Bệnh viêm amidan mãn tính: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Viêm amidan mãn tính – một dạng bệnh của viêm amidan thông thường với các biểu hiện diễn tiến nghiêm trọng hơn. Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà bệnh này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khó lường khác. Chủ động tìm hiểu và có phương pháp điều trị kịp thời qua thông tin trong bài viết sau đây.

Viêm amidan mãn tính - bệnh lý hô hấp nguy hiểm
Viêm amidan mãn tính – bệnh lý hô hấp nguy hiểm

Viêm amidan mãn tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan là bệnh lý hô hấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất với độ tuổi 4-10 tuổi (giai đoạn hệ miễn dịch suy yếu và amidan ở thời kì phát triển mạnh mẽ nhất). Biểu hiện của bệnh là tình trạng: Sưng đau cổ họng, khó thở, ho, khó nuốt, nghẹn họng,…

Thực chất, viêm amidan sẽ diễn tiến theo từng giai đoạn cụ thể. Khi bệnh mới khởi phát, các biểu hiện xuất hiện dồn dập, cấp tính và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nặng bệnh có thể diễn tiến trầm trọng sang mãn tính. 

Khi chuyển sang giai đoạn viêm amidan mãn tính, bệnh sẽ tái phát thường xuyên và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ gây biến chứng tại chỗ, viêm nhiễm mãn tính còn ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, thậm chí gây biến chứng toàn thân nghiêm trọng. Cụ thể, viêm amidan mãn tính có thể là căn nguyên của một số biến chứng sau đây

  • Áp xe quanh amidan: Viêm nhiễm tại amidan lâu ngày sẽ gây tổn thương vùng xung quanh khối amidan, hình thành các ổ áp xe. Đặc trưng của tình trạng này là các lớp mủ trắng bao phủ bên ngoài, kèm biểu hiện đau nhức, sốt cao. Áp xe amidan điều trị khó khăn hơn nhiều so với viêm nhiễm thông thường. Đôi khi kháng sinh cũng không hiệu quả nên người bệnh cần điều trị dứt điểm viêm amidan từ trước
  • Bệnh lý ở tai: Tai mũi họng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, nếu không điều trị viêm amidan từ sớm có thể lây lan sang tai và gây viêm tai giữa. Một số trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tai, viêm tai xương chũm, xơ hóa màng nhĩ, viêm màng não,….
  • Ung thư amidan: Viêm amidan mãn tính kéo dài còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư amidan. Bệnh tương đối khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Khi nội soi có thể thấy hai khối amidan phát triển không đều (sưng nhưng lệch về một phía), lẫn máu trong nước bọt, đau nhức tai, chảy máu tạo u,….
  • Viêm cầu thận: Đây là dạng biến chứng nguy hiểm của viêm amidan mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng lọc của cầu thận. Khi đó, thận bị suy yếu và không thể đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, tích tụ lâu ngày có thể gây suy thận (rất nguy hiểm)
  • Sốt thấp khớp: Biến chứng này hay gặp ở nhóm đối tượng 5-15 tuổi và gây ảnh hưởng cho tới giai đoạn 25-35 tuổi. Bệnh gây tổn hại lớn đến các van tim và có thể gây suy tim tương đối nguy hiểm
  • Viêm cơ tim: Tùy tình trạng người bệnh mà biến chứng viêm cơ tim có thể nhẹ hay nặng. Có một số biểu hiện đặc trưng như đau ngực, rối loạn nhịp thở, sốt, đau tức ngực, phù phổi cấp. Nhìn chung, đây là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nên cần cảnh giác trong điều trị.

Triệu chứng viêm amidan mãn tính như thế nào?

Các triệu chứng viêm amidan mãn tính tương tự như các bệnh lý hô hấp khác nhưng thường có diễn tiến nghiêm trọng hơn. Cần chú ý cảnh giác và điều trị ngay từ giai đoạn khởi phát để bệnh nhanh chóng dứt điểm. Cụ thể, cần chú ý một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau họng: Biểu hiện đau nhức cổ họng ở người bệnh diễn tiến nặng. Người bệnh đau nhiều hơn khi nuốt, nói chuyện và có trường hợp không thể ăn uống được
  • Ho nặng: Người bệnh bị ho do tác nhân đường hô hấp ảnh hưởng đến niêm mạc hầu họng. Biểu hiện ho ở mức độ nghiêm trọng hơn, nghe rõ tiếng ho đặc, có thể kèm theo dịch nhầy (trong suốt hoặc vàng/xanh). Mức độ ho tăng khi người bệnh nằm hoặc có yếu tố kích ứng đến amidan (ăn uống, nói chuyện, gặp tác nhân từ môi trường ngoài)
  • Khàn tiếng, mất tiếng: Viêm amidan mãn tính kéo dài ảnh hưởng đến dây thanh quản và gây khàn tiếng. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị mất tiếng hoặc biến đổi giọng nói hoàn toàn. 
Đau nhức dữ dội cổ họng là biểu hiện đặc trưng
Đau nhức dữ dội cổ họng là biểu hiện đặc trưng
  • Nghẹn họng: Amidan phù nề, xung huyết nghiêm trọng và có thể gây bít tắc đường thở. Người bệnh viêm amidan thường có biểu hiện nghẹn họng khi ăn, nuốt. Ở trẻ nhỏ, biểu hiện này rất dễ gây sặc khi ăn uống, khá nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời
  • Khó thở, đặc biệt về đêm: Do amidan xung huyết gây bít tắc đường thở khiến người bệnh hít thở khó khăn. Đặc biệt khi ngủ về đêm, nhiệt độ hạ thấp và tư thế nằm khiến đường hô hấp bị chèn ép nghiêm trọng hơn. Đôi khi gây hội chứng ngưng thở khi ngủ ở người bệnh
  • Miệng hôi: Viêm amidan mãn tính có thể kèm theo bài tiết dịch nhầy hoặc ứ đọng tại các hốc amidan. Trong nhiều trường hợp, khối amidan hình thành các ổ mủ trắng gây hôi miệng, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người bệnh. 

Ngoài ra tùy tình trạng người bệnh mà có thêm các triệu chứng không đặc hiệu khác. Do đó, để có chẩn đoán chính xác nhất về bệnh lý này, người bệnh nên chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp.

Viêm amidan mãn tính khi nào cần đi khám? Chẩn đoán ra sao?

Vậy, viêm amidan mãn tính khi nào cần đi khám? Người bệnh cần chủ động đi thăm khám từ khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện ban đầu của viêm amidan. Nếu để bệnh diễn tiến sang giai đoạn mãn tính, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Trong quá trình điều trị bệnh, cần đến bệnh viện ngay nếu:

  • Không thể ăn uống do nghẹn họng, nuốt vướng khó chịu, cơ thể suy nhược
  • Ngủ kém do khó thở về đêm
  • Xuất hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Ho ra dịch nhầy màu vàng/xanh/trắng đục
  • Cơ thể nhức mỏi, có thể kèm sốt, ăn uống không ngon miệng

Để có phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính hiệu quả, an toàn, người bệnh cần đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa thích hợp. Tại đây, bác sĩ kết hợp nhiều phương pháp thăm khám và chẩn đoán hiện đại để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với thể trạng người bệnh. 

Thăm khám y tế trước khi đưa ra phác đồ điều trị
Thăm khám y tế trước khi đưa ra phác đồ điều trị

Ngoài thăm khám triệu chứng lâm sàng và hỏi đáp với bệnh nhân, bác sĩ thường áp dụng các phương pháp chẩn đoán sau đây:

  • Soi họng: Dùng đèn soi được gắn thiết bị ghi hình đặc biệt dùng trong y tế để kiểm tra mức độ viêm nhiễm tại amidan. Thường kết hợp soi họng và soi tai mũi để kiểm tra mức độ lây lan của tác nhân gây bệnh đường hô hấp này, có biện pháp xử lý kịp thời nếu cần
  • Nuôi cấy dịch nhầy: Phương pháp này được chỉ định để xác định chính xác loại tác nhân gây bệnh viêm amidan mãn tính, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp. 
  • Kháng sinh đồ: Trong trường hợp tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn đường hô hấp, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện kháng sinh đồ. Mục đích nhằm tìm kiếm loại thuốc có phổ kháng khuẩn thích hợp nhất để kìm hãm và tiêu diệt các nhóm tác nhân gây bệnh. 

Điều trị viêm amidan mãn tính như thế nào?

Tùy tình trạng và mức độ viêm amidan mãn tính ở người bệnh mà bác sĩ có chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. Người bệnh có thể điều trị viêm amidan bằng thuốc Tây y, thuốc Đông y, mẹo dân gian hoặc can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.

Điều trị nội khoa với thuốc Tây y

Các nhóm thuốc Tây y đều phải dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc dùng lại đơn thuốc của người khác. Phác đồ điều trị của mỗi người bệnh là khác nhau tùy thuộc vào loại tác nhân gây bệnh và mức độ viêm nhiễm. Một số loại thuốc thường chỉ định cho trường hợp này như sau:

Thuốc kháng sinh:

Đa số tình trạng viêm amidan mãn tính được xác định do các nhóm virus, vi khuẩn đường hô hấp xâm nhập và gây nhiễm trùng. Khi đó, việc cần thiết nhất là dùng thuốc kháng sinh với mục đích kìm hãm và ngăn ngừa sự phát triển của các nhóm virus, vi khuẩn này. Một số nhóm kháng sinh thường dùng như sau:

  • Kháng sinh nhóm Penicillin: Amoxicillin; Ampicillin; Penicillin;… Nhóm kháng sinh này thường được chỉ định với nhiều mức độ bệnh. Tuy nhiên, với dạng viêm nhiễm mãn tính, liều lượng nhóm kháng sinh này thường được tăng lên. Cần cẩn trọng trong điều trị do một số trường hợp có thể bị dị ứng với Penicillin nên không thể dùng nhóm thuốc này
  • Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cefalexin; Cefotaxim; Cefoperazon;… Nhóm kháng sinh này có thể chỉ định với mức liều tương đương với kháng sinh Penicillin. Tuy nhiên, do là nhóm kháng sinh thế hệ mới nên hiệu quả điều trị được đánh giá tốt và hạn chế được khả năng gây dị ứng
  • Kháng sinh nhóm Macrolid: Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh nhóm Macrolid cho người bệnh bị viêm amidan mãn tính. Trong đó có Erythromycin, Azithromycin;… được chỉ định phổ biến. Tuy nhiên, đây là dạng kháng sinh có hoạt lực điều trị tương đối cao nên mức liều thường ít hơn.
Uống thuốc Tây y trị viêm amidan mãn tính hiệu quả
Uống thuốc Tây y trị viêm amidan mãn tính hiệu quả

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm amidan cho trẻ được bác sĩ khuyên dùng

Thuốc kháng viêm

Có nhiều dạng thuốc kháng viêm trị viêm amidan mãn tính có thể được chỉ định. Cụ thể như dạng kháng viêm tại chỗ (viên ngậm); dạng xông mũi họng (khí dung); dạng viên uống hoặc dạng tiêm (nếu mức độ viêm nhiễm nặng). Một số loại thuốc thường dùng như Prednisolone; Methylprednisolone; Triamcinolone; Fluticasone;…..

Một số loại thuốc khác

Trong một số trường hợp, tình trạng bệnh nhất định, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc giảm triệu chứng như: Thuốc giảm đau, thuốc long đờm, thuốc chống phù nề, dung dịch nước muối sinh lý,…

Tùy mức độ và các triệu chứng người bệnh gặp phải để chỉ định dùng thuốc hợp lý. Để đảm bảo an toàn và không gặp tác dụng phụ, người bệnh phải dùng thuốc theo đúng đơn đã kê. Không tự ý tăng giảm liều lượng dùng thuốc, ngưng thuốc khi chưa hết liều hoặc thay đổi loại thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ

Can thiệp ngoại khoa với viêm amidan mãn tính khi nào?

Trường hợp viêm amidan mãn tính xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm nặng, nguy hiểm, can thiệp bằng thuốc không mang lại hiệu quả tốt, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành phẫu thuật. 

Thủ thuật cắt bỏ amidan tương đối đơn giản, thực hiện dễ dàng và thường không để lại biến chứng. Tuy nhiên, không phải trường hợp viêm amidan mãn tính nào cũng cần phải thực hiện thủ thuật này. Bác sĩ thường chỉ định cắt amidan nếu:

  • Viêm nhiễm mãn tính kéo dài nhiều năm (mỗi năm tái phát nhiều lần)
  • Khối amidan sưng to, gây chèn ép nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh
  • Có dấu hiệu lây lan sang các bộ phận xung quanh hoặc bắt đầu xuất hiện biến chứng
  • Nổi hạch dưới cằm, có thể sờ rõ và cảm giác đau khi sờ vào

Nếu được chỉ định cắt amidan để dứt điểm hoàn toàn viêm amidan mãn tính, người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế đủ uy tín và chất lượng để thực hiện thủ thuật đảm bảo an toàn. 

Trong và sau quá trình thực hiện thủ thuật vẫn có thể gặp một số biến chứng như: nhiễm trùng vết cắt; xuất huyết; sốc phản vệ với thuốc gây mê;… Do đó, cần cân nhắc khi quyết định can thiệp ngoại khoa và đảm bảo thực hiện thủ thuật khi đầy đủ các điều kiện cần thiết, an toàn.

Cải thiện triệu chứng của bệnh viêm amidan mãn tính với mẹo dân gian

Nếu viêm amidan mãn tính ở giai đoạn khởi phát, các biểu hiện còn nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo điều trị tại nhà để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, vì đây đều là các mẹo được lưu truyền trong dân gian, chưa được nghiên cứu trên diện rộng nên chưa thể khẳng định hiệu quả. Do đó, chỉ nên áp dụng để cải thiện triệu chứng và dùng kết hợp với các phương pháp điều trị viêm amidan tại nhà như:

  • Súc họng với nước muối: Hòa một ít muối trắng vào nước sạch, khuấy đều. Sử dụng nước muối để súc họng, chú ý giữ trong khoang miệng khoảng 2-3 phút và nhổ đi, không nuốt. Nên dùng nước ấm để tăng độ hòa tan của muối và tránh gây kích ứng cổ họng khi dùng nước lạnh
Súc họng với muối điều trị bệnh viêm amidan mãn tính hiệu quả
Súc họng với muối điều trị bệnh viêm amidan mãn tính hiệu quả
  • Bài thuốc với lá húng chanh: Người bệnh chuẩn bị một nắm lá húng chanh tươi, rửa sạch, để ráo và đập dập. Thêm vào bát cùng 1-2 viên đường phèn và khoảng 10ml nước. Đem chưng cách thủy 10-15 phút rồi chắt lấy phần nước cốt để uống với tần suất 3-4 lần/ngày
  • Điều trị viêm amidan mãn tính với tỏi: Kết hợp tỏi với sữa tươi cũng là cách điều trị viêm amidan mãn tính. Chuẩn bị 1 củ tỏi, bóc vỏ và đập dập. Hòa với lượng sữa vừa đủ, đun trên bếp khoảng 10 phút và uống hàng ngày. Cách kết hợp này rất tốt cho các chứng bệnh hô hấp và được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ
  • Cách chữa trị với lá diếp cá: Chuẩn bị một nắm lá rau diếp cá và 2-3 thìa mật ong nguyên chất. Rửa sạch rau diếp cá, để ráo, giã nát và chắt lấy phần nước cốt. Hòa thêm vào đó lượng mật ong đã chuẩn bị, khuấy đều và uống hàng ngày.

Phương pháp Đông y trị viêm amidan mãn tính hiệu quả

Theo quan điểm trong y học cổ truyền, người bệnh bị viêm amidan mãn tính được liệt vào nhóm bệnh hư hỏa nhũ nga. Hiểu đơn giản tình trạng này là do người bệnh có phế vị bị ảnh hưởng, thiếu hụt tân dịch khiến cơ quan hô hấp bị tác động và gây viêm

Do đó, các bài thuốc Đông y dùng trong trường hợp này tập trung vào dưỡng âm, tiêu viêm, hoạt huyết, thanh phế. Có thể tham khảo các bài thuốc điều trị hiệu quả sau đây:

  • Dưỡng âm thanh phế gia giảm: Chuẩn bị bài thuốc gồm các vị dược liệu sinh địa; huyền sâm; bạch thược; đan bì; mạch môn; thiên hoa phấn; bối mẫu; địa cốt bì; cam thảo; bạc hà. Rửa tất cả vị thuốc, thêm 6 bát nước và cô cạn đến khi còn ½ lượng nước thì tắt bếp. Dùng mỗi ngày 1 thang thuốc và nên hâm nóng khi dùng thuốc
  • Ích khí thanh kim thang gia giảm: Chuẩn bị bài thuốc bao gồm huyền sâm, sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, xạ can. Ngoài ra, gia giảm thêm thạch hộc, tri mẫu khi miệng có mùi hôi; thêm bối mẫu, hạnh nhân khi bị ho khan. Sắc thuốc với lượng nước vừa đủ, uống mỗi ngày 1 thang cho đến hết.
  • Thanh hầu bổ phế thang: Một bài thuốc chuyên trị các bệnh lý hô hấp như viêm amidan mãn tính, viêm họng,…của Trung tâm thừa kế và ứng dụng Đông y Việt Nam. Với thành phần gồm các loại nguyên liệu cương tàm, phật thủ, kha tử, bạch nghệ, tân chỉ, sơn trà, quất hồng bì. Bài thuốc điều trị hiệu quả và dứt điểm cho hơn 80% người bệnh sử dụng bài thuốc. Đây cũng là phương pháp Đông y có khả năng chữa trị dứt điểm nhưng không để lại tác dụng phụ, tuyệt đối an toàn

Bị viêm amidan mạn kiêng gì, ăn gì?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng một phần đến hiệu quả điều trị bệnh viêm amidan mãn tính. Do đó, cân nhắc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Cụ thể, trong bữa ăn hàng ngày, cần lưu ý bổ sung và thực hiện kiêng khem với các nhóm thực phẩm sau đây:

  • Tăng cường nhóm rau xanh, hoa quả tươi nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch ở người bệnh
  • Cho người bệnh ăn các món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, canh, súp,… vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa dễ tiêu hóa
  • Uống nhiều nước, nên uống cả các loại nước ép hoa quả, rau củ,….tăng cường vitamin, khoáng chất cho người bệnh
  • Hạn chế ăn các món ăn nhiều gia vị cay nóng, nhiều muối, nhiều đường,….vì đều có thể gây kích ứng khối amidan gây sưng viêm nặng hơn
  • Hạn chế các món ăn dễ gây kích ứng như hải sản có vỏ (cua, sò, ốc,….) hoặc các loại hạt nhỏ (hạt bí, hạt hướng dương)
  • Hạn chế các món ăn thô ráp, cứng (bánh mì, các loại hạt vụn,….) do có thể gây vướng mắc tại cổ họng và gây ho dữ dội hơn
  • Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ do lượng dầu mỡ dư thừa vướng tại cổ họng và tăng sinh lượng chất nhầy
  • Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian điều trị hỗ trợ cải thiện các bệnh lý này nhanh chóng hơn 

Người bệnh cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá nhiều cùng một lúc vừa khó tiêu hóa vừa gây áp lực tại khoang họng. Sau mỗi lần ăn uống, nghỉ ngơi khoảng 30 phút tiến hành vệ sinh răng miệng để loại bỏ lượng thức ăn dư thừa còn sót lại quanh amidan

Biện pháp phòng ngừa viêm amidan mãn tính người bệnh cần biết

Viêm amidan mãn tính là bệnh lý nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp: 

  • Uống đủ lượng nước tối thiểu (2 lít mỗi ngày), có thể uống nước khoáng, nước ép hoa quả, nước ép rau củ,….
Uống đủ nước phòng ngừa các bệnh lý hô hấp
Uống đủ nước phòng ngừa các bệnh lý hô hấp
  • Hạn chế uống nước đá, ăn kem lạnh trong thời gian kéo dài
  • Mang khẩu trang bảo vệ đường hô hấp khi đến nơi công cộng hoặc nơi đông người
  • Vệ sinh tai mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý 
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ, hạn chế đưa tay chân lên mắt, mũi, miệng tránh tác nhân gây bệnh lây lan qua những con đường này. 
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, cân đối thời gian nghỉ ngơi với thời gian làm việc, tránh căng thẳng, áp lực quá mức trong thời gian này
  • Tăng cường luyện tập thể thao hàng ngày nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp thường gặp

Bệnh viêm amidan mãn tính  là bệnh lý hô hấp nguy hiểm, điều trị khó khăn và thời gian kéo dài. Để đảm bảo an toàn trong quá trình chữa trị, người bệnh nên chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp. Đồng thời, chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để bệnh nhanh chóng dứt điểm hoàn toàn.

4.8/5 - (6 bình chọn)
Mụn trứng cá đầu trắng hình thành do đâu và cách khắc phục
Mụn trứng cá đầu trắng hình thành do đâu và cách khắc phục
Mụn trứng cá đầu trắng thường xuất hiện bất ngờ và nhiều khiến các bạn trẻ lo lắng không biết nguyên nhân vì sao nổi mụn và cách chữa trị…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *