Viêm họng có đờm: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hay và hiệu quả

Viêm họng có đờm là triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm họng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đau rát cổ họng có đờm có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau. Để đảm bảo an toàn và  giúp điều trị tình trạng này triệt để, bạn nên hiểu rõ về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa bệnh.

Viêm họng có đờm là gì?

Viêm họng có đờm là tình trạng cổ họng bị viêm nhiễm, ngứa ngáy, kèm theo một chất dịch nhầy có màu.Thực chất khi cơ thể khỏe mạnh, cổ họng người bệnh vẫn có thể có đờm. Tuy nhiên hàm lượng này là rất nhỏ. Đến khi cổ họng bị viêm nhiễm, phổi sẽ tiết ra nhiều chất dịch nhầy, khiến người bệnh khó chịu hơn.

Theo các chuyên gia dựa vào màu sắc của đờm người ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể nếu đờm màu trắng thì mức độ bệnh lý còn nhẹ, khi đờm chuyển sang vàng, xanh, hồng thì bệnh đã nặng hơn và cuối cùng nặng nhất là đờm màu đỏ, hay nói chính xác là tình trạng ho ra máu.

Thông thường viêm họng có đờm có thể tự hết sau vài ngày, tuy nhiên một số trường hợp có thể kéo dài và tái phát thường xuyên. Viêm họng có đờm không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn mà còn kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như: Khàn tiếng, đau đầu, ù tai, ngạt mũi,…

Viêm họng có đờm là tình trạng thường gặp ở nhiều người khi thời tiết thay đổi
Viêm họng có đờm là tình trạng thường gặp ở nhiều người khi thời tiết thay đổi

Nguyên nhân gây viêm họng có đờm

Họng là cơ quan nằm ở trên cùng của đường hô hấp trên, đây được xem là cửa ngõ quan trọng giúp bảo vệ đường hô hấp. Họng thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, virus và các tác nhân nên nó dễ bị sưng viêm nếu bạn không có biện pháp phòng ngừa đúng cách.

Rát họng có đờm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Viêm họng có đờm do vi khuẩn và virus tấn công: Virus và vi khuẩn bên ngoài môi trường có thể tấn công họng của bạn thông qua nhiều con đường. Khi vào họng, nó có thể tấn công họng và gây sưng đỏ họng, rát họng. Sau vài ngày mắc bệnh, bệnh nhân sẽ thấy ở cổ có nhiều đờm, khó thở, đau họng… Viêm họng có đờm do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh, các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau hạ sốt… Trong khi đó, viêm họng do virus không có thuốc đặc trị, người bệnh chỉ được kê thuốc để giảm triệu chứng của bệnh.
  • Ô nhiễm không khí: Đây cũng là tác nhân thường gặp gây viêm họng có đờm. Sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi khí thải sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm họng. Ngoài triệu chứng đau họng có đờm vàng, người bệnh còn gặp thêm nhiều triệu chứng khác như ho, đau họng, khó thở…
  • Hút thuốc lá: Các hóa chất độc hại trong thuốc lá có thể kích thích niêm mạc họng và khiến người bệnh bị viêm họng có đờm. Người hút thuốc lá thường xuyên cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm….
  • Viêm họng có đờm do dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như hóa chất, phấn hoa… sẽ có nguy cơ cao bị ho rát họng có đờm. Nguyên nhân là khi bị dị ứng, người bệnh bị hắt hơi thường xuyên, ngứa mắt, chảy nước mắt… Nước mũi có thể chảy xuống cổ họng và khiến người bệnh bị đau họng.
  • Viêm amidan: Viêm họng có đờm là triệu chứng thường gặp khi bị viêm amidan. Khi vi khuẩn, virus tấn công amidan và khu vực xung quanh vòm họng, từ đó gây ra các triệu chứng như sốt, đờm đặc ở cổ, đau rát họng… Để điều trị viêm họng có đờm, trước hết bạn cần điều trị viêm amidan.
  • Bạch cầu đơn nhân gây đau họng có đờm: Bệnh thường có triệu chứng tương tự như cảm cúm, tuy nhiên, thời gian mắc bệnh thì kéo dài hơn cúm rất nhiều. Khi bị bạch cầu đơn nhân, người bệnh thường có triệu chứng viêm họng có đờm, cổ họng ngứa rát…
  • Trào ngược dạ dày: Trào ngược có thể khiến acid dạ dày trào  lên thực quản và họng. Tình trạng này kéo dài có thể gây viêm họng có đờm do niêm mạc họng bị tổn thương. Người bệnh cũng có thể bị ợ chua, ợ nóng.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên thì viêm họng có đờm còn do nhiều tác nhân gây hại khác. Do đó, khi thấy cơ thể có những biểu hiện nghi ngờ người bệnh cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn.

Viêm họng có đờm có nguy hiểm không

Viêm họng có đờm thường không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài hoặc không điều trị thì nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh ở phổi như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi: Đờm từ trong cổ họng có thể di chuyển xuống phổi và tích tụ thành các khối mủ trong phổi. Tình trạng này có thể  gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi…
  • Ung thư vòm họng: Đờm trong họng có thể là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus phát triển và gây ra các phản ứng viêm. Viêm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
  • Ngoài những căn bệnh trên, viêm họng có đờm còn có thể gây viêm amidan hốc mủ, suy hô hấp, viêm xoang…
Viêm họng có đờm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Viêm họng có đờm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Cách chữa viêm họng có đờm

Viêm họng có đờm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, khi thấy triệu chứng đau họng có đờm, người bệnh nên áp dụng các phương pháp điều trị để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng thêm. Có 3 cách trị viêm họng có đờm thường được áp dụng là mẹo dân gian, Đông y, Tây y…

Mẹo dân gian

Nếu chỉ bị viêm họng có đờm nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh. Tuy nhiên, các mẹo dân gian thường phát huy tác dụng chậm và hiệu quả của phương pháp cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do vậy bạn nên kiên trì khi áp dụng. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa đau họng có đờm.

Dùng chanh và mật ong để chữa viêm họng có đờm

Chanh và mật ong có chứa nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn do vây khi kết hợp với nhau nó sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chanh đào thái lát mỏng sau đó cho vào bát thêm mật ong vào.
  • Hấp cách thủy hỗn hợp trên trong 10 – 20 phút sau đó để nguội và chia ra dùng trong ngày.
  • Nên dùng chanh đào, mật ong hàng ngày cho đến khi thấy triệu chứng đau họng được cải thiện…

Gừng tươi

Theo Tây y, gừng tươi có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh nên giúp giảm viêm hiệu quả. Trong Đông y, gừng là thảo dược có tính ấm, có tác dụng tiêu đờm sát khuẩn, do vậy nó thường được dùng để điều trị cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng…

Cách sử dụng gừng trị viêm họng có đờm:

  • Gừng rửa sạch, giã nhuyễn hoặc xay nhỏ sau đó cho vào lọ thủy tinh và cho mật ong vào ngâm. Để gừng ngâm mật ong ở nơi thoáng mát trong 7 – 10 ngày sau đó lấy ra sử dụng.
  • Bạn cũng có thể dùng gừng thái lát mỏng trộn với mật ong và ngậm trực tiếp để giảm viêm họng.
Các loại nguyên liệu giúp điều trị tình trạng đau rát họng có đờm hiệu quả
Các loại nguyên liệu giúp điều trị tình trạng đau rát họng có đờm hiệu quả

Dùng tỏi

Dùng tỏi trị viêm họng có đờm là cách đơn giản được nhiều người áp dụng. Tỏi có chứa nhiều chất kháng khuẩn như allicin, selen, lưu huỳnh… nên nó giúp giảm viêm và tiêu đờm hiệu quả.

Cách sử dụng tỏi trị đau rát họng có đờm:

  • Tỏi rửa sạch sau đó thái thành từng lát mỏng vừa ăn.
  • Cho tỏi vào lọ thủy tinh hoặc bát và đổ mật ong vào bình sau đó đem đi hấp cách thủy trong 7 – 10 phút.
  • Nên sử dụng tỏi hấp mật ong hàng ngày để giảm viêm họng nhanh chóng.

Lưu ý: Phương pháp trị đau họng này không áp dụng cho người mắc bệnh gan, trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ mang thai…

Rau diếp cá và nước gạo 

Theo dân gian, rau diếp cá có khả năng diệt khuẩn, tiêu đờm và giảm đau họng hiệu quả. Trong khi đó, nước gạo có chứa nhiều vitamin B, do vậy khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau nó sẽ giúp đẩy lùi viêm họng nhanh chóng và giúp lớp niêm mạc ở họng đã bị tổn thương nhanh lành hơn.

Cách dùng rau diếp cá và nước gạo trị viêm họng:

  • Chuẩn bị nước gạo và rau diếp cá.
  • Diếp cá rửa sạch sau đó xay nhuyễn hoặc giã nát. Cho rau diếp cá vừa xay vào nồi nước gạo đang sôi và đun cùng. Khi hỗn hợp diếp cá sôi thì tắt bếp.
  • Lọc để bỏ bã diếp cá sau đó lấy nước vừa lọc uống hàng ngày.

Tây y điều trị viêm họng có đờm

Phương pháp điều trị này thường áp dụng với những bệnh nhân bị ho rát họng có đờm nặng. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm họng có đờm là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt và các loại thuốc khác giúp giảm triệu chứng của bệnh.

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Loại thuốc này thường được sử dụng để giảm các triệu chứng đau họng, sốt cao…
  • Thuốc ho: Nếu bị viêm họng có đờm kèm ho, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm ho để giảm triệu chứng của bệnh và cải thiện tình trạng viêm họng.
  • Thuốc tiêu đờm: Nếu bị đờm đặc trong họng người bệnh có thể phải sử dụng một số loại thuốc tiêu đờm như Bromhexin, Ambroxol…
  • Thuốc kháng sinh: Nếu bị đau họng có đờm do vi khuẩn, người bệnh sẽ phải dùng thuốc kháng sinh theo khuyến cáo của bác sĩ để tiêu diệt vi khuẩn. Các loại thuốc kháng sinh thường được dùng khi bị viêm họng có đờm là amoxicillin, roxithromycin, clarithromycin…
  • Thuốc điều trị dị ứng: Thuốc chống dị ứng histamin thường được dùng cho những bệnh nhân bị viêm họng có đờm do dị ứng. Loại thuốc này giúp ngăn ngừa tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi, từ đó hạn chế dịch nhầy chảy xuống họng.
  • Hóa trị: Nếu bạn bị viêm họng có đờm do ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Sử dụng các loại thuốc Tây giúp điều trị đau họng có đờm nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ, do vậy, người bệnh nên cẩn trọng khi sử dụng.

Các loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn
Các loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn

Dùng Đông y chữa viêm họng có đờm

Chữa đau họng có đờm vàng bằng Đông y được nhiều người áp dụng vì nguyên liệu được làm từ thảo dược thiên nhiên, không gây tác dụng phụ nữ thuốc Tây.

Dưới đây là các bài thuốc chữa họng có nhiều đờm:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị kinh giới, liên kiều, đại hoàng, huyền sâm, bạch cam toại, ngưu bàng tử mỗi loại 12g, cam thảo và cát cánh 4g, bạc hà 6g. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm và sắc lấy nước uống hàng ngày để giảm đau họng. Chia thuốc vừa sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị bạc hà, vỏ rễ cây dâu tằm, cỏ nhọ nồi mỗi loại 8g. Kinh giới 16g, hắc sâm, kim ngân, sinh địa mỗi loại 12g, xạ can 4g. Cho tất cả vào nồi và sắc lên uống, chia thành 2 lần và uống vào lúc bụng đói.
  • Bài thuốc 3: Dùng các nguyên liệu như hoa ngũ sắc, hà thủ ô, dây vằng, bạch đồng nữ để phơi khô. Dùng những thảo dược này để sắc nước uống hàng ngày. Nên thực hiện liên tục trong 1 tuần để cảm nhận hiệu quả.

Xem thêm

Phòng ngừa viêm họng có đờm

Viêm họng có đờm có thể gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Khi phải đối mặt với tình trạng này, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và thực hiện một số điều dưới đây để giảm bệnh.

  • Đeo khẩu trang hoặc quàng khăn khi thời tiết chuyển lạnh để giữ ấm cổ họng.
  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày và súc miệng bằng nước muối sinh lý để vi khuẩn không có nơi cứ ngụ. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người mắc bệnh hô hấp để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn.
  • Hạn chế ăn thức ăn lạnh hoặc uống nước đá vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc họng và gây viêm họng có đờm.
  • Nếu tình trạng viêm họng có đờm khiến bạn khó nuốt thì bạn nên thay đổi chế độ ăn uống. Tốt nhất người bệnh nên ăn các thực phẩm dễ nuốt như cháo, súp…
  • Nên uống đủ nước và có chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ dưỡng chất, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và chống chọi lại bệnh tật.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu để bảo vệ niêm mạc họng không bị tổn thương

Nếu người bệnh đã áp dụng các phương pháp điều trị trên mà tình trạng đau họng và đờm vẫn không giảm thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám lại.

Khi bị viêm họng có đờm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì có thể khiến bệnh nặng lên, từ đó gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT HAY

Bị đau họng nên ăn gì, không nên ăn gì giúp bệnh nhanh khỏi
Bị viêm họng, đau họng nên ăn gì? Kiêng ăn gì giúp bệnh mau khỏi
Với người bị viêm họng, đau họng, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu sử…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *