Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì để chóng lành?
Bảng tóm tắt
Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn, viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì có những tác động lớn quyết định đến tình trạng bệnh. Bởi nếu chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý sẽ làm giảm quá trình tiết dịch axit, loại bỏ độc tố đồng thời giúp các tổn thương trong dạ dày mau lành hơn.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng với người bị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phố biển ở Việt Nam và trên Thế giới. Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều người mắc bệnh dạ dày vấn đề tiêu hóa liên quan tới tăng tiết dịch axit.
Chính vì vậy, việc xây dựng chế độ ăn phù hợp và đảm bảo đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khởi phát.
Dạ dày không chỉ có vài trò là nơi dự trữ thức ăn mà còn là cơ quan có chức năng nghiền nhuyễn thức ăn trước khi đưa vào tiêu hóa. Nếu chế độ ăn hằng ngày hợp lý và đảm bảo vệ sinh sẽ làm giảm quá trình tiết dịch axit, bảo vệ lớp niêm mạc khỏi những tác nhân gây hại. Đồng thời giúp những vết lở loét mau lành hơn.
Trái lại, nếu người bệnh không có chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, dùng thực phẩm sống và không đảm bảo vệ sinh… Đây chính là những yếu tố gây kích thích lớp niêm mạc, làm tăng quá trình tiết dịch axit làm cho tình trạng viêm loét dạ dày trở lên nặng, phức tạp hơn.
Vì vậy, viêm loét dạ dày ăn gì và kiêng gì sẽ có tác động trực tiếp đến quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì để cải thiện bệnh?
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm dành cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng tham khảo và áp dụng.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Thực phẩm giàu tinh bột
Những loại thực phẩm giàu tinh bột như: Cơm, cháo, bánh mì, khoai… sẽ có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng đồng thời giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
Do đó, những người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên thường xuyên ăn các món như: cơm nát, cháo, khoai luộc, bánh mì,… vừa giúp dạ dày bớt co bóp vừa hấp thu thức ăn tốt hơn.
Trứng, sữa lời giải cho thắc mắc “Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?”
Trứng và các loại sữa đều rất tốt cho hệ đường ruột và dạ dày, bởi trong sữa có nhiều vitamin, khoáng chất, protein, lợi khuẩn giúp cân bằng hệ đường ruột.
Ngoài ra sữa bò, sữa chua, sữa hộp, pho mát hay bơ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đường ruột. Bảo vệ lớp niêm mạc, giúp môi trường bên trong dạ dày luôn được ổn định và tiêu hóa khỏe hơn.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì tốt? Nhóm trái cây và rau củ
Trong nhóm các loại trái cây tốt cho dạ dày và tiêu hóa có bơ, chuối, đu đủ, việt quất, dừa,… Đây là những loại trái cây có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, kháng viêm và có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp.
Các loại rau củ như cà rốt, khoai lang, rau chân vịt, đậu bắp… có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho tiêu hóa, dạ dày.
Nhờ phức hợp chất protein với polysaccharides, pectin cùng một số chất khác tạo thành chất nhầy có khả năng bảo vệ lớp niêm mạc. Từ đó giúp ngăn chặn những tác động của dịch axit làm tổn thương lớp niêm mạc, đồng thời làm vết viêm loét trong dạ dày mau lành hơn. Vì vậy viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì bạn không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu vitamin, chất kháng viêm trong rau củ quả.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Thực phẩm mềm
Để tránh tăng áp lực cho dạ dày, người bệnh nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Các loại thịt có nhiều đạm như thịt vịt, thịt gà không da, thịt lợn, tôm, cá và hến vừa dễ hấp thu vừa giúp dạ dày bớt co bóp, hoạt động ổn định hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thường xuyên ăn các loại cháo, súp làm giảm gánh nặng cho dạ dày.
Những thực phẩm giảm tiết dịch axit, kháng viêm loét
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì nhóm thực phẩm kháng viêm, giảm tiết dịch axit luôn được khuyến khích. Gừng, nghệ, mật ong, bắp cải, nha đam, việt quất, hạt chia, hạnh nhân, óc chó,… không chỉ có nhiều vitamin nhóm A, B, C, và E mà những thực phẩm này có có tác dụng kháng viêm, giảm tiết dịch axit, trung hòa axit…
Do đó, chúng mang lại tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc trong dạ dày, hạn chế tiết dịch vị, làm cân bằng môi trường bên trong dạ dày, kháng viêm loét hiệu quả.
Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên uống gì tốt nhất?
Bên cạnh những loại thực phẩm có tác dụng làm giảm viêm và cải thiện tiêu hóa, người mắc viêm dạ dày tá tràng cũng nên bổ sung cho mình một số loại đồ uống dưới đây:
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, uống gì? Uống đủ nước mỗi ngày
Những người mắc viêm loét dạ dày thường gặp các triệu chứng ợ chua, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn… làm cơ thể mất nước dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Chính vì vậy, việc bổ sung nước thường xuyên mỗi ngày vừa giúp bù nước vừa thanh lọc, giải độc cho cơ thể. Để giảm mệt mỏi, đau bụng, đầy hơi, người bệnh nên uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Bổ sung các loại trà thảo dược
Mỗi ngày uống một tách trà hoa cúc, trà thảo mộc, trà bạc hà… vừa có tác dụng giảm chứng ợ hơi, khó tiêu vừa tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh chống lại mầm bệnh. Ngoài ra, các loại nước trà chanh, trà gừng… có tác dụng kháng viêm, giảm đau dạ dày rất tốt.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, uống gì? Nước ép trái cây
Các loại nước ép táo, dưa chuột, đu đủ, nho đỏ… không chỉ có tác dụng cải thiện tiêu hóa, giảm đau mà còn chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả, làm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
Viêm loét dạ dày không nên ăn gì? Kiêng gì?
Cùng với thông tin viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì có lợi cho đường ruột, hệ tiêu hóa, dạ dày, mọi người nên tìm hiểu viêm loét dạ dày không nên ăn gì để tránh bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm khó tiêu
Nếu bữa ăn có nhiều chất béo, dầu mỡ, chất đạm như: Thịt, nạc, trứng, đậu… sẽ làm quá trình tiêu hóa lâu và vất vả hơn. Do đó, khi muốn ăn nhóm thực phẩm này, người bệnh cần ăn chậm, nhai kỹ. Đặc biệt là nên sơ chế qua thực phẩm trước khi ăn để giúp quá trình tiêu hóa nhanh và hấp thu tốt hơn.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì? Thực phẩm làm tổn thương lớp niêm mạc
Bạn không nên ăn những loại rau già có nhiều chất xơ cứng như: Mướp, rau bí đỏ, rau muống, măng khô hay bắp cải… Ngoài ra còn hạn chế ăn các loại xương băm nhỏ, tôm cua, sụn, chân gà, cổ cánh, cá nấu, vịt hay rán ăn cả dầu…
Bởi đây là loại thức ăn dễ làm xước, mỏng lớp niêm mạc. Khi lớp lớp niêm mạc bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng viêm, loét thậm chí là xuất huyết dạ dày.
Tránh các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị axit
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chè đặc, cafe… sẽ làm ức chế quá trình tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc. Từ đó làm dạ dày hoạt động yếu tạo điều kiện cho dịch vị axit xâm nhập tấn công gây viêm loét.
Người ra, người bệnh cũng không nên ăn những món có nhiều gia vị như: Thịt quay, thịt muối hay các món sốt… Hoặc những món có vị chua, cay, nóng như chanh, ớt, tiêu, riềng và giấm… Bởi những loại thực phẩm này kích thích tiết dịch axit, tác động tới vết viêm loét làm chúng trở lên nặng hơn.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì? Thực phẩm chứa nhiều axit
Có một số loại trái cây như quýt, cam, bưởi… và các món lên men như dưa muối, cà muối… có nhiều axit sẽ mài mòn thành ruột và dạ dày. Do đó để tránh viêm loét nghiêm trọng cần hạn chế tối đa những loại thực phẩm này.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì? Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ
Trong nhóm các chất dinh dưỡng đa lượng như chất béo, protein và carbs, chất béo là loại khó tiêu hóa nhất. Chính vì những những thực phẩm giàu chất béo như các món chiên, rán,… sẽ tiêu hóa chậm hơn là những món luộc hay hấp. Khi dạ dày tiêu hóa chậm sẽ dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đau dạ dày.
Không dùng đồ ăn chế biến sẵn, nguội
Những thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích, pizza,… là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, với những người mắc viêm loét dạ dày nên hạn chế dùng những nhóm thực phẩm này.
Bởi những thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp có hàm lượng chất béo cao, giàu năng lượng nhưng ít dinh dưỡng, nhiều chất phụ gia và chất bảo quản, hóa chất… Khi đưa những thực phẩm này vào dạ dày sẽ sinh ra độc tố Nitrite gây ung thư dạ dày.
Không dùng thực phẩm giàu đạm
Viêm loét dạ dày cần kiêng những gì? Với những thực phẩm giàu đạm, protein như các loại thịt đỏ khi đưa vào dạ dày sẽ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.
Bởi khi ăn quá nhiều protein một lúc sẽ làm cho các enzyme hoạt động quá mức, khiến quá trình tiêu hóa chậm lại làm ứ đọng thức ăn ở dạ dày. Lâu ngày, thức ăn sẽ hỏng và sinh ra độc tố gây hại cho lớp niêm mạc dạ dày.
Do đó, khi bạn muốn ăn các loại thịt, nên ăn chậm, nhai kỹ, đặc biệt trước khi nấu nên sơ chế qua để dạ dày tiêu hóa đỡ vất vả hơn.
Những điều cần lưu ý cho người bị viêm loét dạ dày
Khi đã có câu trả lời viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, không nên ăn gì người bệnh cần tạo cho mình những thói quen sinh hoạt khoa học để giúp nâng cao sức khỏe đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cho bất cứ ai muốn bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa, dạ dày nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung:
- Không ăn quá nóng, lạnh, đặc, loãng. Bởi khi ăn quá nóng sẽ làm lớp niêm mạc bị sung huyết. Ăn lúc quá đói hay lạnh sẽ làm dạ dày co bóp mạnh gây đau thậm chí là chảy máu. Nếu ăn quá no sẽ làm quá trình nhào lộn thức ăn trong dạ dày trở lên nặng nề và vất vả hơn. Nếu ăn quá đặc sẽ làm dịch vị khó ngấm và thức ăn hoặc ăn quá lỏng, dịch vị sẽ bị loãng làm giảm khả năng tiêu hóa hơn.
- Trong khi chế biến thức ăn, thường sơ chế qua thực phẩm, nấu chín và ninh nhừ, hạn chế ăn thực phẩm sống.
- Trong quá trình ăn nên ăn chậm và nhai kỹ, không ăn quá no, nên chia thành các bữa nhỏ dùng trong ngày.
- Viêm loét dạ dày nên kiêng gì? Không nên ăn quá khô và chan nước canh để tránh nhai không kỹ tạo gánh nặng cho dạ dày.
- Khi ăn xong, không nên chạy nhảy hay lao động nặng.
- Hạn chế đồ ăn vặt, nhanh, chế biến sẵn.
- Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì? Không nên ăn lúc đêm muộn.
Có thể thấy, người viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề được quan tâm hàng đầu và có tác động trực tiếp quyết định đến tình trạng bệnh. Do đó, bạn hãy chú ý và nghiêm túc thực hiện để nhanh chóng khỏi bệnh nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!