Lạc nội mạc tử cung thành bụng: Những thông tin cần biết
Bảng tóm tắt
Lạc nội mạc tử cung thành bụng khiến nhiều chị em phụ nữ không khỏi lo lắng. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn có nguy cơ diễn tiến nặng gây hại cho các cơ quan trong ổ bụng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cùng với chị em những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh lý trên.
Lạc nội mạc tử cung thành bụng là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh
Lạc nội mạc tử cung thành bụng được hiểu đơn giản là sự phát triển của các mô nội mạc tử cung bên trên thành bụng. Bệnh lý này khá hiếm gặp, thông thường nó xảy ra ở các trường hợp sau sinh mổ hoặc đã trải qua phẫu thuật vùng chậu. Một số thống kê y tế cho thấy tình trạng này chỉ chiếm tỷ lệ 0.03% đến 0.15% ở các phụ nữ sinh mổ.
Nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung thành bụng đến bây giờ vẫn còn nhiều tranh cãi. Dưới đây là một số những giả thiết phổ biến nhất cho vấn đề này:
- Dòng chảy của các mạch máu nuôi mô nội mạc tử cung: Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do dòng chảy của các mạch máu nuôi mô nội mạc có sự bất thường. Thay vì đi đến khoang tử cung, các mạch máu này lại chảy về phía buồng trứng hoặc khung xương chậu.
- Sự phát triển bất thường của tế bào phôi thai: Để giải thích cho bệnh lạc nội mạc tử cung thành bụng ở phụ nữ sinh mổ, nhiều giả thiết cho rằng đó là do các tế bào phôi thai lót phát triển trên thành khoang bụng.
- Sự thay đổi của hormone: Nếu nồng độ hormone estrogen bị biến đổi do mang thai, tuổi tác, dùng thuốc,… nó có thể kích thích các mô ở lớp nội mạc tử cung phát triển bên ngoài dạ con.
- Vấn đề di truyền: Nếu trong gia đình có người thân (mẹ, bà ngoại,…) từng bị lạc nội mạc ở thành bụng thì rất có thể sẽ có khả năng tự phát triển bệnh.
- Hệ thống miễn dịch gặp vấn đề: Nếu chức năng của hệ thống miễn dịch bị tổn thương, điều này có thể sẽ ngăn cản cơ thể tiêu diệt các mô nội mạc nằm bên ngoài tử cung, tạo điều kiện cho chúng phát triển ở thành bụng.
Triệu chứng điển hình của lạc nội mạc tử cung thành bụng
Bệnh lạc nội mạc tử cung thành bụng thường có các biểu hiện dưới đây:
- Cảm giác đau bụng dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt
- Cảm giác đau âm ỉ kéo dài ở vùng thắt lưng và vùng hông.
- Chu kỳ đèn đỏ kéo dài hơn so với thông thường (trên bảy ngày) kèm theo đó là tình trạng chảy máu ồ ạt không dứt.
- Các mô bất thường xuất hiện ở thành bụng. Chúng giống như khối u và chỉ thấy được khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu.
- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Chị em có thể thấy khó chịu vùng bụng dưới khi quan hệ tình dục.
- Một số bất thường tại đường ruột hoặc bàng quang như tiểu ra máu, phân lẫn máu, táo bón, đầy hơi, khó tiêu,…
Lưu ý: Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung thành bụng có khá nhiều điểm tương đồng với viêm vùng chậu PID, u nang buồng trứng hay hội chứng ruột kích thích. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, nên đi thăm khám tại các bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung thành bụng như thế nào?
Việc chẩn đoán nắm giữ vai trò rất quan trọng, nó thường quyết định phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung thành bụng mà các bác sĩ sẽ sử dụng. Một số thông tin như tuổi tác, tiền sử bệnh lý, đã từng mổ đẻ hay chưa,… có thể là dữ liệu cần thiết giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Phương pháp chẩn đoán lạc nội mạc tử cung thành bụng
Vì dấu hiệu bệnh đôi khi có thể gây nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác, nên để chẩn đoán chính xác lạc nội mạc tử cung thành bụng, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm dưới đây:
- Nội soi ổ bụng: Có thể nói rằng nội soi là phương pháp chẩn đoán hay được sử dụng nhất đối với bệnh lý này. Các bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ trên bụng bệnh nhân, sau đó cho thiết bị dò tìm vào và quan sát các mô tế bào “đi lạc” trên thành bụng.
- Siêu âm ổ bụng: Siêu âm sử dụng các loại sóng cao tần để chụp lại hình ảnh của ổ bụng người bệnh. Tuy nhiên, hình ảnh không thể xác định lạc nội mạc ở mức độ nhẹ. Xét nghiệm này chủ yếu áp dụng cho việc chẩn đoán u nang nội mạc tử cung hơn (biến chứng lạc nội mạc tử cung thành bụng).
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI cho phép bác sĩ có được những đánh giá chuẩn xác nhất về mô thành bụng cũng như kích thước của các khối u bất thường. Kết quả của chụp MRI còn giúp bác sĩ lập kế hoạch phẫu thuật tốt hơn.
Điều trị lạc nội mạc tử cung thành bụng tại nhà
Các biện pháp điều trị lạc nội mạc tử cung thành bụng với thảo dược tuy không thể giúp tiêu diệt hết các mô tế bào dư thừa nhưng có thể giúp bệnh nhân cải thiện một số triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi kéo dài,…
- Trà gừng tươi: Nếu người bệnh thường gặp triệu chứng buồn nôn hay nôn mửa đi kèm thì trà gừng chính là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Thành phần của gừng chứa nhiều hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn có thể làm giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả. Người bệnh thả vài lát gừng tươi thái mỏng vào một cốc nước sôi, ủ trong vài phút rồi thêm vào một thìa cà phê mật ong, khuấy đều và thưởng thức.
- Bột nghệ: Bột nghệ giàu hoạt chất curcumin, có tính chống viêm cực mạnh, rất thích hợp dùng trong hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung thành bụng. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu sử dụng thường xuyên bột nghệ thì có thể ức chế khả năng tăng trưởng của các mô tế bào nội mạc. Người bệnh dùng bột nghệ trộn với mật ong rồi nặn thành viên nang dùng dần hoặc đem pha với nước ấm uống hàng ngày.
- Hỗn hợp tinh dầu quế, đinh hương, hoa hồng và hoa oải hương: Các loại tinh dầu này đều sở hữu khả năng chống viêm, thư giãn các cơ căng cứng và giảm đau rất hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân có thể sử dụng hỗn hợp tinh dầu thảo dược này để massage cho vùng bụng dưới trong những ngày đèn đỏ.
Điều trị nội khoa lạc nội mạc tử cung thành bụng với thuốc
Liệu pháp điều trị bằng Tây y có thể giúp người bệnh giảm thiệu các triệu chứng đau nhức khó chịu và điều trị nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung thành bụng hiệu quả. Các bác sĩ thường chỉ định sử dụng những loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen natri, acetaminophen,… có khả năng cải thiện những cơn đau vùng bụng dưới trong những ngày đèn đỏ.
- Các thuốc ức chế nội tiết tố: Giống như đã nói ở trên, sự thay đổi hormone estrogen có thể là một nguyên nhân của bệnh lạc nội mạc tử cung thành bụng. Vì vậy, việc dùng thuốc ức chế nội tiết tố sẽ giúp giảm đau, làm chậm sự phát triển của bệnh và ngăn ngừa mô tế bào mới mọc lên. Một số thuốc thuộc nhóm này gồm: ospemifene, synthetic conjugated estrogens, estradiol acetate, esterified estrogen,…
- Các thuốc tránh thai nội tiết tố: Những loại thuốc này về cơ bản có công dụng giống như thuốc ức chế nội tiết tố estrogen, chúng bao gồm: Estrogen, proestin, desogestrel,….
- Chất chủ vận GnRH: Cơ chế hoạt động chính của chất chủ vận GnRH là ngăn ngừa hormone kích thích buồng trứng, giảm nồng độ nội tiết tố estrogen và làm trễ kinh nguyệt. Chính vì vậy, nó giúp người bệnh giảm đau và làm chậm tiến triển của mô tế bào nội mạc tử cung. Người bệnh có thể dùng kết hợp với estrogen hoặc proestin để gia tăng hiệu quả.
Phẫu thuật chữa dứt điểm lạc nội mạc tử cung thành bụng, có nên không?
Thông thường, nếu các mô nội mạc tử cung phát triển trên thành bụng thì chúng thường bám vào các mô da xung quanh, tạo thành các khối u vững chắc. Vì vậy, việc dùng thuốc chỉ giúp ngăn chặn sự tiến triển của các mô này cùng như giảm thiểu cơn đau bụng khó chịu chứ không thể loại bỏ dứt điểm bệnh.
Các bác thường tư vấn bệnh nhân phẫu thuật để điều trị triệt để lạc nội mạc tử cung thành bụng, nhất là với những trường hợp đã mổ đẻ trước đó. Phương pháp này cũng giúp tránh được nguy cơ phát triển của các u ác tính, hiệu quả của phẫu thuật thường chiếm đến 90% và ít tác dụng phụ sau khi thực hiện.
Cách chăm sóc cho bệnh nhân lạc nội mạc tử cung thành bụng
Bên cạnh lộ trình điều trị hoặc thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên lưu ý một số các biện pháp chăm sóc khi bị lạc nội mạc tử cung thành bụng dưới đây:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Tăng cường các thực phẩm giàu omega-3 (dầu cá, cá hồi, cá ngừ,…) và các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa ( cà rốt, tỏi, chanh, hạt óc chó,…). Tránh sử dụng thực phẩm nhiều đường, tinh bột (bánh mì, cơm, kẹo bánh, nước ngọt có ga, nước ép đóng hộp,…) và thực phẩm giàu chất béo (khoai tây chiên, hamburger, pizza, gà rán,…).
- Tăng cường các vận động thể chất: Tập luyện thể thao giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường cung cấp oxy, giúp sản xuất ít estrogen hơn, làm giảm thiểu các triệu chứng bệnh và giảm stress. Không những vậy, nhiều nghiên cứu y học còn chỉ ra rằng tập luyện thể thao giúp phụ nữ phòng tránh được bệnh lạc nội mạc tử cung thành bụng.
- Các bài tập massage vùng chậu: Các cơn đau chủ yếu diễn ra ở vùng chậu, vì vậy người bệnh nên áp dụng một số các bài massage nhẹ nhàng cho khu vực này. Chúng sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn các cơ chịu căng thẳng và giảm đau nhanh chóng. Người bệnh có thể kết hợp cùng với tinh dầu thầu dầu đã được hâm nóng để gia tăng hiệu quả.
- Nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ: Nếu người bệnh vừa trải qua phẫu thuật loại bỏ mô tế bào lạc nội mạc tử cung trên thành bụng thì việc nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ là rất quan trọng. Người bệnh cũng nên tránh vận động mạnh trong khoảng một tuần sau khi mổ để cơ thể có đủ thời gian hồi phục hoàn toàn.
Bài viết trên hy vọng đã giúp chị em có thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích về bệnh lý lạc nội mạc tử cung thành bụng. Để phòng tránh tình trạng này hiệu quả nhất, người bệnh nên thường xuyên đi thăm khám định kỳ tại bệnh viện, ăn uống đủ chất và xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!