Thoát vị đĩa đệm L5 S1: Nguyên nhân và các cách chữa bệnh hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 tại cột sống là một bệnh lý thường thấy ở độ tuổi trung niên. Cùng với các cơn đau khó chịu, tình trạng này còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh thoát vị đĩa L5 S1.

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì, nguy hiểm không?

Trong số các bệnh xương khớp thì thoát vị đĩa đệm khá phổ biến. Đặc biệt là tình trạng thoát vị đĩa đệm L5 S1. Theo các nghiên cứu, đốt sống sẽ được chia ra làm nhiều khu vực khác nhau như:

  • Đốt sống cổ.
  • Đốt sống lưng.
  • Đốt sống thắt lưng.
  • Đốt sống ở khu vực chậu.
  • Các đốt sống xương cụt.

Ký hiệu L5 S1 dùng để chỉ vị trí của các đốt sống tạo nên cột sống thuộc khu vực cuối của thắt lưng và đầu tiên của vùng chậu. Chính vì nằm ở vị trí này nên đĩa đệm L5 S1 thường phải chịu ảnh hưởng từ nhiều vận động theo thời gian rất dễ bị bệnh. Khi thoát vị, đĩa đệm có thể bị nứt phần bao xơ bên ngoài.

Vùng đĩa đệm giữa đốt sống L5 và S1 dễ bị bệnh thoát vị
Vùng đĩa đệm giữa đốt sống L5 và S1 dễ bị bệnh thoát vị

Giải đáp thoát vị đĩa đệm l5 s1 có nguy hiểm không?

Không ít người nghĩ rằng, thoát vị đĩa đệm L5 S1 sẽ chỉ tạo ra những cơn đau nhức chứ không nguy hiểm. Trên thực tế, về lâu dài bệnh này còn có thể gây ra các biến chứng khác nhau như:

  • Bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh, điều này khiến cho một vùng nào đó trên cơ thể bị mất cảm giác nóng lạnh.
  • Tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng gây rối loạn vận động, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến bại liệt.
  • Khiến bệnh nhân bị bí tiểu hoặc rơi vào trạng thái tiểu mất kiểm soát.

Không chỉ sức khỏe mà đời sống và công việc của người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 cũng có nhiều cản trở. Chính vì vậy bệnh nhân không nên xem thường mà phải kịp thời điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sẽ giúp ích rất nhiều để phòng bệnh. Theo bác sĩ, có thể kể đến một vài nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm L5 S1 như:

  • Tuổi tác cao: Tuổi tác ngày càng cao kéo theo nhiều chức năng trên cơ thể không còn được đảm bảo. Đặc biệt lúc này xương khớp sẽ bắt đầu suy yếu dễ dẫn đến các bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… Theo đó, phần đĩa đệm lúc này dễ bị khô mất nước ảnh hưởng trực tiếp đến đốt sống.
  • Do các vận động hàng ngày: Đốt sống L5 S1 liên quan đến hầu hết các vận động. Chính vì vậy nếu đi đứng, làm việc không đúng tư thế dễ dẫn đến áp lực gây nên đốt sống tăng lên. Nhẹ thì đau nhức, nặng có thể dẫn đến các chấn thương. Để tình trạng kéo dài không kịp thời điều chỉnh rất dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Áp lực từ cân nặng: Theo các chuyên gia, người béo phì rất dễ mắc các bệnh xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm L5 S1.
  • Ảnh hưởng từ bệnh xương khớp: Người có tiền sử mắc bệnh về xương khớp như loãng xương, gãy xương, viêm khớp xương… cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm L5 S1.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm l5 s1

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể nhận biết thông qua các triệu chứng sau:

  • Đầu tiên bệnh nhân sẽ thấy có những cơn đau nhẹ xuất hiện ở vùng dưới thắt lưng. Về sau các cơn đau sẽ nặng và nhiều hơn, đặc biệt khi vận động lại càng đau tăng thêm.
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 dẫn đến đau nhức lưng
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 dẫn đến đau nhức lưng
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l5 s1 có thể dẫn đến các cơn đau lan rộng sang các cơ quan khác như chân, cổ, vai…
  • Tê bì vùng thắt lưng cũng là một trong các triệu chứng của bệnh. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ thấy đôi khi lưng bị đơ cứng phải xoa bóp một thời gian thì mới hoàn toàn bình thường.
  • Việc đi đứng hay các vận động bình thường như khom người cũng trở nên khó khăn hơn.

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Bệnh nhân khi đến bệnh viện sẽ được tiến hành các biện pháp để chẩn đoán được chính xác hơn. Việc chẩn đoán là rất cần thiết vì có thể phân biệt được thoát vị đĩa đệm với các bệnh xương khớp khác.

  • Chụp X quang: Một trong những biện pháp chẩn đoán phổ biến hiện nay. Phim chụp X quang có thể giúp bác sĩ quan sát được tình trạng ở các đốt xương.
  • Chụp MRI: Biện pháp chẩn đoán này thường được áp để các định bệnh tình ở nội tạng. Tuy nhiên một vài trường hợp bác sĩ cũng chỉ định cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
Chụp MRI với kỹ thuật hiện đại để chẩn đoán bệnh
Chụp MRI với kỹ thuật hiện đại để chẩn đoán bệnh
  • Chụp CT: Có tên gọi đầy đủ là chụp cắt lớp vi tính. Độ chính xác cao do chụp được cả hình ảnh 3 chiều của xương khớp.

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 có điều trị được không, áp dụng biện pháp gì hẳn là nỗi lo của nhiều bệnh nhân. Để chữa bệnh, Tây y và Đông y có nhiều biện pháp khác nhau nhưng chủ yếu đều tập trung vào việc giảm đau cho bệnh nhân. Ngoài ra còn có các cách mà bệnh nhân có thể làm tại nhà để quá trình chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 được tốt hơn.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 theo Tây y

Khi bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 nhiều bệnh nhân sẽ chọn cách đến bệnh viện để thăm khám. Tây y với sự phát triển của khoa học hiện đại mang đến hiệu quả chữa bệnh khá tốt.

Thuốc uống trị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Phổ biến nhất trong điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thuốc. Thường bác sĩ sẽ kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau với liều lượng nhất định giúp bệnh nhân giảm đau nhức và kích thích phục hồi xương khớp. Một vài loại thuốc thường thấy trong đơn thuốc thoát vị đĩa đệm L5 S1 như:

  • Paracetamol.
  • Aspirin.
  •  Naproxen.
  • Diclofenac.
  • Gabapentin.
  • Pregabalin
  • Tolperisone.
  • Neurontin.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên tùy tiện mua các thuốc trên về uống. Đa phần các tên thuốc trên đều là thuốc kê đơn nên chỉ dùng theo đơn từ bác sĩ.

Bệnh nhân dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để trị thoát vị đĩa đệm L5 S1
Bệnh nhân dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để trị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Tiêm ngoài màng cứng

Tiêm ngoài màng cứng sẽ được chỉ định nếu việc uống thuốc lúc này không mang lại hiệu quả cho bệnh nhân. Đây là kỹ thuật đưa thuốc trực tiếp vào khu vực khoang ngoài cả màng cứng để giảm đau nhức. Biện pháp này đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả lại khá tốt. Thưởng quy trình tiêm ngoài màng cứng sẽ được thực hiện như sau:

  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn các dụng cụ và vùng da cần tiêm.
  • Bác sĩ dùng tay để xác định vị trí liền đốt giữa 2 đốt sống L5 và S1.
  • Tiếp theo đó, chọc kim vào đúng vị trí ngoài màng cứng rồi bắt đầu tiêm thuốc vào.

Phẫu thuật

Điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 không nhiều trường hợp phải áp dụng biện pháp phẫu thuật. Biện pháp này một mặt khá tốt chi phí, mặt khác rất dễ để lại các di chứng về sau. Tuy nhiên nếu bệnh nhân nằm trong các đối tượng thì thường sẽ phải mổ:

  • Sau khi uống nhiều loại thuốc và kết hợp cả tiêm màng cứng nhưng không mang đến hiệu quả.
  • Bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu hơn dẫn đến chèn ép các dây thần kinh.
  • Tình trạng đau nhức nặng mà các loại thuốc giảm đau không mang lại hiệu quả.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm áp dụng cho trường hợp bệnh nặng
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm áp dụng cho trường hợp bệnh nặng

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm l5 s1 bệnh nhân cần có thời gian để phục hồi. Bên cạnh đó các hoạt động hàng ngày cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Điều trị bệnh bằng Đông y

Ngoài Tây Y bệnh nhân cũng có thể đến các cơ sở khám chữa bệnh Đông y để thăm khám. Trên thực tế việc chữa thoát vị đĩa đệm, đau nhức vùng lưng theo Đông y cũng rất hiệu quả. Người ta sử dụng các loại thảo dược tự nhiên kết hợp với nhau để tạo ra bài thuốc phù hợp với tình hình bệnh nhân. Ngoài ra người bệnh còn có thể được áp dụng biện pháp châm cứu, xoa bóp… để hỗ trợ thêm.

Thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1

Khác với thuốc Tây, thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 cần có thời gian để phát huy hiệu quả. Tuy nhiên ưu điểm của các bài thuốc này là dễ tìm, chi phí lại thấp. Một vài loại dược liệu thường được áp dụng bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L5 S1 như:

  • Cỏ xước.
  • Rễ cây mắc cỡ.
  • Độc hoạt.
  • Thổ phục linh.
  • Dây đau xương.
  • Đương quy.
  • Quế chi.
  • Lá lốt.
Đông y phối hợp nhiều dược liệu khác nhau để giảm đau nhức
Đông y phối hợp nhiều dược liệu khác nhau để giảm đau nhức

Sau khi bắt mạch và kiểm tra, các thuốc sẽ kê đơn phù hợp với từng bệnh nhân. Khi áp dụng cần phải chú ý liều lượng cho đúng để đảm bảo được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Châm cứu trị bệnh

Châm cứu, biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm theo Y học Cổ truyền mà không cần dùng thuốc. Các chuyên gia sẽ dùng kim châm cứu tác động lên các huyệt nhất định từ đó giúp cân bằng khí huyết, đưa chất dinh dưỡng đến các cơ quan tốt hơn. Áp dụng châm cứu cho người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 có các công dụng như:

  • Kích thích các cơ quan tiết ra hormone giúp giảm nhanh các cơn đau ở cột sống.
  • Cải thiện một số triệu chứng khác của bệnh thoát vị đĩa đệm như cứng khớp, khó khăn trong vận động, tê thấp phong thấp…
  • Ngoài ra châm cứu còn thúc đẩy máu huyết lưu thông đến não bộ nhiều hơn từ đó giúp tinh thần bệnh nhân thoải mái, giảm stress.

Hiện nay có nhiều nơi cung cấp dịch vụ châm cứu chữa bệnh. Tuy nhiên không ít địa chỉ không đảm bảo chất lượng điều trị bệnh. Chính vì vậy bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần chọn các cơ sở Đông y lớn, nổi tiếng để tránh tiền mất tật mang.

Xoa bóp

Theo các ghi chép, xoa bóp trị bệnh đã được áp dụng cách này hơn 3000 năm. Hiệu quả của xoa bóp cũng đã được y học hiện đại chứng minh. Việc dùng xoa bóp với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mang đến nhiều công dụng như:

  • Tăng khả năng hoạt động của cơ khớp, giúp phục hồi chức năng cơ nhanh chóng.
  • Tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng đến xương khớp, đặc biệt là tại các vùng bị thoát vị đĩa đệm.
  • Hỗ trợ thúc đẩy tiết dịch khớp làm khớp hoạt động tốt hơn, giảm áp lực.

Các biện pháp dân gian tại nhà

Để tăng hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1, bệnh nhân còn thể tìm hiểu và áp dụng thêm các biện pháp lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên cần lưu ý xem xét chọn các cách được khoa học chứng minh để tránh dùng sai gây hại sức khỏe.

Một vài biện pháp dân tại đơn giản tại nhà để điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 như:

  • Chườm ngải cứu: Tiến hành bằng cách dùng lá ngải cứu tươi sao vàng cùng với muối hạt. Sau đó lấy vải hoặc khăn bọc lại rồi chườm lên vùng đốt sống bị đau nhức.
  • Trị bằng lá đu đủ: Lá đu đủ rửa sạch sau đó cho thêm muối hạt rang lên thật nóng. Dùng túi vải hoặc khăn lông cho hỗn hợp trên vào rồi chườm lên da.
  • Dùng rễ đinh lăng: Dược liệu này có thể dùng ngâm rượu thuốc hoặc hãm rễ khô uống như nước trà đều tốt.
  • Chìa vôi: Loại cỏ mọc nhiều ở vùng quê Việt Nam là dược liệu trị được nhiều bệnh. Bạn có thể sắc nước thuốc từ chìa vôi, cỏ xước với dền gai uống để chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1.
Cây chìa vôi, bài thuốc dân gian được nhiều người dùng chữa bệnh
Cây chìa vôi, bài thuốc dân gian được nhiều người dùng chữa bệnh

Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Nếu không muốn bị thoát vị đĩa đệm phải chịu những cơn đau giằng xé thì tốt nhất ngay bây giờ hãy thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

  • Đi đứng và các vận động phải đảm bảo đúng tư thế, hạn chế tối đã việc gây áp lực lên cột sống.
  • Nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi cũng phải chọn ghế chiều cao phù hợp, ngồi thẳng lưng. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế việc ngồi quá lâu. Tốt nhất sau khoảng 1 tiếng ngồi làm việc hãy dành 5 đến 10 phút đi lại để máu huyết lưu thông.
  • Không nên khuân vác các đồ dùng nặng nề vượt quá sức chịu đựng của xương khớp. Người làm công việc chân tay nặng nhọc cần trang bị đồ bảo hộ đầy đủ để hạn chế các chấn thương.
  • Không qua loa trong việc ăn uống. Hãy lên kế hoạch ăn uống sao cho đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho xương.
  • Đều đặn tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, áp dụng bài tập thoát vị đĩa đệm l5 s1 vừa nâng cao sức khỏe lại tốt cho xương khớp.
  • Ngoài ra, mỗi người nên hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ quá mặn thay vào đó chế biến theo kiểu thanh đạm. Các loại thức uống có cồn như rượu bia cũng không được uống quá nhiều rất dễ gây loãng xương.

Từ những cơn đau thắt lưng bình thường thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể dẫn đến bại liệt, mất khả năng vận động. Chính vì vậy mỗi người không nên xem thường những bất thường trên cơ thể dù là nhỏ nhất. Tốt nhất ngay khi bị đau hãy đến bệnh viện thăm khám để được kiểm tra. Ngoài ra trong suốt quá trình chữa trị, bệnh nhân nên giữ tâm lý thoải mái sẽ có lợi hơn rất nhiều.

5/5 - (1 bình chọn)
Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đúng cách sẽ giúp nhanh hồi phục hơn
3+ cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hiệu quả, nhanh hồi phục
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, có thể dẫn đến bại liệt nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách. Để giúp bệnh nhanh…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *