Viêm amidan lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Sưng tấy và đau nhức vùng lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm amidan lưỡi. Viêm amidan lưỡi (hay còn gọi là viêm amidan đáy lưỡi) là gì, bệnh có nguy hiểm không và điều trị bệnh như thế nào là băn khoăn của nhiều người. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm đáp án cho những câu trả lời trên.

Viêm amidan lưỡi là gì, có nguy hiểm không?

Amidan lưỡi là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức lympho nằm ở dưới đáy lưỡi, phía sau V lưỡi. Không giống như các loại amidan khác, amidan lưỡi có chứa ít tế bào lympho nên nó dễ bị tấn công bởi các yếu tố như virus, vi khuẩn và gây viêm nhiễm. Tình trạng này được gọi là viêm amidan lưỡi.

Thanh hầu bổ phế thang
Liệu có chuyện viêm amidan có thể khỏi hẳn nhờ một bài thuốc nam dược, trong khi ngay cả phẫu thuật vẫn có khả năng tái phát? Cánh phóng viên đã trực tiếp đến Trung tâm Đông y Việt Nam - đơn vị sở hữu độc quyền Thanh hầu bổ phế thang để kiểm chứng hiệu quả thật sự của bài thuốc này!
Hình ảnh amidan lưỡi gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Hình ảnh amidan lưỡi gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm amidan lưỡi có thể được chia thành 2 loại là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Amidan lưỡi nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách có thể tiến triển thành mãn tính. Lúc này, bệnh rất khó điều trị và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây là những biến chứng thường gặp khi bị viêm amidan lưỡi:

  • Biến chứng tại khu vực bị viêm nhiễm: Amidan lưỡi nằm ở gần họng nên khi bị viêm nhiễm nó có thể dẫn đến viêm họng, thậm chí là viêm họng mạn tính. Ngoài ra, viêm amidan lưỡi cũng có thể gây sỏi amidan, loét khe amidan…
  • Biến chứng gần khu vực bị viêm amidan: Nếu không được điều trị, tình trạng viêm do amidan lưỡi có thể lan rộng ra những khu vực xung quanh và gây ra viêm xoang, viêm tai giữa thậm chí là viêm thanh quản, viêm phế quản.
  • Biến chứng toàn thân: Không chỉ gây viêm tại chỗ, amidan lưỡi có thể gây biến chứng toàn thân và gây viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận…

Biến chứng do viêm amidan lưỡi thường rất khó điều trị. Quá trình điều trị các biến chứng này thường khó khăn, thời gian điều trị kéo dài và chi phí rất tốn kém. Do đó, khi mới xuất hiện triệu chứng của bệnh viêm amidan lưỡi, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm amidan lưỡi

Cũng như các bệnh viêm amidan khác, viêm amidan cuống lưỡi xảy ra khi virus và vi khuẩn tấn công vào amidan. Thông thường, các loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp trên đều có thể gây viêm amidan lưỡi. Tuy nhiên, chủng virus thường gặp nhất là epstein-barr. Loại virus này có thể xâm nhập vào đường hô hấp thông qua con đường ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Ngoài virus, vi khuẩn cũng là tác nhân thường gặp gây viêm nhiễm amidan lưỡi. Trong số đó, liên cầu khuẩn nhóm A là tác nhân chính gây ra căn bệnh này. Ngoài ra, còn có các loại vi khuẩn như lậu cầu, chlamydia… cũng có thể gây viêm amidan lưỡi, nhưng ít gặp hơn.

Một số người thắc mắc tại sao mình bị viêm amidan lưỡi mà những người khác thì không. Câu trả lời là do những người này nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, viêm amidan lưỡi thường xuất hiện ở những đối tượng sau đây:

  • Những người lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng sai cách.
  • Những người đang mắc các bệnh đường hô hấp: Nếu không được điều trị đúng cách, vi khuẩn gây bệnh hô hấp sẽ phát triển và lây lan đến vùng amidan ở lưỡi và gây viêm.
  • Những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ em, người đang phải điều trị hóa trị cũng dễ bị viêm amidan lưỡi do hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn bị suy yếu.
  • Người bệnh có cơ địa dị ứng có nguy cơ bị viêm amidan lưỡi cao hơn những đối tượng khác.
  • Những người thường xuyên tiếp xúc với những người mắc bệnh lý hô hấp nhưng không đeo khẩu trang cũng có khả năng bị bệnh.
Liên cầu khuẩn nhóm A là nguyên nhân thường gặp gây viêm amidan lưỡi
Liên cầu khuẩn nhóm A là nguyên nhân thường gặp gây viêm amidan lưỡi

Triệu chứng viêm amidan đáy lưỡi

Viêm amidan lưỡi thường có triệu chứng tương tự như viêm họng và các loại viêm amidan khác. Do vậy bạn cần phải biết rõ các triệu chứng của bệnh để có biện pháp điều trị đúng cách. Thông thường, người bị viêm sưng amidan lưỡi thường có các triệu chứng sau đây:

  • Đau khi nuốt nước bọt: Triệu chứng thường gặp nhất của viêm amidan lưỡi là cảm giác đau khi nuốt nước bọt hoặc khi ăn uống và cảm giác như có dị vật đang vướng ở cổ họng. Ở vị trí của amidan lưỡi, người bệnh sẽ cảm thấy vùng đó bị sưng đỏ và có cảm giác nóng.
  • Amidan lưỡi sưng to, có thể bị trắng và có nhiều rêu lưỡi.
  • Sốt cao: Bệnh nhân có thể bị sốt cao 39 – 40 độ C khi bị viêm amidan lưỡi.
  • Nếu bệnh nhân bị viêm amidan lưỡi do virus thì ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn bị chảy nước mũi, viêm kết mạc.
  • Nếu bị viêm amidan lưỡi do vi khuẩn thì người bệnh sẽ thấy bề mặt họng của mình có chấm nhỏ màu trắng, amidan sưng to và hạch ở góc hàm hai bên bị sưng đau…
  • Nếu viêm amidan lưỡi tiến triển, nó sẽ gây viêm các khu vực xung quanh và gây viêm phế quản, viêm thanh quản,… Khi mắc những căn bệnh này, người bệnh sẽ có triệu chứng ho có đờm, sốt, đau tức ngực, khó thở…
  • Ngoài những dấu hiệu trên, viêm amidan lưỡi còn gây ra các triệu chứng toàn thân như đau đầu, hơi thở có mùi hôi, mệt mỏi, chán ăn…

Các triệu chứng viêm amidan đáy lưỡi có thể khác nhau ở từng người. Do vậy, để biết thêm thông tin về căn bệnh, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Cách điều trị viêm amidan lưỡi

Theo các chuyên gia, viêm amidan lưỡi có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dựa trên mức độ viêm nhiễm và các biểu hiện của bệnh mà phương pháp điều trị của từng người sẽ khác nhau.

Điều trị bằng biện pháp dân gian

Điều trị viêm amidan lưỡi bằng phương pháp dân gian thường ít tốn kém và không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp dân gian thường chậm người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới cảm nhận được hiệu quả. Thêm vào đó, các mẹo dân gian chỉ áp dụng với người bệnh mới bị viêm amidan lưỡi.

Dưới đây là một số mẹo dân gian trị viêm amidan đáy lưỡi:

Dùng lá xương sông và giấm

  • Chuẩn bị 5 – 10 lá xương sông và 30ml giấm
  • Rửa sạch lá xương sông để loại bỏ bụi bẩn.
  • Vò nát lá xương sông và nhúng vào 30ml giấm sau đó chia hỗn hợp trên thành 2 phần bằng nhau và ngậm lá xương sông đã ngâm giấm trong ngày.
  • Nên thực hiện hàng ngày để tăng hiệu quả trị bệnh và phòng chống nguy cơ viêm họng.

Dùng húng chanh và đường phèn

  • Chuẩn bị lá húng chanh, đường phèn và một ít nước sôi để nguội.
  • Giã nát lá húng chanh sau đó trộn với đường phèn và nước đã chuẩn bị.
  • Lọc lấy nước cốt húng chanh để uống và bỏ đi phần bã.
  • Nên uống nước cốt húng chanh đường phèn 2 – 3 lần/1 ngày để tăng hiệu quả điều trị.

Dùng quất mật ong trị 

  • Chuẩn bị quất và mật ong.
  • Bổ đôi quất đã chuẩn bị sau đó cho vào bát, thêm mật ong vào rồi đem đi hấp cách thủy sau đó dùng quất đã hấp chín để ăn hàng ngày.
Siro quất mật ong giúp trị amidan lưỡi hiệu quả
Siro quất mật ong giúp trị amidan lưỡi hiệu quả

Điều trị bằng Tây y

Để điều trị viêm amidan lưỡi hiệu quả, các bác sĩ thường thăm khám để xác định xem người bệnh bị amidan cấp tính hay mãn tính. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được làm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây viêm amidan lưỡi. Với từng loại viêm amidan lưỡi, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:

Với viêm nhiễm amidan lưỡi cấp tính

Để điều trị viêm amidan lưỡi cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc sau;

  • Thuốc kháng sinh: Nếu người bệnh bị viêm amidan lưỡi do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh thường được dùng là Amoxicillin, Penicillin…
  • Thuốc kháng viêm: Một số loại thuốc kháng viêm thường được sử dụng để điều trị bệnh là Methylprednisolon, Prednisolon…
  • Thuốc dùng để điều trị các triệu chứng: Viêm amidan lưỡi có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như sốt, ho, khó thở, đau họng… Tùy vào từng triệu chứng mà bác sĩ có thể kê thuốc long đờm, thuốc hạ sốt… cho từng bệnh nhân.

Lưu ý: Khi điều trị viêm amidan lưỡi bằng Tây y, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ. Không được tự ý tăng liều hoặc ngừng dùng thuốc khi thấy triệu chứng của bệnh đã cải thiện vì điều này có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc và gây khó khăn trong những lần điều trị về sau.

Với viêm nhiễm amidan lưỡi mãn tính

Khi bị viêm amidan lưỡi mãn tính, người bệnh thường được điều trị như sau:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm viêm, giảm đau để giúp giảm các triệu chứng của bệnh và giúp bệnh nhân bớt đau đớn
  • Thường xuyên súc miệng và súc họng bằng nước muối để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn
  • Bổ sung sức đề kháng cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng

Nếu tình trạng viêm amidan lưỡi mãn tính thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm, gây ra hội chứng tắc nghẽn khi ngủ hoặc khi các biện pháp điều trị nội khoa không đáp ứng thì các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân làm phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp như cắt amidan lưỡi bằng dụng cụ Sluder – Ballenger, tách amidan bằng dao kéo hoặc dùng phương pháp coblator.

Xem thêm

Điều trị bằng Đông y

Điều trị viêm amidan lưỡi bằng Đông y cũng được nhiều người lựa chọn vì phương pháp này an toàn, ít tác dụng phụ như các loại thuốc Tây. Đặc biệt, các bài thuốc Đông y không chỉ giúp điều trị tận gốc căn nguyên gây viêm amidan lưỡi mà nó còn giúp tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Theo Đông y, viêm amidan lưỡi nói chung và viêm amidan nói riêng xảy ra do phong nhiệt, nhiệt độc tích tụ. Khi chính khí trong cơ thể bị hư tổn, tà khí sẽ dễ xâm nhập vào và khiến các cơ quan trong cơ thể thể như can, tỳ, phế, thận… bị tổn thương….

Để điều trị bệnh, các thầy thuốc Đông y sẽ kê các vị thuốc giúp tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể nhằm triệt tiêu ngoại tà. 2 bài thuốc Đông y thường được áp dụng để điều trị căn bệnh trên là:

  • Bài thuốc 1: Người bệnh nên chuẩn bị quả chín của cây ngưu bàng, bạc hà, kim ngân hoa, quả cây liên kiều, hoàng cầm, mã thầy, xuyên tiêu,… Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm và sắc với 6 bát nước, sắc liên tục cho đến khi còn một nửa. Chia lượng thuốc vừa sắc thành 3 lần và uống hết trong ngày. Người bệnh nên uống thuốc khi còn ấm để phát huy hết tác dụng.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị khương giới, bạc hà, kim ngân hoa, hắc sâm, xích thược, bạch cương, rễ cây hoa lâu, tang bì, cam thảo, triết bối mẫu… Cho tất cả các dược liệu trên vào ấm và sắc với nước. Chia lượng thuốc đã sắc thành 4 phần bằng nhau và uống hết trong ngày… Nên thực hiện liên tục bài thuốc trên trong 1 tháng đến khi thấy triệu chứng của bệnh cải thiện.

Trước khi áp dụng bài thuốc Đông y trị viêm amidan lưỡi, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không áp dụng các bài thuốc của người khác cũng mắc bệnh như mình. Nguyên nhân là do thành phần thuốc, tỷ lệ từng loại thuốc sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đông y điều trị viêm amidan lưỡi như thế nào?
Đông y điều trị viêm amidan lưỡi như thế nào?

Biện pháp phòng ngừa amidan lưỡi

Viêm amidan lưỡi rất dễ tái phát nếu bạn điều trị và phòng ngừa sai cách. Dưới đây những biện pháp giúp bảo vệ bạn khỏi căn bệnh này.

  • Tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Bạn nên thường xuyên tập luyện thể thao, uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau lá xanh, củ quả…
  • Giữ ấm vùng ngực, họng khi thời tiết chuyển lạnh để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ở đường hô hấp
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc những người đang mắc bệnh hô hấp.
  • Nên chú ý chăm sóc răng miệng hàng ngày, trường hợp mắc bệnh lý về răng miệng bạn nên điều trị sớm để hạn chế vi khuẩn tấn công và gây viêm amidan ở lưỡi.
  • Điều trị triệt để viêm amidan đáy lưỡi để tránh bệnh tái phát liên tục và gây khó khăn trong quá trình điều trị.
  • Điều trị sớm bệnh lý mũi họng, hô hấp để ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm amidan lưỡi.
  • Hạn chế sử dụng các chất gây hại cho cổ họng, lưỡi như rượu, bia, cà phê, các chất kích thích…

Viêm amidan đáy lưỡi có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do vậy, khi có triệu chứng bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà khi bệnh đã có dấu hiệu viêm nhiễm nặng. Điều này có thể gây viêm amidan lưỡi mãn tính và các biến chứng nguy hiểm khác.

5/5 - (2 bình chọn)

ĐỪNG VỘI BỎ QUA

Bạn phân vân "“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Hãy lắng nghe phản hồi người bệnh để tự tin lựa chọn bài thuốc này. CLICK TẠI ĐÂY
Cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian được nhiều người sử dụng hiệu quả
14 cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian hiệu quả nhất, đã kiểm chứng
Cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian được rất nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu các cách…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *