Trào ngược dạ dày ở bà bầu: Nguyên nhân và cách chữa an toàn

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở bà bầu thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ và thai nhi nhưng gây nhiều bất tiện ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe mẹ bầu. Để hiểu rõ và tìm cách khắc phục tình trạng bệnh, bạn có thể tìm hiểu bài viết dưới đây.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trào ngược dạ dày ở bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trào ngược dạ dày ở bà bầu do đâu?

Trào ngược dạ dày khi mang thai là hiện tượng phổ biến, xảy ra khi thức ăn cùng dịch axit bị trào ngược lên thực quản. Việc này làm bùng phát các triệu chứng ợ chua, ợ nóng gây miệng hôi khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và bất tiện.

Vậy đâu là lý do làm chứng bệnh trào ngược dạ dày ở bà bầu khởi phát? Dưới đây là một số tác nhân phổ biến cho mẹ tham khảo.

  • Sự phát triển của thai nhi

Theo thời gian, kích thước và cân nặng của thai nhi lớn dần làm cho cổ tử cung giãn nở, tạo áp lực đè lên các vòng cơ thực quản, dạ dày. Chính việc này làm cho chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu diễn ra nhiều hơn bình thường. Đặc biệt là ở chu kỳ cuối của thai kỳ, chứng bệnh này xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn.

  • Do nhiễm vi khuẩn Hp

Theo thống kê, hầu hết các bệnh về dạ dày đều có liên quan tới vi khuẩn HP. Đây là loại vi khuẩn luôn tồn tại trong cơ thể chúng ta nhưng chỉ với số lượng ít nên không gây hại. Nhưng với phụ nữ mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho loại vi khuẩn này kích hoạt và gây hại.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu do nhiễm vi khuẩn HP
Trào ngược dạ dày ở bà bầu do nhiễm vi khuẩn HP
  • Trào ngược dạ dày ở bà bầu do thay đổi hormone

Trong thời kỳ mang thai, lượng hormone Progesterone được sản xuất ra nhiều hơn làm vòng cơ thắt thực quản mềm, giãn ra xuất hiện kẽ hở. Lợi dụng sơ hở này mà dịch axit cùng thức ăn dễ bị trào ngược lên.

  • Trào ngược dạ dày ở bà bầu bo hay mặc quần áo chật

Việc mặc quần áo chật không chỉ khiến người bình thường cảm thấy khó chịu mà còn làm mẹ bầu dễ bị trào ngược hơn. Bởi khi mặc quần áo bó sát người sẽ tạo áp lực lên vùng bụng làm cho cơ tiêu hóa, dạ dày bị chèn ép, vì thế hiện tượng trào ngược dạ dày dễ xảy ra hơn.

  • Bị stress, lo âu kéo dài

Mỗi khi mẹ bầu bị căng thẳng, lo lắng kéo dài thì lượng cortisol sản sinh nhiều hơn. Chất này thúc đẩy quá trình tiết dịch vị axit đồng thời làm giảm khả năng hoạt động của vòng cơ thắt thực quản dưới. Việc này dẫn đến tình trạng dịch axit thừa bị trào ngược lên.

  • Thừa cân, béo phì, chế độ ăn không lành mạnh

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nào cũng thích dùng những món ăn có nhiều màu sắc, đậm đà gia vị như thịt quay, thịt nướng, thịt chiên, pizza, ăn đêm nhiều, ăn bừa bãi không thành bữa… làm cho lượng chất béo bão hòa tồn tại nhiều trong cơ thể.

Thừa cân béo phì có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày ở bà bầu cao hơn
Thừa cân béo phì có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày ở bà bầu cao hơn

Việc này dễ gây tình trạng thừa cân, béo phì khi mang thai, tạo điều kiện cho chứng bệnh trào ngược dạ dày ở bà bầu khởi phát dễ dàng hơn.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những yếu tố gây lên tình trạng trào ngược dạ dày ở bà bầu, dưới đây là một số tác nhân khác làm chứng bệnh này bùng phát như:

  • Có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hay thoát vị Hiatal
  • Đã từng mắc bệnh trào ngược dạ dày.
  • Thiếu hụt và bổ sung sắt không đúng.
  • Hút thuốc là hay hít phải khói thuốc lá.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc tây y như: Thuốc NSAIDs, thuốc chống dị ứng, cao huyết áp, kháng sinh…

Trào ngược dạ dày ở bà bầu có triệu chứng gì?

Trào ngược dạ dày không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng chính các biểu hiện của bệnh khiến bà bầu luôn cảm thấy bực mình. Để giúp người mắc hiểu rõ về bệnh cũng như tình trạng của mình, dưới đây là các biểu hiện của chứng bệnh trào ngược dạ dày ở bà bầu cho bạn tham khảo.

Trào ngược khiến bà bầu khó chịu, thường bị đầy hơi

  • Đầy hơi, ợ chua, ợ nóng: Sự tấn công của dịch axit dạ dày tạo lên cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị rồi lan tỏa đến cổ họng. Nóng rát còn kèm theo tình trạng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng xảy ra thường xuyên. Nếu như, bạn cảm nhận được vị chua khó chịu trong miệng, lúc này bệnh đang bùng phát mạnh.
  • Buồn nôn, ói mửa: Khi ngủ, dây thần kinh hoạt động mạnh cộng với tư thế nằm không gối cao đầu làm cho dạ dày với thực quản bằng nhau. Chính việc này tạo điều kiện thuận lợi cho dịch axit đẩy lên gây  cảm giác buồn nôn, trào ngược dạ dày ở bà bầu.
  • Khó nuốt thức ăn: Khi hiện tượng ợ chua, ợ nóng xuất hiện nhiều lần gây sưng, phù nề cho lớp niêm mạc ở thực quản. Lúc này làm cho lối đi xuống của thực ăn bị hẹp lại khiến mẹ bầu cảm thấy đau cổ họng, khó nuốt mỗi khi ăn.
  • Tiết nước bọt nhiều hơn: Khi dịch axit trong dạ dày xuất hiện nhiều, tuyến nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn để làm giảm nồng độ và trung hòa axit trong khoang miệng.
  • Đau thượng vị, tức ngực: Khi trào ngược dạ dày ở bà bầu xuất hiện, các đầu mút ở thực quản phải chịu kích động mạnh mẽ từ dịch axit. Điều này vô tình gây lên cảm giác đau nhức, khó chịu như có gì mắc ở vùng thượng vị, ngực
  • Khàn tiếng và ho: Dịch axit bao gồm các thành phần là enzyme pepsin và axit clohydric (HCl), khi chúng bị đẩy lên thực quản nhiều lần sẽ làm dây thanh quản bị sưng, phù nề. Chính việc này làm mẹ bầu bị khàn và mất tiếng. Khi dịch axit này đi xuống thanh quản gây kích ứng vòm họng làm cho họng bị ngứa, ho dai dẳng kéo dài.
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu: Để làm khởi phát trào ngược dạ dày ở bà bầu, do thức ăn vẫn còn đọng lại ở dạ dày chưa tiêu hóa kịp, sản sinh ra chất độc gây hại cho dạ dày.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu có gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không?

Trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai là hiện tượng bình thường, không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi và mẹ. Thế nhưng, nếu mẹ bầu cứ dửng dưng và coi nhẹ, không tìm biện pháp khắc phục ngay các triệu chứng, tình trạng bệnh sẽ xảy ra nhiều biến chứng phức tạp.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu có làm ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi?
Trào ngược dạ dày ở bà bầu có làm ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi?
  • Khi có bầu bị trào ngược dạ dày, mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn nôn nhiều hơn kèm theo hiện tượng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng làm hôi miệng. Việc này làm mẹ bầu vừa cảm thấy khó chịu vừa bất tiện mỗi khi giao tiếp. Nếu để tình trạng kéo dài, dẫn đến tâm lý buồn chán, căng thẳng, chán ăn, sụt cân, không có dinh dưỡng nuôi thai nhi…
  • Nếu như chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu xảy ra vào ban đêm nhiều hơn, sẽ làm mẹ bầu khó ngủ, ngủ không sâu giấc,… làm cho dịch vị tiết nhiều hơn gây hại cho dạ dày. Điều này khiến mẹ bầu cảm thấy người mệt mỏi, chán ăn, chán ngủ, thai nhi kém hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Nguy hiểm nhất là khi các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu không được kiểm soát, tình trạng bệnh dễ chuyển biến thành viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm tai… rất khó điều trị.

Do đó ngay khi mẹ bầu thấy mình có các biểu hiện như: Đau đầu, sốt cao, chóng mặt, nôn ra máu, đo ngoài phân đen, sụt cân nhanh… hãy đến gặp bác sĩ ngay để tình trạng bệnh không diễn biến nặng thêm.

Cách chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu an toàn, phổ biến nhất hiện nay

Thực tế, chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu sẽ hết ngay khi kết thúc thai kỳ, đi vào trạng thái ổn định như bình thường. Tuy nhiên với những trường hợp nặng không được phát hiện sớm, để kéo dài sẽ phải điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Để giúp cải thiện tình trạng bà bầu trào ngược dạ dày ngay từ giai đoạn đầu, tránh biến chứng nặng, dưới đây là một số biện pháp cho bạn tham khảo:

Chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng các mẹo tại nhà

Những cách làm giảm trào ngược dạ dày ở bà bầu tại nhà được dùng cho những trường hợp mới khởi phát phát bệnh. Do đó, ngay khi mẹ bầu phát hiện mình bị ợ hơi, khó tiêu hãy dùng một số mẹo dưới đây:

Dùng nghệ và sữa chua để chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu

Nhờ hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm, kích thích lên da non của nghệ, nhiều người đã dùng loại dược liệu này để chữa dạ dày. Ngoài ra, sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp cải thiện tiêu hóa, tốt cho đường ruột. Do đó, khi nghệ kết hợp với mật ong trở thành bài thuốc chữa ợ hơi, ợ nóng, ợ chua hiệu quả.

Cách dùng:

  • Lấy một cốc sữa chua và vài thìa bột nghệ.
  • Khuấy đều và uống trước mỗi bữa ăn hằng ngày.

Thay đổi tư thế ngủ

Khi bị trào ngược dạ dày ở bà bầu, tư thế nằm nghiêng sang bên trái là tư thế ngủ rất tốt, phù hợp cho những người mang thai, trào ngược dạ dày. Bởi khi nằm nghiêng sang trái, dạ dày sẽ thấp hơn cuống họng.

Tư thế ngủ tốt nhất cho những trường hợp trào ngược dạ dày ở bà bầu là gối cau đầu và nằm nghiêng trái
Tư thế ngủ tốt nhất cho những trường hợp trào ngược dạ dày ở bà bầu là gối cau đầu và nằm nghiêng trái

Nhờ vậy, dịch axit hay thức ăn sẽ ăn yên trong bụng, không có xu hướng bị đẩy lên. Vì thế làm giảm triệu chứng đầy hơi, trào ngược. Hơn nữa, đây cũng là tư thế giúp thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ tốt nhất.

Chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng cách uống nước gừng

Như chúng ta đã biết, gừng có tác dụng kháng viêm, chống buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng hiệu quả. Ngoài ra, nhờ các hoạt chất trong gừng có tác dụng ức chế sự hình thành prostaglana làm trung hòa axit, tăng cường chức năng cho gan mật.

Cách làm:

  • Lấy một củ gừng tươi nhỏ, rửa sạch thái thành những miếng nhỏ.
  • Cho gừng vào nồi nước đun sôi nhà lửa cùng 1 chút đường.
  • Để nguội và uống hằng ngày.

Chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu với nha đam

Nha đam là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe vừa có tác dụng làm đẹp vừa hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Bởi trong lá nha đam có chứa khoảng 12 loại vitamin quan trọng cùng các chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nhờ vậy nha đam có khả năng cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu, được nhiều người áp dụng.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu có chữa được bằng nha đam?
Trào ngược dạ dày ở bà bầu có chữa được bằng nha đam?

Cách làm:

  • Nguyên liệu: 5 lá nha đam tươi cùng 2 thìa mật ong.
  • Nha đam đem đi rửa sạch, lột bỏ phần vỏ và lấy phần thịt trắng bên trong.
  • Lấy phần thịt trắng của nha đam cho vào máy xay nhuyễn.
  • Hòa 2 thìa mật ong vào cốc nước ấm và đổ vào cốc sinh tố nha đam, bảo quản trong tủ lạnh.
  • Mỗi lần lấy 2-3 thìa mật ong nha đam ra ăn, 1 ngày dùng 2-3 lần.

Chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng thuốc Đông y

Thực tế, chính các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu đã và đang gây phiền toái và khó chịu cho bất cứ mẹ bầu nào. Để hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng bệnh và nâng cao sức khỏe, mẹ bầu có thể tham khảo các bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu dưới đây:

Bài thuốc số 1

  • Dược liệu cần chuẩn bị gồm có: 100g di đường; 15g nhân sâm; 10g thục tiêu; 30g can khương;
  • Cách sắc: Cho tất cả dược liệu trên vào nồi ngập nước, đun cô đặc chỉ còn 300ml, chắt ra bát và chi thành 4 phần bằng nhau.
  • Cách uống: Mỗi ngày uống 2 phần, dùng thuốc trong 2 ngày.

Bài thuốc số 2

  • Nguyên liệu cần có: 12g bối mẫu; 10g trần bì; 8g thanh bì; 20g đan bì; 16g trạch tả; 20g thược dược.
  • Cách sắc: Cho dược liệu vào nồi sắc thuốc với ngập nước, đu cô đặc cho đến khi còn 250ml, chắt ra bát và chi thành 5 phần.
  • Cách dùng: Mỗi ngày uống 5 lần, mỗi ngày 1 thang.

Chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu với thuốc Tây

Dưới đây là 4 nhóm thuốc thường dùng cho những người mắc trào ngược dạ dày tham khảo:

  • Thuốc kháng axit gồm có: Các muối Magie, nhôm hydroxit, natri bicarbonat
  • Thuốc ức chế bơm proton: Lansoprazole, Esomeprazole, Omeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole.
  • Thuốc bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày: Rebamipide, Misoprostol, Sucralfat
  • Thuốc anti H2: Famotidin, Ranitidin, Cimetidine, Nizatidine

Hầu như, những trường hợp trào ngược dạ dày ở bà bầu đều được các bác sĩ chỉ định dùng nhóm thuốc kháng axit. Bởi đây là nhóm thuốc tân dược khá an toàn, dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên khi chọn một sản phẩm nhóm thuốc này, các bác sĩ sẽ chọn những loại có chứa thành phần bicarbonate, magnesium trisilicate và sodium.

Mẹ bầu nên đến khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh tự ý sử dụng thuốc Tây trong thời kỳ mang thai. Bởi trong các loại thuốc tây đều có tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc sử dụng bất cứ loại thuốc giảm đau, chống buồn nôn, kháng viêm nào, mẹ bầu đều phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào
Trào ngược dạ dày ở bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày ở bà bầu

Trong quá trình mang thai, việc sử dụng các loại thuốc Tây để điều trị một bệnh lý nào đó là tuyệt đối không nên. Để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng phải sử dụng thuốc Tây có hại có thai nhi, ngay từ khi triệu chứng đầu tiên khởi phát thì mẹ bầu nên áp dụng các mẹo chữa tại nhà.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình các biện pháp phòng tránh bệnh dưới đây để hạn chế bệnh tái phát như:

Thay đổi chế độ ăn uống để chống trào ngược dạ dày ở bà bầu

Ngay khi biết mình có dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh trào ngược dạ dày ở bà bầu, bạn hãy thay đổi thói quen ăn uống theo nguyên tắc dưới đây:

  • Để tránh thức ăn không tiêu hóa kịp, tồn đọng ở dạ dày thì mẹ bầu nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa chỉ ăn ở mức vừa phải tránh ăn no.
  • Khi ăn, mẹ bầu nên ăn chậm rãi, thư thả, nhai kỹ để giảm bớt áp lực co bóp cho dạ dày, đồng thời giúp quá trình hấp thụ nhanh hơn.
  • Nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, lành tính, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế dùng những thực phẩm có vị chua, cay, nóng, nhiều axit, các món ăn nhiều gia vị, màu mè, nhiều chất béo bão hòa.
  • Nên uống nước trước và sau bữa ăn, tránh vừa ăn vừa uống tạo áp lực cho dạ dày.
  • Ăn chín uống sôi, tránh ăn thực phẩm sống như tiết canh, gỏi…
  • Để làm giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua đồng thời cung cấp nhiều dinh dưỡng cho thai nhi, sau bữa ăn chính mẹ bầu nên uống 1 ly sữa. Bà bầu nên nhớ chọn những loại sữa có ít chất béo sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
  • Sau khi ăn xong tuyệt đối không được nằm mà hãy ngồi thẳng lưng hoặc đi dạo. Sau 2 tiếng, mẹ bầu có thể nằm và nằm nghiêng sang bên trái để làm giảm các triệu chứng trào ngược, thai nhi hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Nếu mẹ bầu thấy xuất hiện hiện tượng trào ngược dạ dày vào ban đêm nhiều hơn, trước khi đi ngủ khoảng 3 giờ thì không nên ăn hay uống bất cứ thứ gì.
Bà bầu cần ăn uống đúng chế độ để phòng ngừa trào ngược
Bà bầu cần ăn uống đúng chế độ để phòng ngừa trào ngược

Thay đổi thói quen sinh hoạt để ngăn ngừa trào ngược dạ dày ở bà bầu

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng có tầm ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày ở bà bầu. Do đó, chị em đang mang thai cần:

  • Thay đổi thói quen ngủ: Ngủ đúng giờ, đủ giấc, dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, ấm cúng để dễ ngủ hơn.
  • Khi ngủ nên gối cao đầu hơn một chút để tránh trào ngược dạ dày ở bà bầu khởi phát.
  • Khi ngủ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ chịu để dễ đi vào giấc ngủ hơn, vừa làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu vừa giúp thai nhi phát triển tốt hơn, mẹ bầu cũng dễ dàng cử động hơn.
  • Để tránh căng thẳng, xúc động, sợ hãi, lo âu trước khi ngủ, mẹ bầu có thể nghe nhạc, chơi game, đọc truyện để thư giãn…
  • Dành nhiều thời gian vận động, đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng, tham gia các môn thể thao phù hợp như ngồi thiền, yoga… vừa giúp nâng cao sức khỏe vừa làm tinh thần sảng khoái và minh mẫn. Từ đó giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, thai nhi phát triển sức khỏe và tinh thân tốt hơn.
  • Khi mắc trào ngược dạ dày ở bà bầu, mẹ nên tránh xa khói thuốc lá. Bởi khi hút thuốc hay hít phải khói thuốc là làm cho dịch axit tiết nhiều hơn, thúc đẩy các cơn trào ngược khởi phát. Hơn nữa, khói thuốc lá còn làm hại đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của thai nhi.
  • Để tránh sử dụng thuốc tây chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu gây ảnh hưởng đến thai nhi, việc thay đổi lối sống lành mạnh của mẹ bầu cần nghiêm túc thực hiện để giúp sức khỏe thai nhi và mẹ phát triển tốt hơn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa, trào ngược dạ dày ở bà bầu gây nguy hiểm và có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm.Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng, căng thẳng làm ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi. Hãy chủ động thăm khám kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để có biện pháp xử lý kịp thời.

4.8/5 - (5 bình chọn)
Người bệnh cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm
Trào ngược dạ dày ăn gì và nên kiêng gì để khỏi bệnh? – Thông tin chi tiết
Người mắc trào ngược dạ dày, nếu không xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, xảy ra nhiều biến chứng thậm chí…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *