Thuốc trị viêm amidan hiệu quả, an toàn nhất được bác sĩ khuyên dùng 2020

Tìm kiếm các loại thuốc trị viêm amidan dứt điểm, hiệu quả và an toàn luôn là mối quan tâm của hầu hết các bệnh nhân gặp tình trạng này. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau có thể dùng điều trị viêm amidan. Nhưng không phải loại nào cũng cho hiệu quả tốt. Cùng tìm hiểu 10 nhóm thuốc điều trị bệnh lý hô hấp này trong bài viết sau đây.

TOP 10 loại thuốc trị viêm amidan hiệu quả nhất được bác sĩ khuyên dùng

Viêm amidan là bệnh lý hô hấp phổ biến, xuất hiện khi hai khối amidan phía sau thành họng bị tấn công bởi nhóm tác nhân gây bệnh xâm nhập từ môi trường ngoài. Người bệnh bị sưng viêm amidan với các triệu chứng như: Đau họng, nóng rát cổ họng, khó thở, khó nuốt, nghẹn họng,…

Thanh hầu bổ phế thang
Liệu có chuyện viêm amidan có thể khỏi hẳn nhờ một bài thuốc nam dược, trong khi ngay cả phẫu thuật vẫn có khả năng tái phát? Cánh phóng viên đã trực tiếp đến Trung tâm Đông y Việt Nam - đơn vị sở hữu độc quyền Thanh hầu bổ phế thang để kiểm chứng hiệu quả thật sự của bài thuốc này!

Để điều trị dứt điểm tình trạng này, người bệnh nên đi thăm khám từ sớm và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là 10 loại thuốc trị viêm amidan hiệu quả nhất được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng:

Thuốc Iba-mentin

Iba-mentin là một loại thuốc kháng sinh kết hợp, ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý hô hấp và một số tình trạng nhiễm trùng khác. 

Thuốc trị viêm amidan Iba-mentin
Thuốc trị viêm amidan Iba-mentin

Thành phần: Loại thuốc trị viêm amidan này là sự kết hợp của Amoxicillin và Acid clavulanic với tỉ lệ thích hợp

Chỉ định:

Bác sĩ chỉ định Iba-mentin trong các trường hợp sau đây

  • Người bệnh có tình trạng viêm đường hô hấp trên: Viêm amidan; viêm tai giữa; viêm xoang; 
  • Người bệnh có tình trạng viêm đường hô hấp dưới: Viêm phế quản cấp; viêm phổi
  • Người bệnh có tình trạng viêm niệu đạo, viêm bể thận, viêm bàng quang
  • Người bệnh có dấu hiệu của áp xe, mụn nhọt, nhiễm khuẩn, áp xe ổ răng, nhiễm khuẩn ổ bụng,…

Liều dùng:

Sử dụng thuốc trị viêm amidan này sẽ tính theo liều lượng của Amoxicillin, cụ thể như sau:

  • Trẻ 9 tháng – 2 tuổi: Sử dụng với mức liều 125mg/8 giờ hoặc theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ
  • Trẻ 2 – 12 tuổi: Sử dụng với mức liều 250mg/8 giờ
  • Người lớn và trẻ > 12 tuổi: Sử dụng với mức liều 500mg/8 giờ

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai trong vòng 3 tháng đầu
  • Đối tượng bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Đối tượng có tình trạng dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin 

Tác dụng phụ:

  • Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy
  • Mề đay, mẩn ngứa ngoài da
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Viêm da, vàng da
  • Ứ mật, men gan tăng cao

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác phải kể đến như: Phù Quincke; thiếu máu tan huyết; giảm bạch cầu, tiểu cầu; viêm da tróc vảy; ban đỏ đa dạng;…..

Thuốc trị viêm amidan Amoxicillin

Một loại thuốc trị viêm amidan khác thuộc nhóm kháng sinh điều trị tình trạng viêm nhiễm do virus, vi khuẩn đường hô hấp là kháng sinh Amoxicillin. Loại thuốc này thuộc nhóm kháng sinh Penicillin – nhóm thuốc được chỉ định phổ biến với hoạt lực vừa phải, ít gây tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí.

Amoxicillin - kháng sinh trị viêm amidan dứt điểm
Amoxicillin – kháng sinh trị viêm amidan dứt điểm

 

Thành phần: Hoạt chất chính là amoxicillin và các một số thành phần tá dược khác

Chỉ định:

  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng tai, viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
  • Điều trị các bệnh lý như viêm xoang, viêm da, nhiễm khuẩn khuẩn đường mật

Liều dùng

Chú ý dùng thuốc trị viêm amidan theo đúng liều lượng sau đây:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi: Thường chỉ định dạng hỗn dịch nhỏ giọt với liều lượng cụ thể theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Trẻ nhỏ trên 3 tháng tuổi: Bệnh đường hô hấp trên dùng với mức liều 25mg/kg/ngày chia trong 12 giờ. Bệnh đường hô hấp dưới dùng với mức liều 45mg/kg/ngày
  • Người lớn: Bệnh đường hô hấp trên dùng với mức liều 250-500mg. Bệnh đường hô hấp dưới với mức liều 500-875mg

Chống chỉ định:

  • Người bệnh tiểu đường, mắc các bệnh lý liên quan đến thận 
  • Cẩn trọng khi sử dụng cho người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú
  • Người bệnh mắc hội chứng Mononucleosis

Tác dụng phụ:

  • Phát ban, nổi mề đay mẩn ngứa ngoài da
  • Vàng răng
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
  • Mệt mỏi, khó chịu trong người, buồn nôn
  • Khó thở, đau thắt ngực
  • Mất ngủ
  • Nhiều mảng trắng trong miệng, lưỡi và cổ họng

Erythromycin

Thuốc trị viêm amidan Erythromycin cũng thường được chỉ định cho người bệnh trong một số trường hợp đặc biệt. Đặc biệt với người bệnh có tiền sử dị ứng với Penicillin, đây sẽ là lựa chọn thay thế phù hợp trong chữa trị. 

Thuốc trị viêm amidan Erythromycin
Thuốc trị viêm amidan Erythromycin

Thành phần: Hoạt chất chính erythromycin – kháng sinh thuộc nhóm Macrolid (nhóm kháng sinh dùng phổ biến trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn). Ngoài ra, còn có một số thành phần tá dược khác.

Chỉ định:

Thuốc này thường được chỉ định điều trị cho các trường hợp sau đây

  • Người mắc các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm xoang mũi, viêm mũi, viêm họng,…
  • Người mắc các tình trạng nhiễm khuẩn được xác định do nhóm vi khuẩn gram dương

Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể khác tùy vào sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Liều dùng

Sử dụng thuốc trị viêm amidan Erythromycin theo liều lượng cụ thể như sau:

  • Người lớn: Nhiễm trùng nhẹ – trung bình dùng với mức liều 250-500mg. Nhiễm trùng nặng dùng với mức liều 1-4g (dưới dạng tiêm truyền)
  • Trẻ em: Liều lượng phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ. Do đó, nên đi thăm khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Chống chỉ định:

  • Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Người có bệnh lý về gan
  • Người có vấn đề về thính giác, người bị điếc
  • Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp

Tác dụng phụ:

  • Phát ban, nổi mề đay toàn thân, ngứa ngáy khó chịu
  • Nghẹn họng, khó nuốt
  • Khó thở
  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau dạ dày
  • Rối loạn nhịp tim
  • Co giật, mệt mỏi bất thường 
  • Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy

Thuốc trị viêm amidan chống phù nề Alphachymotrypsin

Alphachymotrypsin là một loại thuốc viêm amidan với cơ chế giảm phù nề, chống viêm, thường xuất hiện trong đơn thuốc của người bệnh. Đồng thời, với tình trạng viêm amidan tăng dịch tiết, loại thuốc này cũng hỗ trợ bài tiết ra ngoài dễ dàng hơn.

Thuốc chống phù nề Alphachymotrypsin
Thuốc chống phù nề Alphachymotrypsin

Thành phần: Hoạt chất chính là alphachymotrypsin (trên thị trường có nhiều dạng biệt dược khác nhau, như Alpha choay; Alchysin;….) và một số thành phần tá dược khác

Chỉ định:

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp sau đây

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan,…
  • Hỗ trợ cải thiện các tình trạng nhiễm trùng, chấn thương do tai nạn hoặc biến chứng sau phẫu thuật

Liều dùng

Sử dụng thuốc trị viêm amidan này theo liều lượng như sau:

  • Người lớn: Với đường uống, dùng 2 viên/lần với tần suất 3-4 lần/ngày. Nếu dùng viên ngậm dưới lưỡi, dùng liều 4-6 viên/ngày, nên chia làm nhiều lần
  • Trẻ em: Nên đưa trẻ đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc này trong quá trình điều trị 

Chống chỉ định:

  • Người bệnh dị ứng và mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người có tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thũng hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến thận
  • Cẩn trọng nếu dùng thuốc cho người bị chứng rối loạn đông máu hoặc có các bệnh lý về gan

Tác dụng phụ:

  • Đau bụng, táo bón, tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ngứa da, sưng tấy ngoài da
  • Phù nề môi, cổ họng 
  • Khó thở, nặng hơn có thể gây sốc phản vệ, dẫn đến tử vong

Paracetamol

Loại thuốc trị viêm amidan rất phổ biến phải kể đến là Paracetamol – thuốc cải thiện các triệu chứng đau họng, sốt,… do viêm nhiễm gây ra. Tuy đây là thuốc thuộc nhóm không kê đơn nhưng cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol
Thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol

Thành phần: Hoạt chất chính là Acetaminophen – thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau. Ngoài ra còn có các loại tá dược khác

Chỉ định:

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp sau đây:

  • Người có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ do các bệnh lý hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh
  • Hỗ trợ giảm đau tạm thời với mức độ đau nhẹ đến trung bình

Liều dùng:

Sử dụng thuốc trị viêm amidan này với các mức liều như sau

  • Người lớn: Dùng đường uống với mức liều 1-2 viên/lần, sử dụng cách nhau tối thiểu 4-6 giờ
  • Trẻ nhỏ: Dùng với mức liều 10-15mg/kg/lần, chia thành 3-4 lần trong ngày. Với trẻ>12 tuổi có thể dùng với liều của người lớn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Chống chỉ định:

  • Người có các bệnh lý liên quan đến tim, gan, phổi và thận
  • Người có tình trạng thiếu máu nghiêm trọng
  • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Người bị thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase

Tác dụng phụ :

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
  • Gây tổn thương gan nếu dùng liều cao kéo dài
  • Dị ứng, nổi mề đay ngoài da (hiếm gặp)

Dextromethorphan – thuốc trị viêm amidan giảm ho khan

Viêm amidan gây các biểu hiện tương tự các bệnh lý hô hấp khác, trong đó có ho khan. Tình trạng này kéo dài gây đau rát cổ họng, sưng viêm nên người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc giảm ho. Cụ thể, thuốc trị viêm amidan với cơ chế giảm ho phổ biến thường dùng là Dextromethorphan

Thuốc giảm viêm amidan Dextromethorphan
Thuốc giảm viêm amidan Dextromethorphan

Thành phần: Hoạt chất chính là Dextromethorphan – hoạt chất giảm ho hiệu quả và một số thành phần tá dược khác

Chỉ định:

Thuốc được chỉ định sử dụng cho các đối tượng như

  • Người bệnh bị ho khan do các bệnh lý hô hấp: Viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản
  • Hỗ trợ giảm ho mãn tính, ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi

Liều dùng:

Sử dụng thuốc trị viêm amidan này với mức liều cụ thể như sau

  • Trẻ em 2-6 tuổi: Dùng thuốc với mức liều 2,5-5mg/lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 giờ
  • Trẻ em 6-12 tuổi: Dùng thuốc với mức liều 5-10mg/lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 giờ
  • Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Dùng với mức liều 10-20mg/lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 giờ

Chống chỉ định: 

  • Người bệnh có mẫn cảm và tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Người bệnh đang sử dụng nhóm thuốc monoamin oxydase (MAO)
  • Trẻ em dưới 2 tuổi

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Nổi mề đay ngoài da, đỏ da
  • Buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa gây đau bụng
  • Suy hô hấp (hiếm gặp)

Guaifenesin – thuốc giảm ho có đờm

Ngoài biểu hiện ho khan, viêm amidan còn có thể gây ra tình trạng ho có đờm, ho xuất tiết dịch nhầy. Khi đó, chỉ định thuốc trị viêm amidan Guaifenesin là biện pháp cần thiết để cải thiện triệu chứng, hỗ trợ đưa chất nhầy ra ngoài.

Thuốc trị viêm amidan Guaifenesin
Thuốc trị viêm amidan Guaifenesin

Thành phần: Hoạt chất chính của là Guaifenesin – thành phần sử dụng phổ biến cho các bệnh lý hô hấp và một số loại tá dược khác.

Chỉ định:

Sử dụng thuốc này cho một số đối tượng sau đây:

  • Cải thiện các biểu hiện ho có đờm, xuất tiết dịch nhầy mũi họng
  • Hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, viêm phế quản
  • Hỗ trợ điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới

Liều dùng:

Sử dụng thuốc trị viêm amidan Guaifenesin theo mức liều như sau:

  • Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 200-400mg/lần và mỗi lần dùng cách nhau tối thiểu 4 giờ
  • Trẻ em 6-12 tuổi: 100-200mg/lần và mỗi lần dùng cách nhau tối thiểu 4 giờ
  • Trẻ em 4-6 tuổi: 50-100mg/lần và mỗi lần dùng cách nhau tối thiểu 4 giờ

Chống chỉ định:

  • Trẻ em dưới 4 tuổi
  • Người có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ có thai và đang nuôi con nhỏ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Tác dụng phụ

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn mửa khi dùng thuốc
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Co giật do sốc phản vệ (hiếm gặp)

Thuốc xông họng Gentamicin

Ngoài các dạng thuốc uống, thuốc trị viêm amidan cũng có thể được chỉ định dưới dạng thuốc xông họng (khí dung). Trong đó, Gentamicin là loại kháng sinh dạng khí dung được chỉ định thường xuyên với các bệnh lý hô hấp do virus, vi khuẩn đường hô hấp.

Thuốc xông họng Gentamicin
Thuốc xông họng Gentamicin

Thành phần: Hoạt chất chính là Gentamicin – kháng sinh thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn, kháng virus tại chỗ. Ngoài ra còn có một số thành phần tá dược khác

Chỉ định:

Thuốc trị viêm amidan này được chỉ định cho một số trường hợp sau đây:

  • Phối hợp với kháng sinh nhóm beta-lactam điều trị nhiễm khuẩn toàn thân
  • Hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn do các bệnh lý hô hấp: Viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản – phổi
  • Hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,…
  • Hỗ trợ điều trị trong nhiều trường hợp nhiễm trùng, nhiễm khuẩn khác

Liều dùng

Tùy vào tình trạng và độ tuổi của người bệnh mà có mức liều sử dụng thuốc trị viêm amidan này khác nhau, đặc biệt với thuốc xông họng Gentamicin trị viêm amidan. Do đó, cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Có thể kết hợp Gentamicin và một số cách điều trị viêm amidan tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị.

Chống chỉ định

Tuyệt đối không dùng Gentamicin cho những đối tượng sau đây

  • Người bị mẫn cảm và dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Thận trọng nếu người bệnh đang sử dụng các thuốc có liên quan đến thận
  • Người bệnh đang sử dụng một số loại kháng sinh khác thuộc nhóm Penicillin; Cephalosporin

Tác dụng phụ

Thuốc trị viêm amidan Gentamicin có thể gây các tác dụng phụ sau đây:

  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng do rối loạn tiêu hóa
  • Mẩn ngứa ngoài da, phát ban, tấy đỏ da
  • Giảm thính giác, đau đầu, chóng mặt
  • Ảnh hưởng đến chức năng gan nếu dùng trong thời gian kéo dài

Dung dịch súc họng Cineline

Đối với các bệnh lý hô hấp nói chung, yếu tố vệ sinh răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị dứt điểm bệnh lý này. Trong đó, thuốc trị viêm amidan dạng dung dịch súc họng Cineline cũng được dùng phổ biến trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, không được coi là thuốc điều trị chính.

Súc họng với dung dịch Cineline
Súc họng với dung dịch Cineline

Thành phần: Menthol; Thymol và Eucalyptol là ba thành phần hoạt chất chính có trong loại thuốc này. Ngoài ra còn có một lượng vừa đủ các loại tá dược khác

Công dụng

Thuốc trị viêm amidan Cineline được dùng với mục đích

  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày (dùng cả khi có bệnh lý hô hấp hoặc không)
  • Sát trùng nhẹ sau khi nhổ răng hoặc mắc các bệnh về lợi, nướu
  • Khử mùi hôi trong miệng

Liều dùng

Người bệnh dùng thuốc trị viêm amidan này với liều lượng được chỉ định như sau:

  • Mỗi lần súc với khoảng 15mL, duy trì 2-3 lần/ngày. Súc thật kỹ khắp khoang miệng và nhổ đi sau 30 giây. Chú ý rằng không được nuốt xuống

Chống chỉ định

  • Người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi

Tác dụng phụ 

Nhìn chung, dung dịch súc họng này tương đối an toàn, không gây tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt, Cineline có thể gây kích ứng niêm mạc miệng hình thành vết tấy đỏ, sưng đau, phù nề.
Cần cảnh giác và ngưng sử dụng ngay nếu thấy biểu hiện này. Nếu các biểu hiện tác dụng phụ không thuyên giảm sau đó thì nên đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn xử lý kịp thời

Viên ngậm Tyrotab

Sử dụng thuốc trị viêm amidan dưới dạng viên ngậm cũng là lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Trong đó, viên ngậm Tyrotab là loại thuốc được chỉ định sử dụng cho nhiều trường hợp bệnh lý hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan,… Người bệnh có thể mua thuốc ở bất kì địa chỉ nhà thuốc nào nhưng cần thông qua ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng 

Viên ngậm trị viêm amidan Tyrotab
Viên ngậm trị viêm amidan Tyrotab

Thành phần: Một viên ngậm Tyrotab gồm có 1mg Tyrothricin; 0,1mg Tetracain hydroclorid và một lượng tá dược khác vừa đủ

Chỉ định:

Đây là loại thuốc trị viêm amidan có tác dụng tại chỗ với một số trường hợp sau đây:

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp tại họng như bệnh viêm Vincent; viêm họng; viêm amidan
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý tại miệng như viêm quanh chân răng; viêm lợi; viêm lưỡi;…

Liều dùng:

Người bệnh chỉ cần ngậm thuốc trị viêm amidan Tyrotab trong miệng cho đến khi tan hoàn toàn. Cụ thể liều dùng được chỉ định như sau

  • Ngậm 8-10 viên/ngày, chia thành nhiều lần. Ngậm lâu và để thuốc tan hoàn toàn trong miệng

Ngoài ra, tùy trường hợp mà bác sĩ có thể đưa ra một số chỉ định khác thích hợp. Do đó, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu muốn dùng thuốc

Chống chỉ định

  • Người bị mẫn cảm và dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Trẻ em dưới 3 tuổi

Tác dụng phụ

  • Nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da như các bệnh dị ứng thông thường
  • Cảm giác bỏng rát, châm chích, nóng đỏ ngoài da
  • Buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa gây đau bụng
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Tiêu chảy

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trị viêm amidan

Ngoài các nhóm thuốc trị viêm amidan trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác phù hợp với tình trạng của người bệnh. Tuy nhiên, sử dụng các nhóm thuốc Tây y kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối chú ý:

  • Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định cụ thể từ phía bác sĩ có chuyên môn. Không tự ý mua thuốc hoặc dùng lại đơn thuốc của người bệnh khác
  • Với các nhóm thuốc trị viêm amidan thuộc nhóm không kê đơn, cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng
  • Đảm bảo dùng đủ liều, đủ thời gian theo chỉ định, tránh tác dụng phụ không mong muốn của thuốc
  • Theo dõi các biểu hiện của cơ thể, thông báo ngay tới bác sĩ chuyên môn nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào 
  • Với các loại thuốc uống, chỉ dùng nước khoáng để uống thuốc. Không bẻ đôi hoặc nghiền nát nếu không có hướng dẫn đặc biệt nào khác
  • Trước khi dùng thuốc, thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng, tránh tương tác xảy ra nếu có
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhất
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, cân bằng các hoạt động và công việc cho phù hợp, hỗ trợ điều trị bệnh dứt điểm hoàn toàn

Bài viết trên đây cung cấp thông tin về các loại thuốc trị viêm amidan phổ biến, thường được bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên, để việc dùng thuốc mang lại hiệu quả tốt và an toàn với sức khỏe người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ định và đơn kê của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng, tăng, giảm liều lượng thuốc.

4.8/5 - (5 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Bạn phân vân "“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Hãy lắng nghe phản hồi người bệnh để tự tin lựa chọn bài thuốc này. CLICK TẠI ĐÂY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *