Tắc vòi trứng có làm IVF được không? Quy trình và chăm sóc sau IVF
Bảng tóm tắt
Tắc vòi trứng có làm IVF được không là thắc mắc của rất nhiều chị em đang gặp vấn đề về viêm tắc vòi trứng. Bởi vì, thực hiện thiên chức làm mẹ là niềm ao ước của tất cả phụ nữ, tuy nhiên tình trạng tắc vòi trứng lại trở thành trở ngại lớn, làm ảnh hưởng tới khả năng mang thai. Vậy tắc vòi trứng có làm ivf được không? Cần chuẩn bị, chăm sóc thế nào sau quá trình thực hiện?
Tắc vòi trứng có làm IVF được không?
Trong cơ thể mỗi người phụ nữ đều có hai vòi dẫn trứng gắn liền với tử cung. Nhiệm vụ của chúng là đưa trứng rụng từ buồng trứng và tinh trùng từ âm đạo gặp nhau, thụ tinh, cuối cùng hình thành phôi thai.
Thế nhưng, nếu lớp niêm mạc của ống dẫn gặp tổn thương rồi hình thành các sẹo lồi gây cản trở sự di chuyển của trứng và tinh trùng thì tình trạng này được gọi là tắc vòi trứng.
Tắc nghẽn vòi dẫn trứng có khả năng dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe của chị em nếu không được điều trị kịp thời. Ví dụ như mang thai ngoài dạ con hoặc nghiêm trọng hơn là khó thụ thai và vô sinh nếu các vòi trứng bị tổn thương hoàn toàn.
Vậy viêm tắc vòi trứng có làm IVF được không?
Nhiều chị em thắc mắc tắc vòi trứng có làm IVF được không bởi tắc vòi trứng có thể là “con dao” chặt đứt mọi hy vọng thực hiện thiên chức làm mẹ. Thế nhưng, thực tế không phải như vậy bởi vì hiện nay có rất nhiều phương pháp y tế hiện đại có khả năng giải quyết vấn đề này. Trong số đó, nổi bật nhất là IVF.
IVF là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, được thực hiện bằng cách lấy trứng từ cơ thể người mẹ kết hợp với tinh trùng từ cơ thể người bố trong môi trường phòng thí nghiệm. Sau đó, bác sĩ sẽ cấy phôi thai hoàn chỉnh vào lại tử cung của người mẹ.
Vậy nên, với những bệnh nhân còn đang thắc mắc không biết liệu tắc vòi trứng có làm IVF được không, câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, liệu pháp này vẫn tồn tại tỷ lệ rủi ro, nhất là với các trường hợp phụ nữ lớn tuổi. Còn với những người trẻ tuổi, bác sĩ có thể đảm bảo khả năng thành công rơi vào khoảng 65% đến 70%.
Quy trình thực hiện IVF chữa tắc vòi trứng
Khi đã giải đáp được thắc mắc tắc vòi trứng có làm IVF được không, nhiều chị em mong muốn tìm hiểu về quy trình thực hiện IVF. Quy trình thực hiện của IVF rất phức tạp, đòi hỏi chuyên môn của y bác sĩ cũng như các trang thiết bị hiện đại nhất. IVF cũng thường chỉ được thực hiện sau khi các biện pháp hỗ trợ mang thai khác đã thất bại.
Một quy trình IVF thụ tinh trong ống nghiệm gồm có sáu bước dưới đây:
Chuẩn bị trước chu kỳ IVF, xét nghiệm thể chất và kích thích sinh sản
Trước khi thực hiện IVF, bạn sẽ được kiểm tra tổng thể về tử cung và ống dẫn trứng để đảm bảo không phát sinh bất kỳ vấn đề nào sau này. Các bác sĩ sẽ phân tích kết quả dựa trên tình hình nội tiết tố cũng như các xét nghiệm nhiễm trùng. Với trường hợp tắc vòi trứng, bạn sẽ được loại bỏ hoàn toàn các vết sẹo trên thành ống dẫn.
Sau khi đảm bảo mọi yếu tố, bạn sẽ được cho sử dụng các loại thuốc kích thích sinh sản trong 10 đến 11 ngày. Mục đích của việc này là để lượng trứng thu được nhiều hơn bình thường, giúp nâng cao tỷ lệ thành công của liệu pháp IVF.
Lấy trứng từ buồng trứng
Ở bước này, việc đầu tiên bác sĩ làm là tiêm cho bạn một chất kích thích rụng trứng. Sau 34 đến 36 tiếng đồng hồ từ lúc bắt đầu tiêm thuốc, bạn sẽ được đưa lên bàn phẫu thuật để lấy trứng từ buồng trứng.
Các thiết bị siêu âm điều khiển đầu kim di chuyển từ âm đạo đến buồng trứng hút lấy các nang trứng. Các nang trứng khi vừa được lấy ra sẽ đi kèm cùng với các chất dịch lỏng. Ở bước tiếp theo, các bác sĩ sẽ thực hiện lọc lấy trứng khỏi dịch lỏng thông qua việc sử dụng kính hiển vi trong phòng thí nghiệm.
Lưu ý: Vì tiến trình này tác động đến buồng trứng khá nhiều, nên bạn có thể cảm thấy đầy chướng hoặc đau tức ở vùng bụng, kéo dài đến một vài tuần sau đó.
Chăm sóc trứng
Trứng sau khi được lấy ra sẽ được các chuyên gia thẩm định về chất lượng cũng như độ chín. Các quả trứng đạt chuẩn đặt trong lồng ấp đặc biệt và được “tiếp xúc” với tinh trùng.
Hiện nay, có hai cách dùng để thụ tinh tinh trùng với trứng: phương pháp tự nhiên và phương pháp tiêm cấy ICSI. Với phương pháp đầu tiên, cả trứng và tinh trùng được đặt cùng nhau môi trường nuôi cấy, tinh trùng sẽ tự “đi tìm” trứng để kết hợp. Còn với tiêm cấy ICSI, tinh trùng được tiêm vào trứng thông qua thiết bị hiển vi.
Cả hai cách thụ tinh trên đều có tỷ lệ thành công khá cao, lên đến 70%.
Chuyển phôi
Khi thụ tinh thành công, phôi sẽ được chuẩn bị để đưa và cơ thể người mẹ. Các bác sĩ cũng tiến hành thêm xét nghiệm sinh thiết để chắc chắn không có bệnh lý di truyền nào có thể xảy ra.
Để đảm bảo tính an toàn tối đa, số lượng phôi chuyển vào dạ con thường chỉ là một. Bởi vì việc chuyển quá nhiều phôi có thể làm gia tăng nguy cơ sinh non và các biến chứng nguy hiểm khác ở cả mẹ và bé.
Các bác sĩ sẽ siêu âm ổ bụng để tìm ra vị trí thuận lợi nhất cho phôi, sau đó họ dùng một ống chuyên dụng có kích thích nhỏ để đưa phôi di chuyển vào tử cung.
Hỗ trợ phôi thoát màng
Biện pháp hỗ trợ phôi thoát màng thường được sử dụng với các trường hợp lớn tuổi hoặc đã từng thực hiện IVF thất bại. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách tạo một lỗ nhỏ trên lớp màng bọc ngoài phôi, giúp phôi dễ dàng phát triển hơn trong môi trường tử cung.
Thử thai
Bước cuối cùng trong chu trình IVF chính là thử thai. Sau khi phôi được đưa vào cơ thể người mẹ 12 ngày, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xem sự thụ thai có xảy ra hay không. Nếu thành công, bạn tiếp tục phải thực hiện thêm siêu âm để đảm bảo rằng em bé luôn phát triển khỏe mạnh.
Tắc vòi trứng có làm IVF được không? Như vậy có thể thấy IVF là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại do vậy có thể giúp chị em bị viêm tắc vòi trứng thực hiện được thiện chức làm mẹ.
Cần lưu ý gì khi thực hiện IVF chữa tắc vòi trứng?
Ngoài việc quan tâm tới tắc vòi trứng có làm IVF được không? Người bệnh cũng cần chú ý chăm sóc phù hợp sau khi thực hiện IVF như:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Việc nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể sau khi phải tiếp nhận một loạt các tiến trình phức tạp là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc giường êm ái, vài bộ phim truyền hình yêu thích để được thả lỏng tối đa cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Dùng theo theo đúng tư vấn của bác sĩ: Nhiều người cho rằng thụ thai thành công thì có thể ngừng dùng thuốc, nhưng điều đó có thể không tốt chút nào. Các bác sĩ thường khuyến khích dùng thêm progesterone để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Sau quá trình làm IVF do tắc vòi trứng, bổ sung dinh dưỡng là rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu khoáng chất (canxi, kẽm, sắt) và vitamin (A, B, C, E). Ví dụ: Cá ngừ, thịt ức gà, ớt chuông, măng tây, cà rốt, táo xanh,….
- Sử dụng một số thực phẩm chức năng: Các thực phẩm chức năng giúp bổ sung axit folic được đặc biệt khuyến nghị với bà bầu. Nó có khả năng ngăn ngừa nguy cơ hở hàm ếch và bệnh lý tim mạch cho trẻ sơ sinh.
- Kiêng quan hệ tình dục: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn phát sinh quan hệ tình dục sau khi làm IVF do tắc vòi trứng có thể sẽ gây ra tình trạng có tử cung hoặc phá vỡ phôi thai vừa cấy.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp cho vấn đề tắc vòi trứng có làm IVF được không. Sức khỏe sinh sản ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, vì thế bạn đừng chủ quan nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường. Bạn cần đi khám sớm để có chẩn đoán cũng như lộ trình điều trị tốt nhất.
Click đọc ngay:
Bác sỹ có thể tư vấn cho em nên chọn bệnh viện nào để làm IVF được không ạ.