Trong số phát sóng ngày 29/2/2020 chủ đề “Đông y trị bệnh viêm xoang”, chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” do đài PTTH VTV2 thực hiện đã giới thiệu đến khán giả truyền hình một bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng được nghiên cứu và ra đời cách đây 150 năm.

Viêm mũi dị ứng theo mùa là gì? Triệu chứng và cách trị an toàn

Viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh lý tái phát theo chu kỳ. Đáng chú ý, căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ thông tin quan trọng để sớm tìm được biện pháp can thiệp phù hợp.

Viêm mũi dị ứng theo mùa là gì? Nguyên nhân do đâu?

Viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh tại đường hô hấp do thay đổi thời tiết gây nên. Người có cơ địa dị ứng rất dễ gặp phải vào thời điểm giao mùa. Bệnh lý này gồm hai giai đoạn chính: viêm mũi cấp tính và viêm mũi mãn tính.

Triệu chứng ở giai đoạn cấp khá ngắn, có thể xảy ra đột ngột hoặc phát sinh trong vài ngày. Người bệnh chưa kịp thích ứng với sự thay đổi khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Đối với tình trạng mãn, bệnh kéo dài âm thầm và phát sinh vào giai đoạn chuyển mùa, khí hậu lạnh,…

Viêm mũi dị ứng theo mùa là một bệnh quen thuộc tại đường hô hấp
Viêm mũi dị ứng theo mùa là một bệnh quen thuộc tại đường hô hấp

Dù ở thể nào bệnh cũng có thể tái phát theo chu kỳ khi không được điều trị tận gốc. Khi viêm mũi dị ứng theo mùa tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và tâm lý trở nên bất ổn.

Thời tiết chuyển biến bất thường khiến cơ thể chưa kịp thích nghi và hệ hô hấp bị ảnh hưởng. Lúc này, niêm mạc mũi trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi dị nguyên bên ngoài.

Khi niêm mạc mũi chịu kích thích, chúng sẽ sản xuất kháng thể diệt trừ vi sinh ngoại lai. Cơ thể người bệnh tạo histamin nhằm tăng quá trình đào thải dị nguyên và dẫn đến viêm mũi dị ứng. Mặt khác, bệnh có thể phát sinh bởi các yếu tố như vi khuẩn, virus, ô nhiễm môi trường, thực phẩm dị ứng,…

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng theo mùa

Ban đầu, các triệu chứng diễn ra với tần suất khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, càng về sau, bệnh càng nặng và dồn dập hơn. Dấu hiệu đặc trưng của viêm mũi dị ứng theo mùa là:

  • Ống mũi ngứa, khó chịu, thường xuyên hắt hơi. Đây là triệu chứng đầu tiên khi mũi bị dị ứng, do đó bệnh nhân không nên bỏ qua.
  • Vùng mắt bị kích ứng khiến hốc mắt đỏ, sưng, ngứa mí, chảy nước mắt, nước mũi. Dịch mũi trong, không đục, không có màu lạ. Khi thấy nước mũi chuyển sang màu xanh, vàng, có thể bạn đã bị bội nhiễm.
  • Nóng, rát họng gây ngứa ngáy, ho khan
  • Hắt hơi theo từng tràng, ho nhiều, mũi bị tắc nghẹt, khó thở, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng sớm
  • Mũi mẫn cảm, hơi đau tại ống mũi và kéo dài tới niêm mạc bên trong
Khi bị viêm mũi dị ứng theo mùa, người bệnh sẽ thấy ngứa mắt, ngứa mũi, chảy dịch nhầy
Khi bị viêm mũi dị ứng theo mùa, người bệnh sẽ thấy ngứa mắt, ngứa mũi, chảy dịch nhầy

Triệu chứng của bệnh không quá nặng do hệ miễn dịch có khả năng tự loại bỏ vi sinh ngoại lai. Nhưng nếu cơ thể mệt mỏi hoặc thời tiết thay đổi bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Khi người bệnh không nhanh chóng điều trị, viêm mũi dị ứng theo mùa sẽ ngày càng nặng hơn.

Viêm mũi dị ứng theo mùa có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng theo mùa có ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Nếu gãi nhiều và thường xuyên ma sát với vùng mắt, người bệnh rất dễ bị xước giác mạc. Bệnh lý này cũng là tiền đề của các chứng bệnh về khứu giác.

Nguyên nhân là vì mũi chảy nhiều dịch, ho kéo dài, chảy máu cam do xì mũi. Khi viêm mũi dị ứng theo mùa tái phát nhiều lần, nó có thể phát sinh biến chứng có hại như:

  • Polyp xoang: Tại khu vực niêm mạc xoang, khối u hình thành sau quá trình bệnh tái phát liên tục. Xoang sụn nằm sâu bên trong mũi và dưới lớp biểu bì trên mặt nên người bệnh khó phát hiện ra. Bạn chỉ nhận biết polyp thông qua triệu chứng lâm sàng hoặc kiểm tra, nội soi. Nếu khối u phát triển trong vùng xoang sụn nằm dưới mũi nghĩa là chúng đã ở tình trạng nguy hiểm. Lúc này, người bệnh cần phẫu thuật kịp thời để bảo vệ sức khỏe.
  • Polyp mũi: Đây là khối u mềm phát triển từ niêm mạc mũi. Nó hình thành từ các bệnh ở đường hô hấp trong giai đoạn mãn tính. Polyp mũi dạng nhỏ không gây đau đớn, không phải ung thư và cơ thể ít gặp nguy hiểm. Tuy nhiên khi khối u phát triển và dày hơn, nó sẽ chặn đường thở tại ống mũi và làm mất thính giác tạm thời.
  • Hen suyễn: Theo các chuyên gia, viêm mũi dị ứng có liên quan tới hen suyễn. Triệu chứng của bệnh diễn ra trong thời gian dài, gây ra các cơn hen ở thể cấp hoặc mãn tính.
Khi người bệnh không điều trị kịp thời có thể gặp phải tình trạng hen suyễn
Khi người bệnh không điều trị kịp thời có thể gặp phải tình trạng hen suyễn

Như vậy, người bệnh đã có thể nhận định mức độ nguy hiểm của viêm mũi dị ứng theo mùa. Khi bạn sớm tìm ra biện pháp can thiệp, bệnh không có nhiều đáng ngại. Ngược lại, triệu chứng càng kéo dài, biến chứng càng dễ xảy ra. Đồng thời, tâm lý của người bệnh cũng gặp nhiều bất ổn.

Cách chữa viêm mũi dị ứng theo mùa hiệu quả

Có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng theo mùa, mỗi cách đều tồn tại đặc điểm riêng phù hợp với cơ địa từng người. Sau đây là 3 cách điều trị phổ biến nhất:

Chữa bệnh bằng Tây y

Nhóm thuốc trị viêm mũi dị ứng theo mùa phổ biến là kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm. Bác sĩ sẽ kết hợp thêm các loại thuốc rửa mũi, trị nghẹt mũi hoặc vaccine đặc hiệu,…

Tác dụng của tân dược là giảm đau đầu, điều tình trạng ngứa mũi, chảy nước mũi, đẩy lùi ngứa – nổi mề đay, dị ứng theo mùa,… Một số nhóm thuốc tiêu biểu gồm:

  • Seasonix Oral Solution: Trị bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi mãn tính, nổi mề đay, dị ứng gây ho ở dạng nhẹ
  • Beclomethasone dipropionate hoặc Cromolyn natri: Dưới dạng xịt, hít, có thể đẩy lùi hen suyễn, giảm polyp mũi – xoang, ngăn chặn tái phát polyp
  • Diphenhydramine, Carbinoxamine, Acrivastine, Fexofenadine: Kháng histamin, đẩy lùi tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng theo mùa gây ra

Điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa bằng thuốc tây có thể đẩy lùi nhanh triệu chứng nhưng không triệt tiêu hoàn toàn dị nguyên. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị thì bệnh mới có tiến triển tốt.

Nếu cơ thể không dung nạp thuốc sẽ phát sinh dị ứng không mong muốn, nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ. Ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần sớm liên hệ với chuyên gia để xử lý kịp thời.

Can thiệp bằng mẹo tại nhà

Nếu phát hiện triệu chứng sớm và không muốn sử dụng thuốc tây, người bệnh có thể điều trị bằng mẹo tại nhà. Biện pháp này dễ thực hiện, giúp khoang mũi sạch sẽ và ít gây hại cho sức khỏe.

Đẩy lùi viêm mũi dị ứng theo mùa bằng hoa ngũ sắc

Nhờ hoạt chất ageratocromen và demetoxygeratocromen, hoa ngũ sắc có thể kháng viêm và ức chế phản ứng dị ứng trong cơ thể. Để áp dụng biện pháp này, bạn nên chuẩn bị hoa ngũ sắc (100g), vải sạch và nước muối.

Thực hiện như sau:

  • Sơ chế sạch sẽ thảo dược bằng nước muối
  • Xay nhuyễn hoa ngũ sắc để thu được nước cốt
  • Dùng vải sạch lọc lấy nước và nhỏ vào hốc mũi
  • Xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ chất bẩn ra bên ngoài
Hoa ngũ sắc là một trong những dược liệu quen thuộc để chữa bệnh
Hoa ngũ sắc là một trong những dược liệu quen thuộc để chữa bệnh

Xông hơi trị viêm mũi dị ứng theo mùa

Sử dụng tinh dầu để xông hơi là biện pháp phù hợp dành cho đối tượng mẫn cảm với thuốc. Khi hơi nóng của tinh dầu đi vào xoang mũi, chúng sẽ loại sạch tạp chất và dịch nhầy để khai thông hệ hô hấp.

Người bệnh có thể sử dụng một số loại tinh dầu như chanh sả, bạc hà, hương thảo, trà xanh,… Nó có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, nhanh chóng phục hồi thương tổn để quá trình hô hấp thuận lợi hơn.

Bạn thực hiện theo cách sau:

  • Đun một nồi nước sôi, sau đó nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu vào nồi và khuấy đều
  • Trùm kín đầu bằng khăn tắm, dùng mũi hít hơi nóng từ nồi bốc lên
  • Hít thở đều và xông hơi trong 5 – 10 phút. Tuy nhiên bạn không để mặt gần nồi vì có thể bị bỏng
  • Xì mũi để loại bỏ gỉ, bụi bẩn và làm sạch khoang mũi
  • Kiên trì áp dụng biện pháp này vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ

Áp dụng cách điều trị bằng tỏi

Đặc điểm của tỏi là chứa allicin – kháng sinh có thể diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Hoạt chất này giúp giảm nhiễm trùng, chống phù nề và làm dịu triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa.

Người bệnh có thể áp dụng theo hai cách sau:

  • Dùng rượu tỏi: Sơ chế tỏi thật sạch rồi đem ngâm chung với rượu trắng trong 1 – 2 tháng. Khi cơ thể phát sinh triệu chứng, bạn có thể uống 1 ly rượu sau các bữa ăn. Mỗi ngày uống 2 lần, thực hiện liên tục trong thời gian dài đến khi khỏi hẳn triệu chứng
  • Kết hợp mật ong và dầu tỏi: Trộn mật ong với dầu tỏi theo tỷ lệ 1 : 1. Sau đó, bạn nhỏ trực tiếp hỗn hợp vào hai bên cánh mũi. Biện pháp này có khả năng giảm viêm, khử khuẩn và loại sạch các bụi bẩn.

Lưu ý, mẹo dân gian không có tác dụng mạnh và hiệu quả nhanh như thuốc tây. Mục đích của phương pháp này là hỗ trợ cải thiện triệu chứng và làm sạch hốc mũi. Do đó, người mắc bệnh mãn tính hoặc có nguy cơ phát sinh biến chứng không nên áp dụng.

Hướng dẫn điều trị bằng Đông y

Viêm mũi dị ứng theo mùa có tính chất tái phát nhiều lần, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa. Người bệnh cần loại bỏ triệt để dị nguyên để không làm bệnh tái phát trở lại. Do đó, phương pháp có thể chữa khỏi viêm mũi dị ứng là thuốc Đông y.

Y học cổ truyền quan niệm, viêm mũi dị ứng theo mùa thuộc chứng tỵ trất, tỵ uyên, tỵ cừu. Khi thận khí và tỳ khí bị hư hàn, chất dịch trong cơ thể bị ngưng trệ và khiến dịch nhầy chảy ra nhiều hơn. Trong khi, chứng hư do phong hàn – phong nhiệt làm suy giảm sức đề kháng, tạo cơ hội để hại khuẩn xâm nhập, gây viêm.

Các bài thuốc Đông y đều được điều chỉnh theo công thức bí truyền, trải qua nhiều năm nghiên cứu và tối ưu. Thành phần chính của thuốc nam là thảo dược tự nhiên, giúp nâng cao sức đề kháng và hạn chế tái phát.

Nổi bật trong số các bài thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay là bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường. Đây là công trình nghiên cứu trải dài hơn 150 năm, đến nay được hoàn thiện và phát triển bởi lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn, truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc Đỗ Minh Đường, cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe trên VTV, VTC.

Bài  thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ dòng họ Đỗ Minh là sự kết hợp tổng hòa của 3 loại thuốc gồm cao tiêu viêm giải độc, thuốc đặc trị viêm và thuốc xịt viêm mũi. Các loại thuốc đều được điều chế sẵn thành chế phẩm cao đặc, viên hoàn và thuốc xịt, vùa tiện lợi khi dùng, vừa hiệu quả chuyên sâu:

  • Hỗ trợ khu phong, trừ thấp: Bài thuốc tác động chuyên sâu, giúp tăng cường chính khí, điều hòa các tạng, khôi phục lớp niêm mạc mũi bị tổn thương.
  • Tiêu trừ độc tố: Giảm sưng, tiêu viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm,.. phát triển gây nên triệu chứng bệnh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát: Thuốc giúp cải thiện sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường chính khí để đẩy lùi bệnh.

Lý giải về hiệu quả này của bài thuốc, lương y Tuấn cho biết: “Để có được hiệu quả điều trị tốt, chúng tôi luôn chú trọng ngay từ khâu dược liệu đầu vào. Theo đó, nhà thuốc đã xây dựng 3 vườn dược liệu chủ lực đạt chuẩn GACP – WHO tại Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội) để cung cấp thảo dược làm thuốc”. 

Thành phần chính trong bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo mùa của Đỗ Minh Đường
Thành phần chính trong bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo mùa của Đỗ Minh Đường

Bởi lẽ đó, bài thuốc gia truyền này được hội đồng chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả và độ lành tính. Thuốc có thể dùng được cho mọi người bệnh, từ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay người có cơ địa nhạy cảm. Điều này cũng đã được chuyên gia nhấn mạnh trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, số phát sóng ngày 29/02/2020.

Đặc biệt, bài thuốc này đã giúp Dv Thanh Tú (Gặp nhau cuối tuần) khỏi hẳn bệnh sau 3 tháng điều trị. “Tú bị viêm mũi dị ứng từ thời con gái cơ nhưng không điều trị dứt điểm nên bệnh biến chứng thành viêm đa xoang. Nhờ được DV Hoa Thúy giới thiệu cho bài thuốc này nên giờ bệnh của Tú mới khỏi được”, đó là những chia sẻ của nữ DV trên trang 24h.com.vn qua bài viết Bài thuốc viêm mũi, viêm xoang Đỗ Minh Đường – Bí quyết giúp DV Thanh Tú khỏi bệnh đăng ngày 16/12/2020.

Xem thêm

Đến nay, bài thuốc cổ phương này vẫn được hàng nghìn người bệnh tin tưởng lựa chọn và áp dụng đẩy lùi các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng.

Các biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng theo mùa

Với người có cơ địa nhạy cảm, nếu làm việc tại nơi khói bụi hoặc tiếp xúc nhiều với hóa chất rất dễ khiến bệnh tái phát nhiều lần. Do đó, bên cạnh biện pháp điều trị, người bệnh cần chú trọng đến cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe.

Bạn cần thăm khám thường xuyên để hạn chế tái phát viêm mũi dị ứng
Bạn cần thăm khám thường xuyên để hạn chế tái phát viêm mũi dị ứng

Nếu thực hiện theo đúng hướng dẫn, bạn sẽ không phải sống chung với bệnh. Để hạn chế nguy cơ tái nhiễm viêm mũi dị ứng theo mùa, người bệnh cần chú ý:

  • Vệ sinh khoang mũi sạch sẽ, súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt hại khuẩn,…
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên dễ gây kích ứng như khói bụi, hóa chất, lông động vật,…
  • Vệ sinh nơi ở, phòng học, khu vực làm việc và đồ dùng học tập. Đặc biệt, không dùng chung vật dụng với người mắc bệnh tại đường hô hấp
  • Khi đi ra ngoài, bạn cần đeo khẩu trang thường xuyên để tránh tiếp xúc với hại khuẩn, bụi bẩn
  • Bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa không nên nuôi thú cưng hoặc tiếp xúc quá nhiều với động vật
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, uống nhiều nước lọc để thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố
  • Không ăn thực phẩm có hại, đồ ăn gây dị ứng hoặc cay nóng, tránh xa khói thuốc, hạn chế sử dụng đồ lạnh hoặc chất kích thích,…
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, điều chỉnh thời gian sinh hoạt hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch
  • Không dùng các loại vật dụng sắc, nhọn hoặc có nguy cơ làm tổn thương khoang mũi, khiến hại khuẩn lây truyền tới khu vực lân cận.
  • Khi cơ thể có triệu chứng lạ, bạn cần đi thăm khám tại bệnh viện uy tín để được tư vấn biện pháp can thiệp kịp thời

Viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh lý diễn ra theo chu kỳ, xuất hiện phổ biến vào thời điểm giao mùa hoặc khí hậu lạnh. Nếu bạn trang bị đủ kiến thức về bệnh lý, nguy cơ tái phát sẽ bị đẩy lùi.

Khi áp dụng cách điều trị theo chỉ dẫn của chuyên gia nhưng viêm mũi dị ứng theo mùa không có tiến triển tốt, bạn nên tái khám để bảo vệ sức khỏe.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tham khảo

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *