Thoát vị đĩa đệm cổ là gì và cách nhận biết, chữa trị

Thoát vị đĩa đệm cổ không chỉ gây đau nhức khó chịu ở dưới gáy mà còn ảnh hưởng đến các chi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa xương đốt sống cổ sớm hơn. Làm thế nào để phát hiện bệnh, ngăn ngừa hoặc điều trị từ sớm? Bài viết dưới đây sẽ bàn về tình trạng này và cung cấp nhiều thông tin quan trọng.

Thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ và những biến chứng cần lưu tâm
Thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ và những biến chứng cần lưu tâm

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ thường là hậu quả do chấn thương đột ngột gây ra. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác có thể gây ra bệnh một cách âm thầm. Nó làm cho bao xơ trồi lệch và rách ra, nhân nhầy trong đĩa đệm cổ thoát khỏi vị trí ban đầu. Từ đó gây ra các biểu hiện ở cổ, vai, gáy và lâu dần ảnh hưởng cả đến các tay.

co thanh chia se ve qua trinh dieu tri tai do minh duong ket qua
Từng không tin vào y học cổ truyền, nhưng chỉ sau 24 buổi châm cứu bấm huyệt kết hợp uống thuốc Đỗ Minh thoát vị thang cô Nguyễn Thị Thanh – Hà Nội đã hoàn toàn thay đổi quan điểm.

Để hiểu rõ hơn về tính chất của bệnh này chúng ta cần biết về cấu trúc của cột sống. Cơ thể của con người có thể đứng thẳng được là nhờ có phần xương nối từ dưới sọ não xuống vùng thắt lưng, gọi là cột sống. Trong đó các xương được móc nối với nhau bởi 32 – 34 đốt, giữa các đốt là phần đĩa đệm. Bộ phận này có vài trò nâng đỡ và kết nối, hỗ trợ cột sống vận động, giảm rung, xóc.

Đốt sống cổ trong y học ký hiệu từ C1 đến C7. Nó chịu áp lực từ phần đầu và phụ trách mọi hoạt động chuyển động ở đầu. Đồng thời có liên quan đến cơ lưng, phần hai bên cánh tay.

Nếu cơ thể chịu áp lực lớn, chúng sẽ tác động lên cột sống, khi đó đĩa đệm có thể bị lệch, tổn thương. Dưới sức ép mạnh, đĩa đệm bị chèn nên thoát vị, khiến bao xơ quanh chúng bị rách. Từ đó chèn ép lên tủy sống, các dễ thần kinh, dây chằng… Đây chính là quá trình hình thành của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ.

Trong bệnh lý học người ta còn gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Những đốt dễ bị thoát vị đĩa đệm cổ nhất là:

  • Đốt C5 – C6.
  • C6 – C7.
  • Và cuối cùng là C4 – C5.

Đối tượng dễ mắc

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xảy ra nhiều hơn ở tuổi trung niên. Ngoài ra, những nhóm người sau cũng dễ bị bệnh này:

  • Người bị chấn thương ở đầu, cổ, lưng trong quá trình sinh hoạt, làm việc.
  • Công nhân khuân vác hay mang nặng ở trên đầu, gáy.
  • Nhân viên văn phòng ngồi liên tục nhiều giờ, ít vận động.
  • Người chịu ảnh hưởng từ gen di truyền hoặc bị rối loạn mô liên kết bẩm sinh.
  • Người thường xuyên hút thuốc.
Thoát vị đĩa đệm cổ thường hình thành ở các đốt từ C4 đến C7 ở nhiều đối tượng
Thoát vị đĩa đệm cổ thường hình thành ở các đốt từ C4 đến C7 ở nhiều đối tượng

Thế nhưng theo thống kê, ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang trẻ hóa ở mức 20 – 30. Lý do là vì sao? Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ sau đây.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ

Theo giới chuyên gia, chấn thương, tác dụng bất chợt của lực là yếu tố chính gây nên bệnh. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều thói quen, lối sống không lành mạnh sẽ khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm cổ âm thầm mà không hay biết. Cụ thể các nguyên nhân gồm:

  • Tác động mạnh của lực: Khi làm việc quá sức, lại vận động sai lệch thì sự kết nối giữa các đốt sống bị yếu đi. Đĩa đệm ở cổ vì thế càng dễ bị lệch và thoát vị ra ngoài.
  • Nằm sai tư thế: Việc gối đầu quá cao, ngửa cổ, nghiêng vẹo đầu… đều ảnh hưởng đến vị trí đĩa đệm liên quan.
  • Thói quen ngồi: Nhiều người thường ngồi quá lâu và ngửa, cúi đầu khiến đĩa đệm bị lệch. Ngay cả việc giữ nguyên đầu thẳng đứng trong một thời gian dài cũng khiến đĩa đệm cổ bị lệch do bị chèn ép liên tục.
  • Yếu tố tuổi tác: Ở cả nam và nữ, khi tuổi càng cao thì càng có nhiều nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cổ. Lý do là vì cũng như nhiều bộ phận khác, theo thời gian, các đốt sống và đĩa đệm “làm việc” quá lâu thì sẽ thoái hóa. Thông thường cấu trúc xương bắt đầu yếu đi khi bạn bước vào độ tuổi 40. Tuy nhiên, nếu thời trẻ bạn thường xuyên lao lực thì bệnh sẽ đến sớm.
    Thiếu hụt collagen: Collagen là một chất rất quan trọng đối với chuyển động của các khớp xương. Khi cột sống cổ bị thiếu nó, sự liên kết giữa các đốt sẽ kém trơn tru. Lực ma sát tác động mạnh làm nó tổn thương và dễ rách, lệch hơn.
    Thiếu máu: Khi đĩa đệm bị lệch và chèn ép vào tủy sống, dây thần kinh và các vùng xung quanh thì mạch máu bí tác. Do đó khả năng hoạt động của cột sống cũng kém đi và bệnh dễ hình thành.
    Di truyền: Ở một số người bị “lỗi gen” bẩm sinh cũng có khả năng mắc bệnh này khi lớn lên.

Có thể nói thoát vị đĩa đệm cổ xuất hiện do cả những yếu tố bên trong và bên ngoài chi phối. Trong đó nhiều trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm, nếu không để ý, bạn sẽ khó nhận ra dấu hiệu của nó.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ và các cấp độ bệnh

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đặc trưng nhất là cơn đau mỏi ở vai và gáy. Tuy nhiên đây cũng là biểu hiện của nhiều căn bệnh về xương khớp khác như thoái hóa cột sống, đau vai gáy thông thường… mà chúng ta khó có thể phân biệt cụ thể. Để xác định rõ hơn có phải bạn đang bị thoát vị đĩa đệm cổ hay không, cần căn cứ thêm các dấu hiệu sau:

Người bệnh bị đau nhức từ cổ và lan ra nhiều vị trí xung quanh, vai và tay
Người bệnh bị đau nhức từ cổ và lan ra nhiều vị trí xung quanh, vai và tay
  • Vùng đau nhức rộng: Thoát vị đĩa đệm cổ ban đầu chỉ đau mỏi và tê bì ở cổ vai gáy. Cơn đau thường bắt đầu ở 1 – 2 đốt sống, sau đó mới lan rộng ra khắp 2 bả vai và cánh tay. Một số trường hợp còn lan lên sau đầu và trong hốc mắt.
  • Tê ngứa tay chân: Khi khối thoát vị chèn ép vào tủy sống, người bệnh sẽ bị tê mỏi dọc từ bả vai xuống cánh tay. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ở dây thần kinh dưới da cánh tay, bàn hoặc ngón.
  • Cứng ở cổ gáy: Thông thường mọi chuyển động xoay, ngửa, cúi đầu chúng ta thực hiện rất linh hoạt. Tuy nhiên khi bị thoát vị đĩa đệm cổ thì những cử chỉ này gần như bị cản trở. Bệnh nhân có thể cảm nhận thấy cổ bị cứng, đau nhức nhiều hơn vào sáng khi vận động.
  • Khó vận động tay: Ngoài cản trở cổ, phần cánh tay cũng bị hạn chế hoạt động khi thoát vị đĩa đệm cổ. Cụ thể, người bệnh khó đưa tay ra sau lưng hoặc giơ lên cao. Nếu các dây thần kinh bị chèn ép có liên kết với chân thì người bệnh còn khó đi lại. Cảm giác bắp chân bị căng cứng mỗi khi thay đổi tư thế.
  • Yếu cơ: Tình trạng này xảy ra khi nhân nhầy lệch hẳn ra ngoài và chèn ép vào tủy sống. Phần cơ bị teo sớm nhất là bắp tay, sau đó là dưới chân. Nó khiến người bệnh đi lại không vững, dáng xiêu vẹo. Nếu để nặng lên, đôi khi trong lúc vận động gắng sức các thớ cơ ở đùi và bắp chân sẽ bị rung.

Ngoài ra tùy vào từng mức độ bệnh mà còn có thể gây ra những hiện tượng như: Lồng ngực đau một bên, lưng đau mỏi, tức ngực, bệnh nhân bị táo bón hoặc tiểu tiện không tự chủ…

Các cấp độ thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ được Y học hiện đại chia làm 4 cấp độ, dựa trên các triệu chứng lâm sàng kể trên. Cụ thể:

  • Cấp độ 1: Triệu chứng bệnh hầu như chỉ biểu hiện ở vùng cổ vai gáy hoặc lan xuống lưng.
  • Cấp độ 2: Cơn đau tái phát nhiều lần không rõ nguyên nhân. Biểu hiện bệnh lan ra sau đầu, tai…
  • Cấp độ 3: Có biểu hiện đau nhức ở trán, vùng chẩm. Cơn đau lan ra bả vai, cánh tay, có thể làm mất cảm giác ở bàn tay. Người bệnh đôi khi bị nấc cụt, chóng mặt…
  • Cấp độ mãn tính: Xảy ra nếu bạn không điều trị bệnh đúng cách triệt để. Nó khiến cơ thể suy yếu, khả năng vận động kém và ảnh hưởng đến chân. Biểu hiện bệnh thường hay tái phát khi có tác động nhẹ từ bên ngoài.
    Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng của bệnh, bạn nên cẩn trọng.

Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không, cách chẩn đoán

Theo như các triệu chứng và cấp độ bệnh kể trên thì thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh có tính nguy hiểm. Đặc biệt, khi phát triển lên cấp độ càng cao thì nó càng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Cụ thể là:

Đây là bệnh có tính nguy hiểm, bác sĩ cần kiểm tra triệu chứng ở vùng cổ và tiến hành nhiều xét nghiệm
Đây là bệnh có tính nguy hiểm, bác sĩ cần kiểm tra triệu chứng ở vùng cổ và tiến hành nhiều xét nghiệm
  • Thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép lên tủy sống, rễ thần kinh, dây chằng. Nó không chỉ gây đau nhức mà còn dẫn đến yếu cơ, tê liệt chân tay.
  • Không chỉ vậy, bệnh còn gây ra biến chứng ở tim mạch, huyết áp khá nguy hiểm.
  • Mức độ nghiêm trọng của tình trạng còn tăng lên khi bạn có sẵn các bệnh lý nền như tiểu đường, rối loạn đông máu, thận yếu…
  • Gây thiểu năng tuần hoàn não khi đĩa đệm bị lệch chèn lên dây thần kinh thực vật. Người bệnh vì thế mà mất thăng bằng, dễ bị rối loạn tiền đình…

Có thể thấy hệ quả nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm cổ và các bệnh xương khớp nói chung là làm bại liệt. Vì thế, ngay khi có biểu hiện tê bì chân tay, đau nhức, teo cơ hay mất khả năng cử động, bạn cần đi khám ngay.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ

Khi đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng đốt sống cổ, các bác sĩ sẽ cùng bạn tìm ra những biểu hiện bệnh cụ thể. Đồng thời chia sẻ về các tác nhân có thể ảnh hưởng, là yếu tố chính gây ra bệnh. Bên cạnh đó, để tìm hiểu rõ mức độ bệnh, cần tiến hành các xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang thường quy: Đây là phương án giúp bác sĩ thu được hình ảnh lệch vẹo của cột sống trên phim thẳng. Nó cũng cung cấp tỉ lệ chiều cao gian đốt sống và ưỡn cột sống ở phim nghiêng. Từ đó sẽ đánh giá được các bất thường ở đốt bị thoát vị.
  • Chụp bao rễ thần kinh: Đây là cách để nhìn rõ rễ thần kinh, đồng thời gián tiếp cho thấy hình ảnh thoát vị đĩa đệm qua hình ảnh ống sống, lỗ tiếp hợp. Tuy nhiên nó lại không phân biệt được những chèn ép do các nguyên nhân khác.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Xét nghiệm hình ảnh này cho kết quả tương đối chính xác về tình trạng thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra nó cũng giúp kiểm tra xem mức độ thoái hóa xương, hiện tượng vôi hóa ở dây chằng và mỏ xương… Thế nhưng chưa cung cấp đủ thông tin để nhận định cấu trúc và mức độ thoát vị của đĩa đệm.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này hiện đang được đánh giá cao nhất về hiệu quả chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ. Nó cho phép bác sĩ theo dõi được cả những ảnh hưởng bên trong tủy sống nếu bị chèn ép.

Với các kiểm tra và xét nghiệm nói trên, những thông tin chi tiết về bệnh tại thời điểm khám gần như đã được làm rõ. Đây là căn cứ tốt nhất để bác sĩ cùng bệnh nhân tham vấn về phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm cổ tốt nhất.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần được can thiệp từ sớm, bởi càng để lâu thì càng khó chữa và tăng mức nguy hiểm. Vậy trong dân gian, Đông và Tây y có những cách nào để điều trị?

Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ trong dân gian có cách trị thế nào, dùng cây gì? Dưới đây là một số loại thuốc cùng cách chữa được nhiều người truyền tại nhau nhất.

Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt chứa nhiều thành phần giúp giảm đau ở cổ vai gáy do bệnh này gây ra
Lá lốt chứa nhiều thành phần giúp giảm đau ở cổ vai gáy do bệnh này gây ra

Lá lốt có chứa piperine và piperolin trong tinh dầu giúp đem lại hiệu quả rất tốt đối với người bị thoát vị đĩa đệm. Có thể dùng theo 2 cách:

Cách 1: Đắp trực tiếp

  • Sử dụng 1 nắm lá lốt tươi và vài hạt muối biển làm dược liệu.
  • Đem lá đó đi ngâm rửa thật sạch rồi ngâm với muối hòa loãng rồi để róc.
  • Thả vào chảo rang nóng cùng muối hạt cho lá héo lại.
  • Sau đó bọc vào tấm vải và chườm lên vùng đau nhức do thoát vị đĩa đệm cổ đến khi nguội.
  • Tiến hành mỗi ngày 2, 3 lần để đẩy lùi triệu chứng đau nhức trong xương.

Cách 2: Pha với sữa uống

  • Bạn cũng lấy khoảng 100g lá lốt tươi và thay muối bằng 300ml sữa bò.
  • Đem sơ chế lá lốt thật sạch rồi thái mỏng và xay nhuyễn để thu về nước cốt.
  • Pha lẫn nước cốt này với sữa bò và đun sôi lên.
  • Uống ngay khi còn nóng để giảm nhanh triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở cổ.
  • Mỗi ngày nên sử dụng sữa bò lá lốt 1 lần và dùng liên tục cả tuần.

Chữa bằng xương rồng

Trong nhiều tài liệu Y học cổ truyền ghi chép loại cây hàn tính này đi vào cơ thể có khả năng giải độc, giảm đau rất tốt. Vì thế nhiều người đã sử dụng nó như một liều thuốc giảm đau tự nhiên cho người thoát vị đĩa đệm cổ.

Dân gian thường sử dụng xương rồng ba chia hoặc loại bẹ để trị bệnh này, cách thực hiện như sau:

Cách dùng xương rồng ba chia:

  • Lấy 2 – 3 nhánh cây này và một chút muối hạt làm nguyên liệu.
  • Đem gọt các cạnh có gai trên thân xương rồng rồi rửa sạch, để ráo.
  • Đập dập với muối hạt sau đó cho vào chảo sao nóng lên rồi đổ vào khăn, bọc lại.
  • Đem đắp trực tiếp vào vùng cổ vai gáy bị đau để giảm biểu hiện bệnh.
  • Nên tiến hành mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau lúc thức giấc để thấy rõ hiệu quả sau 2 tuần.

Cách dùng xương rồng bẹ:

  • Bạn cũng chuẩn bị khoảng 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ để làm dược liệu.
  • Sau đó gọt bỏ gai và ngâm vào nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Đem bẹ xương rồng đi nướng trên bếp than cho nóng đều 2 mặt rồi đắp lên vùng đau nhức ở cột sống
  • cổ. Sau khi bẹ đã nguội thì bỏ ra và thay bẹ mới vào, đắp hết 3 lượt.
  • Kiên trì tiến hành hàng ngày trong nửa tháng để thấy rõ tính hiệu quả.

Chữa bằng cây đinh lăng

Cũng là một vị thuốc trị đau, kháng viêm tốt, dân gian nhiều nơi vẫn dùng đinh lăng để trị thoát vị đĩa đệm cổ. Cách làm như sau:

Lá đinh lăng dùng trong mẹo trị thoát vị đĩa đệm cổ
Lá đinh lăng dùng trong mẹo trị thoát vị đĩa đệm cổ

Cách 1: Đắp trực tiếp

  • Rửa sạch 1 nắm lá đinh lăng sau đó giã nhuyễn.
  • Đắp lên vùng cổ vai gáy bị đau trong 30 phút để dược tính thẩm thấu vào trong.
  • Sau đó tắm bằng nước ấm để cơ thể được thư giãn, dễ chịu, khí huyết lưu thông tốt.

Cách 2: Đun nước uống

  • Chuẩn bị thân và rễ cây này để rửa sạch, thái nhỏ rồi đem sắc tươi hoặc phơi khô để sắc uống, mỗi lần 30g.
  • Nên kiên trì sử dụng nước đinh lăng thay nước lọc khoảng 2 tuần và theo dõi hiệu quả.

Sử dụng cây mần ri

Mần ri là vị thuốc thường được dùng vào mùa hè, có thể lấy cả lá, hạt, gốc và rễ để trị bệnh xương khớp. Trong nhiều tài liệu ghi rằng cây này có tính ấm, đem lại công dụng trị co cứng cơ, giảm đau và thương tổn do thoát vị đĩa đệm cổ và các bệnh khác gây ra. Cách làm như sau:

Cách 1: Sắc uống

  • Sử dụng 100g mần ri hoa trắng phơi khô đem rửa sạch.
  • Sắc với lượng nước vừa phải, đun kỹ để lấy tinh chất đậm đặc.
  • Chắt ra uống nóng trong ngày, mỗi lần khoảng 200ml và không dùng quá 5 lần/ngày.

Cách 2: Đắp trực tiếp

  • Bạn cũng lấy lá mần ri trắng nhưng dùng loại tươi.
  • Đem rửa sạch, ngâm muối, để róc rồi giã nát với muối hạt.
  • Đem hỗn hợp này đắp lên vùng thoát vị đĩa đệm cổ 30 phút.
  • Sử dụng liên tục nhiều ngày, đều đặn khoảng 2 – 3 lần/ngày để thuốc đem lại hiệu quả cao.

Ngoài các cách làm trên, dân gian còn sử dụng rất nhiều thảo dược khác có cùng công dụng để trị chứng bệnh này. Chẳng hạn như ngải cứu, cỏ xước, cây chìa vôi, đu đủ xanh… Tuy nhiên, mỗi dược liệu lại tương thích với cơ địa của từng người. Cho nên hiệu quả thực sự là khó đánh giá, tốt nhất bạn nên thử trong vài ngày để kiểm chứng trước.

Chữa bằng thuốc Đông y

Nếu việc điều trị bằng mẹo dân gian không đem lại hiệu quả tốt hoặc bạn nhận thấy bệnh đã phát triển, hãy thử với thuốc Đông y. Các thầy thuốc Y học cổ truyền để nghiên cứu và chỉ ra nhiều công thức hay trị thoát vị đĩa đệm cổ.

Bài thuốc từ cỏ xước

Một số vị thuốc Đông y thường dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ
Một số vị thuốc Đông y thường dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Nguyên liệu chính trong công thức này là thân và rễ cỏ xước, hay còn gọi là ngưu tất. Y học hiện đại đã tìm hiểu và cho biết khi sử dụng cỏ này, cơ thể bạn được cung cấp Achyranthine. Nó giúp mạch máu giãn nở, tăng khả năng tuần hoàn. Các Saponin trong cỏ xước cũng giúp giảm đau và kháng viêm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ.

Để tăng công dụng trị bệnh, người ta thường kết hợp 30g cỏ này với:

  • Hạt ý dĩ 30g.
  • Lá lốt và cây diêm thủy sao mỗi loại 20g.
  • Ngải cứu, cẩu tích mỗi loại 15g và lượng tương ứng các dược liệu tô mộc, củ ráy, thiên niên kiện.

Cách sắc uống:

  • Đem tất cả đi rửa và sắc với 6 bát con nước dưới lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 2 bát.
  • Đem rót 1 nửa uống ẩm sau bữa sáng, phần còn lại hâm nóng và uống sau bữa tối.
  • Kiên trì sắc như vậy đều đặn một thời gian cho đến khi không còn bị đau nữa.

Bài thuốc từ chìa vôi

Cây chìa vôi hay dây đau xương là vị thuốc Đông y quý được nhiều lương y sử dụng để trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Y học cổ truyền cho rằng cây này có tính mát, giúp kháng khuẩn, tiêu thũng và đả thông kinh mạch. Khi kết hợp với một số dược liệu sau sẽ làm gia tăng công hiệu chữa thoát vị đĩa đệm cổ theo Đông y.

  • Dùng 15g chìa vôi cùng lượng tương ứng các vị lá lốt, cỏ ngươi, tầm gửi, cây dền gai và cỏ xước.
  • Đem tất cả đi rửa sạch rồi đem sắc với nửa lít nước ở lửa nhỏ cho cạn 1 nửa.
  • Chắt lấy nước để uống sau các bữa ăn trong ngày đến khi biểu hiện bệnh giảm hẳn. Thông thường cần dùng khoảng 1 tháng là cảm giác đau nhức gần như biến mất hoàn toàn.

Nhất nam cốt vương thang

Cũng chữa bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm cổ, Nhất nam cốt vương thang là tên gọi của một bài thuốc đã được tìm ra và nổi tiếng ở triều Nguyễn. Ngày nay nó đã được nghiên cứu và gia giảm lại bởi những bác sĩ ở Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc. Theo đó, bài thuốc sử dụng đến:

  • Hầu vĩ tóc có tác dụng tái sinh sụn, chống oxy hóa và giảm tổn thương ử đĩa đệm.
  • Bồ công anh giúp giảm đau nhức, tê bì ở cổ vai gáy, chân tay, đầu…
  • Kim ngân hoa giúp thanh nhiệt, giải độc, bổ 4 kinh tâm, phế, vị, tỳ.
  • Hồng hoa tăng sinh chất nhầy cho vùng cột sống, giúp đĩa đệm cổ chịu áp lực tốt hơn, giảm xơ cứng.
  • Ngoài ra còn có nhiều vị khác như độc hoạt, phòng phong, cẩu tích hay ngưu tất bồi bổ cho cơ thể và hỗ trợ giảm đau…

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người mà gia giảm liều lượng và bào chế. Người bệnh có thể tìm mua sản phẩm có sẵn để sử dụng tiện lợi nhất, không cần đun sắc.

Cần kết hợp nhiều vị thuốc để gia tăng hiệu quả giảm đau ở cổ
Cần kết hợp nhiều vị thuốc để gia tăng hiệu quả giảm đau ở cổ

Với mỗi bài thuốc Đông y trị thoát vị đĩa đệm cổ cần chữa theo liệu trình. Tốt nhất người bệnh nên đến nhà thuốc để kiểm tra và lấy dược liệu sử dụng như hướng dẫn của bác sĩ. Khi dùng thuốc nên kiên trì, uống đủ liều lượng, không ngắt quãng. Có thể kết hợp châm cứu, bấm huyệt hoặc vật lý trị liệu để bệnh nhanh khỏi.

Xem ngay

Các cách chữa Tây y

Y học hiện đại đã nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm cổ từ lâu và đưa ra nhiều phương pháp điều trị. Theo đó người bệnh có thể dùng linh hoạt các cách, tùy theo tình trạng hiện thời.

Dùng chế phẩm sinh học

Một trong những cách làm hiện đại nhất đem lại hiệu quả cao mà không gây đau đớn nhiều là dùng chế phẩm sinh học. Tuy nhiên cách này chỉ được áp dụng khi tất cả các phương pháp khác, kể cả phẫu thuật không đem lại hiệu quả. Mặc dù chi phí chữa bệnh cao nhưng thống kê cho thấy tỷ lệ phục hồi ở bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ lên đến 80 – 90%.

Điều trị nội khoa

Đây là cách dùng thuốc để hỗ trợ giảm đau, viêm và chống các biến chứng do thoát vị đĩa đệm cho bệnh nhân ở giai đoạn đầu. Thường sử dụng các thuốc:

  • Nhóm chứa Steroid như naproxen, ibuprofen…
  • Thuốc ức chế COX-2.

Song song với đó người bệnh cần kết hợp nẹp cổ và tiến hành vật lý trị liệu. Đó là cách hỗ trợ thần kinh cột sống bằng các bài tập phục hồi chức năng tại nhà. Hoặc sử dụng thiết bị hiện đại như máy giảm áp, sóng xung kích, thiết bị kéo giãn giảm áp cột sống… để tác động đến phần bị tổn thương.

Thuốc Tây tác dụng lên triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cổ thế nào?
Thuốc Tây tác dụng lên triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cổ thế nào?

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa là cách phẫu thuật để mổ xử lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân không đáp ứng được thuốc điều trị nội khoa.

Cụ thể các trường hợp hay được chỉ định phẫu thuật là:

  • Đã thoát vị đĩa đệm cổ mãn tính.
  • Bị lỗi đĩa đệm cổ ở nhiều tầng.
  • Trong cấu trúc có sự hình thành của gai cột sống.
  • Biểu hiện đau lan rộng và ảnh hưởng nhiều đến tay.

Trường hợp không được phẫu thuật là người bị hẹp cột sống nặng hoặc bị đau ở cổ tay gây thoát vị đĩa đệm.

Các cách phẫu thuật

Có 2 cách tiến hành chính là mổ nội soi hoặc mổ mở đốt sống cổ để hàn xương hoặc thay đĩa đệm nhân tạo.

  • Phương pháp nội soi: Bác sĩ rạch các vết nhỏ và sử dụng công nghệ cao để can thiệp, thay đổi cấu trúc bị lệch do thoát vị đĩa đệm cổ. Cách làm này không phá hủy cơ ở cổ và xương. Khả năng phục hồi sau nội soi nhanh và nguy cơ biến chứng chỉ dưới 20%.
  • Mổ mở: Bác sĩ dùng thiết bị mổ rạch phanh phần cổ gáy để thay đĩa đệm nhân tạo hoặc hàn xương lại nhằm phục hồi chức năng đốt sống cổ. Cách làm này có thể làm phá hủy cơ và ảnh hưởng đến xương. Bệnh nhân cần nhiều thời gian phục hồi, hơn nữa nguy cơ biến chứng cao. Chẳng hạn như làm mất nhiều máu, gây tai biến, rối loạn cơ khớp.

Dù tiến hành theo cách nào, sau khi phẫu thuật hoặc dùng thuốc, người bệnh cũng cần theo dõi và phòng ngừa cơn đau tái phát.

Phòng thoát vị đĩa đệm cổ

Để tránh bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát hoặc ngăn chặn từ đầu, người bệnh cần chú ý chăm sóc từ bữa ăn đến chế độ sinh hoạt. Tốt nhất nên:

Thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cổ nên ăn gì, kiêng gì?
Thoát vị đĩa đệm cổ nên ăn gì, kiêng gì?
  • Bị thoát vị đĩa đệm không nên sử dụng đồ uống hay các thức ăn gây kích thích viêm như bia, rượu, món chiên dầu…
  • Bỏ thuốc lá, ngừng uống cà phê và các sản phẩm chứa chất gây nghiện khác.
  • Tránh dùng nhiều thực phẩm cung cấp dư đạm cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc các món quá mặn, ngọt.
  • Nên bổ sung cho cơ thể những loại rau, trái cây, củ có nhiều canxi, magie, kali hay nhóm vitamin D, B, C.
  • Ăn nhiều loại cá cùng hạt, rau chứa Omega 3 dồi dào như: Hạt lanh, hạt óc chó, cá thu, cá hồi hay dầu gan cá tuyết, rau bina…
  • Thêm chất xơ để hỗ trợ phục hồi tế bào cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch hoạt động bình thường.

Điều chỉnh sinh hoạt

  • Tập thể thao và làm việc với cường độ vừa phải, không để các vật nặng lên đầu, vai, gáy.
  • Nên khởi động tay chân, vai, gáy, cổ bằng các bài tập hỗ trợ cho đốt sống cổ được linh hoạt mỗi ngày.
  • Chú ý chọn tư thế ngồi, nằm, làm việc không để cổ bị vẹo hoặc chịu áp lực một phía quá lâu.
  • Khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra xương ngay khi có biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cổ.

Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh không nên coi thường. Để phòng ngừa bệnh phát triển mạnh và biến chứng, bạn nên tìm hiểu sớm các thông tin liên quan để điều chỉnh lối sống phù hợp nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Thông tin bổ ích

cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả nhất
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào hiệu quả nhất là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ bệnh này ảnh hưởng…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *