Thoát vị nội xốp: Bệnh xương khớp của nhiều người cần cảnh giác

Thoát vị nội xốp là một bệnh ở xương có tính chất nguy hiểm khó lường. Hiểu rõ đặc điểm nhận biết riêng và cách điều trị sẽ giúp bạn loại bỏ rủi ro tốt hơn. Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp kiến thức đầy đủ cho bạn từ nguyên nhân đến cách phòng thoát vị nội xốp đĩa đệm.

Thoát vị nội xốp là bệnh lý ở xương khá đặc biệt
Thoát vị nội xốp là bệnh lý ở xương khá đặc biệt

Thoát vị nội xốp đĩa đệm là gì?

Thoát vị nội xốp (Schmorl’s node) là gì không phải ai cũng hiểu rõ. Đây là tình trạng bệnh thuộc nhóm thoát vị đĩa đệm ở xương cột sống. Nó hình thành khi bao xơ bọc ngoài đĩa đệm rách khiến nhân nhầy lồi ra ngoài. Sau đó chèn ép lên hệ thống dây thần kinh lân cận và ống sống mà chạy vào thân đốt sống. Từ đó làm cho người bệnh đau nhức, xương sụn dễ vỡ. Thân đốt xương sống liền kề vì thế gây áp lực cho phần xốp của đốt sống, làm tăng biểu hiện đau.

Ở phương Tây, bệnh này được phát hiện ra vào năm 1920 trong mô tả của Scheuermann. Theo đó có từ 1 – 10% dân số mắc phải căn bệnh này, trong đó bao gồm cả thanh thiếu niên.

Còn tại Đông phương, Y học cổ truyền lại cho rằng thoát vị nội xốp là bệnh xuất phát bởi hiện tượng tắc ở kinh lạc gây ứ đọng khí huyết. Đa phần là do các yếu tố bên ngoài như phong, hàn, thấp, nhiệt tác động, gây ra cơn đau nhức.

Phân loại bệnh

Thoát vị đĩa đệm nội xốp được chia làm 3 loại dựa theo vị trí:

  • Loại 1: Đây là hình thái điển hình, xảy ra ở cột sống lưng, chiếm 75 – 80%.
  • Loại 2: Thường hình thành ở các đốt sống thắt lưng và một số vị trí khác, tỷ lệ chiếm 20 – 25%.
  • Loại 3: Đây là thể bệnh hiếm gặp, xuất hiện ở đối tượng từ 14 – 18 tuổi. Bệnh gây đau nhức tại cột sống thắt lưng.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, thoát vị nội xốp có thể gây viêm tủy sống và nhiều tình trạng nguy hiểm khác.

Nguyên nhân thoát vị nội xốp

Theo giới chuyên khoa, thoát vị nội xốp thân đốt liên quan nhiều đến sự thoái hóa cột sống. Cho nên đối tượng thời mắc nhất vẫn là người cao tuổi trên 60. Cùng với sự lão hóa của tất cả các “bộ máy” trong cơ thể, sụn khớp và bao xơ, cấu trúc xương đều thay đổi. Chúng bị bào mòn, rách đi hoặc biến dạng, khiến đĩa đệm lệch. Một vài trong số đó sẽ chèn lên thân đốt và phần xốp, gây ra bệnh.

Thoát vị nội xốp thân đốt liên quan nhiều đến sự thoái hóa cột sống
Thoát vị nội xốp thân đốt liên quan nhiều đến sự thoái hóa cột sống

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khách quan khác cũng làm gia tăng nguy cơ hình thành khối thoát vị nội xốp, như là:

  • Vận động quá sức: Chúng ta biết rằng cột sống đóng vai trò quan trọng trong việc chống đỡ toàn bộ cơ thể. Khi hoạt động quá sức, đặc biệt là những hành vi bê, vác, nhấc đồ nặng đột ngột sẽ làm đĩa đệm bị ảnh hưởng và dễ thoát vị.
  • Bị chấn thương: Tai nạn lao động, giao thông có thể khiến cột sống chịu tác động ngoại lực rất lớn. Khi đó chấn thương xảy ra và dễ để lại di chứng tại cột sống, hoặc làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Thừa cân, béo phì: Vấn đề này có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ xương do cân nặng khiến cả “bộ khung” của cơ thể phải chống đỡ liên tục. Một trong những hệ quả thường xảy đến sau đó là thoát vị đĩa đệm nội xốp, nhất là vùng thắt lưng.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, gen di truyền hay thói quen nằm, ngồi sai tư thế cũng làm tăng sức ép lên cột sống, phần xốp, gây ra bệnh.

Nếu bạn đã hoặc đang chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề trên, đừng quên để ý những biểu hiện ở cột sống. Nếu thấy các dấu hiệu của thoát vị nội xốp, hãy kiểm tra ngay để điều trị từ sớm.

Triệu chứng thoát vị nội xốp

Nằm trong nhóm thoát vị đĩa đệm nên các biểu hiện của tình trạng này cũng khá tương tự với bệnh thông thường.Tuy nhiên, có một số dấu hiệu giúp bạn phân biệt chúng rõ ràng hơn như sau:

  • Biểu hiện đau nhức: Bệnh thoát vị nội xốp gây đau nhức không quá dữ dội ở giai đoạn đầu. Diễn tiến của bệnh khá chậm, ít khi bị đột ngột, thường chỉ đau tại vị trí đốt bị thoát vị trước, sau đó mới ảnh hưởng ra ngoài.
  • Mỏi cơ: Trong các cơn đau thường kèm theo biểu hiện cơ ở tay và chân, lưng bị mỏi.
  • Tê bì: Với tình trạng bệnh đã nghiêm trọng, người bệnh có hiện tượng tê bì và có thể cứng khớp.
  • Cảm giác châm chích: Đây không phải biểu hiện xảy ra ở hầu hết người bệnh thoát vị nội xốp. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cảm thấy ngứa râm ran như bị châm chích ở lưng. Kèm theo đó là cảm giác nóng, hơi đau khi chạm vào vùng thoát vị.
  • Giảm vận động: Cũng giống như các bệnh thoát vị đĩa đệm khác, người bị tình trạng này lâu ngày sẽ khó cử động. Tay chân trở nên kém linh hoạt, khó vươn xa hoặc tiến hành các chuyển động phức tạp. Ngoài ra phần lưng bị cứng nên việc cúi xuống hoặc ngửa ra sau gặp khó khăn.
  • Viêm tủy sống: Nếu thoát vị nội xốp xảy ra quá lâu, sự chèn ép và tổn thương có thể gây viêm vào tủy sống.
  • Bại liệt: Khả năng xấu nhất khi bị thoát vị nội xốp là bại liệt. Nó xuất hiện khi chân tay bị teo cơ và khó vận động lâu ngày nhưng không được chữa trị.
Dấu hiệu giúp bạn phân biệt thoát vị nội xốp
Dấu hiệu giúp bạn phân biệt thoát vị nội xốp

Xét theo những biểu hiện, nguyên nhân của bệnh thì có thể thấy đây là vấn đề khá nan giải ở xương. Vậy thoát vị nội xốp nguy hiểm thế nào?

Thoát vị nội xốp có chữa khỏi không và mức độ nguy hiểm

Có thể nói việc điều trị các bệnh lý về xương khớp khá phức tạp và cần sự kiên trì. Thêm vào đó, do sự hình thành âm thầm, ít biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu nên người bệnh thoát vị nội xốp khó để ý thấy. Cho nên đa phần trong số họ chỉ khám và chữa khi đã bị mãn tính. Do vậy thoát vị nội xốp khó chữa khỏi hẳn.

Đa phần người bệnh sử dụng các biện pháp có tính bảo tồn nhằm hạn chế biểu hiện và ngừa biến chứng, lây lan. Thời gian phát hiện và điều trị càng sớm thì khả năng duy trì sinh hoạt bình thường càng tốt hơn.

Mức độ nguy hiểm

Thoát vị đĩa đệm nội xốp nếu điều trị khỏi từ giai đoạn đầu thì ít nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để muộn, các biến chứng của nó là rất khó lường.

  • Rủi ro cao nhất là bại liệt. Nó khiến người bệnh mất tự chủ trong sinh hoạt đời thường. Từ đó lệ thuộc và dần dần sống khép kín, bị trầm cảm…
  • Ngoài ra, do thoát vị đĩa đệm nội xốp chèn ép vào thân đốt sống nên nếu để lâu ngày nó dễ gây viêm tủy đốt sống cũng rất nguy hiểm.
  • Dây thần kinh bị chèn ép, mạch máu khó lưu thông khiến cho quá trình trao đổi chất, truyền đạt thông tin trong cơ thể kém đi.

Cần xác định sớm tình trạng bệnh cụ thể để xử lý kịp thời bằng cách đi khám bệnh tại cơ sở y tế.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm nội xốp

Thoát vị đĩa đệm nội xốp cũng như các bệnh ở xương khác, ngoài thăm khám lâm sàng còn phải tiến hành nhiều xét nghiệm.

Cách chẩn đoán bệnh
Cách chẩn đoán bệnh
  • Khám lâm sàng: Ở bước này, bác sĩ dựa trên tiền sử bệnh án và các dấu hiệu bên ngoài như vị trí, mức độ, tính chất của cơn đau để đánh giá sơ bộ.
  • Chụp X-Quang: Chụp X-Quang sẽ cho bác sĩ thu về hình ảnh khối thoát vị chèn vào đau, tác động lên phần xốp hay không. Tuy nhiên kết quả thu được không thực sự chi tiết.
  • Chụp MRI: Phương pháp này sẽ cho ra hình ảnh cụ thể vị trí và mức độ thoát vị nội xốp của người bệnh. Tuy nhiên chi phí chụp cộng hưởng từ MRI tương đối nhiều.

Ngoài ra, tùy vào tình trạng cụ thể và kết quả chẩn đoán ban đầu mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác. Chẳng hạn như là chụp cắt lớp, chụp bao rễ thần kinh hay xét nghiệm máu…

Đây là những bước quan trọng nhằm tìm ra nguyên nhân, mức độ thoát vị nội xốp chính xác nhất. Từ đó bác sĩ có căn cứ để cùng người bệnh bàn bạc về phương pháp trị bệnh.

Cách điều trị thoát vị nội xốp

Thoát vị đĩa đệm nội xốp có nhiều phương pháp hỗ trợ và điều trị, bạn có thể thực hiện tại nhà hoặc đến bệnh viện. Tùy tình hình thực tế mà nên lựa chọn cách chữa đảm bảo hiệu quả nhất.

Chữa thoát vị nội xốp tại nhà

Thoát vị nội xốp nếu được phát hiện và điều trị từ sớm có thể tiến hành tại nhà. Các cách nên làm là dùng thuốc, mẹo dân gian kết hợp với vật lý trị liệu.

Vật lý trị liệu

Có khá nhiều bài tập vật lý trị liệu cho người bệnh xương khớp đã được biên soạn và đem lại hiệu quả tốt đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm nội xốp. Có thể kể đến:

  • Bài tập kéo giãn cơ đầu gối và ngực.
  • Vật lý trị liệu ở khớp lưng và vai.
  • Phương pháp luyện tập hỗ trợ giảm đau ở thắt lưng bị thoát vị.
  • Bài hỗ trợ và tái tạo khả năng vận động.
  • Nắn chỉnh cột sống.

Người bệnh nên nhờ bác sĩ hướng dẫn và trợ giúp trong thời gian đầu để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, an toàn và không để lại chấn thương.

Mẹo dân gian trị thoát vị đĩa đệm nội xốp

Dân gian có nhiều mẹo hay trị thoát vị đĩa đệm nói chung, trong đó gồm cả những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nội xốp. Dưới đây là một số dược liệu và cách làm đơn giản tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng đau nhức ở cột sống khi bị thoát vị đĩa đệm.

Dùng lá mật gấu

Có 2 cách sử dụng chính là kết hợp với bia hoặc sắc uống đơn lập. Chúng đều đem lại hiệu quả giảm đau tích cực do trong lá mật gấu có β-sitosterol và axit Ursolic. Những hoạt chất này sẽ ức chế sự phát triển của một số gốc tự do, từ đó ngăn cản quá trình phá hủy sụn khớp, chống viêm cho người bệnh.

Cụ thể cách làm:

  • Cách kết hợp với bia: Lấy khoảng 5 lá mật gấu tươi đem rửa và xay nhuyễn với 1 cốc nước cốt, sau đó trộn bia vào uống sau ăn. Tiến hành 10 ngày liên tục như vậy để giảm triệu chứng thoát vị nội xốp.
  • Cách sắc uống: Dùng khoảng 10g lá mật gấu tươi sơ chế sạch sẽ và sắc với 3 bát con nước để uống từ 2 – 3 lần trong ngày. Tiến hành đều đặn nhiều ngày và theo dõi biểu hiện đau, khả năng tiểu tiện…

Chữa bằng trinh nữ

Dân gian nhiều nơi còn dùng cây trinh nữ (xấu hổ) để trị bệnh xương khớp nói chung, trong đó có thoát vị nội xốp. Nó giúp an thần, giãn gân cốt và hỗ trợ dây thần kinh, hệ tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Dùng 120g rễ cây này đem thái nhỏ, rửa sạch và sao với 3 thìa rượu to đến khi khô lại. Sau đó sắc với 4 bát con nước cho cạn dần khoảng 1 nửa thì gạn ra uống ấm.
  • Tiến hành đều đặn ngày 2 lần cho đến khi không còn biểu hiện của thoát vị đĩa đệm nội xốp.

Dùng lá lốt

Là một dược liệu vườn nhà, không ít người biết rằng lá lốt là vị thuốc có tác dụng giữ ấm cho xương và kích thích lưu thông máu. Đối với người thoát vị đĩa đệm nội xốp, nó còn cung cấp piperine và piperolin giúp giảm đau, kháng viêm.

Lá lốt trị bệnh xương
Lá lốt trị bệnh xương

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Đem lá lốt đã sơ chế sạch đi thái nhỏ và sao với muối. Sau đó bọc lại và chườm vào vùng cột sống bị đau cho đến khi thuốc nguội. Lặp lại vài lần để cảm giác đau nhức dịu hẳn, khí huyết lưu thông tốt hơn.
  • Cách 2: Cũng làm sạch lá lốt rồi đem xay nhuyễn khoảng 40g lấy nước cốt. Pha thêm sữa tươi vừa uống và đun sôi lên, dùng khi còn ấm. Với cách này người bệnh cần duy trì sử dụng liên tục 1 tháng.

Chữa thoát vị đĩa đệm nội xốp bằng mẹo dân gian là cách làm đơn giản, ít tốn kém. Tuy nhiên tính hiệu quả của nó chỉ là lời đồn, bạn cần kiểm nghiệm thực tế trên chính cơ thể người bệnh. Nếu không thấy rõ hiệu quả sau vài lần sử dụng, bạn cần đi khám và chữa theo chỉ dẫn y khoa.

Đông y trị thoát vị nội xốp thế nào?

Trong Y học cổ truyền, thoát vị nội xốp cũng được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Dựa theo chứng bệnh, họ đã chỉ ra một số bài thuốc chữa như sau:

Bài thuốc số 1:

  • Dùng các vị như quả tra tử, hạn liên thảo, ruật sơn kế, nữ trinh tử.
  • Kết hợp cùng lạc thạch đằng và bạch phục linh.
  • Đem rửa và bỏ vào ấm đun với nước cho cạn dần lấy 2 bát con đậm đặc.
  • Uống hết trong ngày và lặp lại trong thời gian dài để trị hết hẳn triệu chứng ở cột sống.

Bài thuốc số 2:

  • Bài thuốc này sử dụng đến củ mài, kỷ tử, hạt dây tơ hồng.
  • Kết hợp với cao ban long cùng tần quy, rễ kế, thục địa.
  • Đem rửa và đun với nước cho cạn dần để lấy 2 bát đậm đặc, uống ấm trong ngày.
  • Dùng liên tục nhiều ngày như vậy đến khi không còn cảm giác của thoát vị nội xốp.
Thuốc Đông y trị bệnh
Thuốc Đông y trị bệnh

Cốt Vương thần hiệu thang

Đây là bài thuốc đã được bào chế thành dạng viên hoàn được khá nhiều người ưa dùng. Các bác sĩ Y học cổ truyền đã nghiên cứu và đánh giá cao về hiệu quả của chúng trong việc điều trị thoát vị nội xốp.

Trong mỗi viên Cốt Vương thần hiệu thang có chứa:

  • Tinh chất ô dược, thành phần từ phòng phong, độc hoạt.
  • Dược chất của gối hạc, tang ký sinh và nhiều thảo dược giảm đau, chống viêm, hỗ trợ lưu thông máu khác.

Theo các chuyên gia về Đông dược, người bị thoát vị đĩa đệm nội xốp nên uống thuốc đúng chỉ định và duy trì từ 2 – 3 tháng để đảm bảo hiệu quả.

Chữa bằng Tây y

Bị thoát vị đĩa đệm nội xốp uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người. Trong các nhóm tân dược trị thoát vị, những loại sau đây thường được chỉ định dùng cho người bệnh này.

  • Thuốc giảm đau nhức, tê bì.
  • Thuốc chống ngứa do thoát vị nội xốp lan rộng.
  • Dược phẩm kháng viêm.

Ngoài ra bác sĩ còn có thể chỉ định cho dùng những thực phẩm chức năng tốt cho xương khác. Khi mua về sử dụng, người bệnh nên kiểm tra kỹ thông tin của dược phẩm. Đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị để đảm bảo dùng đúng liều lượng, hết đợt. Tránh sử dụng ngắt quãng, thiếu hoặc thừa khiến khả năng rủi ro tăng cao, bệnh dễ tái phát.

Thoát vị nội xốp nên ăn gì, kiêng gì? Cách phòng bệnh

Do tính chất âm thầm và biểu hiện lặng lẽ của bệnh nên nhiều người có thể không biết đến hoặc chủ quan với bệnh thoát vị đĩa đệm nội xốp. Trên thực tế, đây là bệnh khá nguy hiểm, khó chữa nhưng có thể phòng ngừa từ sớm.

Theo đó, việc xây dựng dinh dưỡng, điều chỉnh tư thế, thói quen sinh hoạt có thể giúp ích phần nhiều. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để ngừa thoát vị nội xốp bạn nên ăn:

Thực phẩm tốt cho xương
Thực phẩm tốt cho xương
  • Thực phẩm giàu canxi: Các nguồn cung canxi từ nhiều loại cá, tôm, rau xanh đạm, bông lơ xanh và đậu nành sẽ giúp xương chắc khỏe. Nếu bổ sung hàng ngày, bạn không chỉ ngừa được nguy cơ thoát vị nội xốp mà còn tránh loãng xương và nhiều bệnh ở khớp.
  • Nhóm giàu Glucosamine, Chondroitin: Chúng có trong những món hầm như canh sườn, sụn bò… Đây là những chất có tầm quan trọng lớn trong việc tái tạo sụn khớp, giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm nói chung.
  • Omega 3: Dưỡng chất này thường có ở cá ngừ, một số loại hạt khô. Khi dung nạp vào cơ thể sẽ giúp người bệnh xương khớp hạn chế viêm và đau nhức.
  • Vitamin D, C, E, B: Có trong rất nhiều loại rau xanh và trái cây chúng ta ăn hàng ngày. Nó không chỉ hỗ trợ giảm đau, kháng viêm mà còn làm chậm quá trình lão hóa ở xương và nhiều bộ phận khác.
  • Uống đủ nước.

Bên cạnh đó cần kiêng:

  • Các đồ ăn làm sẵn hoặc tẩm ướp cay nóng, chiên dầu khiến cơ thể dung nạp nhiều chất béo có hại cho cấu trúc xương.
  • Nhóm thực phẩm giàu đạm, photpho như thịt chó. Chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa canxi, khiến bệnh nặng lên.
  • Tránh dùng chất kích thích làm xương cột sống bị tăng phản ứng viêm tại vị trí lệch đĩa đệm.

Điều chỉnh sinh hoạt để phòng bệnh

Bên cạnh việc ăn uống cần xây dựng đúng thực đơn thì sinh hoạt thế nào tốt cho xương cũng có tác động không nhỏ. Bạn nên:

  • Tránh mang vác nặng trong thời gian dài hoặc đột ngột. Cần phân bố đều lực và vừa đủ để bảo vệ xương cùng các cơ.
  • Thường ngày nên dành thời gian vận động thể thao vừa sức để xương khớp được điều hòa trơn tru.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để cột sống phải tải trọng lượng quá lớn mỗi ngày.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và kiểm tra ngay nếu có biểu hiện của thoát vị nội xốp.

Thoát vị đĩa đệm nội xốp và những thông tin quan trọng cần biết đã được nêu ở trên. Người bệnh nên tham khảo để hiểu thêm, đồng thời chủ động phòng ngừa, chăm sóc và điều trị từ sớm.

5/5 - (1 bình chọn)
Thoát Vị Đĩa Đệm Thể Trung Tâm Là Gì Và Cách Chữa Trị
Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì và cách chữa trị
Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm có gì khác biệt? Hiểu đúng về tình trạng bệnh sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ, sẵn sàng ứng phó với…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *