Viêm họng hạt mãn tính: Cách điều trị dứt điểm, nhanh chóng
Bảng tóm tắt
Viêm họng hạt mãn tính không chỉ gây nhiều khó chịu cho người bệnh mà nó còn thể gây nhiều vấn đề sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Để điều trị dứt điểm viêm họng hạt, người bệnh phải hiểu rõ về căn bệnh này.
Viêm họng hạt mãn tính là gì?
Viêm họng mãn tính xảy ra khi các niêm mạc ở họng bị tổn thương trong thời gian dài do các tác nhân virus, vi khuẩn, bệnh lý hoặc tác động môi trường. Viêm họng mãn tính quá phát là nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt mãn tính quá phát (hay còn gọi là viêm họng hạt mãn tính).
Sở dĩ bệnh có tên là viêm họng hạt mãn tính vì khi triệu chứng viêm họng kéo dài, thành họng của người bệnh sẽ xuất hiện những hạt nhỏ có kích thước khác nhau. Những hạt này được tạo thành từ các tế bào lympho ở họng bị sưng lên do phải hoạt động liên tục để tiêu diệt vi khuẩn.
Các hạt tồn tại ở thành họng có thể khiến người bệnh ngứa cổ, đau rát họng và gặp khó khăn khi nuốt. Viêm họng hạt mãn tính thường khó điều trị và bệnh có thể tái phát nhiều lần.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt mãn tính
Viêm họng hạt mãn tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để điều trị căn bệnh này triệt để, bạn nên hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân gây viêm họng hạt mãn tính:
- Virus, vi khuẩn, một số loại nấm: Đây là 3 tác nhân thường gặp gây bệnh viêm họng hạt mãn tính. Virus, vi khuẩn và nấm có thể tấn công họng và khiến khu vực này bị viêm. Nếu không được điều trị hoặc điều trị muộn, tình trạng viêm có thể lan rộng ra khắp niêm mạc họng. Thời gian bị viêm họng càng kéo dài thì các lympho càng phải làm việc vất vả, điều này gây viêm họng hạt mãn tính.
- Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu có thể tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây viêm họng và các bệnh hô hấp khác phát triển. Sức đề kháng của cơ thể yếu cũng khiến những căn bệnh này lâu khỏi hơn. Điều này gián tiếp gây viêm họng hạt mãn tính.
- Viêm xoang: Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây viêm họng mạn tính. Khi bị viêm xoang mũi, đờm từ mũi có thể chảy xuống họng, vi khuẩn, virus gây viêm xoang có thể theo con đường này di chuyển đến họng và gây viêm họng. Đây cũng là lý do vì sao người bị viêm xoang mãn tính thường bị viêm họng mạn tính và ngược lại, người bị viêm họng mãn tính cũng thường bị viêm xoang mãn tính.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, acid từ dạ dày có thể trào ngược từ dạ dày lên thực quản và họng. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, nó có thể gây viêm họng hạt mãn tính.
- Sống trong môi trường ô nhiễm: Những người sống trong môi trường có không khí bị ô nhiễm, nhiều khói thuốc lá hoặc công nhân làm việc trong môi trường độc hại, môi trường có nhiều bụi mịn có nguy cơ cao mắc viêm họng hạt mãn tính.
- Viêm amidan mãn tính: Amidan nằm ngay cạnh họng, do vậy khi cơ quan này bị viêm, vi khuẩn, virus có thể di chuyển đến họng và gây viêm tại khu vực này. Cũng tương tự viêm xoang mãn tính, người bị viêm amidan mãn tính thường bị viêm họng hạt mãn tính.
Triệu chứng của viêm họng hạt mãn tính
Viêm họng hạt cũng có nhiều triệu chứng tương tự như viêm họng. Bệnh thường tái phát khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc khi thời tiết thay đổi. Viêm họng hạt mãn tính triệu chứng là gì? Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của căn bệnh trên:
- Ngứa họng, khó chịu ở họng: Người bệnh viêm họng mãn tính thường cảm thấy họng bị ngứa và cảm giác vướng trong họng.
- Họng bị sưng đỏ: Viêm mãn tính trong họng có thể khiến cổ họng bị sưng đỏ. Khi họng bị sưng lên, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.
- Cổ họng có hạt trắng: Triệu chứng viêm họng hạt mãn tính đặc trưng đó là họng của người bệnh xuất hiện những hạt trắng có kích thước khác nhau.
- Đau họng: Đau họng cũng là triệu chứng thường gặp của viêm họng mãn tính. Người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau âm ỉ kéo dài, thậm chí chỉ cần nuốt nước bọt thôi cũng thấy họng bị đau.
- Ho lâu ngày: Viêm họng hạt có thể khiến người bệnh ho nhiều về đêm, lâu ngày tình trạng ho khan có thể chuyển sang ho có đờm.
- Sưng hạch ở cổ: Người bị viêm họng hạt mãn tính có thể bị nổi hạch ở cổ, hạch này có thể dễ dàng được phát hiện khi người bệnh sờ vào vùng cổ.
Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh viêm họng mãn tính còn có thể bị sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, mất tiếng.
Viêm họng hạt mãn tính có nguy hiểm? Bệnh chữa khỏi không
Viêm họng hạt mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Viêm họng hạt có thể gây biến chứng ngay tại họng, nó có thể gây áp xe ở thành họng hoặc áp xe amidan. Ngoài ra, viêm họng hạt còn có thể gây viêm ở các cơ quan xung quanh, từ đó gây viêm xoang mãn tính, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Tuy hiếm gặp nhưng viêm họng hạt mãn tính còn có thể gây viêm khớp, viêm màng ngoài tim, thậm chí là ung thư vòm họng.
Do có thể gây những biến chứng nguy hiểm nên nhiều rất người bệnh đặt thắc mắc viêm họng mãn tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn không? Theo các chuyên gia, nếu được điều trị đúng cách và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, viêm họng hạt mãn tính có thể được điều trị dứt điểm.
Để quá trình điều trị viêm họng hạt đạt kết quả tốt, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được tìm ra nguyên nhân. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng người.
Cách điều trị viêm họng hạt mãn tính
Tùy vào mức độ và triệu chứng của viêm họng hạt mà người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Hiện nay, có 3 phương pháp trị viêm họng đang được nhiều người áp dụng đó là mẹo dân gian, Đông y và Tây y.
Mẹo dân gian
Nếu bị viêm họng hạt mãn tính ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để trị bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, an toàn và chi phí rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm khi trị viêm họng mãn tính bằng mẹo dân gian là hiệu quả chậm và người bị viêm họng hạt nặng không nên áp dụng cách này.
Một số mẹo dân gian trị viêm họng hạt thường được sử dụng là:
Mật ong
Không chỉ chứa nhiều vitamin, mật ong còn có chứa nhiều hoạt chất có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn. Sử dụng mật ong hàng ngày không chỉ giúp làm dịu cổ họng, giảm đau rát cổ họng mà nó còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Cách dùng mật ong và chanh để trị viêm họng hạt mãn tính:
- Chuẩn bị 2 – 3 thìa cà phê mật ong, nửa quả chanh và một cốc nước ấm.
- Cho mật ong và chanh đã chuẩn bị vào cốc nước ấm, khuấy đều để mật ong và nước chanh hòa lẫn vào nước.
- Người bệnh nên uống nước chanh mật ong 2 lần/ngày và nên thực hiện phương pháp trên trong 5 – 7 ngày để giảm bệnh được tốt nhất.
Nước ép khoai tây
Sử dụng nước ép khoai tây trị viêm họng hạt mãn tính cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Trong khoai tây có chứa nhiều thành phần giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm lành niêm mạc họng bị tổn thương hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Khoai tây rửa sạch sau đó gọt vỏ và cho vào máy ép để thu được nước ép khoai tây.
- Dùng nước ép khoai tây súc miệng và họng hàng ngày để giảm triệu chứng viêm họng hạt.
- Bạn nên kiên trì áp dụng phương pháp trên để cảm nhận hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Rau diếp cá
Trong dân gian, rau diếp cá có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu mủ nên nó thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, trong đó có viêm họng hạt mãn tính.
Cách dùng rau diếp cá để điều trị viêm họng hạt mãn tính như sau:
- Lấy một nắm rau diếp cá rửa sạch, sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn để lọc lấy nước cốt.
- Lấy nước cốt rau diếp cá đun sôi cùng với nước vo gạo. Để nước nguội sau đó chia thành 2 – 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Bạn nên kiên trì áp dụng phương pháp trên trong 7 – 10 ngày để nhận được kết quả tốt.
Xạ can
Xạ can (hay còn gọi là rẻ quạt) không chỉ là cây trồng làm cảnh mà nó còn là vị thuốc chữa viêm họng được nhiều người sử dụng. Trong xạ can (cả lá và củ) có chứa các hoạt chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn nên nó giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm các triệu chứng viêm họng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá xạ can rửa sạch, sau đó giã nát hoặc xoay nhuyễn.
- Cho một chút nước và xạ can vào giã nát, khuấy đều sau đó lọc bỏ bã.
- Lấy nước trên uống hàng ngày để giảm viêm họng.
Ngoài dùng lá xạ can, bạn cũng có thể lấy củ xạ can trộn với chút muối trắng sau đó nướng lên. Mỗi hôm bạn có thể lấy một mẩu nhỏ xạ can đã nướng để ngậm nhằm giảm ho và đau họng.
Đông y
Theo Đông y, viêm họng hạt mãn tính xảy ra do cảm nhiễm ngoại tà. Khi cơ thể bị phong nhiệt, hàn tà và dịch độc tấn công nó sẽ khiến đàm nhiệt tích tụ, từ đó làm phế khí bị tổn thương. Do vậy, để điều trị bệnh, các thầy thuốc Đông y thường kê các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ phế, tiêu viêm…
Chữa viêm họng hạt mãn tính bằng phương pháp Đông y được nhiều người tin dùng vì nó có nhiều ưu điểm như:
- Các nguyên liệu trong bài thuốc thường là thảo dược dân gian nên cực kỳ lành tính.
- Thuốc Đông y tác động trực tiếp vào căn nguyên gây viêm họng, từ đó hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
- Thuốc Đông y ít gây nhờn thuốc và không có tác dụng phụ như thuốc Tây.
Dưới đây là các bài thuốc Đông y chữa viêm họng hạt hiệu quả bạn nên thực hiện:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị kim ngân 20g; kinh giới, quả cây trúc căn, sinh địa, bạch cam toại, ngưu bàng tử, huyền sâm mỗi loại 12g; cam thảo, cát cánh mỗi loại 4g. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm và sắc lên uống hết trong ngày. Nên chia thuốc đã sắc được thành 2 lần và uống khi bụng đói.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị kinh giới 16g; sâm đen, kim ngân, địa hoàng mỗi loại 12g; vỏ rễ cây dâu, bạc hà, cỏ mực mỗi loại 8g, rẻ quạt 4g. Sắc tất cả các nguyên liệu trên sau đó chắt lấy nước thuốc. Chia thuốc thu được thành 2 phần bằng nhau và uống khi bụng đói.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị các loại thảo dược hà thủ ô, ké đầu ngựa, hoa ngũ sắc, dây vằng, bạch đồng nữ sau đó phơi khô. Mỗi lần sử dụng, có thể lấy một nắm thảo dược trên đã được phơi khô để nấu nước uống.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên, phương pháp trị viêm họng hạt mãn tính này cũng có một số nhược điểm. Thuốc Đông y trị viêm họng thường có hiệu quả chậm, do vậy người bệnh cần phải kiên trì thực hiện. Thêm vào đó, hiệu quả của phương pháp cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người và chỉ áp dụng được cho những đối tượng bị viêm họng hạt nhẹ.
Tây y
Khi viêm họng hạt mãn tính chuyển nặng, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị bệnh theo phương pháp Tây y. Bác sĩ sẽ thăm khám và xác định nguyên nhân gây viêm họng sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trường hợp bạn bị viêm họng hạt do các bệnh lý nền liên quan, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc dùng để tiêu triệt các căn bệnh đó. Khi những căn bệnh này biến mất, tình trạng viêm họng hạt của bạn cũng sẽ được cải thiện.
Có 2 phương pháp Tây y thường được sử dụng khi người bệnh bị viêm họng hạt mãn tính là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Phương pháp này chủ yếu sử dụng các loại thuốc để điều trị căn nguyên gây viêm họng và các triệu chứng của bệnh.
Thuốc điều trị căn nguyên bao gồm các loại thuốc kháng sinh chữa viêm xoang mạn tính, viêm tai giữa, viêm amidan, thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản và thuốc kháng histamin.
Các thuốc dùng để điều trị triệu chứng viêm họng hạt gồm có thuốc giảm ho, thuốc long đờm, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng viêm, thuốc sử dụng cho máy khí dung….
Các loại thuốc điều trị viêm họng hạt mãn tính kể trên có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng tuy nhiên nếu dùng liên tục nó có thể gây nhờn thuốc, kháng thuốc hoặc gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể như đau dạ dày, tiêu chảy, hạ huyết áp… Để hạn chế những tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc, tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự cho phép của người có chuyên môn.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị cho người bệnh bị viêm họng hạt mãn tính nặng hoặc khi bệnh nhân không đáp ứng với các loại thuốc điều trị. Người bệnh có thể được chỉ định đốt laser hoặc đốt lạnh để giảm viêm họng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như bệnh nhân vẫn bị viêm họng hạt tái phát sau khi điều trị vì phương pháp này chỉ có tác dụng tại vị trí có các hạt to.
Ngoài ra chi phí thực hiện thường khá đắt đỏ và không phải ai cũng có điều kiện áp dụng. Mặt khác, trong quá trình áp dụng biện pháp này, người bệnh cũng có thể gặp biến chứng chảy máu trong, nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Cách phòng ngừa viêm họng hạt mãn tính
Để tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị và giúp hạn chế viêm họng hạt mãn tính tái phát, bạn nên thực hiện một số lưu ý dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên răng. Khi răng miệng sạch, bạn ít có nguy cơ bị viêm họng hạt hơn.
- Bảo vệ cổ họng khỏi các tác nhân bên ngoài. Người bệnh nên tránh đi đến những nơi có không khí ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường độc hại. Tốt nhất, khi phải đi ra ngoài người bệnh nên đeo khẩu trang, khi về nhà nên súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý.
- Nên dùng khăn quàng cổ hoặc áo cao khổ để bảo vệ họng khi thời tiết chuyển lạnh. Mọi người cũng nên hạn chế ăn kem, uống nước lạnh…
- Không hút thuốc lá và uống rượu bia vì các hóa chất trong thuốc lá và rượu bia có thể gây tổn thương niêm mạc họng.
- Nên bổ sung vitamin, khoáng chất, thực hiện chế độ sinh hoạt và tập luyện điều độ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Uống nhiều nước hàng ngày để làm dịu cổ họng và giảm ho.
- Điều trị dứt điểm bệnh viêm họng ngay từ khi mới bị để bệnh trở thành mãn tính. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng ngay từ khi có dấu hiệu viêm họng đầu tiên.
- Không tự ý dừng thuốc điều trị khi thấy triệu chứng giảm vì nó có thể khiến vi khuẩn hoạt động trở lại và khiến viêm họng tái phát.
Nếu đang bị viêm họng hạt mãn tính, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị. Việc làm này sẽ hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!