Ngứa khắp người không nổi mẩn là bệnh gì, chữa thế nào?
Bảng tóm tắt
Ngứa khắp người không nổi mẩn là tình trạng ngứa thường gặp ở rất nhiều người. Bệnh không chỉ gây bất tiện mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm bên trong. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ về căn bệnh này trong bài viết dưới đây để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Ngứa khắp người không nổi mẩn là gì?
Ngứa và nổi mẩn là những triệu chứng thường đi cùng nhau. Tuy nhiên, một số trường hợp khi bị ngứa lại không có mẩn đỏ hoặc không có sự thay đổi đáng chú ý nào về da.
Tùy thuộc vào các nguyên nhân mà cơn ngứa có thể xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài, thay đổi từ nhẹ đến dữ dội. Ngoài ra đi kèm với các cơn ngứa người bệnh sẽ thấy xuất hiện thêm các triệu chứng như khô da, nứt nẻ, chán ăn, mệt mỏi, giấc ngủ rối loạn,…
Thông thường, hiện tượng này xảy ra do da bị khô, tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc côn trùng cắn. Tuy nhiên, ngứa khắp người không nổi mẩn đôi khi cũng là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý về gan, thận, bệnh tiểu đường hay tuyến giáp.
Nguyên nhân dẫn đến ngứa khắp người không nổi mẩn
Hầu hết các trường hợp ngứa toàn thân đều liên quan đến tình trạng da bị kích ứng với các triệu chứng điển hình như: ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng tấy,… Còn đối với tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn thì nguyên nhân khó xác định hơn, chúng có thể là do:
Da khô
Da khô là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ngứa khắp người không nổi mẩn.
Tình trạng này chủ yếu do da bị mất cân bằng độ ẩm dẫn đến bong tróc vảy, nứt nẻ. Nó thường xảy ra phổ biến ở những người già, người có thói quen uống ít nước, tắm nước nóng và đặc biệt là do môi trường có độ ẩm thấp, thời tiết quá nóng hoặc lạnh.
Tình trạng khô da không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng cách biện pháp như:
- Hạn chế sử dụng xà phòng, sữa tắm và các hóa chất gây kích ứng da.
- Để máy tạo độ ẩm trong nhà để tăng độ ẩm cho không khí.
- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm, có thể lựa chọn vitamin E, Vaseline ,.. hoặc những loại phổ biến khác
- Tắm với nước ấm và không ngâm mình quá lâu trên 10 phút.
- Tuy nhiên nếu trong trường hợp bị khô da do di truyền thì người bệnh cần đi gặp bác sĩ da liễu để điều trị kịp thời
Ảnh hưởng của thuốc
Trên thực tế một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng ngứa khắp người hoặc tại một bộ phận nhất định mà không gây nổi mẩn. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách thay liều dùng hoặc dùng các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau theo toa nhóm opioid như: acetaminophen, morphin và fentanyl
- Statin và một số loại thuốc giảm Cholesterol cũng có thể gây ra tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn, bao gồm cả cổ họng và mặt.
- Một số loại thuốc hạ huyết áp như Amlodipin cũng có thể khiến tình trạng này thêm nghiêm trọng
- Ngoài 3 nhóm thuốc trên, một số loại thuốc khác gây ảnh hưởng đến hệ thống bài tiết của cơ thể như: thuốc kháng sinh, thuốc trị tiểu đường, thuốc loãng máu,… cũng khiến da bị ngứa khắp người không nổi mẩn
Côn trùng cắn
Một số loại côn trùng như: nhện, bọ xít, muỗi cắn có thể khiến các vùng xung quanh bị ngứa da mà không nổi mẩn.
Một số loại côn trùng khi cắn sẽ để lại các vết tích rất nhỏ, khó phát hiện bằng mắt thường và gây ngứa rất dữ dội.
Tuy nhiên tình trạng này có thể tự hết sau vài giờ, người bệnh nên tránh dùng tay gãi vào các vùng da bị côn trùng cắn khiến da bị tổn thương và nhiễm trùng nghiêm trọng.
Trong trường hợp cơn ngứa không cải thiện thì tốt nhất nên đến bác sĩ để được chẩn đoán phù hợp, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi.
Ngứa khắp người không nổi mẩn là bệnh gì?
Theo các chuyên gia tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn có thể là triệu chứng của các căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy khi gặp tình trạng này người bệnh không nên chủ quan trong việc điều trị. Một số bệnh lý liên quan đến tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn mà người bệnh cần lưu ý là:
Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp là bộ phận quan trọng có chức năng sản xuất các hormone điều hòa hoạt động trao đổi chất và quá trình chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Ngoài ra bộ phận này có vai trò chống chế cảm xúc của người bệnh như sợ hãi, vui vẻ,…
Việc tuyến giáp bị các vi khuẩn, virus tấn công sẽ khiến quá trình sản xuất hormone bị ảnh hưởng, khiến các tế bào trong cơ thể bao gồm tế bào dưới da ngừng hoạt động hoặc hoạt động không bình thường. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến da bị khô, ngứa khắp người không nổi mẩn.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường xảy ra chủ yếu là do các hormone insulin chuyển hóa đường vào máu có mật độ quá thấp hoặc hoạt động không hiệu quả khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột.
Ngoài các triệu chứng ăn nhiều, khát nhiều, gầy nhiều thì khi bị tiểu đường người bệnh còn thường cảm thấy ngứa khắp người không nổi mẩn và ngứa dữ dội là tại các chi dưới,….
Thận
Thận đóng vai trò là cơ quan lọc máu, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giúp điều hòa nồng độ pH, Kali và muối trong cơ thể.
Vì vậy khi bộ phận thải độc này gặp trục trặc hoặc suy giảm chức năng các độc tố sẽ được tích tụ trong cơ thể, lâu ngày chúng sẽ bộc phát ra bên ngoài thông qua hệ bài tiết trên da dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ dội khắp người.
Gan tự nhiễm (AIH)
Cũng giống thận, gan là bộ máy thanh nhiệt, giải độc và lọc máu quan trọng của cơ thể. Khi cơ quan này bị tổn thương, suy giảm chức năng có thể khiến cơ thể hoạt động không bình thường. Các độc tố và các chất cặn bã lâu ngày không được đào thải sẽ gây gián đoạn hệ tuần hoàn của cơ thể, ứ mật, vàng da, ngứa ngáy dữ dội khắp người,…
Mắc bệnh Celiac
Bệnh Celiac là căn bệnh rối loạn hệ tiêu hóa do hệ thống miễn dịch của cơ thể có những phản ứng bất thường với Gluten.
Các hoạt chất Gluten ngoài việc làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa, gây loét dạ dày còn có thể khiến người bệnh bị tê da, ngứa râm ran dưới da, mệt mỏi, co giật, hiếm muộn,…
Mắc bệnh về tuyến tụy
Tụy là cơ quan quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Một khi chức năng của tuyến tụy bị ảnh hưởng thì người bệnh có thể thấy xuất hiện tình trạng ngứa khắp người không nổi mận, vàng da, khô da.
Thông thường những triệu chứng này thường gặp ở người bị ung thư tuyến tụy hoặc những bệnh lý khác liên quan đến bộ phận này.
Ngứa khắp người không nổi mẩn do thiếu máu thiếu sắt
Sắt là thành phần quan trọng giúp co người cân bằng cơ thể, duy trì sức khỏe. Khi bị thiếu sắt, người bệnh dễ bị thiếu máu, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây ra các hiện tượng như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, ngứa khắp người không nổi mẩn…
Những người thường bị thiếu máu do thiếu sắt là:
- Phụ nữ mang thai
- Những người ăn chay trường
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
- Người bị mất máu, chấn thương
Bệnh Zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh xảy ra do viruts và có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của cơ thể. Trong những ngày đầu mới mắc bệnh, người bệnh thường có biểu hiện ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn. Hiện tượng này có thể diễn ra từ 1 – 5 ngày, sau đó mới bắt đầu nổi mụn nước.
Khi gặp hiện tượng này, người bệnh thường được chỉ định dùng các loại thuốc uống, thuốc bôi kháng virus để cải thiện triệu chứng.
Do rối loạn tầm thần
Đây là nguyên nhân hiếm gặp nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua. Một số vấn đề về sức khỏe, rối loạn tâm thần có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa toàn thân không nổi mẩn đỏ.
HIện tại, các chuyên gia chưa lý giải được mối liên hệ giữa hai hiện tượng này. Điều này có thể xảy ra do mất cân bằng các chất hóa học ở não. Hoặc do người bệnh bị lo lắng quá độ, trầm cảm.
Để khắc phục, cải thiện tình trạng này, người bệnh nên đi khám cùng bác sĩ chuyên khoa để được điều trị, tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
Các dây thần kinh bị chèn ép gây ngứa không nổi mẩn
Trong nhiều trường hợp, hiện tượng ngứa khắp người không nổi mẩn xảy ra do dây thần kinh bị chèn ép. Điều này khiến một số cơ quan, bộ phận trên cơ thể không thể hoạt động được như bình thường.
Ngoài tình trạng ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn đỏ thì người bệnh còn cảm thấy tê yếu tay, chân, nhức mỏi hoặc khó vận động được linh hoạt như bình thường.
Do mắc bệnh ung thư
Theo các chuyên gia y tế, trong một vài trường hợp hiếm gặp, người bệnh bị ung thư có thể xuất hiện triệu chứng ngứa khắp người không nổi mẩn. Hiện tượng này xảy ra do một số phản ứng của cơ thể với các chấn bên trong khối u. Hoặc đôi khi nó xảy ra do tác dụng phụ các biện pháp điều trị, thuốc ung thư.
Thông thường, người bệnh thường bị ngứa da ở chân, ngực. Các biện pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị… có thể làm thuyên giảm tình trạng này.
Do bệnh HIV / AIDS
Người mắc bệnh HIV/AIDS có thể gặp hiện tượng ngứa khắp người không nổi mẩn. Hoặc đôi khi họ có thể bị ngứa kèm theo nổi mẩn đỏ.
Nguyên nhân vì bệnh HIV khiến khả năng tự miễn của cơ thể bị ảnh hưởng, người bệnh có thể bị tấn công bởi rất nhiều yếu tố từ bên ngoài môi trường.
Thông thường, những hiện tượng thường gặp ở người mắc bệnh HIV gồm:
- Viêm da, chàm da hoặc viêm da cơ địa
- Da khô
- Bị bệnh vảy nến
- Ngứa da không nổi mẩn do việc sử dụng thuốc điều trị HIV
Theo các chuyên gia, để giảm ngứa, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamine, thuốc an thần và tuân thủ liệu trình, kế hoạch điều trị bệnh.
Cách điều trị ngứa khắp người không nổi mẩn
Tùy vào mức độ ảnh hưởng và đối bị ngứa khắp người không nổi mẩn mà cách xử lý, điều trị cũng khác nhau. Nếu thủ phạm chỉ đơn thuần là do da khô, thiếu nước hoặc dị uống thuốc thì việc dùng kem dưỡng ẩm, tăng cường uống nước, dừng thuốc,… có thể khiến bạn khắc phục. Còn nếu thủ phạm là những căn bệnh nguy hiểm bên trong thì người bệnh cần những biện pháp điều trị chuyên sâu hơn.
Điều trị ngứa khắp người không nổi mẩn theo Tây Y
Một số nhóm thuốc Tây bác sĩ thường chỉ định khi điều trị tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn như:
Thuốc bôi:
- Thuốc bôi chứa corticoid: Nhóm thuốc này giúp giảm ngứa, chống viêm khá hiệu quả. Tuy nhiên nếu dùng quá liều có thể khiến da bị tổn thương trầm trọng như mỏng da, teo da, da nổi mụn,…. Cũng theo các chuyên gia khi da bị nhiễm corticoid thì rất khó có thể phục hồi. Vì vậy khi sử dụng nhóm thuốc này để điều trị ngứa khắp người không nổi mẩn người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ liều dùng mà bác sĩ đã chỉ định, tốt nhất nên dùng từ 5-10 ngày nếu thấy da không có dấu hiệu cải thiện cần dừng ngay và đến gặp chuyên gia.
- Kháng sinh tại chỗ: Với các trường hợp da bị ngứa khắp người không nổi mẩn do côn trùng cắn bác sĩ thường chỉ định nhóm thuốc này cho người bệnh nhằm tránh viêm nhiễm cho da, tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh trên da. Khi sử dụng nhóm thuốc này người bệnh cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc dùng ngắt quãng, dùng không đều đặn đều có thể khiến da bị ngứa trở lại.
- Kem dưỡng ẩm: Một trong những nguyên nhân gây ngứa khắp người không nổi mẩn là do da bị thiếu ẩm. Vì vậy đây là nhóm thuốc không thể thiếu trong liệu trình điều trị của người bệnh. Các loại kem dưỡng ẩm người bệnh có thể tham khảo như: Permethrin, Hydrocortisone,… Sử dụng các loại kem này ngoài cấp ẩm cho da còn giúp làm lành những tổn thương và vết loét của da.
Thuốc uống:
- Thuốc kháng histamin H1: Ngoài dùng thuốc bôi, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm nhóm thuốc uống cho người bệnh như: Hydroxyzine, Doxepin, Clobetasol,… để hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng ngứa khắp người không nổi mẩn cho người bệnh
Điều trị ngứa khắp người không nổi mẩn tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dân gian dưới đây để giảm nhanh cơn ngứa khắp người không nổi mẩn hiệu quả.
- Chườm đá lạnh:Tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn có thể khắc phục bằng cách chườm đá lạnh. Cách làm này sẽ khiến các tế bào dưới da tê liệt tạm thời, giảm cơn ngứa hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 3-5 viên đá lạnh cho vào túi chườm rồi chườm kĩ lên vùng da đang bị ngứa, thực hiện liên tục và nhiều lần trong ngày sẽ thấy da dễ chịu hơn rất nhiều.
- Bôi gel nha đam: Các hoạt chất trong gel nha đam sẽ giúp bớt kích ứng cho da, cấp ẩm, giảm ngứa khắp người không nổi mẩn hiệu quả. Chỉ cần lấy 1 lá nha đam tươi đem rửa sạch rồi bóc bỏ phần vỏ xanh, lấy phần gel bên trong. Dùng gel nha đam bôi lên vùng da đang bị ngứa 10-15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Ngâm bột yến mạch: Với lượng kẽm dồi dào yến mạch có khả năng làm dịu da, giảm nóng rát, giảm ngứa khắp người không nổi mẩn hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Cho 4-5 thìa bột yến mạch đun sôi với 1 lít nước trong vòng 5 phút sau đó pha thêm một ít nước lạnh để độ ấm vừa phải rồi ngâm mình trong đó. Người bệnh có thể dùng xác yến mạch để chà lên vùng da bị ngứa để hiệu quả đạt nhanh hơn.
- Uống trà hoa cúc: Lấy 1 nắm hoa cúc khô đem hãm với nước sôi sau đó chắt nước rồi uống thay nước lọc trong ngày. Cách làm này ngoài việc giảm căng thẳng thần kinh, ngủ ngon,.. còn giúp giảm ngứa khắp người không nổi mẩn rất tốt.
- Tắm nước trà xanh: Các hoạt chất flavonoid và vitamin C trong trà xanh có tác dụng phục hồi mô da bị tổn thương, giảm nguy cơ thâm sẹo, giảm ngứa khắp người không nổi mẩn hiệu quả. Chỉ cần dùng một nắm trà xanh đem đun sôi với 2 lít nước, sau đó pha thêm nước lạnh rồi tắm.
Điều trị ngứa khắp người không nổi mẩn theo Đông Y
Ngoài việc dùng thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ và các biện pháp dân gian tại nhà thì người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y dưới đây:
- Bài thuốc 1: Kết hợp 12g mỗi thứ sài hồ, kim ngân hoa; 16g cam thảo đất, hạ khô thảo, đơn mặt trời, bồ công anh, ngải diệp, tang ký sinh. Cho hết nguyên liệu trên vào trong ấm sắc thành thuốc rồi chắt nước uống
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10g mỗi thứ hoàng cầm, linh bì, bội lan, xích thược, hoạt thạch; 6g mỗi thứ trần bì, cam thảo, hậu phác; 15g mỗi thứ bồ công anh, kim ngân hoa. Nguyên liệu trên sau khi được rửa sạch thì đem sắc thành thuốc uống trong ngày.
- Bài thuốc 3: Sử dụng 10g mỗi thứ địa phụ tử, phục linh, xích thược, kim ngân hoa, tiêu sơn tra, tiêu tân lang, tiêu mạch nha, kê nội kim; 15g bạch tiên bì sắc thuốc uống.
Khi ngứa khắp người không nổi mẩn thì ăn gì, kiêng gì?
Không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chế độ ăn uống hợp lý còn giúp người bệnh khắc phục được tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn. Vì vậy, nếu đang khó chịu vì những cơn ngứa không dứt bạn có thể tham khảo chế độ ăn uống sau:
Nên ăn:
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều vitamin, Omega 3. Đây đều là những hoạt chất quan trọng vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể vừa giảm ngứa không nổi mẩn hiệu quả
- Đồng thời người bệnh nên uống nhiều nước lọc, hoặc trà thải độc để giúp thải độc, điều hòa cơ thể từ đó khắc phục tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn hiệu quả.Có thể tham khảo các loại trà hoa cúc, trà cam, trà mật ong,…
Nên kiêng:
- Tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đạm, đồ cay nóng, các chất kích thích hoặc những đồ ăn tái sống chưa nấu chín. Các loại thực phẩm này có thể khiến da bạn dễ bị kích ứng, làm tăng nguy cơ ngứa khắp người không nổi mẩn.
Cách phòng ngừa khi bị ngứa khắp người không nổi mẩn
Để hạn chế tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và luôn giữ cho da khô thoáng nhằm tránh kích ứng.
- Mặc quần áo rộng rãi có độ thấm hút mồ hôi tốt cũng có thể giảm bớt tình trạng ngứa ngáy,khó chịu do kích ứng da.
- Sử dụng mỹ phẩm, xà phòng thiên nhiên, có hàm lượng tẩy rửa thấp để tránh làm da bị tổn thương
- Sử dụng một số sản phẩm có chức năng làm mát gan, giải độc cơ thể tốt để phòng ngừa tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn từ bên trong
- Dọn dẹp phòng ngủ, nhà ở sạch sẽ loại bỏ những vùng ẩm thấp, nấm mốc để bảo vệ làn da của mình.
- Trong trường hợp đã bị ngứa khắp người không nổi mẩn người bệnh tuyệt đối không đưa tay lên gãi. Việc làm này có thể khiến da bị bong tróc, tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Xây dựng lối sống khoa học lành mạnh, tăng cường tập thể dục, ngủ nghỉ đúng giờ để cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt.
Khi nào ngứa khắp người không nổi mẩn cần đi gặp bác sĩ
Tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn có thể tự hết sau vài giờ đối với trường hợp nhẹ tuy nhiên không phải vì thế người bệnh được phép chủ quan. Dưới đây là một số trường hợp cần đi gặp bác sĩ sớm:
- Tình trạng ngứa toàn thân không nổi mẩn kéo dài hơn 2 tuần THÌ người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra các bệnh liên quan.
- Trường hợp ngứa tại các khu vực nhạy cảm kèm theo sự thay đổi của cơ thể như mệt mỏi, giảm cân, chán ăn,… cũng cần được đi khám sớm.
- Ngoài ra người bện còn cần phải đi gặp bác sĩ nếu các triệu chứng ngứa khắp người không nổi mẩn trở nên nghiêm trọng dù đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.
- Nguy hiểm hơn là khi cơn ngứa xuất hiện đột ngột, và tái phát thường xuyên mà không tìm được nguyên nhân.
Ngứa khắp người không nổi mẩn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm bên trong. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất người bệnh nên đi gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!