuốc kháng viêm có chứa Steroid rất phổ biến. Cơ chế hoạt động của nó tương tự như hormone Cortisol ở tuyến thượng thận, được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh viêm khớp, lupus, hen suyễn, gout, chống ngộ độc,…

Corticoid được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh da liễu
Corticoid được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh da liễu

Đặc biệt, Corticoid dạng kem thoa dùng nhiều trong các bệnh lý về da liễu như viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, mụn nhọt,…được dùng theo đơn thuốc và đúng liều lượng.

Vậy da nhiễm Corticoid là gì?

Da nhiễm Corticoid được hiểu là da đang nghiện Corticoid. Tình trạng này xảy ra do việc lạm dụng Corticoid trong thời gian dài liên tục, hay sử dụng với liều lượng quá lớn.

Da mặt bị nhiễm Corticoid là hiện tượng làn da đang bị tổn thương nghiêm trọng, bị mài mòn, xuất hiện các viêm nhiễm mãn tính do tích tụ Corticoid trong thời gian dài. Đây là hậu quả của việc dùng Corticoid bằng cách thoa trực tiếp lên da phản khoa học, không đúng cách.

Nhận biết dấu hiệu da nhiễm Corticoid theo cấp độ

Không chỉ riêng kem trộn, mỹ phẩm mà một số loại thuốc điều trị các bệnh da liễu hiện nay cũng có chứa thành phần này. Da bị nhiễm Corticoid rất dễ nhận biết bởi những triệu chứng rất rõ rệt, thể hiện rõ nhất ở làn da sau khi sử dụng.

Tuỳ thuộc vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng mà da nhiễm Corti được chia thành nhiều cấp độ khác nhau.

  • Da nhiễm Corti cấp độ 1: Da bị khô, bong tróc da, bề mặt da xuất hiện nốt sần nhẹ, ngứa râm ran ở da.
Hình ảnh soi da nhiễm Corticoid cấp độ 1 - da bị bong tróc
Hình ảnh soi da nhiễm Corticoid cấp độ 1 – da bị bong tróc
  • Da nhiễm Corti cấp độ 2: Xuất hiện triệu chứng viêm da cấp tính, nổi mụn nước như bỏng lan rộng. Các bọng nước bị vỡ sẽ khiến da bị tổn thương mưng mủ, sau khi khô sẽ khiến da bị thâm hoặc sần đỏ.
  • Da nhiễm Corti cấp độ 3: Tổn thương lan sâu vào mao mạch dưới da gây giãn mạch máu, da căng tức, phù nề do trữ nước lâu ngày, châm chích trên da.
  • Da nhiễm Corti cấp độ 4: Da tăng bài tiết nhờn, mụn nhỏ li ti, mụn sưng viêm, da đỏ rát với mật độ dày đặc trên mặt.
Hình ảnh da nhiễm Corticoid với các mụn có dịch mủ
Hình ảnh da nhiễm Corticoid với các mụn có dịch mủ
  • Da nhiễm Corti cấp độ 5: Đây là giai đoạn da nhiễm Corticoid mức độ nặng nhất, da luôn bị sưng đỏ, bỏng rát, da bong tróc và đóng vảy theo mảng, xuất hiện mụn nước có dịch mủ màu vàng. Thậm chí da bị nhiễm trùng, hoại tử nghiêm trọng.

Nguyên nhân da nhiễm độc Corticoid

Da bị nhiễm độc Corticoid là do lạm dụng Corticoid trên da với liều lượng lớn và trong thời gian quá dài. Vậy các sản phẩm nào có chứa Corticoid?

Corticoid là một loại thuốc kháng viêm phổ biến, được dùng trong da liễu. Do đó, có một số loại thuốc chữa các bệnh da liễu có thành phần Corticoid. Tuy nhiên, liều lượng Corticoid có trong thuốc được kiểm soát chặt chẽ và được kê theo đơn thuốc cụ thể.

Nhưng vẫn có rất nhiều người bị nhiễm độc Corticoid bởi tự ý mua và sử dụng thuốc, dùng thuốc không tuân theo chỉ định của bác sĩ, dùng sai cách, dùng quá liều,… về lâu dài sẽ dẫn đến nhiễm Corticoid.

Bên cạnh đó, hiện nay có vô vàn sản phẩm làm đẹp da dạng kem trộn, mỹ phẩm không có nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng có chứa thành phần Corticoid rất nguy hiểm.

Các sản phẩm này được quảng cáo trắng thần tốc, hết mụn, viêm sưng chỉ trong thời gian rất ngắn. Rất nhiều người phản ánh sau khi sử dụng, da trắng và sạch mụn rất nhanh, thậm chí có thể bật tone da rõ rệt, nhưng chỉ sau một thời gian da sẽ đen sạm đi hẳn, nổi mụn li ti, các triệu chứng trầm trọng hơn.

Tại sao trong kem trộn và mỹ phẩm lại có chứa Corticoid?

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có thành phần Corticoid xuất hiện trong kem trộn tự chế và nhiều loại mỹ phẩm?

Kem trộn không rõ nguồn gốc chứa lượng lớn Corticoid
Kem trộn không rõ nguồn gốc chứa lượng lớn Corticoid

Thứ nhất, Corticoid có tính kháng viêm rất mạnh nên dùng để chữa các loại mụn mủ, mụn viêm trên da mặt.

Thứ hai, Corticoid bào mòn da nhanh, giữ nước nên gây hiệu quả “ảo” là da bật tone rất nhanh, trắng hồng rõ rệt, bào mòn nám, sạm trên da.

Tuy nhiên, với mục đích thương mại, các nhà sản xuất khi sản xuất kem trộn tự chế hay mỹ phẩm sử dụng một lượng lớn Corticoid. Điều này sẽ đem lại tác dụng trắng da, hết sạch mụn, nám, tàn nhang rất nhanh chỉ sau vài ngày cho đến vài tuần sử dụng. Thậm chí, có nhiều loại kem trộn có chất tẩy và hàm lượng Corticoid liều mạnh đến nỗi, chỉ cần bôi kem lên da là da đã trắng lên ngay lập tức!

Hậu quả của nó là da nhiễm Corticoid trầm trọng.

Da mặt nhiễm Corticoid có nguy hiểm không?

Các chuyên gia nhận định, sử dụng Corticoid như chơi đùa với con dao hai lưỡi. Một mặt nếu biết cách có thể dùng để điều trị nhanh các bệnh da liễu, nhưng lại rất nguy hiểm khi sử dụng trong thời gian dài.

Từ những dấu hiệu da cũng phần nào nói lên được da bị nhiễm Corticoid thì sẽ nguy hiểm như thế nào.

  • Trong khi sử dụng: Corticoid bào mòn da, làm da mỏng và nhạy cảm. Đồng thời ảnh hưởng đến hệ thống mao mạch gây giãn mao mạch, da lộ rõ đường vân và tia máu.
  • Sau một thời gian sử dụng: Da yếu đi rõ rệt, xuất hiện các triệu chứng da bị bong tróc nhiều mảng, khô, nhờn. Khi gặp ánh nắng mặt trời hoặc các tác nhân từ môi trường sẽ làm da bị nóng rát, đỏ, châm chích ngứa.
  • Dùng Corticoid quá liều sẽ dẫn đến teo da, rạn da, nám da phát triển thành từng mảng lớn.
  • Nếu ngưng sử dụng sẽ làm da đen sạm trở lại, thô ráp, sần sùi, nhăn nheo, bị kích ứng nặng nề. Xuất hiện các nốt mụn nước trên da, có chứa dịch mủ màu vàng, khi vỡ gây nhiễm trùng nặng.
  • Nổi mụn li ti dày đặc trên mặt, mụn viêm sưng, da đóng vảy rất khó chữa.
  • Nhiễm trùng và hoại tử da.
  • Đặc biệt, Corticoid thoa lên da nhưng có thể thẩm thấu vào máu gây nên các biến chứng nguy hiểm như loãng xương, loét dạ dày, nhiễm trùng lao, tăng huyết áp, tạo huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu,…

Da bị nhiễm Corticoid phải làm sao?

Phục hồi da nhiễm Corticoid là cả quá trình, đòi hỏi bạn phải kiên trì điều trị từng bước một, không được nóng vội. Bạn có thể tham khảo cách xử lý da nhiễm Corticoid theo các phương pháp dưới đây.

Giai đoạn giãn cách sử dụng cai nghiện Corticoid

Cho dù da bị nhiễm Corticoid nhẹ hay nặng thì bạn cũng nên điều trị theo giai đoạn, đặc biệt không được bỏ ngang việc sử dụng Corticoid. Bởi việc ngưng sử dụng đột ngột sẽ khiến da phản ứng lại, gây nên những triệu chứng trầm trọng.

Đặc điểm chung của người có da bị nhiễm chất Corticoid chính là tình trạng “nghiện”. Tức là nếu dùng thì da mịn màng trắng sáng, ngưng dùng sẽ nổi mụn cháy nắng ngay lập tức.

  • Tìm hiểu và phát hiện các loại sản phẩm có chứa Corticoid.
  • Từ từ thay đổi tần suất sử dụng trong ngày, trong tuần. Ví dụ, thay đổi từ 2 lần/ngày thành 1 lần/ngày, sau đó sử dụng cách ngày.
  • Kiên trì giãn cách tần suất dùng cho đến khi dừng hẳn.

Việc ngưng sử dụng hay không còn phụ thuộc vào tình trạng da, thông thường giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 3 đến 4 tuần.

Thải độc da nhiễm Corticoid

Song song với quá trình cai nghiện, bạn nên kết hợp với thải độc Corticoid cho da từ bên trong. Có một số loại cây cỏ, thảo dược thiên nhiên có công dụng thải độc và thanh lọc cho da rất hiệu quả.

Sử dụng lá diếp cá để thải độc khi da nhiễm Corticoid
Sử dụng lá diếp cá để thải độc khi da nhiễm Corticoid

Dưới đây là một số loại thảo dược có công dụng thải độc cho da rất tốt như:

  • Lá diếp cá: Xay nhuyễn ép lấy nước uống, đắp mặt bằng lá diếp cá hoặc ăn sống trực tiếp.
  • Lá trà xanh: Hãm nước trà xanh uống mỗi ngày, rửa mặt bằng nước trà xanh hoặc xông hơi bằng nước đun từ lá trà.
  • Lá tía tô, kinh giới và ngải cứu: Đun nước xông hơi da mặt 2 – 3 lần/tuần.
  • Sả, gừng và muối: Dùng để xông hơi mặt hàng tuần.

Giữ gìn và vệ sinh da sạch sẽ

Khi mặt nhiễm Corticoid thì da sẽ rất mỏng và yếu, chính vì thế phải biết vệ sinh da mỗi ngày đúng cách.

Quan điểm da đang yếu thì nên hạn chế rửa mặt là hết sức sai lầm, da càng yếu càng phải được chăm sóc vệ sinh kỹ càng hơn nhưng phải khoa học.

  • Dùng nước muối sinh lý rửa mặt ngày 2 lần, dùng khăn mềm thấm khô nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước da mặt.
  • Không dùng sữa rửa mặt nhiều bọt, có chất tẩy rửa mạnh và có hạt, không dùng xà phòng, hạn chế dùng mỹ phẩm.
  • Tránh dùng tay chạm lên da mặt, không gãi ngứa, không cạy mụn và các nốt trên da.

Phục hồi và tái tạo lại làn da

Sau khi cai nghiện Corticoid và thải sạch độc tố thì da rất cần được phục hồi và tái tạo lại cấu trúc và chức năng.

Mặt nạ tinh bột nghệ rất tốt để phục hồi làn da bị nhiễm độc
Mặt nạ tinh bột nghệ rất tốt để phục hồi làn da bị nhiễm độc

Với làn da nhiễm Corticoid, bạn có thể sử dụng một số loại mặt nạ đắp mặt từ thiên nhiên để tái tạo da.

  • Tinh bột nghệ: 1 thìa cafe tinh bột nghệ + 2 thìa sữa chua không đường + 1 thìa cafe mật ong trộn đều và thoa lên da mặt trong 20 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Sữa chua không đường: Thoa sữa chua lên da, massage da mặt trong 20 phút rồi rửa lại bằng nước.
  • Bột trà xanh nguyên chất: 1 thìa cafe bột trà xanh + 2 thìa sữa chua không đường, trộn đều và đắp lên da mặt. Sau 20 phút dùng nước ấm để rửa lại.

Ngoài các loại mặt nạ trên, bạn cũng có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu từ thiên nhiên khác như cám gạo, đậu đỏ, yến mạch, mật ong,…

Xem thêm: Cách phục hồi và tái tạo da nhiễm Corticoid

Bảo vệ da đúng cách

Da bị nhiễm độc Corticoid rất mỏng, nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi nhiệt độ, ánh nắng mặt trời và các tác nhân trong môi trường. Do đó, bạn cần chú ý bảo vệ da đúng cách, tránh hoàn toàn các yếu tố có thể gây hại cho da.

  • Sử dụng kem chống nắng dịu nhẹ dành cho nhạy cảm hàng ngày kể cả khi đang ở trong nhà.
  • Che chắn da bằng khẩu trang, áo chống nắng, mũ nón.

Lưu ý, sau khi sử dụng kem chống nắng phải tẩy trang sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ.

Điều trị da nhiễm Corticoid nặng

Các phương pháp phía trên chỉ có tác dụng trong trường hợp da nhiễm Corticoid nhẹ, trong trường hợp da bị nhiễm nặng cần có phương hướng xử lý khác.

Khi da bị bong tróc nhiều, xuất hiện mụn nước, mụn viêm mọc chi chít trên da mặt thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để xử lý. Tuyệt đối không tự ý đến spa hay thẩm mỹ viện để nặn mụn hay dùng thuốc bừa bãi.

Gặp chuyên gia da liễu để soi da khi có dấu hiệu da nhiễm Corti nặng
Gặp chuyên gia da liễu để soi da khi có dấu hiệu da nhiễm Corti nặng

Trong trường hợp da có dấu hiệu bị nhiễm trùng, hoại tử, bạn đã dùng Corticoid trong thời gian quá dài (trên 1 năm) thì phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Các bác sĩ da liễu sẽ soi da nhiễm Corticoid từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Da nhiễm Corticoid có chữa được không, có tự khỏi không?

Khi bị nhiễm độc chất Corticoid, da đã suy yếu tổn thương, tình trạng nhiễm độc còn tùy thuộc vào thời gian và liều lượng sử dụng.

Song, cho dù như thế nào thì một lượng Corticoid đã thẩm thấu vào da, do đó tình trạng này không thể tự khỏi được mà không điều trị, thải độc da đúng cách.

Nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì hiện tượng này có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng cần kiên trì trong thời gian dài.

Với tình trạng nhẹ, bạn có thể sử dụng các biện pháp thải độc, chăm sóc da và ngưng sử dụng Corticoid, da có thể hồi phục sau khoảng 1 – 2 tháng.

Song nếu đã nhiễm Corticoid nặng thì cần phải xử lý các triệu chứng như mụn nước, mụn viêm, nám,… cấp ẩm cho da đồng thời hồi phục tái tạo lại da.

Đặc biệt, cũng không hiếm các trường hợp bị nhiễm Corti nhưng không điều trị sớm và đúng cách dẫn đến phải sống chung vĩnh viễn với mụn, nám, sạm,…trên da, da bị tàn phá nặng nề và ảnh hưởng đến sức khỏe các cơ quan khác trong cơ thể.

Da nhiễm Corticoid bao lâu thì khỏi?

Tuỳ thuộc vào tình trạng nhiễm độc cụ thể của mỗi người mà có thời gian điều trị khác nhau. Nhìn chung, da cần ít nhất từ 3 đến 4 tuần để thải độc tố, thanh lọc và mất khoảng 1 – 2 tháng để hồi phục hoàn toàn.

Da cần thời gian dài để thải độc và hồi phục sau khi bị nhiễm độc
Da cần thời gian dài để thải độc và hồi phục sau khi bị nhiễm độc

Bạn cũng cần lưu ý, điều trị da nhiễm độc không được nóng vội, tuyệt đối không quá hoảng sợ mà ngưng sử dụng Corticoid đột ngột và cần có thời gian để giãn cách tần suất sử dụng, sau đó mới ngưng hoàn toàn.

Bên cạnh đó, sau khi da đã được thanh lọc, thải độc, bạn vẫn cần phải áp dụng các phương pháp chăm sóc da đặc biệt dành cho da nhạy cảm, bảo vệ và giữ gìn da đúng cách.

Những điều cần nhớ khi bị nhiễm Corticoid

Điều trị da mặt bị nhiễm độc đòi hỏi phải kiên nhẫn trong thời gian khá dài, thậm chí nhiều người mất nhiều năm mới phục hồi hoàn toàn.

Do đó, để tăng hiệu quả cũng như giảm thời gian điều trị, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Vệ sinh da sạch sẽ và thường xuyên, có thể dùng nước muối loãng hoặc các sản phẩm không chứa hạt, ít tạo bọt, không chứa chất tẩy, dùng sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm, da bị tổn thương.
  • Không đưa tay bẩn lên mặt, không gãi ngứa, không bóc da, không nặn mụn.
  • Đảm bảo các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn trùm đầu, gối, chăn,… luôn luôn sạch sẽ.
  • Che chắn và bảo vệ da kỹ càng, dùng kem chống nắng thường xuyên.
  • Cấp ẩm cho da, cân bằng độ pH cho da, uống nhiều nước lọc.
  • Khi điều trị không nên trang điểm đậm và nhiều.
  • Bổ sung một số loại vitamin theo ý kiến của bác sĩ như vitamin C, B2, kẽm,…
  • Kiêng và hạn chế các món ăn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ đóng hộp, có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C, cá, sữa chua, uống nhiều nước ép hoa quả,…

Da nhiễm Corticoid là tình trạng nhiễm độc để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, không chỉ tàn phá da mà còn ảnh hưởng đến cả sức khoẻ, cần phải xử lý và điều trị kịp thời. Hãy cẩn thận trong chọn lựa mỹ phẩm, tuyệt đối không lạm dụng Corticoid để tránh tình trạng nguy hiểm này nhé.

4.8/5 - (10 bình chọn)
benh-cham-da-2
Bệnh chàm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị chuyên gia khuyên dùng
Là bệnh da liễu khá phổ biến, bệnh chàm da (eczema) tạo ra nỗi ám ảnh cho nhiều người. Không chỉ gây mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, căn bệnh…

Bình luận (1)

  1. hoàng says: Trả lời


    da mình bị đỏ cả ngày
    nổi cả mạch máu nhỏ
    tư vấn giúp mình với ak

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *