Phồng đĩa đệm là gì? Những ảnh hưởng xấu và cách khắc phục
Bảng tóm tắt
Phồng đĩa đệm là một dạng tổn thương tại cột sống thường xảy ra ở người lớn tuổi. Mặc dù không thường xuyên biểu hiện ra ngoài nhưng bệnh ảnh hưởng nhiều đến vận động và làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, những tác động tiêu cực, và cách chữa ngay sau đây.
Phồng đĩa đệm là gì?
Phồng đĩa đệm hay còn còn gọi là phình hoặc lồi đĩa đệm. Đây là bệnh lý ở cột sống, cụ thể nó xảy ra khi đĩa đệm cột sống bị tổn thương.
Giữa mỗi đốt sống trên cơ thể được nối với nhau bằng đĩa đệm. Trong đó có bao xơ bọc ngoài nhân nhầy giúp giảm ma sát, chống sốc và kết nối các đốt sống cùng di chuyển linh hoạt. Dưới tác dụng của lực khi con người làm việc, chúng bị đè nén, tổn thương hoặc bào mòn một cách tự nhiên. Một số đĩa đệm có khả năng bị phồng ra, làm ảnh hưởng đến ống sống. Đó chính là hiện tượng phồng đĩa đệm.
Đĩa đệm bị phồng thường nghiêng hẳn sang phải hoặc trái, từ đó gây đau hoặc ngứa ở một bên cơ thể. Bệnh thường biểu hiện ở cột sống thắt lưng, vùng ức và giữa các xương sườn hoặc các đốt sống cổ.
Do tính chất đau âm ỉ và ngứa ran ở vùng bị phồng đĩa đệm nên nhiều khi người bệnh không hiểu rõ nguyên nhân, thiếu cảnh giác. Chính vì vậy đã để lâu không chữa, dẫn đến bị thoát vị đĩa đệm. Hoặc đĩa đệm phòng chèn vào dây thần kinh và gây đau lưng mãn tính.
Nguyên nhân phồng đĩa đệm
Như đã nói ở trên, lực tác động là lý do chính khiến các đĩa đệm bị phình. Bên canh đó có rất nhiều vấn đề liên quan xoay quanh và tác động đến quá trình này. Cụ thể:
- Do tư thế: Tư thế làm việc hay đứng ngồi đều ảnh hưởng nhiều đến cột sống. Nếu bạn giữ cơ thể ở yên một chỗ quá lâu hoặc vận động sai cách đều làm đĩa đệm nhanh bị bào mòn, tổn thương.
- Tính chất nghề nghiệp: Một số người thường xuyên phải nâng đỡ vật nặng, uống hoặc xoắn cột sống sẽ có nguy cơ bị phồng đĩa đệm cao hơn người bình thường.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn tất nhiên sẽ gây phình đĩa đệm theo thời gian. Ngoài ra nó còn làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống và các khớp xương.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa các chất làm tăng nhanh sự thoái hóa của cơ thể. Theo đó hiện tượng lồi đĩa đệm cũng xảy ra nhanh hơn, kéo theo đó là tình trạng thoát vị.
- Ít vận động: Không chỉ vận động quá nhiều và mạnh mới gây phồng đĩa đệm. Khi bạn lười tập thể dục thể thao, đốt sống cổ, lưng và các khớp sẽ kém linh hoạt dần đi. Từ đó, chúng khó chống lại các tác động lực và dễ bị phồng đĩa đệm.
- Chấn thương: Nhiều trường hợp bị tai nạn gây chấn thương ở cột sống có thể gây phồng đĩa đệm. Bệnh càng tiến triển nghiêm trọng nếu không phát hiện sớm và điều trị khỏi hẳn.
Chính vì vậy, việc nhận biết sớm triệu chứng bệnh, khắc phục nguyên nhân sẽ giúp bạn hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cột sống.
Triệu chứng phồng đĩa đệm
Phồng lồi đĩa đệm biểu hiện khác nhau tùy vào mức độ và vị trí tổn thương. Bất cứ đĩa đệm ở vị trí nào trên cột sống cũng có khả năng bị phồng. Khi đó chúng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác như dây thần kinh, mô, xương ống phần ngực…
Người bệnh bị phồng đĩa đệm lưng trên thường cảm nhận được:
- Cảm giác đau đớn và khó chịu quanh vị trí lồi đĩa đệm.
- Đau ở cổ và vai, thắt lưng, ngực.
- Cảm giác đau thường kèm theo tê và nói ở cả cánh tay, bàn tay hoặc các ngón.
- Cơn đau lan tỏa ra ngực, biểu hiện khá giống với tình trạng đau thượng vị dạ dày hoặc mắc bệnh về tim phổi.
- Xuất hiện các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, bài tiết.
Với trường hợp phồng đĩa đệm ở lưng dưới, người bệnh dễ nhận thấy:
- Đau ở thắt lưng.
- Cơn đau kèm theo biểu hiện nhói và tê, yếu cơ chân hoặc các ngón.
- Vị trí đau lan tỏa ra hông, mông và cẳng chân.
- Có biểu hiện co thắt phần cơ bắp.
Đây là những dấu hiệu thường thấy nhất ở người bệnh phồng đĩa đệm. Ngoài ra, tùy vào từng tình trạng cụ thể mà triệu chứng có thể còn nhiều hơn.
Phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không và mức độ nguy hiểm
Tình trạng phồng đĩa đệm cổ hay lưng xảy ra khá phổ biến nhưng có thể tự khỏi ngay cả khi chưa chữa trị. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm, đa phần người bệnh đều phải áp dụng các biện pháp hỗ trợ phục hồi, giúp đĩa đệm lành lặn trở lại.
Thông thường, thời gian chữa lồi đĩa đệm kéo dài khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn. Trong khi đó, bệnh nhân dễ cảm nhận rõ cơn đau và khó chịu. Khi chức năng đĩa đệm được phục hồi, tổn thương đã cải thiện được thì cơn đau giảm nhanh và biến mất.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bị đau nghiêm trọng hoặc mãn tính. Lúc này việc chăm sóc sức khỏe cột sống rất quan trọng, nếu không làm tốt sẽ gây bệnh thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, phồng đĩa đệm cũng khiến các khớp bị cứng và mất hoặc giảm khả năng chuyển động.
Đánh giá phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?
Nhìn trung phồng đĩa đệm không quá nguy hiểm nếu được điều trị hoặc tự khỏi. Tuy nhiên cũng có một số hiếm trường hợp không may gặp rủi ro như:
- Gây đau cột sống, tăng nguy cơ thoái hóa các khớp và thoát vị đĩa đệm.
- Làm mất chức năng của đường ruột hoặc bàng quang, rối loạn bài tiết. Đây là biến chứng được xem là nghiêm trọng, cần được điều trị ngay bằng cách phẫu thuật.
- Có những bệnh nhân phồng đĩa đệm lâu ngày khiến cơ ở bắp chân và tay teo đi. Nó gây ra tình trạng mất sức, khó cử động.
- Tại các vị trí phồng đĩa đệm nhẹ, khi chạm vào người bệnh có thể mất cảm nhận. Chẳng hạn không biết đau khi tổn thương, không phân biệt được nóng lạnh…
- Có thể bị đau dây thần kinh tọa biểu hiện ra chân hoặc cánh tay.
Tốt nhất khi có biểu hiện của bệnh, đặc biệt là dấu hiệu của biến chứng do phòng đĩa đệm, bạn nên đi khám bác sĩ ngay và điều trị sớm.
Cách chữa phồng đĩa đệm
Tại hệ thống cách bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bằng nhiều xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, mức độ phồng đĩa đệm. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hoặc tư vấn cách khắc phục phình đĩa đệm tự khỏi.
Mẹo chữa phồng đĩa đệm
Phồng đĩa đệm có thể tự khỏi nếu bạn biết cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và làm giảm triệu chứng. Ở tại nhà, có thể tiến hành vật lý trị liệu hoặc dùng các mẹo dân gian khắc phục bệnh.
Vật lý trị liệu
Có thể dùng máy móc công nghệ cao hoặc tiến hành các bài tập tăng cường tác động lên cơ bắp quanh cột sống, bài kéo giãn, giáp áp lực cho cột sống. Hoặc bệnh nhân thử chườm nóng, lạnh để giảm đau do phồng đĩa đệm gây ra.
Mẹo dân gian
Nhiều người thường dùng một số thảo dược để giảm đau ở lưng do phồng đĩa đệm gây ra. Đó là các cách làm chung để khắc phục biểu hiện bệnh ở cột sống như:
- Dùng chuối hột: Chặt ngang thân chuối hột và khoét một lỗ ở trong. Đổ đường phèn vào và bịt thân lại bằng túi nilon. Sau 1 ngày thì chắt lấy nước để uống. Các tinh chất như saponin, coumarin, flavonoid, uronic trong cây này sẽ ức chế cơn đau do phồng đĩa đệm gây nên.
- Chữa bằng đu đủ xanh: Lấy 1 quả đu đủ xanh, cắt đầu rồi đổ rượu nếp vào và đậy lại, sau đó chưng cách thủy. Khi đu đủ chính thì đam dằm nhuyễn để đắp lên vùng đĩa đệm lồi.
- Trị bằng gạo lứt và đường đỏ: Lấy 500g gạo lứt rang giòn rồi xay thành bột. Mỗi lần dùng 2 thìa cà phê bột này pha với 200ml nước và đường đỏ vừa đủ. Uống trước bữa ăn 30 phút để Phytosterol trong gạo kịp tác dụng làm giảm viêm, đau và hỗ trợ lọc canxi máu, bảo vệ cột sống.
Đa phần các mẹo dân gian chỉ đem lại tác dụng giảm biểu hiện đau nhức và ngừa viêm cho người bệnh. Nếu biết cách điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống, tình trạng phòng đĩa đệm có thể tự giảm. Trường hợp cơn đau vẫn kéo dài và tăng mức độ, cần tiến hành chữa bằng thuốc.
Cách chữa lồi đĩa đệm theo Đông y
Lồi đĩa đệm trong Đông y có nhiều vị thuốc giúp hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Bạn có thể lựa chọn một số bài thuốc sau để tham khảo, sử dụng nhằm giảm đau.
Bài thuốc số 1
- Bài này lấy cỏ xước làm vị thuốc chính với hàm lượng 300g.
- Thêm vào đó là 20g các vị như ý dĩ, đỗ trọng.
- Kết hợp cùng 16g lá lốt.
- Đem tất cả đi rửa sạch rồi sắc trong ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa đến khi còn 2 bát.
- Chia ra uống ấm sau các bữa ăn chính của ngày và lặp lại quy trình trên trong nhiều ngày.
Bài thuốc số 2
Ở bài này, cần dùng đến các vị sau với liều lượng bằng nhau, khoảng 20g:
- Võng lạt đa.
- Lá lốt.
- Cỏ xước.
- Tầm gửi cây gạo.
- Rau dền gai.
- Cỏ ngươi.
- Đem tất cả đi sắc với nước để uống phần cô đặc nhiều lần trong ngày.
- Nên kết hợp với lá chìa vôi giã nát với muối và chườm quanh vị trí phồng đĩa đệm.
Tiến hành đều đặn liên tục nhiều ngày đến khi không còn dấu hiệu của tình trạng phồng đĩa đệm.
Nhất Nam cốt vương thang
Đây là bài thuốc bồi bổ cho gân cốt nên có thể hỗ trợ tốt cho quá trình bình phục đĩa đệm. Nhất Nam cốt vương thang được bào chế từ thảo dược tự nhiên dựa trên công thức trị bệnh của Thái Y viện triều Nguyễn.
Dược liệu sử dụng:
- Hầu vĩ tóc giúp phòng ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm và hỗ trợ tái sinh sụn khớp.
- Bồ công anh giúp giảm đau nhức, buốt và tê bì do phồng đĩa đệm gây ra.
- Hoa kim ngân, ngưu tất giúp giải độc, bồi bổ các tạng phủ, giảm ảnh hưởng xấu từ cột sống.
- Hồng hoa giữ nước cho cột sống, tăng khả năng bôi trơn cho phần đĩa đệm bị phồng.
- Độc hoạt, phòng phong làm dứt cơn đau ở cổ, thắt lưng và giảm tê bì.
Người bệnh nên dùng theo liều lượng và chỉ dẫn được kê sau khi đã khám tại nhà thuốc. Tránh bỏ liều giữa chừng hoặc tự ý kết hợp với các dược phẩm khi chưa hỏi ý kiến của chuyên gia.
Các cách chữa Tây y
Trong Tây y đang tiến hành chữa bệnh lồi đĩa đệm bằng 2 cách phổ biến là điều trị bảo tồn và phẫu thuật ngoại khoa.
Điều trị bảo tồn
Cách này được áp dụng cho người bệnh mới bị và mức độ biểu hiện nhẹ. Bác sĩ thường chỉ định cho dùng các thuốc cải thiện dấu hiệu bệnh ở đĩa đệm như:
- Thuốc giảm đau: Là những thuốc không kê đơn, loại chống viêm nhóm NSAID và những thuốc giảm đau khác dùng cho trường hợp có viêm nhẹ. Ngoài ra có thể còn dùng đến một vài loại kem bôi tại chỗ cùng công dụng hoặc giúp giảm cứng cơ.
- Thuốc giảm đau theo toa: Nếu thuốc giảm đau không kê đơn khó cho hiệu quả, người bệnh cần đổi sang thuốc kê theo toa có tác dụng mạnh hơn. Thuốc này được sử dụng tạm thời nhằm giảm đau và có thể gây nhiều tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh không được tự ý đổi liều, tránh để rủi ro khó khắc phục xảy ra.
- Thuốc giãn cơ: Một số trường hợp người bệnh phồng đĩa đệm bị co thắt ở cơ chân hay tay, vùng phình đĩa đệm cần được dùng dược phẩm này.
- Thuốc tiêm Corticosteroid: Loại thuốc này dùng cho người bệnh có biểu hiện phồng đĩa đệm kèm theo sưng viêm. Đó là nhóm thuốc kết hợp với chất gây tê, được tiêm trực tiếp vào vị trí cột sống có đĩa đệm bị lồi. Nó đem lại hiệu quả giảm đau và viêm tạm thời. Thuốc này nên do y bác sĩ trực tiếp tiêm cho người bệnh.
Ngoài ra khi điều trị nội khoa, người bệnh nên tiến hành vật lý trị liệu để hỗ trợ phục hồi chức năng cột sống, giảm ảnh hưởng do phồng đĩa đệm gây nên.
Phẫu thuật phồng đĩa đệm
Với những người bệnh bị đau quá mực hoặc điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả thì cần được phẫu thuật. Ngoài ra, phương pháp này cũng được chỉ định cho người bị phồng đĩa đệm bị mất kiểm soát ở bàng quang và đường ruột, hoặc bị chèn ép lên dây thần kinh.
Phẫu thuật trị phồng đĩa đệm có thể thực hiện nội soi hoặc mổ mở. Nên trao đổi thật kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành để lựa chọn phương án tốt nhất.
Phòng bệnh phồng đĩa đệm
Phồng đĩa đệm do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng đa phần đều có thể phòng ngừa được. Người bệnh nên:
- Ăn uống khoa học, cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho xương như canxi, vitamin nhóm D, B, E, bổ sung Omega 3 và chất xơ.
- Tránh dùng món tẩm ướp mặn, ngọt, cay, nóng hoặc đồ ăn chế biến sẵn, chiên nhiều dầu.
- Loại bỏ đồ uống có cồn gây kích ứng viêm ở xương khớp hay cột sống.
- Không mang vác nhiều vật nặng trên lưng, vai hoặc đứng ngồi sai tư thế.
- Duy trì vận động thường ngày ở mức vừa phải và đồng đều tại các khớp xương.
- Tập các bài vật lý trị liệu để bảo vệ xương cột sống và các đĩa đệm tại nhà.
- Đi khám bác sĩ ngay khi có biểu hiện nghi ngờ bị phồng đĩa đệm hoặc bệnh xương khớp.
Phồng đĩa đệm là một hiện tượng bệnh, cũng có thể xem là giai đoạn trước của thoát vị đĩa đệm. Nếu được nhận biết sớm và điều trị, khắc phục kịp thời, người bệnh có thể ngăn ngừa được những diễn tiến sau của bệnh. Chính vì vậy, chúng ta nên cảnh giác với các nguyên nhân, dấu hiệu cho biết đĩa đệm bị lồi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!