Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? Giải đáp

Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không là câu hỏi được khá nhiều chị em quan tâm đặc biệt là những ai mới mắc căn bệnh này. Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời chính xác và tìm những biện pháp xử lý, hỗ trợ khi mắc chứng tắc vòi trứng.

[Giải đáp] Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?

Trước khi tìm hiểu tắc vòi trứng có kinh nguyệt không ta sẽ tìm hiểu quá trình hình thành kinh nguyệt và căn bệnh tắc vòi trứng ở nữ giới. Từ đó ta sẽ hiểu hơn về mối liên quan của chúng.

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý điển hình và gắn liền hơn nửa cuộc đời của mỗi phụ nữ kéo dài từ sau khi dậy thì khoảng 1 năm (12 – 14 tuổi) tới khi mãn kinh (ngoài 50). Thông thường ta có thể nhận biết cơ thể không mang thai khi xuất hiện kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn xuất hiện nang trứng, giai đoạn rụng trứng, giai đoạn hoàng thể và giai đoạn kinh nguyệt. Vậy ta có thể tóm tắt như sau: Kinh nguyệt là giai đoạn cuối trong chu kỳ kinh khi trứng không gặp tinh trùng hay không có sự thụ thai.

Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không là vấn đề đang được quan tâm

Theo đó, sau khi kết thúc kì kinh cuối, nang trứng sẽ xuất hiện phát triển và nang trứng nổi trội sẽ đẩy trứng rụng khỏi nang đi theo vòi tử cung (ống dẫn trứng). Đồng thời lúc này tử cung và nội mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng thụ tinh.

Tuy nhiên, sau khoảng 2 ngày nếu không được thụ tinh, trứng sẽ thoái hóa, tự vỡ và bị đào thải ra ngoài cùng nội mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng. Dịch đào thải ra ngoài chính là kinh nguyệt tương tự như máu nhưng có cấu trúc khác hoàn toàn với máu trong cơ thể.

Thực chất, tắc vòi trứng là bệnh lý về viêm nhiễm phụ khoa hay gặp ở phụ nữ và có thể dẫn tới vô sinh, mang thai ngoài tử cung nếu không kịp thời chữa trị. Đây là hiện tượng phần ống dẫn trứng hay vòi trứng bị chèn ép hoặc dày bì lên một cách bất thường gây hẹp ống dẫn trứng hoặc thậm chí là dính vào nhau.

Do quá trình trứng di chuyển từ nang tới tử cung cần đi qua vòi trứng nhưng nay bị tắc nghẽn nên rất khó thụ thai có thể thành vô sinh nếu tắc ở cả 2 bên. Hoặc xảy ra trường hợp thụ tinh ngay ở đoạn tắc nên dẫn tới mang thai ngoài tử cung.

Kết luận lại cho câu hỏi bị tắc vòi trứng có kinh nguyệt không, ta có thể trả lời là CÓ, thậm chí theo thống kê có khoảng 60% phụ nữ bị tắc vòi trứng không có hiện tượng khác lạ nào trong giai đoạn kinh nguyệt. Cũng chính vì vậy, tắc vòi trứng trở nên khó nhận biết hơn và khiến phụ nữ lơ là cảnh giác đối với căn bệnh này.

Bên cạnh câu hỏi tắc vòi trứng có kinh không thì cũng rất nhiều phụ nữ có chung câu hỏi là tắc vòi trứng thì kinh nguyệt có đều không. Thông thường chu kì kinh nguyệt kéo dài từ 28 – 35 ngày. Do tắc vòi trứng không hề gây cản trở tới quá trình sinh lý này nên đa số hiện tượng kinh nguyệt vẫn diễn ra đúng lịch hoặc chậm trễ hơn một vài ngày do vị trí tắc nghẽn cản trở.

Ngoài ra khi bị tắc vòi trứng trong thời kì kinh nguyệt, bệnh nhân có thể có thêm một số triệu chứng như sau:

  • Máu loãng hơn, ít hơn, có thể có mùi hôi.
  • Máu đóng thành mảng như thạch, có màu đậm.
  • Đau bụng âm ỉ hoặc đau bụng dữ dội.
  • Tâm lý khó chịu hơn, mệt mỏi hơn, dễ bị stress hơn so với chu kỳ bình thường.
  • Đau tức lưng dù trước đây không có.

Cần phải làm gì khi bị tắc vòi trứng?

Sau khi làm rõ câu trả lời cho câu hỏi tắc vòi trứng có kinh nguyệt không, phụ nữ cũng cần phải biết nên đối phó như thế nào khi mắc bệnh, tuy nhiên đây hoàn toàn không phải công việc dễ dàng. Dù có thể chữa trị nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn và những nguy hiểm tiềm tàng sau đó.

Tắc vòi trứng là bệnh bên trong nội tạng và rất khó để phát hiện, những triệu chứng của bệnh cũng không hề quá đặc biệt trừ khi có những cơn đau dữ dội diễn ra.

Thông thường, phụ nữ chỉ biết bị tắc vòi trứng khi khó có con hoặc xảy ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Có rất ít trường hợp khám sớm và tìm ra bệnh sớm. Để khỏi bệnh ta phải kết hợp điều trị và giữ thói quen sinh hoạt như sau:

Điều trị tắc vòi trứng đúng cách

Đối với các trường hợp tắc gây khó thụ thai, vô sinh và phát hiện ra sớm, người bệnh cần thăm khám kĩ lưỡng để đánh giá tình trạng tắc, vị trí tắc vòi trứng. Sau quá trình khám lâm sàng và khám kĩ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy trường hợp.

Chữa tắc vòi trứng với phương pháp nội khoa

Áp dụng cho cả trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng thuốc và các trường hợp nặng hơn phải điều trị kết hợp nội khoa – ngoại khoa. Thông thường bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc sau:

Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không - Uống thuốc đều đặn giúp giảm các triệu chứng của buồng trứng đa nang
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không – Uống thuốc đều đặn giúp giảm các triệu chứng của buồng trứng đa nang
  • Thuốc tiêu viêm để giảm độ sưng của vòi trứng
  • Thuốc kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn, vi nấm gây ra tình trạng viêm nhiễm tử cung, vòi trứng, âm đạo.
  • Thuốc giảm đau không corticoid, cao ích mẫu với trường hợp đau bụng khi hành kinh khi bị tắc vòi trứng.

Khi sử dụng phương pháp nội khoa, bệnh nhân cần chú ý tuân thủ theo đúng lịch uống thuốc, liều lượng thuốc được kê. Đây là phương pháp đỡ gây ra tác dụng phụ nhất trong các phương pháp điều trị và có tỉ lệ thành công cao đối với trường hợp phát hiện bệnh sớm.

Chữa tắc vòi trứng với phương pháp ngoại khoa

Đây là phương pháp áp dụng cho trường hợp nặng, để lâu ngày và điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả. Khi đó, người bệnh cần áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn bằng cách:

  • Thông tắc vòi trứng bằng cách bơm hơi: Đây là phương pháp mang tính tạm thời chỉ có thể áp dụng với đoạn tắc ngắn và với tình trạng bệnh không quá nặng.
  • Phẫu thuật nội soi: Bằng cách đưa dụng cụ chuyên dụng vào tử cung, bác sĩ sẽ loại bỏ những mô dư, thông tắc dạng vật lý tác động vào phần tắc nghẽn để mở rộng lại vòi trứng. Phương pháp này cũng chỉ có thể áp dụng với trường hợp bệnh chưa quá nặng và với đoạn tắc gần.
  • Phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi: Tương tự như nội soi vòi trứng, phương pháp này chỉ khác ở điểm dành cho các vị trí xa hơn và loại bỏ trực tiếp những phần dây xung quanh loa vòi, ống dẫn trứng.
  • Phẫu thuật cắt nối vòi trứng: Dành cho các trường hợp nặng và phức tạp, bác sĩ sẽ cắt phần tắc nghẽn nặng hoặc nhiễm trùng và nối lại các phần lành lại với nhau. Đây là phương pháp phẫu thuật khá khó khăn và rủi ro cũng khá cao. Đối với trường hợp này, khả năng thụ thai bị ảnh hưởng khá nhiều.
Phẫu thuật ngoại khoa - Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? Phẫu thuật ngoại khoa giúp cải thiện bệnh

Đối với trường hợp tắc vòi trứng và có thai ngoài tử cung thì cần phải loại bỏ gấp trứng thụ tinh nếu phần trứng này không thể tự tiêu. Nếu để trứng phát triển, nguy cơ vỡ vòi trứng rất cao và gây nguy hiểm tới tính mạng của phụ nữ.

Đối với trường hợp vô sinh, sau khi cải thiện bằng 2 phương pháp điều trị trên mà vẫn khó có thai, chị em phụ nữ cần tham khảo phương pháp thụ thai ống nghiệm nếu muốn sinh con.

Kết hợp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh điều trị, thói quen sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng tới tình trạng bệnh lý, chị em phụ nữ nên lưu ý một số điều sau:

  • Luôn giữ gìn vệ sinh thân thể đặc biệt là vùng kín.
    Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh, khi quan hệ tình dục phải sử dụng bao cao su 100%.
  • Không để quần lót ẩm ướt, cần lau chùi sạch sẽ và thấm khô sau khi đi vệ sinh.
  • Uống nhiều nước, ăn uống đủ chất để tăng miễn dịch cho cơ thể.
  • Luôn uống thuốc đầy đủ và tái khám theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày “đèn đỏ”.
  • Ngưng sử dụng thuốc và báo ngay lại với bác sĩ khi xảy ra hiện tượng bất thường như dị ứng, nôn mửa, tim đập nhanh, huyết áp cao/ thấp bất thường.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn trong quá trình điều trị bệnh.
  • Theo dõi các biến chuyển trong cơ thể, nên lưu ý từng cơn đau, hiện tượng tiết dịch của âm đạo, chất lượng máu kinh và nước tiểu.
  • Nên khám định kì mỗi năm sau khi khỏi bệnh vì bệnh có khả năng tái phát cao.
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không - Đi khám định kỳ để ngừa biến chứng bệnh
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không – Đi khám định kỳ để ngừa biến chứng bệnh

Trên đây là những thông tin hữu ích về tắc vòi trứng và trả lời cho câu hỏi tắc vòi trứng có kinh nguyệt không. Có thể xác nhận rằng, quá trình kinh nguyệt ở phụ nữ bị tắc vòi trứng vẫn diễn ra bình thường, nếu có đổi khác thì có thể là các hiện tượng kèm theo như đau bụng – lưng, chất lượng máu kinh,… Tuy vậy, cũng không hề dễ dàng để nhận biết những sự thay đổi đó.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Viêm vòi trứng có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Viêm vòi trứng có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Viêm vòi trứng xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tắc tại vòi trứng. Bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ bị mắc viêm phụ…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *