Vảy phấn hồng: Dấu hiệu, cách chữa hiệu quả nhất và phòng ngừa

Vảy phấn hồng là một bệnh lý rất phổ biến. Vậy, vảy phấn hồng là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và điều trị thế nào cho hiệu quả? Để giúp bạn giải đáp những thắc mắc này bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất.

Những điều cần biết về vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng hay còn có các tên gọi khác như: Vảy nến phấn hồng hoặc bệnh vảy phấn hồng gibert. Đây là một căn bệnh ngoài da, là dạng tổn thương da cấp tính.

Theo thống kê, nhóm tuổi từ 10 – 35 tuổi rất dễ mắc bệnh. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới, chiếm khoảng 55 – 60%. Khi mắc bệnh vảy phấn hồng, người bệnh sẽ có cảm giác rất khó chịu ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và cả tâm sinh lý.

Vảy phấn hồng là bệnh lý thường gặp
Vảy phấn hồng là bệnh lý thường gặp

Vảy phấn hồng thường bắt đầu xuất hiện bằng những đốm nhỏ màu hồng trên da với hình dạng bầu dục hoặc tròn. Vị trí xuất hiện có thể là bất cứ đâu trên người bệnh. Thông thường lưng, đùi, bụng, ngực, mặt trong của cánh tay là khu vực dễ nhiễm bệnh nhất. Nếu không được điều trị kịp thời, những đốm hồng sẽ lan ra các khu vực khác.

Thường thì vào mùa Xuân và mùa Thu, bệnh thường có chiều hướng tăng nhanh. Hầu hết bệnh vảy phấn hồng có thể sẽ tự khỏi trong thời gian từ 3 đến 8 tuần. Nhưng cũng có nhiều trường hợp cần tới sự can thiệp y tế.

Nguyên nhân gây vảy phấn hồng?

Tương tự như các dạng vảy nến khác, nguyên nhân gây nên bệnh vảy phấn hồng đến nay vẫn chưa được xác định. Nhưng dựa trên dịch tễ học và lâm sàng, một số chuyên gia cho rằng căn bệnh này là do một loại virus mang tên Epstein-Barr – loại virus thuộc họ Herpes, HHP6 hay HHP7.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng còn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như do môi trường ô nhiễm, bụi bặm, ăn uống không lành mạnh, cơ địa dị ứng….

Dấu hiệu nhận biết vảy phấn hồng

Để nhận biết xem có bị mắc vảy phấn hồng hay không, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Xuất hiện các mảng da bất thường màu hồng. Những đốm hồng có hình thoi, bầu dục hoặc tròn.
  • Sờ vào cảm giác sần sùi, hơi nhô lên có kích thước từ 5 – 10cm. Sau khoảng 2 tuần chưa được điều trị, các tổn thương này sẽ có thể lan rộng ra xung quanh và thậm chí là toàn cơ thể.
  • Vùng da bị vảy phấn hồng thường khô, dễ bong tróc.
  • Cảm thấy ngứa ngáy hoặc đau rát tại vùng da mắc bệnh.
  • Vùng da đã khỏi bệnh có thể tái phát thêm nhiều lần trong năm.
  • Trường hợp đã bị nhiễm trùng còn kéo theo một số biểu hiện như sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, viêm họng.
Vảy phấn hồng gây khó chịu cho người bệnh và mất thẩm mỹ
Vảy phấn hồng gây khó chịu cho người bệnh và mất thẩm mỹ

Bệnh vảy phấn hồng có lây không? Có nguy hiểm không?

Tin vui là bệnh vảy phấn hồng không phải là một bệnh truyền nhiễm nên sẽ không bị lây nhiễm. Tuy nhiên, nó có chiều hướng lan rộng trên da người bệnh. Vì vậy, khi nghi ngờ mắc bệnh hãy đến khám tại các cơ sở y tế để phát hiện kịp thời.

Nếu ở thể nhẹ thì vảy phấn hồng là căn bệnh không có gì đáng lo ngại nhiều. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, bệnh sẽ có nguy cơ trở nặng, thậm chí là bội nhiễm.

Phụ nữ đang mang thai mắc vảy phấn hồng có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non rất cao. Do đó, nếu đang mang thai mà gặp biểu hiện bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.

Cách chữa bệnh vảy phấn hồng hiệu quả, an toàn

Bệnh vảy phấn hồng có thể chữa khỏi và không tái phát lại nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị kết hợp chế độ sinh hoạt hàng ngày hợp lý.

Thông thường có những cách chữa sau đây:

Áp dụng Tây Y

Trên lý thuyết, vảy phấn hồng có thể tự khỏi trong khoảng vài tuần và người bệnh thường được khuyến nghị là nên chờ đợi. Nhưng thực tế thì ít ai có thể chịu đựng được, bởi bệnh sẽ gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy dữ dội. Theo phản xạ tự nhiên, người bệnh sẽ dùng tay gãi và điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do vậy, để giảm bớt triệu chứng khó chịu do vảy phấn hồng gây ra, một số loại thuốc sau đây thường được bác sĩ chỉ định:

  • Thuốc chống virus

Thường gồm các loại như Famciclovir, Aciclovir và kháng sinh như Erythromycin. Các loại thuốc này có tác dụng rút ngắn thời gian bệnh được xuống còn 1 – 2 tuần là khỏi. Hiệu quả cao với những trường hợp phát hiện sớm, mới mắc bệnh.

  • Thuốc chứa Corticoid

Trường hợp da bị ngứa nhiều, dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn các loại thuốc chứa Corticoid thường được chỉ định. Một số loại thuốc thường thấy gồm: Flucinar, Elomet, Diprosone, Elomet…

Corticoid được cho là có tác dụng nhanh trong trị vảy phấn hồng tuy nhiên cần sử dụng hết sức cẩn trọng
Corticoid được cho là có tác dụng nhanh trong trị vảy phấn hồng tuy nhiên cần sử dụng hết sức cẩn trọng
  • Thuốc kháng Histamin

Một số thuốc thường được kê để giảm triệu chứng bệnh như Chlorpheniramine, Cetirizine, Loratadine, Diphenhydramine…

  • Thuốc chứa hắc ín hoặc acid salicylic

Loại thuốc này sẽ giúp làm bong các vảy khô trên da. Kích thích da hồi phục.

  • Tắm với dung dịch Calamine

Thay vì tắm với sữa tắm, xà phòng thông thường, bệnh nhân nên tắm cùng dung dịch Calamine để tiến trình điều trị được hiệu quả hơn.

Trong trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng, tình trạng phát ban kéo dài hơn bình thường hoặc bao phủ phần lớn cơ thể, bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng liệu pháp ánh sáng (sử dụng tia UV) để điều trị.

Một số chuyên gia cũng đề nghị người bệnh tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên để giúp phát ban mờ dần. Tuy nhiên, phương pháp này không nhận được nhiều sự ủng hộ của giới y khoa. Bởi, nhược điểm của nó là làm tăng nguy cơ cháy nắng, có thể khiến da bị sẫm màu kéo dài ở một số vị trí ngay cả khi phát ban lặn hết. Hơn nữa, người bệnh có nguy cơ bị ung thư da nếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời quá nhiều.

Áp dụng Đông y

Với cơ địa mẫn cảm không thể sử dụng thuốc Tây trong điều trị vảy phấn hồng thì lựa chọn Đông y là phương án an toàn. Dựa trên giai đoạn phát triển của bệnh, người bệnh có thể áp dụng cách sau:

Bài thuốc bôi trong giai đoạn chớm phát bệnh:

  • Dùng nhũ cao lưu hoàng 5% thoa đều lên vùng da bị vảy phấn hồng từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Kiên trì cho đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc bôi trong giai đoạn bệnh đã ổn định:

  • Dùng cao mềm hùng hoàng hoặc cao mềm lưu hoàng 10%.
  • Bôi lên da 2 – 3 lần/ngày.

Bài thuốc ngâm rửa:

  • Lấy 500 gam mang tiêu, 240 gam cúc hoa dại, xuyên tiêu và khô phàn mỗi thứ 120 gam.
  • Rửa sạch, mang sắc lấy nước để ngâm rửa hoặc tắm (nếu bệnh đã lan toàn thân).
  • Áp dụng mỗi ngày hoặc tắm cách ngày.
Bèo hoa dâu có thể giúp điều trị vảy phấn hồng tốt
Bèo hoa dâu có thể giúp điều trị vảy phấn hồng tốt

Bài thuốc uống:

  • Chuẩn bị 20 gam lá bèo hoa dâu, 10 gam lá trầu không, 20 gam rau răm.
  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi đun với 2 lít. Đun sôi trong 15 phút.
  • Cho muối vào, lọc lấy nước uống, 1 bát/ngày.
  • Phần nước thừa thì dùng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương.

Kết hợp thêm châm cứu, bấm huyệt:

  • Khi châm cứu, bấm huyệt các kinh mạch sẽ được đả thông, máu sẽ lưu thông tốt hơn do đó bạn cũng có thể thử thêm phương pháp này.
  • Các huyệt vị cần tác động bao gồm: Khúc trì, Nội quan, Túc tam lý, Thần môn, Phi dương, Tam âm giao.

Chữa vảy phấn hồng theo Đông y cần sự kiên trì, nhẫn nại. Có thể trong vài ngày đầu, bạn sẽ không thấy triệu chứng giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiệu quả diễn ra chậm mà chắc, dùng đúng liệu trình sẽ giúp khỏi bệnh và ngăn ngừa tái phát.

Mẹo dân gian

Bên cạnh hai phương pháp trên, trong dân gian còn lan truyền một số cách được cho là hữu hiệu khi chữa vảy phấn hồng tại nhà. Cụ thể như sau:

Dùng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn lây lan, dưỡng ẩm, giảm ngứa. Do đó mỗi ngày chỉ cần lấy dầu dừa thoa lên da là sẽ giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu do vảy nến hồng gây ra.

Dùng gel nha đam

Tương tự như dầu dừa, nha đam cũng có tác dụng kháng khuẩn, dưỡng da giảm triệu chứng ngứa. Chỉ cần lấy phần gel của lá nha đam bôi lên vùng da mắc bệnh là bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Hãy nhớ rằng phải làm sạch da nhẹ nhàng sau 20 phút bôi nha đam.

Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm da và giảm ngứa hiệu quả cho người bị vảy phấn hồng
Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm da và giảm ngứa hiệu quả cho người bị vảy phấn hồng

Dùng bột yến mạch

Chỉ cần dùng yến mạch pha với nước ấm vừa đủ và tắm cũng sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả. Nhớ là không tắm hoặc ngâm người quá 10 phút để tránh da bị khô, làm tình trạng bệnh thêm nặng.

Dùng trà xanh

Trà xanh có thể nấu nước uống và kết hợp tắm mỗi ngày cũng giúp giảm ngứa đáng kể. Tinh chất trong trà xanh còn giúp da phục hồi nhanh hơn. Tăng cường hệ miễn dịch đặc hiệu cho cơ thể.

Muối Epsom

Loại muối này có khả năng diệt vi khuẩn, vi nấm và sát trùng da rất hiệu quả. Dùng muối Epsom thay thế các loại tẩy tế bào da chết khác sẽ cải thiện được tình trạng bong da và vảy chết khi điều trị vảy nến phấn hồng.

Cách làm đơn giản nhất là cho muối Epsom vào bồn tắm nước ấm và ngâm mình trong bồn tắm khoảng 20 phút.

Những lưu ý khi điều trị vảy phấn hồng

Để điều trị vảy phấn hồng hiệu quả nhất và ngăn ngừa bệnh tái phát người bệnh cần lưu ý và thực hiện những điều sau:

Chăm sóc tại nhà

Những thay đổi nhỏ trong ăn uống và sinh hoạt có thể giúp ích rất nhiều cho điều trị vản phấn hồng:

  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Uống nhiều nước.
  • Tuyệt đối tuân thủ liều điều trị của bác sĩ. Không tự ý tăng, giảm liều lượng thuốc đã được chỉ định.
  • Tái khám đúng hẹn để bác sĩ đánh giá mức độ và tiến triển của bệnh để có biện pháp phù hợp với mỗi giai đoạn.
  • Thông báo thật chi tiết những sản phẩm chăm sóc cá nhân (dầu gội, kem dưỡng da, mỹ phẩm…) mà bạn đang dùng. Tốt nhất chụp lại ảnh thành phần sản phẩm để bác sĩ dễ nhận biết nhất.
  • Không tắm nước quá nóng và không ngâm mình quá lâu.
  • Bôi kem dưỡng ẩm da thường xuyên để da không bị khô, tạo điều kiện cho vảy nến hồng quay trở lại. Bạn nên hỏi chuyên gia da liễu về các sản phẩm dưỡng ẩm dành riêng cho da nhạy cảm hoặc da đang tổn thương.
  • Hầu hết những người bệnh ngoài da lâu ngày không khỏi, như vảy phấn hồng, là do những ảnh hưởng từ tâm lý. Căng thẳng có thể gây biến động hormone và rối loạn hệ miễn dịch. Chúng có thể khiến vảy phấn hồng nặng hơn và ngược lại, vảy phấn hồng có thể khiến người bệnh stress hơn.

Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người mắc bệnh vảy phấn hồng. Ăn đúng cách thì bệnh mau khỏi và ngược lại dễ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Do vậy cần lưu ý những thứ cần kiêng khi bị vảy phấn hồng và những thứ được phép ăn.

Để việc điều trị đạt được hiệu quả, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để việc điều trị đạt được hiệu quả, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Những thực phẩm nên ăn khi bị vảy phấn hồng:

  • Axit béo omega-3: Giúp tiêu dưng, kháng viêm, giảm khả năng phải dùng các loại thuốc bôi Corticoid. Omega-3 có nhiều trong cá béo, các loại hạt (đặc biẹt là vừng đen).
  • Trái cây giàu chất chống oxy hóa: Ngăn ngừa sự hình thành leukotriene – tác nhân khiến bệnh nặng thêm. Nên ăn nhiều nho, đậu, mơ, quả hạch… để giảm sưng viêm.
  • Thực phẩm giàu axit folic: Có nhiều trong lúa mì, ngũ cốc, rau họ cải… Axit folic có lợi cho phân chia tế bào, giúp da trở nên khỏe mạnh và hồng hào hơn.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Theo nhiều nghiên cứu, người bệnh vảy phấn hồng thường bị thiếu kẽm. Bởi vậy, ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, như hàu, ngao, sò… có thể giúp ích cho diều trị.
  • Beta caroteen: Những thực phẩm giàu chất này, như bơ, cà rốt, xoài… giúp bảo vệ cấu trúc da.

Ngoài những thực phẩm nên ăn, người bệnh vảy phấn hồng cũng nên tránh một số thực phẩm có thể khiến triệu chứng trở nặng, như:

  • Thực phẩm nhiều đường, như soda, nước ngọt, bánh kẹo
  • Đồ ăn nhiều muối, hạt tiêu, ớt cay
  • Thực phẩm được chế biến sẵn
  • Các món chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Trứng (vì dễ gây dị ứng)
  • Các thực phẩm chứa gluten, như lúa mì, mì ống
  • Đồ uống có cồn
  • Thuốc lá
  • Các loại thịt đỏ, như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn…

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh vảy phấn hồng. Nếu sau 3 tháng điều trị mà các triệu chứng không thuyên giảm, bạn hãy đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên về da liễu để được xét nghiệm, kiểm tra một cách tổng quát để sớm tìm ra biện pháp hiệu quả nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *