Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, mẹ nên cẩn thận!

Trào ngược dạ dày lên thực quản là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em vừa có thể là do sinh lý vừa là một bệnh lý nguy hiểm mà cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ khác người lớn như thế nào? Bạn hãy chúng tôi tìm lời giải trong bài viết dưới đây.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi nguy hiểm thế nào?
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi nguy hiểm thế nào?

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ khác người lớn ở điểm gì?

Theo cấu trúc của hệ tiêu hóa, khi thức ăn được đưa vào miệng đi xuống thực quản rồi mới tới dạ dày tiêu hóa. Ở phần dưới thực quản nối với dạ dày có một vòng cơ gọi là cơ thắt thực quản dưới.

Vòng cơ này sẽ mở ra khi thức ăn đi xuống rồi đóng lại ngăn không cho dịch axit trào ngược lên. Vì một lý do nào đó, vòng cơ này bị hở và không đóng kịp làm cho chất lỏng và thức ăn trào ngược lên thực quản.

Thực tế, biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi hay trẻ sơ sinh khác với người lớn khá nhiều. Bởi chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em khởi phát một là do sinh lý, hai là biểu hiện của một bệnh lý nào đó.

Trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi. Đây là hiện tượng thông thường do cơ quan dạ dày, tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện. Nếu trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ do bệnh lý là tình trạng nguy hiểm và dễ gây biến chứng nặng nên cha mẹ, mọi người cần lưu tâm nhiều hơn.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi hay với trẻ nhỏ là hiện tượng xảy ra thường xuyên, bất cứ trẻ nào cũng mắc. Bởi trong giai đoạn này, cơ quan tiêu hóa và dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khi gặp một số tác nhân gây nào đó thì trào ngược sẽ khởi phát ngay.

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, sơ sinh có thể là do sinh lý và bệnh lý
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, sơ sinh có thể là do sinh lý và bệnh lý

Đây chính là lý do tại sao chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ hay sơ sinh diễn ra nhiều hơn người lớn. Vậy trào ngược do sinh lý khác bệnh lý thế nào? Bạn hãy tìm hiểu thông tin có ở dưới đây.

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ do sinh lý

Với những trường hợp trào ngược dạ dày trẻ em do sinh lý, cha mẹ không nên quá lo lắng. Bởi đây là hiện tượng phản ứng thông thường của cơ thể, không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Khi trẻ lên 3, hiện tượng này sẽ hết.

Các yếu tố gây trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ có thể kể đến như sau:

  • Cơ quan tiêu hóa chưa ổn định: Với trẻ sơ sinh hay dưới 2 tuổi, hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, hoạt động chưa ổn định. Khi gặp một tác nhân nào đó làm cho dạ dày co bóp bất thường và đẩy dịch axit, thức ăn lên thực quản.
  • Vòng cơ thắt thực quản chưa hoàn chỉnh: Vòng cơ có chức năng mở khi thức ăn từ thực quản đi xuống và đóng lại ngăn không cho dịch axit, thực phẩm trào lên. Khi vòng cơ thắt này chưa hoàn thiện, hiện tượng dịch axit bị trào ngược lên có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
  • Vừa ăn xong đã vận động: Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ diễn ra thường xuyên hơn, bởi trong lúc ăn hay ngay khi ăn xong trẻ thường chạy, nhảy, cười đùa làm tăng áp lực cho dạ dày. Lúc này dịch axit sẽ bị trào ngược lên thực quản gây nôn, trớ, thậm chí sặc sữa.
  • Nằm trong khi uống sữa: Khi trẻ lên 1, 2 tuổi, nhiều phụ huynh cho trẻ nằm bú bình. Việc này làm tăng nguy cơ trào ngược lên thực quản hơn.
  • Cho trẻ ăn thực phẩm không đảm bảo: Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi hay trên dưới 4 tuổi xảy ra khi cha mẹ cho các bé ăn những loại thực phẩm chứa nhiều giàu mỡ, không hợp vệ sinh, nhiều gia vị…
  • Những thực phẩm này đều không phù hợp với hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt của trẻ nên gây ra hiện tượng nôn, trào ngược.

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ do bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân do sinh lý, chứng bệnh trào ngược dạ dày trẻ em còn là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Thoái vị cơ hoành: Thoái vị cơ hoành ở trẻ em là một bệnh lý bẩm sinh khá nguy hiểm, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân. Khi mắc bệnh này, ống tiêu hóa của trẻ xuất hiện ở trên ngực. Do đó làm tình trạng trào ngược, nôn, trớ xảy ra nhiều hơn những trẻ không mắc.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nhiều biểu hiện giống với người lớn
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nhiều biểu hiện giống với người lớn
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng thường thấy nhất của viêm loét dạ dày đó chính là buồn nôn, ăn khó tiêu, chướng bụng, đau bụng, trào ngược dạ dày, trớ.
  • Sa dạ dày: Bệnh lý này gây lên các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, làm ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa.

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ có biểu hiện gì?

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, sơ sinh và lớn khởi phát do sinh lý sẽ có các biểu hiện như:

  • Trẻ trớ hay ọc sữa ra nhiều qua đường miệng hoặc mũi, đôi khi cả hai, sặc sữa.
  • Quấy khóc, biếng ăn, ít bú, đêm ngủ không sâu, ậm ạch.
  • Chậm tăng cân, thậm chí suy dinh dưỡng nếu để kéo dài.
  • Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể bị đau xương ức và ợ nóng.
  • Khi xuất hiện biến chứng sang hệ hô hấp, trẻ có dấu hiệu thở khò khè, ho, hen suyễn, viêm thanh quản hay viêm phổi cần đưa đến bác sĩ.
  • Với những trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ và lớn hơn bùng phát do bệnh lý, sẽ thể hiện các triệu chứng như:
  • Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi và lớn hơn: quấy khóc, thở khò khè, bỏ bú, kém ăn, trợ sữa và thực phẩm thành vòi phun, không tăng cân.
  • Trẻ lớn bị trào ngược dạ dày: nôn, ợ nóng, có vị chua ở cổ họng, xương ức sau nóng rát, thi thoảng đau bụng hay đau khi nuốt.
  • Trẻ hay bị đau bụng vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, đau kéo dài.

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày ở trẻ em cho dù là do nguyên nhân nào đi nữa, đều tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Dưới đây là một số biến chứng thường thấy ở những trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ:

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày khi vừa ăn xong
Trẻ em bị trào ngược dạ dày khi vừa ăn xong
  • Biến chứng lên hệ hô hấp: Khi dịch vị axit bị đẩy lên thực quản thường xuyên và kéo dài, gây viêm thanh quản làm cho trẻ bị ho kéo dài, thở khò khè, khàn giọng, nặng hơn là hen suyễn.
  • Biến chứng tai-mũi-họng: Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ xuất hiện, càng làm tăng nguy cơ mắc viêm tai, viêm xoang cao hơn.
  • Biến chứng về tiêu hóa: Khi mắc viêm thanh quản, việc ăn uống của trẻ sẽ trở lên khó khăn hơn. Đặc biệt nhất là khi viêm thanh quản kéo dài sẽ dẫn đến hẹp thực quản, làm cho thức khó xuống dạ dày và cơ quan tiêu hóa gây suy dinh dưỡng.

Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Với những trường hợp trẻ em bị trào ngược dạ dày ở mức thông thường, chỉ xuất hiện một số biểu hiện lâm sàng như: buồn nôn, ói mửa, quấy khóc, chán án… cộng với việc thăm khám của bác sĩ có thể điều trị khỏi được.

Khi trẻ biếng ăn trong một thời gian dài, không tăng cân, suy dinh dưỡng, thiếu máu có kèm theo các biểu hiện về đường hô hấp, bé sẽ được chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như:

  • Siêu âm: Mục đích của phương pháp này là để xác định bệnh lý nào gây trào ngược dạ dày lên thực quản.
  • Xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu: Để xác định nguyên nhân gây hiện tượng nôn ói, tiêu chảy, khó tiêu, châm tăng cân ở trẻ.
  • Đo độ PH thực quản: Với mục định xác định nồng độ axit có trong thực quản của trẻ là bao nhiêu.
  • Chụp X quang: Biện pháp này có tác dụng phát hiện ra các dị tật bẩm sinh trong đường tiêu hóa.
  • Nội soi dạ dày và thực quản: Để thực hiện được phương pháp này, các nhân viên y tế sẽ gây mê cho trẻ. Qua phương pháp nội soi, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân, tình trạng tổn thương của dạ dày, đường ruột.

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ gây sặc sữa, mẹ phải phải làm sao?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở xuống, hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt, vòng co thắt thực quản vẫn còn yếu nên khi dạ dày co bóp dễ làm thức ăn, dịch axit trào ngược lên.

Hơn nữa, ở độ tuổi này các bé uống sữa công thức nhiều hơn sữa mẹ. Trong quá trình ăn hay uống sữa, trẻ thường có thói quen vừa chơi, đùa nghịch vừa uống sữa nên dễ xảy ra trường hợp trào ngược dạ dày dẫn đến tình trạng sặc sữa.

Lúc này nếu không biết cách cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong dễ xảy ra hơn. Để giúp các bậc phụ huynh xử lý tốt tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ gây sạch sữa, hãy theo dõi các bước sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa dưới đây:

  • Cho bé ngồi hay đứng dậy để trẻ dễ ọc, phun trớ thức ăn ra ngoài. Sau đó lau sạch miệng, mũi.
  • Nếu thấy trẻ không ho được, da tím tái cần dùng tay vỗ sau lưng để đẩy thức ăn nôn ra ngoài. Nếu trẻ sặc sữa, mẹ hãy dùng miệng hút sữa ra ngoài.
  • Tiếp theo dốc ngược trẻ và vỗ lưng: Bước này có tác dụng làm cho thức ăn, sữa ọc hết ra ngoài không ứ đọng, tắc ở thực quản.
  • Nếu bé vẫn chưa nôn trớ thức ăn ra được, mẹ đặt bé nằm xuống một tay giữ đầu còn tay kia ấn ngực nhẹ để bé dễ thở hơn.
  • Cuối cùng là gọi cấp cứu khi cần thiết.

Khi trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ khởi pháo làm bé nôn trớ nhiều, sẽ làm trẻ bị đau cuống họng, nuốt thức ăn khó từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hấp thụ chất dinh dưỡng kém.

Biện pháp điều trị chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Hầu như, chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em xảy ra là do sinh lý nhiều hơn bệnh lý. Chính vì vậy, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà.

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày khi vừa ăn xong
Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày khi vừa ăn xong

Tuy nhiên với những trường hợp có nhiều biểu hiện cùng lúc kèm theo biến chứng nặng, cha mẹ cần cho bé đi gặp bác sĩ ngay. Dưới đây là một số biện pháp điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên quan tâm.

Chữa trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ bằng các mẹo tại nhà

Ngay khi, bố mẹ thấy trẻ có các biểu hiện như nôn, trớ thì hãy thực hiện một số mẹo tại nhà như sau:

Khi bị trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, massage vùng bụng

Đây là biện pháp làm giảm các cơn trào ngược dạ dày cho trẻ an toàn, hiệu quả, được các bác sĩ khuyến khích thực hiện. Bởi khi massage, xoa bóp vùng bụng sẽ làm cơ hoành co dãn nhịp nhàng. Đồng thời còn kích thích dạ dày hoạt động ổn định, giúp vòng cơ thắt ở thực quản linh hoạt hơn.

Cách thực hiện:

  • Cho một ít tinh dầu tràm vào lòng bàn tay.
  • Sau đó dùng 5 ngón tay massage vùng bụng của bé.
  • Mẹ hãy xoa đều theo chuyển động tròn.
  • Mỗi ngày, mẹ nên thực hiện 10-25 phút, tránh massage sau khi ăn no xong.

Sử dụng gối chống trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Với những trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi, sơ sinh và lớn hơn, cha mẹ nên sử dụng gối chống trào ngược để giúp bé ngủ ngon, chống sặc tốt hơn.

Bởi khi đi ngủ, chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ và sơ sinh xảy ra nhiều hơn ban ngày, nếu không xử lý kịp sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Gối chống trào ngược có tác dụng nâng cao phần thực quản, cổ họng hơn dạ dày từ đó làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ.

Khi trẻ 5 tuổi bị trào ngược dạ dày, mẹ nên sử dụng gối trào ngược cho bé
Khi trẻ 5 tuổi bị trào ngược dạ dày, mẹ nên sử dụng gối trào ngược cho bé

Cách thực hiện:

  • Với trẻ 2 tuổi và sơ sinh, mẹ nên chọn cho bé loại gốc có độ nghiêng từ 15-20 độ, mềm và có chất lượng tốt để giúp bé cảm thấy thoải mái khi ngủ.
  • Giặt gối trước khi dùng.
  • Mỗi khi bé ngủ, mẹ đặt bé nằm theo tư thế nào thì điều chỉnh gối theo từ thế đó.
  • Điều chỉnh phần lưng cho bé ngủ thoải mái.
  • Thắt dây đai an toàn cho bé khi ngủ, tránh lăn ra ngoài.

Dùng lá bạc hà cay

Bên cạnh các biện pháp chữa trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ ở trên, cha mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Từ xưa, lá bạc hà đã được mọi người biết đến với công dụng làm giảm các triệu chứng trào ngược, đồng thời cải thiện tiêu hóa tốt hơn.

Cách làm:

  • Cho bé cho vài giọt dầu bạc hà trộn với 1 thìa dầu oliu.
  • Massage vào vùng bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ.
  • Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần.

Lưu ý: Những trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi, mẹ có thể uống trà bạc hà 2-3 lần/ngày, tình trạng được thuyên giảm rõ rệt.

Chữa trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ bằng thuốc Đông y

Đông y quan niệm rằng, để chữa được tận gốc chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, việc làm thuyên giảm các triệu chứng và nâng cao sức khỏe cho bé là cần thiết nhất.

Do đó, các bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày nói riêng và bệnh dạ dày nói chung đều có tác dụng cải thiện triệu chứng nôn, ói mửa, khó tiêu… , bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Bài thuốc Đông y giúp trị trào ngược dạ dày hiệu quả
Bài thuốc Đông y giúp trị trào ngược dạ dày hiệu quả

Dưới đây là một số bài thuốc chữa trào ngược dạ dày hiệu quả cho bé, mẹ nên tham khảo:

Bài thuốc Đông y trị đau bụng

Dược liệu cần chuẩn bị:

  • Diên hồ sách, cam thảo, trần bì: Mỗi loại 12g
  • Hương phụ và ô dược: Mỗi thứ 20g.
    Sa nhân: 8g.

Cách sắc: Cầm dược liệu đi rửa, cho vào nồi sắc thuốc với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa cho đến khi chỉ còn 150ml.

Cách dùng: Lọc lấy nước, chia làm 4 phần uống trong ngày.

Bài thuốc Đông y trị buồn nôn, ói mửa

Dược liệu cần có: Di đường 100g; thục tiêu 10g; can khương 30g; nhân sâm 15g.

Cách sắc: Mang thục tiêu, can khương, nhân sâm đi rửa sạch, cho vào nồi sắc thuốc với 1,2 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi còn 150ml.

Cách dùng: Bỏ bã lấy nước thuốc, hòa với di đường uống 4 lần trong ngày.

Bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ giúp cải thiện tiêu hóa

Dược liệu gồm có:

  • Thược dược, chi tử, đan bì: Mỗi loại 20g.
  • Bối mẫu:12g.
  • Trạch tả: 16g
  • Thanh bì: 8g.
  • Trần bì: 10g.

Cách sắc: Mang tất cả dược liệu đi rửa sạch, cho vào nồi cùng 1,7 lít nước, đun cô đặc lại còn 250ml.

Cách dùng: Để nguội và chia làm 5 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Các bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi chỉ áp dụng cho những trường hợp ở mức độ nhẹ và trung bình. Với những trường hợp nặng có nhiều hiểu hiện nặng, mẹ hãy cho trẻ gặp bác sĩ.

Để quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Đông y nhanh và có hiệu quả, cha mẹ hãy đưa con đến các nhà thuốc Đông y để được bắt mạch, tư tấn lựa chọn thuốc phù hợp. Bài thuốc Sơ can Bình vị tán hiện được khá nhiều cha mẹ tin tưởng áp dụng cho con em mình.

Cách trị trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ bằng Tây y

Các loại thuốc Tây y chữa trào ngược dạ dày cho bé thường được sử dụng trong trường hợp nặng. Khi cha mẹ đã áp dụng mẹo tại nhà và dùng thuốc đông y mà tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm.

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có nên dùng thuốc không?
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có nên dùng thuốc không?

Lúc này, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Tùy theo từng tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, các bác sĩ sẽ kê cho bé một số loại thuốc như:

  • Thuốc chống trào ngược ngăn bơm proton: Nexium, Lansoprazole…
  • Thuốc chống nôn, trớ giảm tiết dịch axit: Gaviscon, Phosphalugel, Yumangel, Herbal Stomaxcare…
  • Thuốc kháng viêm: Gastropulgite, Nano Curcumin OIC, Metoclopramide…

Ngoài ra, các bác sĩ còn kê thêm chi bé một số thuốc giúp cải thiện tiêu hóa như các loại men tiêu hóa, men vi sinh để hỗ trợ và kích thích tiêu hóa. Nhờ vậy giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu.

Chia sẻ bí quyết chăm sóc, phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi hay trẻ sơ sinh hiếm khi xảy ra biến chứng nặng và thường sẽ tự khỏi. Ngay khi mẹ thay đổi lối sống, chế độ sinh dưỡng và có biện pháp xử lý kịp thời.

Cách chăm sóc trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

  • Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no.
  • Không cho trẻ vận động hay nằm ngay sau khi ăn. Thời gian ăn và ngủ cách nhau 3 giờ.
  • Với những trẻ mắc trào ngược dạ dày, mẹ nên thường xuyên cho bé ngủ gối cao đầu hoặc kê phần đầu giường cao hơn phần chân.
Khi bé vừa ăn xong, không nên cho trẻ nằm úp
Khi bé vừa ăn xong, không nên cho trẻ nằm úp để tránh bị trào ngược
  • Tránh tất cả các yếu tố làm tăng áp lực cho ổ bụng như: mặc quần áo chật, ho…
  • Khi trẻ bú bình, mẹ nên cho bé uống ở tư thế thẳng đứng, tránh nằm uống sữa, không cười đùa nghịch.
  • Nên cho bé dùng những sản phẩm bình sữa chống sặc, thông hơi.
  • Hạn chế cho trẻ 2 tuổi ăn những thực phẩm không phù hợp với hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt của trẻ như: nước ngọt, đồ uống có gas, gà rán, khoai tây chiên, pizza,… Bởi đây đều là những thực phẩm làm tăng tiết dịch axit dạ dày.
  • Vệ sinh mũi, miệng sau mỗi lần trẻ nôn, trớ.
  • Tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và lộ trình dùng thuốc chữa trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ theo bác sĩ chỉ định.

Bí quyết phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được các bác sĩ nhận định là không gây nguy hiểm, nhưng lại làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Việc này làm cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé kém dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng.

Do đó, để phòng ngừa và giúp cải thiện tình trạng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ tốt hơn, cha mẹ nên ghi nhớ một số lời khuẩn bổ ích dưới đây:

  • Trước khi đi ngủ, mẹ cần cho bé ăn, uống trước 3 giờ.
  • Hạn chế mặc quần áo chật, bó sát cho trẻ thay vào đó là hãy mặc quần áo rộng, thoải mái và thoáng mát.
  • Lập danh sách những món trẻ nên và không nên ăn. Khi chế biến thức ăn thì nên sơ chế qua thực phẩm. Hạn chế ăn đồ chiên, rán, thường xuyên ăn đồ hấp, luộc, ninh nhừ.
  • Chia thực ăn làm nhiều bữa nhỏ dùng trong ngày cho bé.
  • Hạn chế vận động hay nằm sau khi ăn no xong.

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ là hiện tượng khá phổ biến và thường gây biến chứng phức tạp. Để giúp phòng tránh bệnh cho bé tốt nhất, cha mẹ không nên bỏ qua bài viết trên đây của chúng tôi.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Trị tàn nhang sau sinh bằng mặt nạ tinh bột nghệ tươi
Chữa trào ngược dạ dày bằng bột nghệ: công dụng và hướng dẫn chi tiết
Chữa trào ngược dạ dày bằng bột nghệ là phương pháp dân gian rất quen thuộc được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mức độ…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *