Ngứa rốn cảnh báo bệnh gì? Có gây nguy hiểm không? 

Ngứa rốn, ngứa lỗ rốn hay ngứa xung quanh rốn,… là những biểu hiện thường gặp ở mọi lứa tuổi từ người già tới trẻ em. Vậy, ngứa rốn cảnh báo bệnh gì? Có gây nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết này.

Ngứa rốn cảnh báo bệnh gì?
Ngứa rốn cảnh báo bệnh gì?

Nguyên nhân gây ngứa rốn thường gặp nhất

“Ngứa rốn là bệnh gì, nguyên nhân do đâu?” đây chắc chắn là thắc mắc chung của rất nhiều người khi thấy mình có biểu hiện này. Tuy nhiên, bạn không cần quá hoang mang vì bị ngứa rốn không phải là hiện tượng hiếm gặp. 

Dấu hiệu này thường thấy ở những người mắc các bệnh ngứa da hoặc do quá trình vệ sinh rốn chữa kỹ, làm cho vi khuẩn sinh sôi gây ra tình trạng ngứa lỗ rốn hoặc ngứa da xung quanh vùng rốn,…

Do vệ sinh không sạch sẽ

Cũng bởi rốn là vị trí ít được quan tâm nhất. Vì vậy, đây là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Sau quá trình tích tụ và sinh sôi, chúng bắt đầu lan ra và tấn công khắp vùng trong và ngoài rốn.

Theo một số nghiên cứu, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, rốn sẽ là nơi trú ngụ của hơn 60 loại vi khuẩn khác nhau. Đó thực sự là mối họa với sức khỏe của bạn.

Ngứa rốn do côn trùng đốt

Hiện tượng sưng đỏ và cảm giác ngứa ngáy ở vùng rốn có thể do các vết cắn của một số loại côn trùng như muỗi, kiến, rệp,… Tình trạng này không quá nghiêm trọng và thường tự hết sau vài ngày.

Tuy nhiên, nếu vết cắn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể nhờ sự can thiệp của bác sĩ. Hoặc sử dụng một số loại kem chống ngứa hoặc thuốc kháng sinh dạng uống như fexofenadin, loratadin,…

Ngứa rốn là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài việc vệ sinh không sạch sẽ, ngứa rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh sau:

Bệnh viêm da dị ứng

Mắc viêm da dị ứng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa quanh rốn. Khi da tiếp xúc với những yếu tố gây kích thích như lông chó, mèo, thức ăn bị dị ứng,… thì da bắt đầu nổi mẩn đỏ và ngứa. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tránh tiếp xúc với những yếu tố khiến da dễ bị kích ứng.

Viêm da dị ứng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa quanh rốn
Viêm da dị ứng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa quanh rốn

Mề đay mẩn ngứa gây ngứa rốn

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến rốn bị ngứa và sưng. Bệnh nổi mề đay thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, do da mỏng và yếu dễ kích ứng khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Nếu đang có những dấu hiệu sau, rất có thể bạn bị ngứa rốn do bệnh mề đay mẩn ngứa gây ra.

  • Rốn bị ngứa kèm theo các vết mẩn đỏ nổi rõ, vạch rõ ranh giới với da lành
  • Phát ban vùng má, lưng, ngực
  • Mắt, miệng phù nhẹ
  • Bị ngứa quanh rốn kèm biểu hiện nóng rát da,…

Lúc này khi đã chuẩn đoán bước đầu về bệnh, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.

Ngứa rốn do nấm da vùng rốn

Bị ngứa rốn là một biểu hiện của bệnh nấm da vùng rốn. Theo nghiên cứu, hiện nay tỉ lệ người mắc nấm da khá cao. Nguyên nhân được cho là thói quen vệ sinh sơ sài, qua loa, cộng thêm khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi mạnh.

Bệnh nấm da vùng rốn có thể gây ra những cơn ngứa dữ dội và kéo dài. Cảm giác ngứa sẽ trầm trọng hơn khi gãi hoặc chà xát vào vết ngứa. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra bội nhiễm, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu.

Đường ruột nhiễm giun gây ngứa rốn

Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, ăn nhiều đồ tanh, sống,… khiến đường ruột dễ bị nhiễm giun sán. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến rốn bị ngứa.

Đường ruột nhiễm giun gây ngứa rốn
Đường ruột nhiễm giun gây ngứa rốn

Tuy nhiên, các trường hợp này thường đi kèm với những biểu hiện táo bón, tiêu chảy hoặc đi ngoài ra giun,…

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn

Hiện tượng ngứa rốn do nhiễm trùng thường gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là rốn trẻ ướt và không được vệ sinh sạch sẽ. Tình trạng này sẽ khiến rốn bị ngứa và hôi. Vùng xung quanh rốn bị đỏ và ngứa, nặng hơn là chảy mủ thậm chí chảy máu.

Nhiễm trùng rốn là căn bệnh đặc biệt nghiêm trọng, vì có thể ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan, chú ý chăm sóc và giữ gìn sạch sẽ vùng rốn để phòng ngừa nguy cơ mắc căn bệnh này.

Ngứa rốn ở trẻ em do nhiễm trùng
Ngứa rốn ở trẻ em do nhiễm trùng

Ngứa rốn có phải mang thai không?

“Ngứa rốn có phải mang thai không?” là thắc mắc chung của rất nhiều bạn nữ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện tượng bà bầu cảm thấy ngứa là do da bị rạn nứt, bị ngứa rốn không thể khẳng định bạn có đang mang thai hay không.

Tình trạng bầu bị ngứa rốn và ngứa xung quanh rốn xảy ra khi thai nhi đã lớn và tăng kích thước làm cho vùng da bụng căng và rạn da. Đối với phụ nữ mới mang thai, tình trạng ngứa rốn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Vì vậy, bạn đọc cần lưu ý, ngứa rốn không phải là một dấu hiệu nhận biết bạn có mang thai hay không.

Bị ngứa ở rốn có nguy hiểm không?

Ngứa rốn hay ngứa vùng da xung quanh rốn thường không quá nguy hiểm. Bạn có thể dễ dàng trị dứt bệnh nhanh chóng chỉ nhờ một số mẹo đơn giản ngay tại nhà. Tuy vậy, trong một số trường hợp bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn thường gây ngứa nhiều, cha mẹ cần tránh để trẻ gãi, chà xát hoặc sử dụng thuốc vào vùng ngứa vì có thể gây tổn thương da. Trường hợp rốn bị ngứa và sưng hoặc rốn bị ngứa và hôi có thể do bội nhiễm, nhiễm trùng. Đây là tình trạng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ, vì vậy cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Viêm da cơ địa khi mang thai khiến bà bầu ngứa ngáy
Bà bầu cảm thấy ngứa là do da bị rạn nứt

Cách chữa ngứa rốn hiệu quả nhất

Tuy ngứa rốn không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng bạn vẫn cần ghi nhớ một số phương pháp để phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Chữa ngứa rốn tại nhà

Với nhiều người, bệnh ngứa ở rốn xảy ra do thói quen vệ sinh không đúng cách. Vì vậy để khắc phục bạn chỉ cần chú ý vệ sinh rốn sạch sẽ hơn, loại bỏ bụi, cặn ở vùng rốn:

Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

  • Khi tắm, sử dụng khăn ướt hoặc bông trang điểm thấm 1 ít nước sát khuẩn.
  • Sau đó, lau nhẹ vào lỗ rốn và vùng da xung quanh rốn.
  • Rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn sạch thấm khô.
  • Thực hiện ngày 1-2 lần.
Cách vệ sinh giảm ngứa rốn tại nhà
Cách vệ sinh giảm ngứa rốn tại nhà

Với người bị ngứa rốn do các bệnh da liễu

Trường hợp người lớn bị ngứa rốn do mắc các bệnh da liễu, biểu hiện bệnh nhẹ, có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau đây:

  • Sử dụng mật ong kết hợp lá húng quế: Đem lá húng quế nghiền nát rồi trộn đều với mật ong. Dùng hỗn hợp thoa lên vết ngứa giúp giảm ngứa nhanh chóng.
  • Chữa ngứa rốn bằng là trà xanh: Lấy 100g trà xanh rửa sạch, vò nát rồi đem nấu với 2 lít nước. Pha loãng nước trà cho nguội dùng tắm mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Cây kinh giới trị ngứa rốn: Cây kinh giới đem rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó, cho vào nồi đun sôi lâu để chắt lấy tinh chất. Chờ nước nguội để tắm hoặc dùng xông hơi trực tiếp.

Dùng thuốc Tây y

Với những bệnh nhân bị ngứa rốn do biểu hiện bệnh da liễu như viêm da dị ứng, mề đay mẩn ngứa,… có thể tham khảo một số loại thuốc bôi phổ biến như thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc bôi steroid,…

Các loại thuốc này giúp đánh tan cảm giác ngứa và khó chịu nhanh chóng. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách có thể mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn và dễ tái phát khi ngưng thuốc.

Đối với trường hợp ngứa rốn có biểu hiện sưng và hôi. Bệnh nhân cần nhanh chóng nhập viện ngay. Đặc biệt trẻ sơ sinh có thể trạng không tốt, đề kháng yếu, bệnh dễ tiến triển nhanh, gây nhiễm trùng và nguy hiểm tới tính mạng.

Thuốc Tây giúp đánh tan cảm giác ngứa và khó chịu nhanh chóng
Thuốc Tây giúp đánh tan cảm giác ngứa và khó chịu nhanh chóng

Sử dụng phương pháp Đông y chữa ngứa rốn an toàn, nhanh chóng

Từ xưa tới nay, thuốc Đông y vẫn được biết đến là phương pháp trị bệnh an toàn, hiệu quả và được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng.

Với ưu điểm sử dụng 100% thảo dược tự nhiên, bài thuốc không chỉ có công dụng chữa bệnh tận gốc mà còn giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và phòng chống sự xâm nhập của virus.

Nếu bạn đang bị ngứa rốn do mắc bệnh da liễu, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y sau đây:

Bài thuốc xông:

  • Chuẩn bị: Ngải cứu, hoa tiêu, phòng phong, hùng hoàng
  • Cách làm: Đem các vị thuốc đi sắc cùng 3 lít nước trong 15 phút. Sau đó thực hiện xông hơi để giảm cảm giác ngứa.

Bài thuốc ngâm, rửa:

  • Chuẩn bị: Khổ sâm, bạc hà, đương quy, xà sàng tử, băng phiến, bạch tiên trì, hoàng tinh, thấu cốt tử thảo, hoa tiêu, địa phu tử.
  • Cách làm: Đem các vị thuốc này đi sắc với 5 lít nước trong 20 phút. Để nguội rồi dùng ngâm, rửa vùng da quanh rốn.

Bài thuốc tắm hoặc ngâm mình:

  • Chuẩn bị: Kinh giới, cam thảo, địa du, phu tử, phèn phi, đại phi dương, xà sàng tử.
  • Cách làm: Các vị thuốc này đem đi sắc với 4 lít nước trong khoảng 20 phút. Sau đó, hòa thêm nước nguội cho ấm rồi đem tắm hoặc ngâm mình.

Biện pháp phòng ngừa ngứa rốn

Về cơ bản, các biện pháp phòng ngừa ngứa rốn hay ngứa xung quanh rốn cũng khá đơn giản.

  • Chú ý vệ sinh vùng rốn thật sạch, tránh để các loại bụi bẩn bám và tích tụ lâu ngày dễ hình thành vi khuẩn và nhiễm nấm. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, phụ huynh không tự ý vệ sinh nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Ngoài ra, thường xuyên tắm gội, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, viêm da,…
  • Ăn uống vệ sinh và thường xuyên tẩy giun để tránh trường hợp nhiễm giun đường tiêu hóa gây ngứa.
  • Uống đủ nước, rèn luyện thể thao, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin,… để tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa virus xâm nhập.
  • Giữ gìn môi trường sinh hoạt, làm việc luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Lựa chọn quần áo phù hợp, không quá bó sát, chất vải mềm, mát, thấm mồ hôi,… để vùng da rốn không bị bí bách lâu ngày gây viêm ngứa.

Nhìn chung, bệnh ngứa rốn xuất phát từ nhiều nguyên nhân và thường không gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Nhưng không vì thế mà chủ quan bởi nó cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý ngoài da khác. Vì vậy, khi thấy biểu hiện lạ, bệnh nhân cần chủ động hỏi ý kiến bác sĩ để có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *