Các cách chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả nhất (Chi tiết)
Bảng tóm tắt
Thoát vị đĩa đệm là bệnh về xương khớp khá phổ biến, gây nhiều tác động xấu đến khả năng vận động và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được khắc phục sớm, bệnh có thể làm phát sinh một số biến chứng như teo cơ, đau thần kinh tọa hoặc thậm chí là bại liệt. Vậy đâu là cách chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay?
Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm
Sử dụng mẹo dân gian trong điều trị thoát vị đĩa đệm được đánh giá là phương pháp an toàn và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Nguồn gốc chính của bài thuốc đến từ các dược liệu tự nhiên, dễ kiếm giúp người dùng tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.
Đi kèm với đó, việc sử dụng các mẹo thuốc dân gian trong thời gian dài còn hỗ trợ người bệnh dần hình thành lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh.
Một số bài thuốc dân gian điều trị thoát vị đĩa đệm thường được sử dụng như sau.
Lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
Lá lốt có tính ấm, giúp tiêu viêm, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể từ đó giảm tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Bên cạnh đó, trong lá lốt còn chứa hoạt chất piperine và piperonyl đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị các bệnh về xương khớp.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản bằng lá lốt như sau:
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi và 1 chút muối biển.
Cách thực hiện:
- Lá lốt sau khi rửa sạch được ngâm với nước muối loãng nhằm loại bỏ hết vi khuẩn.
- Lá lốt được vớt ra, để ráo nước rồi cho vào chảo rang nóng cùng muối hạt đến khi lá héo thì tắt bếp.
- Đổ tất cả dược liệu vào một tấm vải sạch, mỏng.
- Đợi nguội bớt thì đem chườm lên vị trí đau nhức trong vòng 15 phút.
- Kiên trì sử dụng phương pháp này mỗi ngày trong vòng 2 – 3 tuần.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Ngải cứu có tính nóng, hơi cay, có tác dụng tán hàn thấp và lưu thông khí huyết. Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong tinh dầu ngải cứu có chứa rất nhiều thành phần có lợi như dehydro matricaria este, tetradecatrilin, flavonoid, choline… giúp chống viêm, giảm đau, điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Cách thức sử dụng ngải cứu trong chữa trị thoát vị đĩa đệm như sau:
Chuẩn bị: Một nắm ngải cứu tươi và 1 chút muối biển.
Cách thực hiện:
- Ngải cứu đem rửa sạch sau đó vớt ra, để ráo nước.
- Cho ngải cứu vào chảo rang nóng cùng 1 chút muối hạt đến khi lá ngải cứu khô lại là được.
- Đổ ngải cứu vào một chiếc khăn mỏng, đợi nguội bớt rồi chườm lên vị trí bị đau trong vòng 20 phút.
Chữa bệnh bằng cây cỏ xước
Achyranthes chứa trong cây cỏ xước có tác dụng làm giãn nở mạch máu từ đó thúc đẩy quá hoạt động tuần hoàn máu đi nuôi xương khớp tốt hơn. Ngoài ra, chiết xuất Saponin được tìm thấy trong dược liệu này còn sở hữu khả năng chống viêm, giảm đau rất tốt.
Cách sử dụng cây cỏ xước trong điều trị bệnh như sau:
Chuẩn bị: 30g rễ cỏ xước, 20g đỗ trọng, 20g lá lốt, 15g ngải cứu, 15g củ ráy, 15g tô mộc và 30g ý dĩ.
Cách thực hiện:
- Đem nguyên liệu đi rửa sạch sau đó đem sắc cùng 6 chén nước đến khi cạn còn ⅓ thì dừng lại.
- Nước thuốc được chia thành 2 phần bằng nhau và dùng luôn trong ngày.
Sử dụng cây chìa vôi trong chữa thoát vị đĩa đệm
Chìa vôi là dược liệu có tính mát, giúp kháng khuẩn, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc đồng thời hỗ trợ đả thông kinh mạch. Ngoài ra, trong cây chìa vôi còn tìm thấy các hợp chất axit hữu cơ có khả năng cải thiện chức năng xương khớp hiệu quả như glucid, caroten, vitamin C…
Cách sử dụng cây chìa vôi trong chữa bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm như sau:
Chuẩn bị: 200g cây chìa vôi, 1 ít muối trắng.
Cách thực hiện:
- Chìa vôi sau khi rửa sạch, loại bỏ bột phấn có thể gây kích ứng sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cho lá chìa vôi vào rang nóng cùng muối trắng rồi dùng vải mỏng bọc lại và đem chườm lên vị trí bị đau nhức.
- Nếu hỗn hợp nguội, người dùng có thể đem xao lại và tiếp tục chườm thêm vài lần để tăng hiệu quả.
Sử dụng lá cây mật gấu
Mật gấu có chứa nhiều tinh chất quý như excisanin A, β-sitosterol glucoside rabdoserrin A, ursolic acid… giúp chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp và ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Cách sử dụng cây mật gấu giúp đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm như sau:
Chuẩn bị: 1 nắm lá mật gấu cùng 1 lon bia.
Cách thực hiện:
- Lá mật gấu được đem rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt.
- Tiếp theo, phần nước cốt đem trộn cùng với 1 lon bia tạo thành hỗn hợp được sử dụng uống luôn trong 1 lần.
- Người bệnh thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều sau khi ăn xong nhằm đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.
Chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng đu đủ xanh
Đu đủ xanh sở hữu hàn tính có tác dụng tiêu viêm, trừ phong thấp từ đó hỗ trợ điều trị các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống gây đau lưng.
Cách thức sử dụng đu đủ xanh trong điều trị, khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm như sau:
Chuẩn bị: 1 quả đu đủ xanh bánh tẻ, 1 nhánh gừng tươi cùng 150ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Người dùng đem gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ sau đó xay nhuyễn hoặc giã nát và trộn đều với rượu trắng.
- Đu đủ được rửa sạch rồi dùng dao cắt bỏ phần đầu cách cuống khoảng 5cm.
- Tiếp theo, người dùng đổ hỗn hợp rượu gừng vào trong lòng quả đu đủ, đậy phần cuống lại sau đó đem nướng chín.
- Cuối cùng, người bệnh chỉ cần cạo bỏ phần vỏ cháy bên ngoài, nghiền nát đu đủ rồi đắp lên vị trí đau nhức trong khoảng 20 phút.
Sử dụng nước thân cây chuối hột
Nước thân cây chuối hột có khả năng khắc phục, đẩy lùi các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm nhờ sở hữu các hoạt chất quý báu như saponin, tannin, flavonoid, coumarin…
Cách thực hiện phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng nước cây chuối hột như sau:
Chuẩn bị: Thân cây chuối hột đường kính khoảng 20cm chưa ra hoa kết trái và một chút đường phèn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chặt ngang thân cây chuối hột, dùng dao khoét một lỗ nhỏ trên thân cây sau đó đổ đường vào và lấy nilon bọc lại.
- Để yên như vậy đến ngày hôm sau, người dùng tháo bọc nilon và lấy phần nước chuối ở vết khoét để uống.
Sử dụng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả
Theo y học dân gian, cây mần ri là dược liệu tính ấm, có tác dụng khắc phục tình trạng cứng cơ và tổn thương cột sống. Nhờ vậy, loại thảo dược này được sử dụng phổ biến trong việc điều trị, cải thiện các bệnh lý về xương khớp như đau mỏi vai gáy, thoái hóa cột sống, phong thấp, thoát vị đĩa đệm…
Hướng dẫn sử dụng cây mần ri để cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm như sau:
Chuẩn bị: 100g mần ri hoa trắng.
Cách thực hiện:
- Mần ri được rửa sạch sau đó đem phơi khô.
- Tiếp theo, người dùng cho cây mần ri đã phơi khô vào ấm sắc trong khoảng 20 phút, nước thuốc được chia thành 3 – 4 phần và uống luôn trong ngày.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây hầu vĩ tóc
Trong hầu vĩ tóc có chứa hơn 12 hoạt chất khác nhau có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất enzim Phosphatlaza kiềm từ đó tăng cường khả năng hấp thụ canxi, tái tạo sụn khớp. Đồng thời, Flavonoid có trong hầu vĩ tóc cũng có khả năng giảm đau, cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Cách sử dụng cây hầu vĩ trong điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:
Chuẩn bị: 30g cây hầu vĩ tóc.
Cách thực hiện:
- Hầu vĩ tóc đem rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc trong 20 phút.
- Nước thuốc sau khi sắc được chia thành 3 phần, uống sau khi ăn sáng, trưa và tối.
Phương pháp Tây y trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Điều trị Tây y có ưu điểm giảm đau nhanh chóng, chữa bệnh triệt để và rất tiện lợi trong việc sử dụng. Đa phần, người dùng sau khi thực hiện phương pháp chữa trị này đều cho các phản hồi tích cực.
Một số loại thuốc Tây thường có mặt trong phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm là:
- Thuốc giảm đau, ví dụ hydrocodone, acetaminophen…
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid, ví dụ ibuprofen, salicylates…
- Nhóm thuốc ức chế miễn dịch như prednison, cortisone…
- Các loại kem bôi, tinh dầu có khả năng giảm đau hiệu quả.
Mặc dù phát huy công dụng trong thời gian ngắn nhưng thuốc Tây trị thoát vị đĩa đệm cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: Hại dạ dày, gan, thận, chóng mặt, làm xuất hiện tình trạng nhờn thuốc…
Do vậy, người bệnh cần chú ý chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp nặng, dùng thuốc không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành thực hiện can thiệp ngoại khoa.
Lưu ý, vùng cột sống, gần các đĩa đệm có rất nhiều dây thần kinh vì vậy việc thực hiện phẫu thuật tại khu vực này dễ làm xuất hiện các biến chứng vì vậy đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao. Do vậy, để tránh các vấn đề không đáng có, người bệnh cần lựa chọn chữa trị tại các đơn vị y tế uy tín.
Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm
Ngoài việc thực hiện đúng các phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không mang vác nặng, làm việc quá sức hay ngồi sai tư thế, ngồi cố định một tư thế trong thời gian dài.
- Nên thực hiện các bài tập thể dục thể thao tốt cho xương khớp như đi bộ, yoga, bài tập dưỡng sinh, bài tập gập gối…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi khoa học.
Thoát vị đĩa đệm tuy không phải bệnh nan y nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống hoặc thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây bại liệt. Hy vọng những thông tin được nêu ở trên sẽ giúp bạn đọc có đầy đủ kiến thức về các cách chữa thoát vị đĩa đệm nhằm bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!