3+ cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hiệu quả, nhanh hồi phục
Bảng tóm tắt
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, có thể dẫn đến bại liệt nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách. Để giúp bệnh nhanh hồi phục, chế độ chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể ra sao, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Vì sao cần chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đúng cách?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý do nhân nhầy đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí thông thường, chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Tình trạng này gây đứt, rách vòng sợi dẫn đến đau nhức dữ dội ở các bộ phận cổ hoặc thắt lưng. Khi có người thân mắc chứng bệnh này, người nhà cần biết cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đúng cách, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Nếu bệnh nhân không được chăm sóc, tình trạng sẽ ngày một nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Vận động, sinh hoạt khó khăn.
- Teo cơ chân, tay.
- Rối loạn thần kinh thực vật.
- Rối loạn đại tiện, tiểu tiện, đi vệ sinh không tự chủ.
- Ung thư xương.
- Bại liệt, tàn phế suốt đời.
Hơn nữa, do vận động khó khăn nên người bệnh khó có thể tự chăm sóc bản thân. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ của người nhà trong việc chăm sóc, xây dựng chế độ dinh dưỡng, thực hiện vật lý trị liệu. Nếu người bệnh phẫu thuật đĩa đệm thì vai trò của người thân trong chăm sóc hậu phẫu càng quan trọng hơn.
Phương pháp chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đúng cách
Việc chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần được thực hiện đúng cách, theo chỉ dẫn. Nếu không, không những quá trình hồi phục của bệnh nhân bị ảnh hưởng mà còn có thể trầm trọng hơn. Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đối với bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, chế độ dinh dưỡng rất cần được chú trọng. Người nhà cần cho họ ăn các thực phẩm bồi bổ xương khớp, tăng sức đề kháng. Qua đó, giúp người bệnh nhanh chóng hồi sức, tăng cường sức khỏe của xương khớp.
Một số chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên bổ sung như sau:
- Canxi
Đây là thành phần vô cùng quan trọng để có một hệ xương khớp khỏe mạnh. Canxi có công dụng tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của xương khớp, ngăn ngừa loãng xương,… Canxi có nhiều trong sữa, tôm, cua, cá,…
- Vitamin D
Đây là loại vitamin không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Loại vitamin này tham gia vào quá trình tổng hợp, hấp thụ canxi của cơ thể. Vitamin D như một loại cầu dẫn giúp canxi phát huy tác dụng tốt hơn. Vì vậy, người bệnh rất cần được bổ sung vitamin D thông qua các thực phẩm như trứng, ngũ cốc, tôm, hàu, cá hồi, nấm,…
- Protein
Thành phần hữu hiệu trong việc tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, chữa lành các tổn thương. Khi cơ thể được cung cấp đủ protein, khả năng hồi phục của bệnh nhân cũng tốt hơn. Vì vậy, hãy cho người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt bò, yến mạch, súp lơ xanh, trứng, các loại hạt,…
- Omega 3
Khi người bệnh dùng các thực phẩm giàu omega 3, chất này sẽ biến đổi thành prostaglandin – chất tham gia vào chuỗi phản ứng kháng viêm, làm lành tổn thương. Do đó, trong chế độ chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, hãy bổ sung các thực phẩm chứa Axit béo Omega-3 bao gồm: Cá ngừ, cá hồi, đậu nành,…
- Chất xơ
là dưỡng chất cần thiết giúp duy trì độ ẩm ở sụn khớp, giúp xương khớp cử động linh hoạt hơn. Đồng thời, chất xơ cũng giúp đào thải chất béo có hại ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa thừa cân, béo phì, làm giảm sức ép của cơ thể lên hệ thống xương khớp. Người bệnh cần được bổ sung chất xơ qua các loại rau, củ, quả,…
Một số loại vitamin khác như vitamin E, K, A cũng góp phần không nhỏ cho một hệ xương khớp khỏe mạnh nhờ tác dụng chống lão hóa, bảo vệ sụn, khớp. Vì vậy, người nhà cũng cần cho bệnh nhân ăn nhiều cà rốt, nấm hương, súp lơ,…
Trong khi chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất kể trên, người nhà cũng nên tránh cho bệnh nhân sử dụng các loại thức ăn có ảnh hưởng xấu sau:
- Thực phẩm giàu chất béo: Như là thịt mỡ, đồ chiên, rán, sữa đặc,… Bởi khi hấp thụ các thực phẩm này, cơ thể cần huy động canxi để trung hòa acid và tiêu hóa chất béo, dẫn đến thiếu hụt canxi, gây ảnh hưởng xấu tới xương khớp.
- Thực phẩm giàu chất đạm: Tương tự như chất béo, ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm cũng khiến cơ thể hao hụt canxi đáng kể. Vì vậy, người bệnh nên kiêng ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt cừu,…
- Thực phẩm giàu fructose và purin: 2 chất này nằm trong những tác nhân chính dẫn đến bệnh viêm khớp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa quá trình hồi phục của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, người nhà cần loại bỏ các thực phẩm như nội tạng động vật, cà muối, dưa muối,…
- Thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá cũng cần được loại bỏ trong chế độ chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Bởi chúng tạo nên một lối sống không lành mạnh, làm chậm quá trình điều trị bệnh.
Hỗ trợ thực hiện vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Với một số người mắc thoát vị đĩa đệm dạng nhẹ, để chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hiệu quả, đẩy nhanh quá trình hồi phục, bạn có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Người nhà có thể tham khảo, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các biện pháp sau:
- Phương pháp kéo giãn cột sống
Bạn có thể mua máy kéo giãn tự động để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cho bệnh nhân tại nhà. Máy giúp cân bằng hoạt động của hệ thống dây chằng, từ đó hồi phục chức năng xương khớp, giải quyết các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên, giúp người bệnh thoải mái, xương khớp linh hoạt, dễ vận động hơn.
- Phương pháp nhiệt trị liệu
Phương pháp này sử dụng nhiệt độ cao để kích thích hệ thống tuần hoàn máu, tăng sinh chất nhờn ở sụn khớp, dây chằng, giúp phục hồi tổn thương và cử động dễ dàng hơn. Người nhà có thể sử dụng túi chườm nóng, đắp paraffin 45 độ hoặc đèn chiếu hồng ngoại khoảng 30 phút mỗi ngày để phương pháp phát huy tác dụng.
- Phương pháp Chiropractic
Để chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, người nhà có thể áp dụng phương pháp này. Bạn sẽ dùng tay để điều chỉnh cột sống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, giúp nắn chỉnh những sai lệch nhẹ ở vùng xương sống, giải phóng các dây thần kinh nhỏ vốn đang bị chèn ép. Nhờ vậy giúp giảm đau và lưu thông tuần hoàn máu.
- Xoa bóp, massage
Các kỹ thuật massage nhẹ nhàng tại vùng đau nhức sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn cơ bắp, kích thích máu lưu thông, sản sinh chất nhờn giữa các sụn khớp. Nhờ vậy, hiện tượng đau nhức sẽ được thuyên giảm, người bệnh có thể cử động linh hoạt hơn.
- Hỗ trợ người bệnh vận động nhẹ nhàng
Khi chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, bạn có thể dìu, quan sát người bệnh đi lại, tập yoga, làm các động tác thể dục đơn giản. Việc vận động thường xuyên sẽ giúp chức năng xương khớp, cơ bắp nhanh chóng phục hồi. Đồng thời ngăn ngừa bệnh lý bại liệt, ung thư xương, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cơ thể.
Lưu ý: Nếu người nhà muốn hỗ trợ người bệnh bằng các phương pháp trên, cần có sự chỉ dẫn kỹ càng từ bác sĩ. Nếu không, việc tự ý thực hiện sai cách tại nhà sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật
Khi tình trạng thoát vị đĩa đệm không được điều trị, chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ diễn biến ngày một nặng hơn và có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật. Bên cạnh tay nghề của bác sĩ, địa chỉ thực hiện phẫu thuật, chế độ chăm sóc hậu phẫu cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của biện pháp này.
Do đó, người nhà cần ghi nhớ phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm đúng cách như sau:
- 1 ngày sau khi phẫu thuật: Theo dõi, nhắc nhở người bệnh nằm yên, không xoay mình, xoắn vặn. Người nhà sẽ lo việc ăn uống, vệ sinh ngay trên giường.
- Ngày thứ 2 – ngày thứ 4: Người chăm sóc bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm vẫn hỗ trợ người bệnh ăn uống, vệ sinh, ngồi hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu.
Lưu ý: Khi chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mới phẫu thuật, nếu người bệnh đang nằm, cần chậm rãi co chân lên, nghiêng người nhẹ nhàng sang một bên, sau đó người thân hỗ trợ nâng ngồi dậy dần. Khi muốn nằm xuống, cần có người đỡ phía sau lưng, hạ người xuống từ từ, chậm rãi.
- Từ ngày thứ 5 trở đi: Người bệnh vẫn cần đi lại, vận động nhẹ nhàng. Không chạy, cúi lưng, bê vác đồ nặng, nằm ngủ trên bề mặt cứng, không có đệm hoặc nằm ngủ trên võng, sofa. Bạn có thể mua cho bệnh nhân loại ghế tựa chuyên dành cho người bị thoát vị đĩa đệm.
Đồng thời, khi chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, người thân cũng cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đặc biệt bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp để nhanh chóng hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có bất kỳ vấn đề nào bất thường, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Trên đây là một số cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ngay tại nhà. Chỉ cần thực hiện đều đặn, đúng cách, các phương pháp này sẽ phát huy tác dụng và góp phần không nhỏ vào quá trình hồi phục của người bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!