Viêm da tiết bã ở mặt: Nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị hiệu quả

Viêm da tiết bã ở mặt (hay còn gọi là viêm da dầu) là tình trạng viêm da mãn tính xảy ra tại vùng da mặt. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là da bị nổi ban đỏ, có nhờn và vảy khô, gây mất thẩm mỹ. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, việc hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng nhận biết sẽ giúp người bệnh tìm ra biện pháp chăm sóc, điều trị bệnh hiệu quả.

Viêm da tiết bã ở mặt là bệnh gì?
Viêm da tiết bã ở mặt là bệnh gì?

Viêm da tiết bã ở mặt là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm da tiết bã là bệnh lý da liễu mãn tính, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Trong đó, đối tượng bị tình trạng này phổ biến nhất là người trưởng thành.

Biểu hiện đặc trưng của viêm da tiết bã ở mặt là hiện tượng da mặt tiết nhiều bã nhờn, đỏ và bong vảy. Bệnh xảy ra do sự rối loạn của tuyến bã nhờn. Bên cạnh đó, nó còn liên quan đến sự phát triển quá mức của nấm Malassezia và các yếu tố nội, ngoại sinh khác.

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở mặt

Viêm da tiết bã ở mặt còn hình thành do nhiều yếu tố khác, điển hình như:

  • Da mặt tiết nhiều dầu: Vùng da mặt của chúng ta thường có các dạng: Da nhờn, da khô, da hỗn hợp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người nào có làn da nhờn thì cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã cao hơn người có da mặt khô.
  • Vệ sinh da mặt chưa đúng cách: Hoạt động bài tiết ở da mặt thường mạnh hơn các vùng da khác. Nếu cách vệ sinh chưa đúng, lỗ chân lông trên mặt dễ bị ứ đọng bã nhờn. Cùng với các bụi bẩn tấn công từ bên ngoài sẽ khiến da bị tổn thương.
  • Rối loạn hormone: Nồng độ hormone biến đổi đột ngột sẽ kích thích các triệu chứng viêm da dầu ở mặt. Đây là lý do khiến những người đang dậy thì hoặc mang thai, hậu sinh dễ bị viêm da tiết bã ở mặt nhiều hơn nhóm đối tượng khác.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ làn da khỏi tác nhân gây bệnh. Khi hệ miễn dịch yếu đi, da mặt dễ bị tấn công, hình thành triệu chứng viêm da dầu.
  • Chế độ ăn: Các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, đồ cay có khả năng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây viêm da dầu.
  • Thời tiết: Viêm da dầu ở mặt thường phát triển mạnh vào mùa đông. Bởi vì lúc này, da bị khô, dễ tổn thương nên các triệu chứng bệnh dễ bộc phát.
  • Nguyên nhân khác: Một số vấn đề về tâm lý như stress, lo âu, trầm cảm có thể dẫn đến tình trạng viêm da tiết bã ở mặt.

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã ở mặt

Bệnh viêm da dầu ở mặt khá lành tính, thường không gây ngứa như các bệnh chàm, viêm da dị ứng… Tuy nhiên, vì xuất hiện trên mặt nên nó lại làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến người bệnh tự ti về vẻ ngoài của mình. Khi bị viêm da tiết bã ở mặt, người bệnh thường có các triệu chứng như:

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã ở mặt
Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã ở mặt
  • Bề mặt vùng da bệnh bằng phẳng hơn so với những vùng da khỏe mạnh.
  • Trên vùng da bệnh có mảng da màu đỏ hoặc hồng.
  • Da tiết nhiều chất nhờn, gây cảm giác trơn, bóng.
  • Mặc dù bề mặt da có nhiều dầu nhưng lớp biểu bì của da lại khô, dễ bong vảy.
  • Nếu vùng da bệnh là các nếp gấp (ở cánh mũi) thì các tổn thương sẽ xuất hiện đối xứng ở cả hai bên.

Những biểu hiện này thường biểu hiện quanh cánh mũi, dưới lông mày, cằm và má. Sau một thời gian, bệnh có thể lan đến viền tóc, dưới cổ. Một số trường hợp có thể bị cả ở ngực.

Bệnh viêm da dầu ở mặt có lây không? Có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, cố vấn chuyên môn của Center For Health Reporting, viêm da dầu ở mặt có liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch và cơ địa người bệnh. Quá trình hình thành bệnh này cũng không phải do virus hay vi khuẩn. Vì vậy, bệnh không lây từ người này sang người khác nhưng có tính di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh này thì con cũng có khả năng bị bệnh.

Thêm vào đó, tình trạng này có thể lan rộng từ vùng da khỏe sang vùng da bệnh. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị cả ở đầu hoặc dưới ngực.

Trả lời cho câu hỏi “viêm da tiết bã ở mặt có nguy hiểm không”, bác sĩ Nhuần cho biết: Bệnh lý này tương đối lành tính, không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe hay tính mạng người bệnh. So với nhiều bệnh da liễu khác như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng thì viêm da dầu không gây ngứa ngáy, sưng viêm… Đồng thời, bệnh lý này cũng không làm phát sinh ra tình trạng bội nhiễm, tổn thương da mức độ nặng.

Tuy nhiên, viêm da dầu ở mặt lại rất dai dẳng, dễ tái phát và khó trị dứt điểm. Vì xảy ra tại vùng da mặt nên người bệnh bị ảnh hưởng nhiều về thẩm mỹ khiến họ có tâm lý e ngại, tự ti, căng thẳng, ngại giao tiếp.

Trong một số trường hợp, nếu chăm sóc, điều trị bệnh sai cách, bệnh có thể để lại sẹo trên da. Để không bị “xuống sắc” vì viêm da tiết bã ở mặt, người bệnh nên sớm thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt có tự khỏi không? Có chữa được không?

Bác sĩ Nhuần cũng cho biết thêm, bệnh viêm da tiết bã không thể tự khỏi hết nếu không được điều trị. Hơn nữa, bệnh còn tiến triển ngày càng nặng. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh dễ tái phát khi gặp điều kiện phù hợp. Lúc này, việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Viêm da tiết bã ở mặt có tự khỏi được không?
Viêm da tiết bã ở mặt có tự khỏi được không?

Bệnh viêm da tiết bã thuộc dạng bệnh tự miễn, đến nay chưa có thuốc điều trị triệt để. Tuy nhiên, có thể làm dứt các triệu chứng của bệnh bằng cách sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị. Nếu kết hợp với chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý, bệnh sẽ không bùng phát trong thời gian dài.

Người bệnh nên ăn các loại rau xanh, trái cây tươi có chứa nhiều vitamin C, E. Bên cạnh đó, nên sử dụng các thực phẩm giàu Omega 3 khác để tăng cường sức khỏe và bảo vệ làn da. Ngoài ra, nên giữ tinh thần thoải mái, vệ sinh làn da thật sạch và không sử dụng mỹ phẩm có hóa chất độc hại…

Những điều này sẽ hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm da tiết bã ở mặt tốt hơn.

Cách chẩn đoán viêm da tiết bã trên mặt. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trong trường hợp các triệu chứng viêm da tiết bã ở mặt xuất hiện và phát triển mạnh, người bệnh nên đi khám bác sĩ. Hiện nay đã 3 có phương pháp chẩn đoán viêm da tiết bã ở mặt được sử dụng phổ biến:

  • Chẩn đoán dựa trên các đặc điểm lâm sàng: Bác sĩ sẽ xem xét các thương tổn trên da, xác định thời gian bệnh bắt đầu khởi phát, vị trí da tổn thương.
  • Xét nghiệm cận lâm sàng: Là cách nuôi cấy và soi trực tiếp lên vùng da bị bệnh để kiểm tra tình trạng phát triển của vi nấm Malassezia
  • Thiết sinh mô bệnh học: Phương pháp này nhằm phân biệt các dạng bệnh lý cùng có dấu hiệu bong da là: Vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn. Trường hợp bị vảy nến, trong da có sự tăng sinh của nhóm trung gian hóa học. Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở các phần khuỷu tay, nếp gấp. Còn viêm da tiết bã thường có sự hiện diện của nấm men.

Những bệnh nhân bị viêm da tiết bã có nguy cơ bị bội nhiễm, hoặc tái phát nhiều lần, để lại sẹo, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp trị liệu bằng thuốc Tây. Một số trường hợp đặc biệt có thể phải sử dụng phương pháp quang hóa trị liệu.

Các cách điều trị viêm da tiết bã phổ biến hiện nay

Viêm da tiết bã ở mặt có nhiều cách điều trị. Mỗi cách trị liệu lại phù hợp với từng tình trạng bệnh. Vì vậy, muốn chữa bệnh này vừa an toàn vừa hiệu quả, cần xác định rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh.

Cách chữa viêm da dầu ở mặt tại nhà

Những người mới bị viêm da tiết bã nhờn hoặc bị ở mức độ nhẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian chữa trị tại nhà. Dưới đây là một số cách chữa được nhiều người áp dụng và đánh giá cao.

Chữa viêm da dầu ở mặt bằng dầu dừa

Với khả năng diệt khuẩn, làm mềm da, giảm khô da, hạn chế bong vảy, dầu dừa được nhiều người dùng để chữa viêm da dầu và dưỡng da hiệu quả.

Dầu dừa trị viêm da tiết bã ở mặt
Dầu dừa trị viêm da tiết bã ở mặt

Cách chữa:

  • Bước 1: Làm sạch bụi bẩn và chất nhờn trên da mặt và lau khô.
  • Bước 2: Pha dầu dừa với tỉ lệ 9 phần dầu dừa, 1 phần nước lọc.
  • Bước 3: Bôi hỗn hợp dầu dừa vừa pha lên mặt.
  • Bước 4: Massage thật kỹ các vùng da bị tổn thương.
  • Bước 5: Để nguyên như vậy trong khoảng 10 phút cho dầu dừa thấm vào da.
  • Bước 6: Cuối cùng, đi rửa mặt với nước hơi âm sao cho thật sạch.

Người bệnh nên tiến hành cách làm này mỗi buổi sáng, trưa, tối hàng ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Dùng nha đam chữa viêm da tiết bã ở mặt

Không chỉ có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa da, nha đam còn có khả năng trị viêm da dầu ở mặt rất tốt. Nha đam có khả năng kháng viêm, tẩy tế bào chết và ngăn vi nấm kích thích viêm da tiết bã.

Cách thực hiện bài thuốc chữa bệnh này bằng nha đam như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 lá nha đam, rửa sạch, cắt bỏ phần vỏ, để lại phần gel nha đam bên trong.
  • Bước 2: Rửa mặt thật sạch với nước hơi ấm để loại bỏ bớt bã nhờn và bụi bẩn.
  • Bước 3: Lau khô da mặt bằng khăn mềm rồi bôi gel nha đam lên.
  • Bước 4: Massage nhẹ nhàng quanh mặt rồi chờ cho lớp gel vừa bôi khô lại.
  • Bước 5: Bôi tiếp lớp gel nha đam thứ hai lên. Lần này massage thật kỹ những vùng da tổn thương.
  • Bước 6: Khi lớp gel thứ hai khô lại thì đi rửa mặt với nước ấm và lau khô.

Lưu ý: Bạn có thể thêm chanh tươi trộn với nha đam để tăng hiệu quả trị bệnh.

Nên tiến hành cách làm này mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Thực hiện cho đến khi hết dấu hiệu của bệnh.

Chữa viêm da tiết bã ở mặt bằng mật ong

Mật ong cũng là một trong những dược liệu làm đẹp da nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đây còn là thuốc chữa viêm da tiết bã ở mặt. Mật ong cũng có khả năng kháng khuẩn và dưỡng ẩm cho da tương tự nha đam. Người ta thường sử dụng mật ong để chữa bệnh này như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, cần rửa mặt thật sạch với nước ấm để loại bỏ bớt bụi bẩn, tế bào da chết.
  • Bước 2: Tiếp theo, dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng cho da mặt hết nước.
  • Bước 3: Thoa mật ong nguyên chất lên da mặt. Chú ý massage nhẹ nhàng các vùng da tổn thương. Bạn cũng có thể thêm một chút nước cốt chanh vào để tăng tính kháng khuẩn.
  • Bước 4: Để nguyên từ 5 – 10 phút để mật ong thấm vào da.
  • Bước 5: Sau khi mật ong đã khô lại thì đi rửa mặt với nước ấm để làm sạch da.

Nên thực hiện cách chữa này hàng ngày vào buổi sáng và tối, hoặc khi da tiết nhiều chất nhờn.

Xóa sạch dấu hiệu viêm da tiết bã ở mặt với dầu cám gạo

Dầu cám gạo cũng có tác dụng giống như dầu dừa. Người bệnh viêm da tiết bã ở mặt dùng loại dầu này có thể giảm được tình trạng tiết chất nhờn trên da, dưỡng ẩm, làm mềm da, chống lão hóa da. Bài thuốc này thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần:

Dầu dừa tốt cho người bị viêm da tiết bã ở mặt
Dầu dừa tốt cho người bị viêm da tiết bã ở mặt
  • Bước 1: Rửa mặt thật sạch với nước ấm rồi lau khô để loại bỏ bớt bã nhờn và tạp chất.
  • Bước 2: Lấy một lượng dầu gạo vừa đủ thoa đều lên da mặt. Nên xoa kỹ các vùng da tổn thương.
  • Bước 3: Để nguyên trong khoảng 10 phút cho dầu gạo thấm đều vào da.
  • Bước 4: Cuối cùng, đi rửa lại mặt cho thật sạch.

Kiên trì tiến hành cách làm này mỗi ngày cho đến khi dấu hiệu bệnh thuyên giảm hẳn.

Các cách chữa viêm da dầu theo dân gian rất đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý thử trước một chút ra tay trước khi sử dụng, tránh kích ứng, dị ứng. Ngoài ra, cần vệ sinh bề mặt da, nguyên vật liệu thật sạch, đảm bảo an toàn, tránh gây nhiễm trùng trong quá trình điều trị. Các mẹo dân gian tuy đơn giản nhưng hiệu quả không cao và chỉ nên áp dụng với các biểu hiện viêm da dầu nhẹ.

Điều trị viêm da dầu ở mặt bằng thuốc Tây

Bệnh nhân bị viêm da tiết bã ở mặt thời gian thời gian dài chưa khỏi cần sử dụng thuốc Tây để giảm nhanh các triệu chứng của tình trạng này. Thông thường, đối với trường hợp viêm da tiết bã ở mặt, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi.

Các loại thuốc bôi có tác dụng giảm bong vảy, ức chế nấm Malassezia và tăng cường bảo vệ da.

Hiện nay, trên thị trường có các loại thuốc bôi phổ biến là:

  • Thuốc bạt sừng: Chứa một số hoạt chất như AHA, PHA, BHA… Sử dụng khi da bong vảy nhiều. Thuốc có tác dụng làm giảm sừng hóa, điều hòa tiết bã nhờn, ngăn hình thành mụn trứng cá. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng sát trùng nhẹ.
  • Kem dưỡng ẩm: Chứa Panthenol, Zinc và Glycerin. Sử dụng cho các trường hợp viêm da tiết bã dạng nhẹ. Thuốc có tác dụng cân bằng độ ẩm , tăng cường bảo vệ da và giảm bong vảy tại các vùng da bị ảnh hưởng.
  • Thuốc kháng nấm dạng bôi: Gồm Ciclopirox và Ketoconazole. Dùng khi vi nấm Malassezia có dấu hiệu phát triển mạnh. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của loại nấm kích thích viêm da tiết bã nói trên.
  • Thuốc bôi ức chế calicineurin: Có tác dụng chống viêm, giảm tiết bã nhờn, sưng đỏ. Loại thuốc này không gây teo da, giãn mao mạch, không gây mụn trứng cá nên được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân viêm da dầu ở mặt.
Thuốc bôi chữa viêm da tiết bã ở mặt
Thuốc bôi chữa viêm da tiết bã ở mặt

Ngoài ra, những trường hợp bệnh có nguy cơ lan sang các vùng da đầu, ngực… thì có thể cân nhắc sử dụng thuốc đường uống. Đó là các thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng histaminne H1.

Trị viêm da tiết bã ở mặt theo Đông y

Bên cạnh những cách chữa trong dân gian, chữa viêm da tiết bã ở mặt theo Đông y cũng được nhiều người lựa chọn. Các bài thuốc cổ truyền thường an toàn, lành tính và có thể thực hiện ngay tại nhà. Người bệnh thường sử dụng 2 bài thuốc uống sau đây cải thiện tình trạng viêm da dầu.

Bài thuốc số 1: Uống kim ngân hoa và một số thảo dược

Thành phần dược liệu (mỗi loại 20g):

  • Kim ngân hoa.
  • Bồ công anh.
  • Hoàng cầm.
  • Sinh địa.
  • Khổ sâm.
  • Tang bì.

Cách sắc:

  • Bước 1: Rửa sạch các thuốc bằng nước.
  • Bước 2: Bỏ tất cả vào ấm, thêm khoảng 1 lít nước rồi đun sôi.
  • Bước 3: Khi nước sôi thì cho lửa nhỏ lại và đun tiếp sao cho nước cạn còn khoảng ⅓.
  • Bước 4: Chia phần thuốc đó ra làm 3 phần, uống hết trong ngày.
  • Bước 5: Lặp lại tương tự nhiều ngày cho đến khi hết biểu hiện bệnh.

Bài thuốc số 2: Uống ké đầu ngựa

Thành phần dược liệu:

  • Ké đầu ngựa: 20g.
  • Cỏ mần trầu: 20g.
  • Bồ công anh: 20g.
  • Cam thảo đất: 20g.
  • Hoa kim ngân: 20g.
  • Thổ phục linh: 20g.
Chữa viêm da tiết bã ở mặt bằng thuốc Đông y
Chữa viêm da tiết bã ở mặt bằng thuốc Đông y

Cách sắc:

  • Bước 1: Rửa sạch các loại thảo dược rồi để ráo nước.
  • Bước 2: Cho các dược liệu vào ấm, đổ thêm 1 lít nước sạch.
  • Bước 3: Đun vừa lửa cho đến khi nước sôi thì đun nhỏ lửa. Khi nước cạn còn khoảng ⅓ thì tắt bếp.
  • Bước 4: Chắt nước đã sắc chia làm 3 phần, uống hết trong ngày.

Tiến hành tương tự nhiều ngày cho đến khi hết biểu hiện bệnh.

Những bài thuốc trên có thể kết hợp với các bài thuốc ngâm rửa trong dân gian để gia tăng hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng những cách chữa này khi bệnh còn nhẹ.

Lưu ý cách phòng ngừa viêm da dầu ở mặt

Viêm da tiết bã ở mặt là bệnh mãn tính nhưng có thể phòng ngừa tái phát. Bằng cách điều trị bệnh từ sớm, kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe thật tốt, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các dấu hiệu của bệnh viêm da dầu. Để ngừa tình trạng viêm da dầu, bác  sĩ Nhuần khuyên bạn nên:

  • Rửa mặt ít nhất 2 lần/ ngày bằng sữa rửa mặt chiết xuất từ tự nhiên, có độ pH 5.5. Nên chọn các loại mỹ phẩm không chứa xà phòng, hương liệu hóa học và hóa chất bảo quản.
  • Khi đi ra ngoài cần sử dụng các biện pháp chống nắng và đeo khẩu trang.
  • Đi ngủ trước 10h đêm. Ngủ đủ giấc, kết hợp tập thể dục, thư giãn đầu óc, giải tỏa căng thẳng.
  • Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo, đường.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo da không bị khô, thiếu nước. Nên uống nước ion kiềm sau khi vận động mạnh để đưa nước đến tế bào da nhanh hơn.
  • Đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ, ít bụi bẩn, vi khuẩn.

Viêm da tiết bã ở mặt tuy không nguy hiểm nhưng là bệnh mãn tính, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ. Bạn không nên chủ quan nếu mắc bệnh này. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh bị bội nhiễm.

Bạn đọc có mong muốn được tư vấn rõ hơn về tình trạng viêm da tiết bã của bản thân, liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia.

XEM THÊM:

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (39)

  1. Trường An says: Trả lời


    Da mặt em đổ dầu rất nhanh, sáng nào ngủ dậy cũng như chảo mỡ, dù vậy nhưng da em lại bị viêm sưng đỏ, bong tróc ngứa rất nhiều mà không dám gãi mạnh. Em đi khám bác sĩ kết luận là em bị viêm da dầu có bôi thuốc nhưng không khỏi được hoàn toàn, cứ một thời gian lại lên. Hiện em thời tiết hanh khô da em vẫn bong tróc rất nhiều, xin mọi người giúp đỡ với

    1. Lê Quốc Minh says: Trả lời


      Em bị viêm da dầu rồi, em rửa sạch mặt bằng sửa rửa mặt cetaphil, rồi pha dầu dừa với nước lọc theo tỉ lê 9:1 bôi lên mặt, mát xa nhẹ nhàng trong 10p rồi rửa bằng nước ấm. Làm liên túc ngày 3 lần như vậy da sẽ đủ ẩm và giảm bong tróc nhé

    2. Ngọc Mai-Hà Giang says: Trả lời


      Đừng bạn ơi, dầu dừa cẩn thận, dễ bị bí lỗ chân lông lắm. Mình bị viêm da dầu cũng bôi dầu dừa như vậy, mụn lên ồ ạt luôn, bạn uống nhiều nước và mua thêm thuốc kẽm về bổ sung kiềm dầu

    3. Đức Hùng says: Trả lời


      Bạn mua BHA của obagi về bôi cách ngày giúp loại bỏ lớp da bong tróc, điều tiết bã nhờn.

  2. Ái Khanh says: Trả lời


    Vùng rìa da đầu mình từ dưng hơi đỏ đỏ, bong vảy trắng, cứ nghĩ dầu gội không hợp nên bị gàu, mà da mặt mình vốn là da dầu, khi nào cũng bóng nhớt vậy, thỉnh thoảng hơi ngứa ngứa, có khi nào là bị viêm da tiết bã ở vùng mặt khôngVùng rìa da đầu mình từ dưng hơi đỏ đỏ, bong vảy trắng, cứ nghĩ dầu gội không hợp nên bị gàu, mà da mặt mình vốn là da dầu, khi nào cũng bóng nhớt vậy, thỉnh thoảng hơi ngứa ngứa, có khi nào là bị viêm da tiết bã ở vùng mặt không

    1. Nguyễn Thị Kim Ngân says: Trả lời


      Ban đầu em cũng bị như chị, sau da nó bong rộng ra lông mày, má, cổ, mụn đầu trắng nổi cả mặt, em cũng đã đi da liễu khám mà không ăn thua xong em phải uống thuốc đông y an bì thang bên chỗ trung tâm da liễu 2 tháng, may mà khỏi chứ không thôi đi mặt tiền

    2. Phương Ngân says: Trả lời


      Tớ cũng ưa dùng đông y hơn vì cơ bản là không bổ trong cũng bổ ngoài, cơ mà thuốc này có những loại nào vậy bạn, có hiệu quả không

    3. Chí Thịnh_Cửa kính says: Trả lời


      Thuốc gồm 3 loại đúng là “bổ trong bổ ngoài” đấy :)) Loại rửa an bì thang đặc trị viêm da cách dùng là nấu 2 gói lên pha loãng 1 tẹo rồi rửa mặt sáng tối 2 lần, an bì thang giải độc tiêu viêm mỗi ngày sau khi ăn xong 30 phút thì lấy 2 viên hòa tan với nước rồi uống, còn 1 loại nữa là an bì thang dạng cao bôi dùng để giảm ngứa. Mình thấy dùng thuốc này vừa tác động bên trong và bên ngoài nên mới điều trị dứt điểm cái bệnh viêm da tiết bã này

      1. Thanh Đức says:


        Thuốc này chỉ mua loại bôi thôi thì bao lâu là khỏi ạ, da em giờ mụn mèn, dầu tùm lum nhìn ghê quá

      2. Chí Thịnh_Cửa kính says:


        Phải dùng kết hợp cả bôi, rửa mặt và uống luôn, 2 tháng là khỏi, ai nặng thì nên 3 tháng. Trong khi dùng có gì không rõ là cứ hỏi bác sĩ

      3. Thiện Uy says:


        Vấn đề quan trọng là có chữa khỏi thật không và có tái phát không em

      4. Trần Đặng Bích Liên says:


        Theo đúng liệu trình của bác sĩ thì sẽ khỏi hẳn anh nhé, sau đó thì anh cần bảo dưỡng, chăm sóc kỹ lưỡng, mà em chưa nghe ai trị xong bị tái phát đâu, mọi người tham khảo thêm bài này để nhận định chính xác hơn nè https://www.tapchidongy.org/bai-thuoc-an-bi-thang.html

      5. Nhật Thảo says:


        Tui trị viêm da tiết bã bằng thuốc đông y an bì này cách đây đã 3 năm rồi. Trước kia da thường ửng đỏ, mụn không nổi nhiều nhưng ngứa ngáy, hay bong chỗ khóe mũi, cằm, rìa tóc, dù tui có uống thuốc kháng sinh mạnh để ức chế, bôi thuốc bên ngoài, dưỡng da bằng mật ong nhưng da vẫn không cải thiện. Sau này tui được mách cho thuốc an bì này, lần đó đến khám được bác sĩ kê thuốc cho điều trị là khỏi đó

  3. Nguyệt Mỹ Trần says: Trả lời


    Tôi bị viêm da tiết bã vùng đầu, tai, rìa tóc, bong vẩy trắng, ngứa, có mụn ẩn, mụn viêm. Tôi đi khám bác sĩ bảo là bị viêm da tiết bã ở mặt và cho uống kháng sinh ciclopir và thuốc bôi calinerin. Tôi dùng hơn 1 tháng vẫn chưa thấy hiệu quả nên định đổi sang uống thuốc đông y an bì thang, mọi người có ai dùng thuốc này chưa chứ chữa nhiều chỗ mà không khỏi cũng nản

    1. Đỗ Thanh Lan says: Trả lời


      Mình bị viêm da tiết bã đã mấy năm do rối loạn hormone tuổi dậy thì, da đổ dầu rất nhiều, sần, đỏ, bong vảy mỏng. Mình đã đi chữa nhiều nơi, hốt cả thuốc bắc về uống hy vọng sẽ khỏi bệnh những ngày qua tháng lại vẫn y nguyên vậy, nhiều lúc dầu nhiều quá da bí nổi cả rổ mụn. Rồi nhờ được một người bạn giới thiệu, mình đã biết được trung tâm da liễu đông y Việt nam, đến đó để bác sĩ khám, kiểm tra da, xong xuôi rồi mới kê cho thuốc an bì thang này về dùng. Thuốc của mình có cả 3 loại uống, rửa, bôi như trên bài viết có nói đấy. Mình dùng được 15 ngày thấy da giảm ngứa và ít bong hơn, sau 1 tháng thì đỡ rất nhiều rồi. Mình dùng sang tháng thứ 2 là da đã bình thường, ít đổ dầu và không ngứa nữa, cũng không còn tình trạng bong vảy, da mềm hơn, hết tháng thứ 2 thì quao mọi thứ đã ổn định. Mình uống thêm nửa tháng thuốc nữa. Giờ mình chỉ cần làm sạch và không dùng các loại sữa sửa mặt hóa chất, chuyển hẳn sang các loại tự nhiên luôn.

      1. Hải Thủy says:


        Thuốc có đắng lắm không ạ, em sợ đắng quá uống không nổi

      2. Mai Như Ngọc says:


        Mới đầu chưa quen sẽ thấy hơi đắng đấy nhưng thuốc đắng giã tật mà. Mới cả thuốc này ngoài thuốc uống ra còn có thuốc bôi và thuốc rửa nữa

    2. Tố Viết Đăng says: Trả lời


      Tôi mỗi khi dùng thuốc là nghiên cứu kỹ lắm, đọc review rồi lên mấy diễn đàn xem người ta bình luận sao mới mua thuốc. Tôi có tìm hiểu qua thì an bì thang này toàn là thảo dược có tác dụng tiêu viêm, giải nhiệt khá lành tính mà còn trị dứt điểm bệnh viêm da dầu này nên mới tới khám lấy thuốc về dùng. Cũng may là tôi hợp thuốc nên đã khỏi bệnh bây giờ cũng hơn nửa năm da vẫn ok

    3. Gia Thụy_2000 says: Trả lời


      Ở Gia Lai thì mua thuốc này ở tiệm thuốc nào vậy ạ

      1. lih miên says:


        Trung tâm da liễu chỉ có cơ sở ở 123 Hoàng Ngân, Hà Nội thôi. Nếu ở Gia Lại, cậu để thôg tin liên lạc tại đây hoặc liên hê số 0972 196 616 để được tư vấn và khám chữa bệnh qua điện thoại nhé

      2. Hữu Phúc says:


        Khám từ xa vậy mình nhận thuốc kiểu gì vậy bạn? mà ở xa bác sĩ khám vậy có tin tưởng được không

      3. đặng đức khôi says:


        Bác sĩ thông qua triệu chứng và có thể cả hình chụp em gửi zalo để chẩn đoán bệnh, sau đó kê thuốc và gửi về tận nhà qua bưu điện. Trong thời gian em dùng thuốc bác sĩ vẫn sẽ sát sao xem diễn biến và tình trạng bệnh của em bằng cách gọi điện hoặc nhắn zalo nên em cứ yên tâm

  4. Summer 19 says: Trả lời


    Thuốc an bì thang trị viêm da bã tiết này cụ thể phải uống bao lâu mới khỏi hẳn thế

    1. Kiến nhân says: Trả lời


      Em được tư vấn là khoảng 2-4 tháng tùy mỗi người, nhưng em mới uống 1 tháng đã đỡ rất nhiều rồi

    2. Thụy Minh Lê says: Trả lời


      Bé nhà mình 13 tuổi mới dậy thì, hay bị rối loạn kinh nguyệt nên mặt nhiều mụn, da dầu, ngứa, mình quan sát thấy da bong li ti, có chỗ da sần dày. Mình đưa con đi khám thì bác sĩ kết luận viêm da bã tiết, có cho thuốc về uống nhưng được 1 thời gian lại bị lại, không biết con mình dùng được thuốc này không, tuổi này chắc dùng được nhỉ

      1. Tiên Cát says:


        13 tuổi chứ có phải bé bỏng như 13 tháng đâu mà không dùng được cơ chứ. Bạn cứ liên hệ với nhà thuốc để mà được tư vấn khám điều trị

  5. Đê la thành says: Trả lời


    Mọi người có thể cho tớ xin cách chăm sóc da bị viêm da tiết bã mặt và cách nào để trị khỏi, ngăn ngừa bệnh tái lại

    1. Nhã Phương says: Trả lời


      Bạn nên dùng các loại sửa rửa mặt dịu nhẹ như cetaphil, cerave, thậm chí dùng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn trên mặt cũng tốt. Cần phải uống nhiều nước và chống nắng kỹ, nhớ là phải đi ngủ sớm, dùng điện thoại, máy tính ít thoai. Nên giặt cả khăn mặt, chăn gối thường xuyên để tránh bụi bẩn, vi khuẩn bám vào mặt

    2. Trần Thiên Thùy says: Trả lời


      Ăn nhiều trái cây ak em, cam chanh bưởi… nhưng nên kiêng nhãn, xoài, sầu riêng ăn vào nóng người dễ nổi mụn thêm nhé, ăn thêm nhiều rau như rau chân vịt, cải mâm xôi…Không nên uống cà phê, bia, nước ngọt, ăn nhiều đồ nhiều chất béo, tinh bột. Thoải mái thư giãn, đừng stress và một ly chanh nóng cho khởi đầu buổi sáng rất tốt

    3. Hương Quế says: Trả lời


      Uống tinh dầu hoa anh thảo vs kẽm bio, mát sa nhẹ nhàng da mặt bằng mật ong 2 lần sáng tối, em vừa uống và bôi mật vậy thấy đỡ tẹo tẹo chứ vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi hẳn, vẫn đang lót dép hóng các diễn đàn

  6. Khả An_33t says: Trả lời


    Hồi con gái chả bao giờ nổi mụn, da láng, bỗng dưng sinh con xong, da đổ quá trời dầu, mụn nổi không ngừng, đi khám da liễu mới biết bị viêm da dầu, mua bao nhiêu là thuốc bôi ngoài da mà không hết, da khô lại ngứa, mà thuốc kháng sinh bác sĩ kê đây thì chưa dám uống do bé nhà mình vẫn còn đang ti. Bé nhà mình 15 tháng. Thế giờ uống đông y an bì thang có khỏi không, có ảnh hưởng đến con không vậy?

    1. Diệu Trúc says: Trả lời


      Y chang luôn, người ta bầu sinh xong da đẹp hơn, không hiểu sao mình lại bị viêm da, đổ dầu ngứa quá trời hà

    2. Trịnh Bảo Dương says: Trả lời


      Tớ đang dùng an bì thang đây, cũng bị viêm da tiết bã sau sinh, uống kháng sinh con nóng quá mới chuyển sang đông y an bì, dùng được hơn 1 tháng rồi, thấy dầu giảm hẳn, đỡ ngứa da, bé vẫn ổn, không táo hay khó chịu như khi uống kháng sinh

    3. Phi Cát says: Trả lời


      Em cũng rầu ơi là rầu, mặt lúc nào cũng ửng đỏ, sờ lên cứ thấy sần sần mụn ẩn hay gì ấy, ngày nào cũng rửa mặt bằng lá trà xanh mà vẫn không khỏi, cũng bôi khá nhiều loại rồi, mà giờ dùng sang thuốc này không biết khỏi được không

    4. Rô mami says: Trả lời


      Lúc con mình mới 9 tháng thì tình trạng viêm da tiết của mình nghiêm trọng hơn, da đỏ, nhờn, bong vảy và ngứa, mình cũng có mua thuốc, thực phẩm chức năng về dùng nhưng không khỏi, may nhờ được người quen giới thiệu thuốc an bì thang của TT da liễu mà khỏi đấy ạ, trị khoảng 2,3 tháng thôi, cũng nhanh lại dứt điểm nữa. Đang cho con bú dùng thuốc này vẫn được nhé. Thông tin về thuốc bạn có thể xem thêm ở đây rồi có gì cứ gọi cho bác sĩ để được tư vấn rõ https://www.trungtamdalieudongy.com/bai-thuoc-an-bi-thang-buoc-dot-pha-trong-dieu-tri-benh-viem-da-dai-dang.html

    5. Hải Liên says: Trả lời


      Thuốc ở đây rất toàn diện, cả rửa xong bôi và uống giải độc trong nữa, mình uống tầm 15 ngày thấy da bắt đã lành, hết 1 tháng thì đỡ bong da. Uống thêm 1 tháng da mặt lành, sức khỏe tốt hơn, quan sát thấy con vẫn bú tốt, ngủ đúng giờ, không quấy

    6. Ngô Thái Hữu says: Trả lời


      Thuốc an toàn, dùng tốt, chị tui mới sinh 6 hay 7 tháng gì đó đã uống được rồi

    7. Tâm Toàn 91 says: Trả lời


      Dùng 5 ngày đầu thấy dầu và ngứa hơn, qua đoạn đó thì ổn, nhanh khỏi, có điều không được ăn hải sản đâu

  7. Nguyễn Hồng Thuyết says: Trả lời


    Mình bị viêm da tiết bã ở cánh mũi, đi bệnh viện da liễu đã 2 lần nhưng không hết, bây giờ mình điều trị bằng thuốc gì mới có thể khỏi được vậy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *