Trào ngược gây khó thở: Nguyên nhân và Cách điều trị
Bảng tóm tắt
Trào ngược gây khó thở là tình trạng xảy ra khi căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản đã ở mức độ nặng. Vậy khó thở do trào ngược dạ dày xuất phát từ nguyên nhân nào và nên được điều trị ra sao? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả giải đáp những băn khoăn phổ biến này.
Bệnh trào ngược dạ dày có gây khó thở không?
Trào ngược dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam. Bệnh này gây ra do cơ tâm vị (cơ thắt thực quản dưới) suy yếu, hoạt động không hiệu quả; để cho dịch vị dạ dày đem theo axit, pepsin và các chất dịch trào lên thực quản, thậm chí tác động tới cả vùng thanh quản – họng.
Dịch vị dạ dày trào ngược gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh và làm tổn thương các cơ quan của cả hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Ngoài các triệu chứng tiêu hóa phổ biến như ợ nóng, đau tức thượng vị, khó nuốt; trào ngược dạ dày còn gây ra những biểu hiện khó chịu liên quan tới hệ hô hấp như: ho, khàn tiếng, khó thở…
Tại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở? Đây là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh tiêu hóa này. Khó thở vì trào ngược dạ dày là triệu chứng nghiêm trọng liên quan tới các bệnh như viêm phổi hít, co thắt phế quản và các biến chứng hô hấp nguy hiểm khác.
Trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở là triệu chứng xuất hiện khi tình trạng trào ngược đã ở giai đoạn nặng. Dịch vị dạ dày trào ngược lúc này không chỉ gây ra những tổn thương và viêm nhiễm cho thực quản mà còn kích thích các dây thần kinh hô hấp, gây ra phản xạ ho, tiết chất nhầy và làm co thắt đường thở dẫn tới khó thở hoặc thở khò khè. Hơn nữa, axit dạ dày trào ngược còn có thể luồn vào phổi gây sưng phù đường thở, viêm phổi và làm trầm trọng hơn tình trạng hen suyễn.
Nhìn chung, trào ngược dạ dày làm khó thở có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Axit dạ dày trào ngược xâm nhập vào các đường dẫn khí của hệ hô hấp, khiến chúng bị co lại và gây khó thở.
- Axit dạ dày kích thích các dây thần kinh hô hấp nằm dưới cơ thực quản, làm cơ trơn vùng này co lại và gây ra tình trạng khó thở.
- Áp lực thức ăn tại đường thực quản lớn (do dung nạp quá nhiều thức ăn cùng một lúc) chèn ép lên khí quản, dẫn tới hơi thở bị đứt quãng và khó thở.
Trào ngược dạ dày gây ho khó thở là triệu chứng xuất hiện ở khoảng ¾ số bệnh nhân bị trào ngược. Tuy nhiên, nó chỉ chủ yếu xảy ra ở người lớn, ít khi gặp phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng khó thở thường xuất hiện vào thời điểm sau bữa ăn, sau khi tập thể dục hoặc khi đi ngủ vào ban đêm.
Trào ngược gây khó thở có nguy hiểm không?
Trào ngược khó thở xảy ra tương đối phổ biến, đây là biểu hiện mà người bệnh không thể coi thường. Ngay từ khi các dấu hiệu trào ngược xuất hiện, bệnh nhân nên đi khám sớm và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp để cải thiện. Nếu để các triệu chứng nặng như khó thở xuất hiện, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Các vấn đề ở đường hô hấp: axit dạ dày kích thích các dây thần kinh hô hấp, gây kích ứng phổi và có thể gây ra những biến chứng đường hô hấp nghiêm trọng như: viêm phổi hít, có dịch trong phổi hoặc làm tăng nặng tình trạng hen suyễn.
- Viêm thực quản: axit, pepsin và các chất dịch trong dịch vị dạ dày trào ngược tác động lâu ngày sẽ gây ra những tổn thương và viêm nhiễm cho lớp niêm mạc thực quản; gây ra các triệu chứng nóng rát và đau khi nuốt. Viêm thực quản cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại những hậu quả lâu dài cho sức khỏe.
- Hẹp thực quản: khi tình trạng viêm loét thực quản ở mức nghiêm trọng hoặc bị tổn thương tái đi tái lại thì các vết thương này không thể hồi phục hoàn toàn mà để lại các mô sẹo gây hẹp thực quản.
- Barrett thực quản: là tình trạng các mô thực quản bị biến đổi màu sắc do những tổn thương gây ra bởi axit dạ dày trào ngược trong một thời gian dài. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên tới 30-125 lần so với thông thường.
- Ung thư thực quản: là biến chứng nghiêm trọng nhất của trào ngược dạ dày khó thở, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Nếu bệnh nhân trào ngược dạ dày thường xuyên bị khó thở đi kèm với các triệu chứng khàn tiếng, khó nuốt, cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên. Đặc biệt là bị sút cân bất thường thì cần nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra vì đây là các dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản.
Điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở
Trào ngược dạ dày khó thở phải làm sao? Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần điều trị triệt để căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Triệu chứng khó thở thường xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng nên cần sử dụng các loại thuốc đặc trị kết hợp với thay đổi lối sống với có thể cải thiện bệnh hiệu quả nhất. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, nếu sử dụng thuốc và điều chỉnh thói quen không đem lại hiệu quả khả quan, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị trào ngược gây khó thở bằng phẫu thuật.
Dùng thuốc đặc trị trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày có thể được điều trị bằng cả thuốc Đông y và thuốc Tây y. Các loại thuốc Tây thường được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày bao gồm: thuốc kháng axit, thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng sinh (trong trường hợp điều trị vi khuẩn HP). Các loại thuốc này đa phần cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh.
Điều trị trào ngược dạ dày bằng Tây y đem tới hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ và những ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy mà hiện nay, rất nhiều bệnh nhân lựa chọn thuốc Đông y để điều trị trào ngược gây khó thở.
Chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y thường mất thời gian dài hơn so với Tây y, tuy nhiên nó đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Chữa bệnh bằng Đông y dựa trên nguyên lý khắc phục tận gốc nguyên nhân gây bệnh, vì vậy mà điều trị được triệt để trào ngược dạ dày; hơn thế nữa lại an toàn, ít gây ra tác dụng phụ; không những không gây hại mà còn bồi bổ sức khỏe cho người bệnh.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bài thuốc Đông y điều trị trào ngược dạ dày có hiệu quả cao, nổi bật nhất là bài thuốc Sơ can Bình vị tán. Đây là bài thuốc đặc trị bệnh dạ dày do đội ngũ y bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu. Bài thuốc này được bào chế từ 100% nguồn dược liệu tự nhiên, có nguồn gốc rõ ràng; trong đó có nhiều loại dược liệu quý có công dụng cao trong điều trị trào ngược dạ dày.
Phẫu thuật chữa trào ngược gây khó thở
Nếu bệnh trào ngược dạ dày khó thở đã ở mức độ rất nặng, diễn tiến nhanh, không thể cải thiện bằng thuốc; các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm phẫu thuật. Phẫu thuật được thực hiện với mục đích củng cố lại hàng rào chống trào ngược trong khi hạn chế tối đa những tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Biện pháp phẫu thuật được thực hiện bằng cách khâu cơ vòng thực quản dưới hoặc tiêm chất sinh học làm tăng khối cơ để khôi phục chức năng của chiếc van 1 chiều tại tâm vị.
Thay đổi lối sống
Các thói quen không lành mạnh chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt là một phần tất yếu trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày khó thở, bất kể bệnh nhân đang điều trị bằng Tây y, Đông y hay đã trải qua phẫu thuật.
Những thay đổi này không chỉ giúp bệnh nhân nhanh chóng đẩy lùi tình trạng trào ngược gây khó thở mà còn cần được duy trì ngay cả khi đã hết bệnh để phòng chống tái phát về sau. Dưới đây là một số điều chỉnh người bệnh nên thực hiện:
- Cần sử dụng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như các loại thịt trắng, rau xanh và hoa quả tươi, các loại thực phẩm có khả năng thấm hút axit dạ dày (bánh mì, yến mạch, lúa mạch…)
- Hạn chế các loại thực phẩm gây kích thích và tạo áp lực cho dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác như: thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chua cay, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có chứa chất kích thích.
- Thay vì ăn 3 bữa chính mỗi ngày, người bệnh nên chia nhỏ thành 4-5 bữa để giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa ăn, hạn chế gây áp lực tiêu hóa cho dạ dày.
- Sau bữa ăn, người bệnh tốt nhất nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng, giữ lưng thẳng sẽ giúp giảm đáng kể các cơn trào ngược. Tuyệt đối không nên vận động mạnh, đi nằm hoặc làm việc ngay sẽ làm gia tăng các triệu chứng trào ngược.
- Nên xây dựng các thói quen tốt như: ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ, không thức khuya.
- Người bệnh nên kê cao gối đầu khi ngủ nếu gặp phải tình trạng trào ngược vào ban đêm.
- Xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và giữ cho cơ thể cân đối. Đây là một biện pháp rất hữu ích để phòng ngừa và cải thiện bệnh trào ngược dạ dày.
- Dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi; tránh làm việc quá sức và căng thẳng thường xuyên sẽ không tốt cho bệnh dạ dày.
Hy vọng các thông tin được cung cấp trên đây đã giúp quý độc giả hiểu hơn về chứng trào ngược gây khó thở và các biện pháp để khắc phục tình trạng này. Trào ngược dạ dày thực quản nên được điều trị sớm để tránh gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như khó thở. Nếu đã gặp phải tình trạng này, bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với việc điều chỉnh lối sống để nhanh chóng cải thiện bệnh, tránh được những ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!