Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Viêm mũi dị ứng có lây không là thắc mắc của nhiều người bệnh khi đang mắc bệnh lý hô hấp này. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng thường gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Cùng giải đáp thắc mắc trong bài viết sau đây và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?
Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?

Viêm mũi dị ứng có lây không? Có di truyền không?

Viêm mũi dị ứng triệu chứng dễ nhận thấy là ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi thường xuyên,… Bệnh không quá nguy hiểm, có thể kiểm soát và chữa trị dứt điểm.

Tuy nhiên, các biểu hiện của tình trạng này gây khó chịu dữ dội và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Nhiều người bệnh lo lắng rằng: “Vậy, viêm mũi dị ứng có lây không?”. Do các biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng có nhiều điểm tương đồng với các bệnh lý hô hấp khác như hắt hơi, xuất tiết dịch nhầy,… Nên nhiều người cho rằng bệnh lý này có tính chất truyền nhiễm, lây lan trong cộng đồng như một số bệnh lý hô hấp khác.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khẳng định rằng bệnh viêm mũi dị ứng không phải bệnh truyền nhiễm nên KHÔNG LÂY LAN từ người sang người. Do đó, người bệnh không cần lo lắng về vấn đề “Viêm mũi dị ứng có lây không?”.

Bản chất của viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp hình thành do niêm mạc mũi bị kích ứng bị kích ứng bởi các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài (thời tiết thay đổi, lông động vật, phấn hoa,….). Lượng tác nhân này tăng nhanh đột biến sẽ khiến cơ thể sản sinh histamin lớn và gây dị ứng. 

Khi đó, người bệnh sẽ có các biểu hiện đặc trưng như ngứa mũi, chảy nước mũi, tăng tiết dịch nhầy, tắc nghẹt mũi,… Vì thế, có thể thấy, bệnh này xuất hiện chủ yếu do cơ địa người bệnh (người có hệ miễn dịch yếu, tiền sử mắc các bệnh dị ứng, cơ địa nhạy cảm, dễ bị tác động do yếu tố bên ngoài,…)

Bên cạnh vấn đề “Viêm mũi dị ứng có lây không?”, nhiều người bệnh cũng quan tâm rằng liệu bệnh này có di truyền không? Bệnh viêm mũi dị ứng có liên quan đến yếu tố cơ địa của người bệnh nên có mối liên hệ mật thiết tới yếu tố di truyền.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trong gia đình có bố/ mẹ hoặc cả hai từng bị viêm mũi dị ứng thì nguy cơ thế hệ sau gặp tình trạng này cũng cao hơn.

Viêm mũi dị ứng có liên quan đến yếu tố di truyền
Viêm mũi dị ứng có liên quan đến yếu tố di truyền

Ngoài ra, theo thống kê, bệnh viêm mũi dị ứng còn gây ra bởi một số yếu tố sau đây:

  • Ảnh hưởng do người xung quanh hút thuốc lá (người bệnh hít phải khói thuốc)
  • Người mẹ hút thuốc lá trong thai kỳ
  • Nơi sinh sống bị ẩm mốc, tồn tại nấm men,…

Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Viêm mũi dị ứng không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết.

Dựa vào tính chất và mức độ của bệnh viêm mũi dị ứng mà có các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Cụ thể, ngăn ngừa bệnh theo 3 dạng bệnh sau đây: 

Viêm mũi dị ứng theo mùa

Bản chất của tình trạng viêm mũi dị ứng theo mùa là do người bệnh bị kích ứng với các tác nhân ngoài môi trường (phấn hoa, thời tiết,….). Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh cần hạn chế các hoạt động từ môi trường ngoài như:

  • Hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời tại nơi đông người như vườn hoa, công viên, chợ hoa,…
  • Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo ngay sau khi về nhà
  • Cần mang khẩu trang phù hợp khi đến những nơi có nguy cơ gây kích ứng
  • Khi ở nhà, hạn chế mở cửa sổ và cửa ra vào quá lâu
  • Nên sử dụng điều hòa nhiệt độ thay cho quạt gió, vừa làm mát không khí vừa thanh lọc không khí trong nhà 
Mang khẩu trang khi đến khu vực ô nhiễm tránh các bệnh lý đường hô hấp
Mang khẩu trang khi đến khu vực ô nhiễm tránh các bệnh lý đường hô hấp

Viêm mũi dị ứng quanh năm

Tình trạng này xảy ra quanh năm và chủ yếu xuất hiện ở người có tiền sử mắc bệnh và có cơ địa dị ứng. Để ngăn ngừa bệnh hiệu quả, cần chú ý:

  • Vệ sinh chỗ ở, đặc biệt là khu vực nghỉ ngơi, chăn gối, màn, rèm cửa,….hàng tuần
  • Với người có cơ địa dị ứng, nên hạn chế tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo,…)
  • Nếu nuôi thú cưng, tắm rửa sạch sẽ và hạn chế để chúng trong phòng ngủ 
  • Nên dùng máy hút ẩm trong phòng ngủ để lọc không khí, giúp người bệnh dễ thở hơn
  • Giữ vệ sinh thân thể, đặc biệt là tai mũi họng (dùng nước muối sinh lý)
  • Việc sử dụng các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm mũi dị ứng do tính chất công việc

Bệnh viêm mũi dị ứng cũng có thể do ảnh hưởng của nghề nghiệp, đặc biệt là những công việc làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, hóa chất. Để ngăn ngừa bệnh này triệt để, nên đổi công việc hoặc địa điểm làm việc.

Đồng thời, chú ý bổ sung vào chế độ ăn các nhóm thực phẩm hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch như rau củ, hoa quả giàu vitamin C, thực phẩm giàu kẽm,… Hạn chế dùng đồ uống có cồn, hút thuốc lá trong thời gian điều trị bệnh. 

Bài viết trên đã giúp người bệnh giải đáp vấn đề  “Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?”. Tuy đây không phải bệnh lây nhiễm nhưng có liên quan đến yếu tố di truyền. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần chú ý kết hợp việc dùng thuốc và điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống cho hợp lý.

4.8/5 - (6 bình chọn)
Người bệnh không nên quá phụ thuộc vào cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây
Top 10+ cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây quen thuộc tại nhà
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây là mẹo dân gian có khả năng đẩy lùi nhanh những triệu chứng khó chịu. Các loại lá quen thuộc với đời…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *